Chúng ta không còn là chúng ta như cách đây rất lâu nữa. Rất nhiều ý tưởng mới đã xuất hiện từ Phật giáo và các truyền thống khác nhấn mạnh đến từ bi, bình đẳng, bất bạo động và quan điểm phê phán về chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa tư bản.
Khi tin tức về sự ra đi của Thầy Nhất Hạnh lan truyền khắp thế giới, tôi thấy rất nhiều người, hơn cả tôi tưởng tượng, cho biết thầy đã tác động đến họ như thế nào, thông qua một bài nói chuyện, một cuốn sách, một khóa tĩnh tâm, một ý tưởng, một tấm gương. Đây là một lời nhắc nhở về tác động to lớn của Phật giáo ở phương Tây như một tập hợp các ý tưởng đã vượt xa những giới hạn của những người đi theo một nhóm Phật giáo hoặc thực hành theo nghi thức. Bạn có thể nghĩ Phật giáo trong bối cảnh này như một nhánh của một dòng sông tư tưởng mới rộng lớn chảy qua phương Tây, từ đó nhiều người đã uống mà không biết rõ dòng nước đến từ đâu.
Là một vị sư người Việt, người đã thành lập các trung tâm thiền trên bốn châu lục và xuất bản hàng chục cuốn sách, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những vị thầy lớn đến từ châu Á vào thế kỷ XX, cùng với các thiền sư đến từ Nhật Bản và các vị Rinpoche Tây Tạng. (…) Đối với tôi, sự viên tịch của thầy dường như không phải là một sự kết thúc mà là một lời nhắc nhở rằng một điều gì đó vĩ đại hơn nhiều so với người thầy vĩ đại này đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ trước và tiếp tục lan rộng.
Chúng ta không còn là chúng ta như cách đây rất lâu rồi. Rất nhiều ý tưởng mới đã xuất hiện từ Phật giáo và các truyền thống khác, đã nhấn mạnh đến lòng tốt và từ bi, sự bình đẳng và chủ nghĩa quân bình, bất bạo động, những quan điểm phê phán về chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa tư bản, và điều mà tôi từng nghe Thiền sư Paul Haller tại Trung tâm Thiền San Francisco gọi là “sự thực hành của nhận thức”.
Chúng tạo thành một sự thay đổi nơi những gì chúng ta đòi hỏi ở bản thân và người khác một cách sâu sắc nhưng tinh tế. Sự tinh tế đó bao gồm bản chất gia tăng của nó và sự thực hiện nó như là niềm tin cá nhân và hành động trong cuộc sống hàng ngày – đôi khi góp thêm vào những thay đổi cụ thể về luật pháp và thể chế.
Bạn phải quay lại xem các hình thức thống trị và tàn ác khác nhau được chấp nhận rộng rãi như thế nào cách đây nửa thế kỷ, từ trừng phạt thân thể ở trường công đến bạo lực gia đình cũng như sự im lặng có tính hệ thống và sự loại trừ, để nhận ra sự thay đổi nhiều như thế nào. Trong những năm gần đây, rất nhiều người trong chúng ta đã có kinh nghiệm khi xem lại những cuốn tiểu thuyết, bộ phim và thậm chí cả những bài hát cũ để thấy rằng chúng ta không còn bỏ qua hoặc chấp nhận sự tàn ác bất chợt của chúng nữa. Tất nhiên, những ý tưởng mới rất dễ bị mua chuộc và các nhà lãnh đạo có uy tín, bao gồm cả những người thuộc các dòng truyền thừa Phật giáo, đã lạm dụng quyền lực của mình – nhưng tôi thấy buồn cười khi nhận ra rằng những nỗ lực của các công ty nhằm áp dụng chánh niệm đôi khi lại phản tác dụng khi họ khiến nhân viên ít khoan dung hơn với các chính sách có hại.
