Trong quyển sách “vườn Thiền Nhật Bản” của Yoko Kawaguchi, cô có cách nhìn sâu sắc về các loại vườn thiền trong các ngôi đền, từ vườn rêu đến những ý tưởng về thiên đường với phong cách trừu tượng và huyền bí, chẳng hạn như mô hình sỏi cào nổi tiếng Ryoan-ji và những viên đá được đặt 1 cách có quy luật.

Có thể tìm được những điều rất thú vị trong quyển sách, ví dụ như con cá đầu tiên được đưa vào ao trong khu vườn bởi ngư dân vì nghĩ rằng họ sẽ là biểu tượng thiêng liêng của sự sống.

Về Saiho-ji (vườn rêu), Yoko đã nói: “Giữa cảnh quan xung quanh, có thể tìm lại sự thanh thản của tâm trí và tinh thần. Đây là nơi lý tưởng để tìm kiếm sự giác ngộ mà thiền tông đã nói.”

Dạo quanh vườn Thiền Nhật Bản

Sẽ rất thú vị khi chúng ta được chiêm ngưỡng khu vườn phủ 1 màu xanh của rêu, mang lại vẻ đẹp dịu nhẹ ở mắt, đặc biệt là khi ở 1 số nơi, người ta tìm mọi cách để tiêu hủy nó như 1 loài cỏ dại.

Vườn Golden Pavillion (Kinkaku-ji), tất nhiên đây là nơi chúng ta không thể bỏ lỡ. Nếu đến đây trong lúc thời tiết tốt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh lộng lẫy của ngôi đền dát vàng soi bóng dưới hồ, với sự kiêu ngạo rực rỡ trong ánh mặt trời.

Dạo quanh vườn Thiền Nhật Bản

Khu vườn có niên đại từ thế kỷ 14, được xem là 1 thiên đường hoàn hảo.

Vào năm 1950, nó bị thiêu rụi bởi 1 tu sĩ điên, nhưng được xây dựng lại 5 năm sau đó và được tái mạ vàng vào năm 1987 với hơn 200.000 lá vàng.

Nhưng trí tuệ nhất, trực quan, nghệ thuật và  nhất phải kể đến khu vườn nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo Ryoan-ji – vườn khô với phong cách Karesansui.

Dạo quanh vườn Thiền Nhật Bản

Karesansui (枯山水), có nghĩa là vườn khô, còn được gọi là vườn đá hay khu vườn có dòng suối khô. Đây là khu vườn có sự kết hợp chặt chẽ với Phật giáo Thiền tông, là phong cách duy nhất chỉ có ở Nhật, nên cũng có nơi gọi là vườn Thiền. Trong lối thiết kế này, vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả theo quan niệm trừu tượng bằng cách sử dụng đá, cát, sỏi và những mảnh rêu. Rất ít cây cỏ, thậm chí có nơi không hề có. Khu vườn được thiết kế trông như những hòn đảo hay ngọn núi nổi lên trên giữa mặt nước mênh mông trong khi không hề sử dụng một chút nước nào.

Dạo quanh vườn Thiền Nhật Bản

Nước ở đây chính là cát trắng được cào thành những vòng tròn gợn sóng xung quanh những hòn đá – tượng trưng cho những hòn đảo và núi non của Nhật Bản. Những viên sỏi hay phiến đá phẳng sẽ tượng trưng cho những cây cầu. Và một điều đặc biệt là, khu vườn luôn được thay đổi theo một thời gian nhất định. Những hòn đá, những làn sóng cát được sắp xếp lại theo chủ ý của chủ nhân khu vườn, nhưng những hòn sỏi hay phiến đá thì rất ít khi được sắp xếp lại, chúng chỉ được xếp lại theo một trật tự mới mỗi khi có sự can thiệp của thời tiết hoặc do sự vô tình của con người.

Chiều cao của các bức tường được giảm dần khi chúng hội tụ ở góc tây – nam để tạo ra ảo giác về chiều sâu hơn là khoảng cách.

Tham khảo từ Buddhistdoor, Wikipedia

Minh Minh tổng hợp