Trẻ em có nên quy y? – Cái nhìn từ Phương Tây
Noa Jones
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch, 1-2025
(Chuyển ngữ từ Should Children Take Refuge?
Tạp chí Tricycle, 15-8-2024)
Bạn có bao giờ đến chùa và thấy trẻ nhỏ – ngay cả trẻ còn mặc tã – lễ lạy chưa? Rất dễ thương. Chúng chắp hai bàn tay nhỏ bé vào nhau, rồi thả tay xuống sàn, nằm thẳng, rồi ngồi lên. Đôi khi đó là thói quen đẩy chúng nằm xuống của cha mẹ, đôi khi chúng được người lớn xung quanh khuyến khích. Đôi khi chúng bập bẹ các giới quy y bằng những ngôn ngữ mà chúng có thể hiểu hoặc không hiểu. Đôi khi chúng quên mình đang làm gì, chỉ nằm đó, nhìn chằm chằm xuống sàn cho đến khi ai đó nhắc nhở chúng đứng lên.
Rất có thể là chúng đang tham gia vào văn hóa gia đình hoặc quốc gia, theo gương của những người xung quanh. Ít có khả năng là chúng đang thực sự cúng dường thân, khẩu và ý cho Phật, Pháp và Tăng. Nhưng chắc chắn là chúng đang làm hài lòng những người lớn xung quanh, bằng chứng là những tiếng dỗ dành vui vẻ, và những lời khen nựng. Con trẻ biết vâng lời là điều quý như vàng, nên mọi người đều vui vẻ.
Thời gian làm việc với những người trẻ trong môi trường Phật giáo phương Tây, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc khuyến khích trẻ em quy y. Tất nhiên, ở các quốc gia có truyền thống theo Phật giáo, việc lạy Phật, việc tụng niệm phát nguyện là điều tự nhiên ở mọi lứa tuổi:
Con xin quy y cho đến khi giác ngộ.
Nhờ công đức của việc bố thí và những thứ khác,
Nguyện cho con đạt được Phật quả vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
Nhưng chính Đức Phật đã dạy, luôn xem xét hành động của bản thân để chúng phù hợp với niềm tin là tốt hơn cả. Vì vậy, những người có trách nhiệm giáo dục trẻ vẫn có thể tìm thấy giá trị trong nhiều điều khác trước khi thúc giục con trẻ lễ lạy.
Ngay cả khi con trẻ không hiểu ý nghĩa, việc quy y vẫn có thể giúp chúng phát triển thiện duyên với Phật pháp. Chắc chắn là chúng đã có thiện duyên gì đó, nên chúng mới sinh ra trong gia đình Phật giáo, hoặc thấy mình ở trong cảnh chùa. Tham dự các nghi thức và phát nguyện quy y có thể làm tăng công đức và tạo ra những hoàn cảnh tốt lành, hoàn hảo để chúng quyết tâm quy hướng Tam bảo trong tương lai.
Trước đây khi ở Colorado, tôi đã đặt câu hỏi với Elizabeth Mattis Namgyal rằng – trẻ em có nên quy y không?- bà ấy đã trả lời một cách thấu đáo. “Phải có điều gì đó xảy ra trước khi việc quy y thực sự có thể diễn ra. Một loại tiền quy y”. Bà tiếp tục mô tả tiền quy y như một trạng thái thất vọng, chán nản. “Diễn tả hơi thô về tiền quy y; có nghĩa là bạn phải đối mặt với những gì đáng thất vọng về cuộc sống. Bạn phải có chút khổ”. Bà giải thích rằng sự quy y chân thật đòi hỏi chúng ta phải thấy rằng ta không còn có thể bắt thế giới chịu trách nhiệm về sự đau khổ của mình. Pháp (Dhamma) là một nơi nương tựa vì nó rèn luyện chúng ta buông bỏ kỳ vọng đó và sự thất vọng do kỳ vọng đó dẫn đến.
Như thế quy y trước khi có tâm chán sự đời có nguy hiểm gì không? Nếu trẻ em làm theo sự dẫn dắt của người lớn, bắt chước quy y, một ngày nào đó chúng sẽ bắt đầu phát triển nhận thức về ý nghĩa thực sự của các lời nguyện. Khi chúng bắt đầu có nhiều lựa chọn hơn cho bản thân, chúng có thể bất mãn vì đã phải nói những lời cam kết mà không có quyền tự quyết nào. Những lời nguyện có vẻ trống rỗng – một hoạt động tâm linh không liên quan đến kinh nghiệm sống của chúng. Hoặc tệ hơn, nếu chúng phát nguyện quy y, rồi sau đó không tuân các giới nguyện, có làm suy cạn công đức của chúng theo một cách nào đó không?