Dòng sông ý tưởng mới này là nơi hợp lưu của nhiều nhánh khác, của chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa chống phân biệt chủng tộc và các ý tưởng sinh thái, và nó có một trong những nguyên tắc then chốt là tầm nhìn cho rằng mọi thứ đều được kết nối. Tất nhiên không phải ai cũng thay đổi; người BIPOC ở Hoa Kỳ còn lâu mới đạt được sự bình đẳng theo hầu hết các biện pháp; và nhiều ý tưởng trong số này tồn tại dưới dạng khát vọng hơn là thực tiễn hàng ngày. Nhưng điều này không có nghĩa là các ý tưởng và lý tưởng là không quan trọng, và phản ứng dữ dội của phe cánh hữu là phản ứng chống lại thứ mà họ coi là mang tính biến đổi và đe dọa.
(BIPOC là viết tắt của Black, Indigenous, and Person of Color (tạm dịch: Người da đen, người bản địa và người da màu). Đây là từ được sử dụng nhiều trong năm 2020, đặc biệt là trong tin tức liên quan cái chết của George Floyd).
Tôi đã gọi tư duy bảo thủ đương thời là “hệ tư tưởng của sự cô lập”, bị ám ảnh bởi sự kiểm soát thông qua chia cắt và phân biệt, với các biên giới và luận điệu chống nhập cư, với việc kiểm soát các loại chủng tộc và giới tính, và sự bất bình đẳng trong hôn nhân như là sự phủ nhận quyền hôn nhân đối với những người đồng giới và sự thống trị của nam giới trong hôn nhân khác giới. Nó phản đối môi trường, bởi vì sự thật nền tảng của khoa học sinh thái là thế giới được tạo thành từ những hệ thống lan tỏa, liên kết với nhau chứ không phải những vật thể rời rạc. Cùng với đó là phải hành động có trách nhiệm hướng về những hậu quả trái ngược với những lý tưởng bảo thủ về tự do cá nhân và chủ nghĩa tư bản không bị giới hạn.
Thầy Nhất Hạnh viên tịch vào ngày 22 tháng Giêng năm 2022. Vào ngày 25 tháng 1, Liên đoàn Save the Redwoods (Cứu cây Redwoods) thông báo rằng họ đã chuyển quyền sở hữu một khu rừng gỗ đỏ rộng 523 mẫu Anh cho Hội đồng hoang dã liên bộ tộc Sinkyone, một liên minh gồm 10 nhóm bộ lạc trên bờ biển phía Tây Bắc California. Nơi được mệnh danh là Andersonia West “sẽ lại được gọi là Tc’ih-Léh-Dûñ (phát âm là tsih-ih-LEY-duhn), có nghĩa là ‘Fish Run Place’ (Nơi cá chạy) trong ngôn ngữ Sinkyone”, thông cáo báo chí lưu ý. Bạn phải biết rằng Liên đoàn Save the Redwoods được thành lập cách đây 104 năm bởi những người da trắng giàu có, vừa là những người theo thuyết ưu sinh vừa theo chủ nghĩa tinh hoa để hiểu rằng một sự chuyển đổi đã diễn ra rộng lớn như thế nào.
Hầu hết sự chuyển đổi đó diễn ra trong vài thập niên qua. Tôi nhớ đã đọc một bài báo học thuật về quá khứ tồi tệ của Liên đoàn Save the Redwoods vào giữa những năm 1990, khi phong trào môi trường có xu hướng phớt lờ hoặc phản đối sự hiện diện của người bản địa ở những vùng đất mà họ tìm cách bảo tồn và tự mãn hoặc không biết gì về quá khứ của chính mình. Liên đoàn được đồng sáng lập bởi Madison Grant, người đứng đầu Hiệp hội Ưu sinh Hoa Kỳ, từng là Phó Chủ tịch của Liên đoàn Hạn chế Nhập cư, và nổi tiếng với cuốn sách giả khoa học The Passing of the Great Race. Những người sáng lập khác cũng có quan điểm tương tự.
