(PPUD) Từ một dải núi đá khổng lồ, người Ấn Độ cổ đại đã đục đẽo, chạm khắc tạo nên công trình kiến trúc với tầm vóc kỳ vĩ cùng sự tỉ mỉ, tinh tế đến từng chi tiết – đó là tổ hợp chùa hang Ajanta ở bang Maharasta.

Ajanta có 29 hang động được hình thành vào khoảng 200 năm trước Công nguyên cho đến 650 năm Sau công nguyên, hang động được cắt theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trong núi đá. Sông Beghora chạy qua lòng vực và vào mùa mưa quang cảnh trở nên tuyệt đẹp.

Các tu sĩ Phật giáo đã tạo nên những hang động không ai biết đến cho tới khi binh lính Anh quốc tình cờ khám phá vào năm 1819. Trong đó hang động số 9 và 10 là hai công trình được tạo tác sớm nhất, từ thời vương triều Andra. Vương triều Andra bắt đầu từ năm 28 trước công nguyên, kéo dài 460 năm, là một thời kỳ bình yên với sự phát triển khá mạnh về kỹ nghệ và thương mại, có nhiều thành phố mới được xây dựng, rất hưng thịnh.

Mặt ngoài, mỗi hang thường có khoảng 20 cột đá được đẽo liền từ núi đá nguyên thủy, sau đó chạm khắc, trang trí công phu. Bước qua hàng hiên là tới đại sảnh, hai bên có 2 dãy trai phòng, nơi cư ngụ của các nhà sư. Chính lối kiến trúc đục trong lòng núi tạo thành hang nên được gọi là Chùa Hang.

Trong đó có những hang động được đục rất lớn như hang thứ 16, gian hành lễ rộng 400m2. Hang số 1 và 2 có những phòng lễ rộng mênh mông với những cột đá lớn được chạm khắc tỉ mỉ. Chân cột vuông, đỉnh cột có vầng tròn áp trần hang trang trí những tràng hoa lớn công phu.

Trung Ấn là một vùng đất thấm đẫm văn hóa nghệ thuật Phật giáo từ hơn 2.000 năm nay và những chùa hang  Ajanta là đỉnh cao rực rỡ. Vào thế kỷ thứ VII, nhà sư của Vương triều Đại Đường Trung Quốc Trần Huyền Trang đến đây đã thốt lên: “Ở đây, tất cả đều kỳ vĩ, mọi cái vô cùng tinh tế”. Tất cả mọi cái mà Huyền Trang nói, không chỉ là những tác phẩm điêu khắc đá và bích họa mô tả những điển tích Phật giáo một cách toàn vẹn, to lớn và sâu sắc, mà nó bao gồm cả những bích họa và điêu khắc đá mô tả đời sống xã hội Ấn Độ đương thời.

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta
Hang động được cắt theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào vách núi

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta
Sông Beghora chạy qua lòng vực

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta
Hang số 9 là nơi dành cho các nhà tu hành cầu nguyện, được gọi là Tháp viện

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta
Theo một số tài liệu, nguyên liệu chính để làm nên những bức vẽ chính là đá cuội và các loại rau quả

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta

Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta
Bức họa trên trần nhà ở lối vào hang, có thể được nhìn thấy phía trên cửa ra vào
Kỳ vĩ Chùa Hang Ajanta
Hang số 12 được xây trong thời kỳ đầu, được gọi là Tăng viện – nơi sinh sống của những thầy tu ngày xưa. Họ dùng bệ đá làm giường ngủ, sinh hoạt và tu hành khổ hạnh trong không gian nhỏ hẹp.

Minh Minh tổng hợp
Theo Phật Pháp Ứng Dụng