Bạn tôi, ngài Khenpo Sonam đã an ủi rằng: “Không phải tất cả các việc quy y đều giống nhau. Nếu bạn bị buộc phải quy y, đó không phải là một cam kết thực sự. Do đó không có công đức, tốt hay xấu. Đó là vấn đề hành động mà không có kết quả. Một hạt giống bị cháy sẽ không thể phát triển”.
Ngài minh chứng điều này bằng cách chỉ ra các động lực của việc quy y: “Người ta thường quy y vì đức tin, vì sợ hãi hay lòng trắc ẩn. Kết quả phụ thuộc vào các nhân duyên đó. Nhưng cả ba lý do đều cần tâm xả ly. Nếu không có tâm xả ly thì nó cũng giống như quy y vì lợi ích cá nhân, như để có sức khỏe tốt, danh tiếng hay quyền lực”. Nếu đúng như vậy, thì trẻ em là ngoại lệ. Chúng thường quy y vì ham vui. Thật thích thú khi có được một pháp danh, thật thú vị khi không phải ngồi yên, khi được là một phần của cái gì đó.
Người bạn trẻ Maya của tôi, một Phật tử thế hệ thứ hai, gần đây đã chia sẻ câu chuyện của cô ấy: “Tôi đã quy y khi còn khá trẻ, có lẽ bảy tuổi. Tôi không nghĩ rằng cha mẹ tôi công khai đề nghị điều đó, mà giống như tất cả mấy đứa trẻ quyết định rằng đó sẽ là một điều thú vị để cùng nhau làm. Thật tuyệt khi tất cả chúng tôi đều có nguồn cảm hứng đó. Và được nhận một pháp danh là khá thú vị. Tất nhiên, không biết chúng tôi đã ghi nhớ được bao nhiêu điều mình đã phát nguyện? Tôi không thể biết chắc điều đó. Nhiều bạn đã quy y ngày hôm đó không thực sự là Phật tử, nhưng thật tuyệt khi nghĩ rằng ý định và mối liên kết của họ là tích cực. Rằng ngay cả khi những ý nghĩa sâu sắc hơn, không được hình thành đầy đủ sau đó, thì thực sự nó đã có mặt rồi, và có lẽ cuối cùng nó sẽ lại ở đó”.
Mười chín năm sau, Maya bắt đầu nghiên cứu và thực hành Pháp một cách tích cực, khi cô quy y lần nữa và bắt đầu những sự thực hành sơ khởi.
Còn có sự lựa chọn nào khác không? Cách khác sẽ là ngăn cản trẻ em quy y cho đến khi chúng có thể lựa chọn một cách có ý thức, có lẽ một sự lựa chọn ở tuổi thiếu niên và thực hiện với nghi thức nghiêm túc. Sự quy y với chủ tâm sẽ khiến chúng cảm thấy điều đó thực sự có ý nghĩa, thậm chí có thể được coi như một nghi thức đánh dấu sự trưởng thành (Mitzvah). Nó sẽ thực sự đánh dấu điểm khởi đầu cho cuộc hành trình của đứa trẻ trên con đường đạo. (…)
Khi tôi dạy tại một trường Phật giáo dành cho trẻ em, chúng tôi đã giới thiệu việc quy y dựa trên kinh nghiệm. Câu hỏi hướng dẫn là: khi nương tựa (quy y), em cảm giác thế nào và ngược lại em cảm thấy thế nào khi là nơi nương tựa cho người khác? Trẻ em học bằng cách sử dụng cơ thể, di chuyển, hát, tụng niệm, vì vậy chúng tôi dựa vào các phương pháp này. Chúng cũng thích các cuộc họp mặt và lễ hội. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng thích các nghi thức lễ lạy. Nhưng chúng tôi đã quyết định không khuyến khích trẻ em quy y, một phần vì 90% các bậc phụ huynh ở đây không phải là Phật tử.