Giáo sư luật Joyce Alene đã tweet vài tuần trước, vào ngày Martin Luther King: “Vòng cung đạo đức của vũ trụ sẽ không tự uốn cong.” Những người – nổi tiếng, quyền lực, vô danh, khiêm tốn – uốn cong nó, thường theo từng bước hoặc theo những cách quá nhỏ hoặc tinh tế để đo lường. Họ cộng lại. Vào những năm 1990, tôi đã chứng kiến phong trào môi trường dần chuyển từ ảo tưởng về “vùng hoang dã nguyên sơ” sang sự thừa nhận rằng gần như mọi nơi trên trái đất đều đã hoặc đang là quê hương của người bản địa và do đó bảo vệ môi trường và nhân quyền không phải là những mối quan tâm riêng biệt (và rằng việc tiếp cận thiên nhiên và làm sạch không khí và nước cũng là vấn đề công bằng chủng tộc).
Những ý tưởng thúc đẩy sự thay đổi đến từ các cuộc đấu tranh bản địa và trí thức bản địa cũng như các học giả và các nhà hoạt động đồng minh. Những cuộc đấu tranh đó còn lâu mới kết thúc, nhưng những tiền đề mà nhiều người trong chúng ta vận hành đã khác xa so với trước đây. Những điều này thường bắt đầu như những thay đổi trong ý thức và những câu chuyện mới. Chúng kết thúc bằng những thay đổi về luật pháp, chính sách, thông lệ hàng ngày và những thứ hữu hình như quyền sở hữu đất đai. Năm nay, khu rừng đó bao gồm một khu rừng già do người bản địa quản lý, với những cây có đường kính hơn 8 feet (tương đương 243,84cm), “tháp giữa linh sam Douglas, sồi nâu và cây madrones Thái Bình Dương trên một tầng dưới rực rỡ của các cây huckleberry, manzanita và ceanothus”.
Rebecca Solnit
Cao Huy Hóa dịch
Nguyên tác: “How Buddhism has changed the west for the better”
- Rebecca Solnit – Thạc sĩ báo chí, là nhà văn, nhà sử học và nhà hoạt động người Mỹ. Bà viết về nhiều chủ đề, bao gồm chủ nghĩa nữ quyền, môi trường, chính trị, văn hóa và nghệ thuật. Solnit là tác giả của hai mươi lăm cuốn sách như River of Shadows: Eadweard Muybridge and the Technological Wild West, A Paradise Built in Hell, The Faraway Nearby, Men Explain Things to Me, Recollections of My Nonexistence và Orwell’s Roses …
_________________________________________
Nguyên tác tiếng Anh:
How Buddhism has changed the west for the better
Rebecca Solnit
We are not who we were very long ago. A lot of new ideas have emerged from Buddhism and other traditions emphasizing compassion, equality, nonviolence and critical perspectives on materialism and capitalism
When news of Thich Nhat Hanh’s death spread around the world, I saw far more people than I’d have expected say how he affected them, through a talk, a book, a retreat, an idea, an example. It was a reminder of the huge impact Buddhism has had in the west as a set of ideas that has flowed far beyond the limits of who belongs to a Buddhist group or has a formal practice. You could think of Buddhism in this context as one tributary of a broad new river of ideas flowing through the west, from which many have drunk without knowing quite where the waters came from.
A Vietnamese monk who founded meditation centers on four continents and published dozens of books, Thich Nhat Hanh was one of the great teachers who came from Asia in the 20th century, along with Zen monks from Japan and Tibetan rinpoches. He stood out because he came to the west as an explicitly political figure, arguing against the war in Vietnam (though the Dalai Lama’s opposition to the Chinese occupation of Tibet is certainly political too). His death seemed to me not an ending but a reminder that something far grander than this great teacher began sometime in the last century and continues to spread.
