Không biết ơn là một điều không phù hợp trong cách đối xử của người Thái. Điều nên làm là luôn biết ơn những người đã giúp đỡ mình.

Và tất nhiên con quạ với hành động ăn trộm trong truyện ngắn là không được chấp nhận trong mọi trường hợp, như là một trong ngũ giới của Phật giáo là : không trộm cắp.

Con quạ và con chim bồ câu là những người bạn. Chúng sống dưới mái bếp trong ngôi nhà của một người đàn ông giàu có. Chúng sống ở đó và bay đi kiếm ăn mỗi sáng. Tối đến hai con chim trở về chỗ của chúng dưới mái bếp. Người đầu bếp trong ngôi nhà quan sát hai chú chim bay ra, bay vào. Nhưng không gây tổn hại gì nên anh ta không làm náo động tổ của chúng.

Một ngày nọ, con quạ chú ý đến một miếng thịt trong bếp. Nó không thể không nghĩ miếng thịt đó trở thành của mình. Khi con quạ và con chim bồ câu cách xa ngôi nhà một chút, con quạ nói: “ Người bạn thân ơi, chúng ta hãy đi kiếm ăn ở một nơi xa khác. Bạn kiếm thức ăn ở một hướng, tôi sẽ đi một hướng khác.”

 “Bạn không nghĩ rằng sẽ tốt hơn khi chúng ta đi cùng với nhau sao?” Con chim bồ câu nói. “ Bạn đừng quên khẩu hiệu xưa nay. Một mình bạn sẽ mất phương hướng, để tồn tại chúng ta phải liên kết với nhau.”

Nhưng con quạ trả lời “Chúng ta có thể kiếm được nhiều thức ăn hơn”. Con quạ bay đi và bay trở về căn bếp, nơi mà nó thấy miếng thịt. Nhận thấy mình có thể hành động, con quạ liền vồ lấy miếng thịt và bay về tổ của nó để thưởng thức những lúc không có thức ăn. Khi miếng thịt đã bị lấy cắp, con quạ liền lao đầu vào bếp và lấy cắp một miếng nữa, tiếp tục một miếng nữa.

Khi con bồ câu trở về, nó thấy thịt chất thành đống trong tổ của con quạ. “Bạn phải tìm được một bộ xương con bò ra đây, làm sao bạn có thể may mắn như vậy đươc”. Sau đó, nó quan sát kĩ đống thịt và ngạc nhiên “ Tôi hi vọng bạn không ăn cắp thịt từ ngôi nhà.” Chúng nói chuyện về thức ăn dư đủ để chúng no bụng sau những cơn đói. “Chúng ta không cần phải ăn trộm”.

“Nhưng chẳng lẽ không lấy khi có cơ hội?”, con quạ nói. “ Nêú điều đó thật sự dễ dàng, bạn không muốn lấy cắp chúng?”

Con quạ lắc đầu:“ Không phải, tôi không ăn trộm, tôi cố gắng tìm kiếm thức ăn của tôi mỗi ngày, vừa đủ để giúp tôi không bị đói. Tôi không ăn cắp thức ăn mà con người cần cho bữa ăn của họ”.

Trong khi chúng đang nói chuyện, người đầu bếp và người giúp việc nhà òa khóc: “ Thịt! Nó đã bị đánh cắp! Ai đã làm việc này?”.

Con bồ câu nghe những tiếng khóc phía dưới bếp. Nó biết điều gì đã xảy ra. “Này người bạn, bạn không được ăn trộm. Tính tham ăn có thể giết chết bạn. Người đầu bếp sẽ tìm ra chúng ta. Những người trong ngôi nhà cho phép chúng ta sống dưới mái nhà của họ. Họ không làm hại chúng ta. Chúng ta nên biết ơn sự rộng lượng của họ, hành động của bạn là trái với đạo luật”.

Con quạ quay đầu đi và không trả lời.

Ngày hôm sau, con bồ câu tiếp tục khuyên con quạ tự đi kiếm ăn nhưng con quạ không nghe lời. Khi con bồ câu bay xa, con quạ đang đậu nơi mà nó có thể nhìn vào bếp qua cửa sổ và quan sát những thức ăn ngon ở đó. Ngay khi đó, người đầu bếp mang miếng thịt to để lên thớt. Con quạ chờ cho đến khi người đầu bếp đi xa, sau đó, nó bay xuống và bắt đầu cắp những miếng thịt to. Nhưng miếng thịt quá nặng con quạ không thể bay và mang theo nó, cắp lấy miếng thịt và kéo đi, nó cứ tiếp tục cắp miếng thịt và kéo đi, nó cố gắng hết sức với miếng thịt. Nó không nhìn thấy người đầu bếp đang tiến đến từ trong phòng, anh ta lôi ra cây kéo từ thắt lưng và nhằm vào kẻ ăn cắp. Trong giây lát, con quạ bị giết chết. Nó bị giết bởi một cây kéo nhọn sắc.

Người đầu bếp kéo xác nó quăng đi như quăng một thứ rác thải.

Buổi tối hôm đó, khi con chim bồ câu quay trở vầ, nó thấy xác người bạn của nó trên mặt đất. Nó khóc và nói: “ Người bạn ơi, tôi đã khuyên bạn làm những điều nên làm nhưng bạn không nghe theo. Bây giờ đã quá muộn để bảo vệ bạn.”

Theo: Supaporn Vathanaprida (1994), Thai Tales Folktales of Thailand, Libraries Unlimiled, Inc. Englewood , Colorado .

Lê Thị Vy dịch

Theo Phật Pháp Ứng Dụng