Việc này cho phép chúng tôi khám phá những cách để trẻ em đạt được sự hiểu biết của riêng mình. Trách nhiệm của chúng tôi là truyền đạt bản chất của việc quy y – tôn kính, che chở và soi dẫn – theo những cách phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Vì vậy, chúng tôi bắt đầu bằng cách làm những việc như giúp các em quán sát cách côn trùng và động vật xây dựng nhà của chúng; xem các em có thể đến gặp ai trong cộng đồng trường học, nếu các em cần giúp đỡ. Chúng tôi đã giới thiệu với các em cách thực hành quy y nội tâm, xây dựng các kỹ năng để tìm được sự bình tĩnh, tập trung nơi bản thân để các em có thể quay về nương tựa mọi lúc. Việc thực hành quy y nội tâm này được thực hiện và phát triển sâu thêm qua năm tháng.
Đến sáu tuổi, học sinh đã làm quen với thuật ngữ quy y và nhận thức được rằng những suy nghĩ của bản thân đã được phát triển đầy đủ để đến với việc quy y có nhận thức hơn. Các em đã sẵn sàng để tìm hiểu tại sao người ta nương tựa nơi Đức Phật, nơi giáo lý của Ngài và cộng đồng những người thực hành theo những giáo lý đó (Tăng đoàn). Khoảng tám tuổi, trẻ em đã bắt đầu có những câu hỏi về sự sống và cái chết. Lúc đó, các em có thể được giới thiệu đến một sự nương tựa vào Pháp tinh tế, sâu sắc hơn. Để giúp các em quan tâm đến ý tưởng này, ngài Dzongsar Khyentse Rinpoche đã viết cho chúng tôi lời thệ nguyện quy y đặc biệt dành cho trẻ em:
Tôi chấp nhận sự thật.
Tôi kính trọng người đã dạy sự thật.
Tôi thuộc về cộng đồng những người đi tìm sự thật.
Các em lớn tuổi hơn đã khám phá việc quy y thông qua lăng kính nhân chủng học, nhận biết được sự khác biệt và tương đồng giữa các hệ phái như Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa, các bài kinh, nghi lễ, các kiểu vái chào hoặc lễ lạy khác nhau, và những lời nguyện. Bài học quan trọng ở thời điểm này là Đức Phật không phải là một vị thần, Ngài là một chúng sinh đã đạt được chứng ngộ thông qua suy tư và thực hành. Theo gương Ngài, chúng ta chịu trách nhiệm về những lựa chọn của mình, biết rằng không ai khác có thể giải thoát chúng ta khỏi hậu quả hành động của mình.
Ở cấp cao nhất, chương trình giảng dạy của chúng tôi đào sâu vào khái niệm tâm thức và cách nó luôn tìm kiếm sự nương tựa, trong phóng dật, trong giải trí, trong đủ loại chấp trước và cách Pháp cung cấp một sự thay thế lành mạnh. Các em được khuyến khích sử dụng sự chất vấn, nhận thức và trí tuệ để xác định các nguồn nương tựa đáng tin cậy – nói chung và Phật giáo nói riêng.
Tiếp cận sự quy y trong bối cảnh phi truyền thống lộ diện các liên kết tự nhiên với các lĩnh vực học tập khác, như vương quốc động vật, vấn đề nhà ở, nạn di cư, khủng hoảng tị nạn, v.v… Chúng tôi cũng sử dụng sự nghiên cứu về nương tựa nhằm giới thiệu các cách thực hành để trở thành một chủ nhà tốt và một vị khách tốt.
Những gì mỗi chúng ta nương tựa khác nhau dựa trên việc ta là ai, niềm tin và giá trị của chúng ta. Đối tượng nương tựa có thể là vật chất hoặc nơi chốn mang lại sự an toàn, thoải mái và cảm giác được che chở. Đối tượng nương tựa có thể là người ta tin yêu, tin vào sự hỗ trợ và bảo vệ của họ. Đối tượng nương tựa có thể là nội tâm – tâm và khả năng học hỏi tuyệt vời của nó đối với những điều mới, đối với sự tĩnh lặng, và trí tuệ. Và cuối cùng, đối tượng quy y có thể thuộc cõi tâm linh, thế giới vô hình.