We are not who we were very long ago. A lot of new ideas have emerged from Buddhism and other traditions emphasizing kindness and compassion, equality and egalitarianism, nonviolence, critical perspectives on materialism and capitalism, and what I once heard the Zen priest Paul Haller at the San Francisco Zen Center call “the practice of awareness”. They constitute a shift in what we ask of ourselves and others as profound as it is subtle. That subtlety consists of its incremental nature and of its realization as personal beliefs and actions in everyday life – that sometimes add up to more concrete changes in laws and institutions.
You have to go back to how widely accepted various forms of cruelty and domination were half a century ago, from corporal punishment in public schools to domestic violence and systemic silencing and exclusion, to recognize how much has changed. A lot of us have had the experience, in recent years, of going back to old novels and films and even songs to find that we no longer overlook or accept their casual cruelty. Of course the new ideas are corruptible, and charismatic leaders, including in Buddhist lineages, have abused their power – but I was amused to find that corporate attempts to co-opt mindfulness sometimes backfire when they make employees less tolerant of harmful policies.
This river of new ideas is a confluence of many other tributaries, of feminism, antiracism and ecological ideas, and it has as one of its key principles a vision that everything is connected. Of course not everyone has changed; Bipoc people in the US are far from achieving equality by most measures; and many of these ideas exist more as aspirations than everyday practices. But none of this means the ideas and ideals don’t matter, and the backlash by the right is a backlash against something they see as transformative and threatening.
I’ve called contemporary conservative thinking “the ideology of isolation”, obsessed with control through separation and segregation, with borders and anti-immigration rhetoric, with policing racial and gender categories, and marriage inequality both as a denial of marital rights to same-sex couples and of male domination within heterosexual marriage. It’s anti-environmental, because the foundational truth of ecological science is that the world is made of pervasive, interconnecting systems, not discrete objects. With that comes a mandate to act with responsibility toward the consequences that is at odds with the conservative ideals of individual freedom and unfettered capitalism.
Hanh died on 22 January. On 25 January, the Save the Redwoods League announced that it had transferred title to a 523-acre stretch of redwood forest to the Intertribal Sinkyone Wilderness Council, a coalition of 10 tribal groups on the north-west coast of California. The place that had been dubbed Andersonia West “will again be known as Tc’ih-Léh-Dûñ (pronounced tsih-ih-LEY-duhn), meaning “Fish Run Place” in the Sinkyone language,” the press release notes. You have to know that the Save the Redwoods League was founded 104 years ago by wealthy white men who were both eugenicists and elitists to understand how vast a transformation has taken place.
Most of that transformation has been in the past few decades. I remember reading an academic paper on the scurrilous past of the Save the Redwoods League in the mid-1990s, when the environmental movement tended to ignore or oppose indigenous presence in the lands they sought to conserve and was complacent or oblivious about its own past. The League was co-founded by Madison Grant, who headed the American Eugenics Society, was vice-president of the Immigration Restriction League, and is notorious for the pseudoscientific book The Passing of the Great Race. The other founders held similar views.
The law professor Joyce Alene tweeted a few weeks ago, on Martin Luther King Day: “The moral arc of the universe is not going to bend itself.” People – famous, powerful, unknown, humble – bend it, often in increments or ways too small or subtle to measure. They add up. In the 1990s I watched the environmental movement slowly shift from its fantasies of “virgin wilderness” to the recognition that nearly every place on Earth was or is indigenous homeland and therefore environmental protection and human rights were not separate concerns (and that access to nature and to clean air and water were also racial-justice issues).
The ideas that fed the shift came from indigenous struggles and indigenous intellectuals and allied scholars and activists. Those struggles are far from over, but the premises with which many of us operate are far different than they were. These usually begin as changes in consciousness and new narratives. They end as changes in law, policy, everyday practices and stuff as tangible as land ownership. This year, that includes an old-growth forest under indigenous management, with trees more than eight feet in diameter that “tower among Douglas fir, tan oaks, and Pacific madrones over a vibrant understory of huckleberry, manzanita, and ceanothus”.