Khi thấy dấu chân Đức Phật, vị Bà-la-môn này kinh ngạc thốt lên: “Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Những dấu chân này không phải là của loài Người!”.

“Có phải Ngài là vị Tiên, Ngài là Càn thát bà, Ngài là Dạ xoa, hay Ngài là Người?”. Với bốn câu hỏi này đức Phật đã lần lượt trả lời: “Ta không phải là Tiên, Ta không phải Càn thát bà, Ta không phải là Dạ xoa, Ta không phải là Người”.

— “Này Bà la môn, đối với những ai chưa đoạn tận được các lậu hoặc.,Ta có thể là chư Thiên với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt đứt từ gốc rễ, được làm thành như cây Tala, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Này Bà la môn, đối với những ai chưa đoạn các lậu hoặc, Ta có thể là Càn thát bà, Ta có thể là Dạ xoa, Ta có thể là loài Người với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt đứt từ gốc rễ, được làm thành như cây Tala, được làm cho không hiện hữu, được làm cho không sanh khởi trong tương lai” (Tăng Chi, IV.36).

– Ví như này Bà-la-môn, bông sen xanh, hay bông sen hồng, hay bông sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước thấm ướt. Cũng vậy, này Bà-la-môn, sanh ra trong đời, lớn lên trong đời, Ta sống chinh phục đời, không bị đời thấm ướt. Này Bà-la-môn, Ta là Phật, hãy như vậy thọ trì.

duc-phat-la-ai
Đến đây chúng ta hãy xác tín một lần nữa rằng Phật là Phật, thế thôi. Đức Phật sở dĩ có sai khác chỉ là để đối với những tâm thức có sai khác, những phiền não có sai khác. Đối với những hành giả đã đoạn tận các lậu hoặc thì Đức Phật là Đức Phật. Nói rõ hơn, do những khuynh hướng vô minh, khuynh hướng phiền não của chúng sinh, do duyên những cặp kính đã bị nhuộm những màu sắc khác nhau mà Đức Phật hiện ra có sai khác. Đã khuynh hướng thì không còn trung thực, đã nhuộm màu thì không còn trong sáng dù đó là màu gì đi nữa.

(st)