Tiếp cận quy y theo kinh nghiệm mang đến cho trẻ em sự tiến triển tự nhiên trên con đường đạo theo cách riêng của chúng. Và có thể không cần có sự trải nghiệm khổ đau. “Trong khi tôi đồng ý rằng việc vỡ mộng và xả ly là những yếu tố quan trọng đối với hầu hết chúng ta, nếu vòng cung phát triển được thực hiện tốt, những thứ này không cần phải quá kịch tính”, bạn tôi, Karma Wall, cha của một đứa trẻ sáu tuổi nói: “Quy y là điều thiện lành ở khúc đầu, giữa và cuối, theo những cách khác nhau tùy theo sự phát triển của tâm”.
————————————————
Noa Jones là Giám đốc điều hành của Middle Way Education (Giáo dục Trung đạo) và là tác giả của How do you know what you know? Bà hiện đang cộng tác với một nhóm các nhà giáo dục và khoa học để tạo ra một chương trình giảng dạy toàn diện có thể được sử dụng trong nhiều môi trường học tập và văn hóa khác nhau. Bà có bằng thạc sĩ về Văn chương Sáng tạo tại Hunter College và bằng thạc sĩ Giáo dục tại Đại học Pennsylvania. Các bài viết của bà đã xuất hiện trên The NewYork Times, The Los Angeles Times, Vice, Tricycle và nhiều tạp chí khác.
Nguồn: giacngo.vn
========================================================
Bản Tiếng Anh:
Should Children Take Refuge?
By Noa Jones | August 15, 2024
Have you ever been to a Buddhist temple and seen small children—even infants in diapers—do prostrations? It’s very cute. They put their dimpled little hands in the anjali mudra and then drop to the floor, lying flat, then scramble back up. Sometimes it’s habit that propels them down that short distance, and sometimes they are encouraged by the adults around them. Sometimes they try out the refuge vow in languages that they may or may not understand. Sometimes they forget what they are doing and just lie there, staring at the floorboards until someone reminds them to stand up.
They are most likely participating in the culture of their family or country, following the example set by the people around them. It’s less likely that they are genuinely offering their body, speech, and mind to the Buddha, Dharma, and Sangha. But they are definitely pleasing the adults around them, as evidenced by the coos of delight and words of affirmation. Attention is the currency of children, so everyone is happy.
Over time, working with young people in Buddhist environments in the West, I’ve thought a lot about this practice of encouraging children to take refuge. Of course, it’s natural in Buddhist-heritage countries to prostrate to the Buddha at any age, to chant:
Even if they don’t understand the implications, taking refuge could help children to develop a karmic link with the Dharma. Clearly they already have a certain karmic connection if they are in a Buddhist family or find themselves in a temple. Sounding out the refuge vow and going through the motions may increase their merit and create the precise auspicious circumstances for them to deliberately submit themselves to the Triple Gem in the future.
When I posed the question to Elizabeth Mattis Namgyal last year in Colorado—should children take refuge?—she took her time to answer thoughtfully. “There is something that has to happen before real refuge can take place” she said. “A sort of ‘pre-refuge.’” She went on to describe this pre-refuge as a kind of disenchantment. “There’s a roughness about pre-refuge; you have to face what is disappointing about life. You have to get a little heartbroken.” She explained that genuine refuge requires us to see that we can no longer hold the world responsible for our suffering. The Dharma is a refuge because it trains us to let go of that expectation and the disappointment to which it leads.
Is there a risk to taking refuge before the heart has been broken in this way? If children follow the lead of adults, mimicking refuge, they will one day begin to develop awareness of what the words really mean. As they begin to make more choices for themselves, they might resent having been made to voice commitments without any agency. The words might seem empty—a cultural practice with no connection to their lived experience. Or worse, what if taking a vow of refuge and then not abiding by that vow depleted their merit in some way.
But my friend Khenpo Sonam offered some solace: “Not all refuge is the same. If you are forced to take refuge, it’s not a real commitment. And therefore there is no merit, good or bad. It is a matter of action without results. A burnt seed will not grow.”
He qualified this by pointing to the motivation aspect of refuge: “People usually take refuge out of faith, fear, and compassion. The result depends on those causes and conditions. But all three need renunciation. If there is no renunciation then it’s on the same par as taking refuge for personal gain, like good health or fame or power.”
If that’s the case, children are outliers. They often take refuge because it’s fun. It’s fun to get a secret name, it’s fun to move their bodies, to be part of something.
My young friend Maya, who is a second-generation Buddhist, recently shared her story with me.
I took refuge when I was quite young, maybe seven. I don’t think my parents suggested it overtly, it was more like all of the kids decided it would be a fun thing to do together. It’s sort of cool that we all had that inspiration. And getting a refuge name was quite exciting. Of course, how much did we take to heart what we were taking refuge in? I can’t be so sure. Many of my friends who took refuge that day aren’t practicing Buddhists, but it’s nice to imagine that their intentions and connections were positive. That even if the deeper, more profound meaning wasn’t fully formed then, that it has been there before and perhaps it will eventually be there again.
Maya began actively studying and practicing the Dharma 19 years later, when she took refuge again and started her preliminary practices.
What is the alternative? One option would be to preclude children from taking refuge until they can make a conscious choice, perhaps offering it as an option in their teens and making a ceremony out of it. Taking refuge with intention would feel significant, even momentous; a Buddha Mitzvah. It would mark the actual starting point of the child’s journey on the path.
Then again, it seems odd to prevent a child from doing something so auspicious.
In a conversation with a Buddhist friend who grew up Catholic, an idea emerged that Buddhists could adopt something akin to the Catholic baptism, a parent-enforced ceremony that is followed by a more intentional confirmation. Mirroring this, young Buddhist children could take refuge as a sort of precursor, a planting of the seed, and then when they reach their teens they can choose to let that blossom by confirming their trust.
When I was teaching at a Buddhist school for children, we introduced refuge experientially. The guiding question was: how does it feel to take refuge and how does it feel to be a refuge for others? Children learn by using their bodies, moving, singing, chanting, so we relied on these methods. They also love parties and celebrations. So it’s not surprising that they enjoyed the act of doing prostrations. But we made a decision not to encourage children to take refuge, partly because 90 per cent of the families attending the school did not identify as Buddhist.
This parameter of “no refuge vows” allowed us to explore ways for children to arrive at their own understanding, and to have a felt sense of the word. Our challenge was to convey the essence of refuge—reverence, protection, and inspiration—in ways that were appropriate to a child’s developmental stage.
So we started by doing things such as looking at how insects and animals build their homes, and noticing who they could go to in their school community if they needed help. We introduced the practice of taking inner refuge, building the skills to find that calm, centered part of themselves that they can access at all times. This inner refuge practice carried over and deepened through all the years.
By age six, students had a relationship to the word refuge and their metacognitive awareness was sufficiently developed to introduce a more cognitive refuge. They were ready to learn about how some people take refuge in the Buddha, his teachings, and the community who practice those teachings. Around age eight, children are developing questions about life and death. At this point, a more nuanced Dharma refuge could be introduced. To help them relate to this idea, Dzongsar Khyentse Rinpoche wrote us a special refuge prayer for the children:
I accept the truth.
I respect the one who taught the truth.
I belong to the community of truth seekers.
Older students explored refuge through an anthropological lens, noticing the differences and similarities between Theravada, Mahayana, and Vajrayana practices, the different recitations, ceremonies, styles of bowing or prostrating, and the vows that are taken. A key learning at this age was that the Buddha was not a god, he was a human being who attained realization through study and practice. Following his example, we take responsibility for our choices knowing that no one else can liberate us from the consequences of our actions.
At the highest grade level, which has yet to be taught, our curriculum delves into the concept of the mind and how it is seeking refuge at all times, in distraction, in amusement, in all types of attachments and how the Dharma offers a healthy alternative. Students are encouraged to use inquiry, awareness, and discernment to identify reliable sources of refuge—both ordinary and Buddhist.
Approaching refuge in a non-traditional context surfaced natural links with other domains of learning, such as the animal kingdom, local housing issues, migration, refugee crises, and so on. We also used the refuge study to introduce practices of being a good host and a good guest.
What each of us takes refuge in varies based on our identities, beliefs, and values. Objects of refuge might be physical things or places that provide safety, comfort, and protection. Objects of refuge might be people who can be counted on for love, support, and protection. Objects of refuge can be internal—the mind and its awesome capacity to learn new things, to be still, to be wise. And finally, objects of refuge may be of the spiritual realm, the unseen world.
Approaching refuge experientially offers children a natural progression on the path of the Dharma on their own terms. And possibly without all the heartbreak. “While I agree that disillusionment and renunciation are big factors for most of us, if the developmental arc is done well, it doesn’t have to be so dramatic,” said my friend Lama Karma Wall, who is a parent of a six-year-old. “Refuge is good in the beginning, middle, and end, in different ways according to the developing mind.”
Nguồn: https://www.buddhistdoor.net/