LUẬT MA HA TĂNG KỲ
Việt dịch: Thích Phước Sơn – Chứng nghĩa: Thích Đỗng Minh
Quyển thứ 26
-ooOoo-
NÓI RÕ PHẨM TẠP TỤNG THỨ TƯ.
TỘI CŨ.
Tỉ-kheo che giấu tội rồi xin Biệt trụ, đoạn, nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão, tôi còn có tội Tăng già bà thi sa khác.
– Tội cũ hay tội trung gian?
– Tội cũ.
– Có che giấu hay không che giấu?
– Có che giấu.
– Này trưởng lão, pháp Biệt trụ trước Thầy đã hành đúng pháp, còn tội mà hôm nay nói có che giấu phải xin lại pháp Biệt trụ, rồi gộp lại hai tội cùng hành Ba-lợi-bà-sa, cùng hành Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Đó gọi là xin riêng, hành chung Ba-lợi-bà-sa, hành chung Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Tỉ-kheo che giấu tội, xin pháp Biệt trụ, làm được một nửa, bèn nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão, tôi còn có tội Tăng già bà thi sa khác.
– Đó là tội cũ hay tội trung gian?
– Tội cũ.
– Có che giấu hay không?
– Có che giấu.
– Pháp Biệt trụ của thầy đã làm đúng pháp còn tội che giấu hôm nay phải xin lại pháp Biệt trụ, rồi gộp hai tội lại hành chung Ba-lợi-bà-sa, hành chung Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Đó gọi là xin riêng, hành chung Ba-lợi-bà-sa, hành chung Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Tỉ-kheo che giấu tội rồi xin Biệt trụ, khi làm xong lại nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão, tôi lại có tội Tăng già bà thi sa.
– Tôi cũ hay tội trung gian?
– Tội cũ.
– Có che giấu hay không?
– Có che giấu.
– Pháp biệt trụ trước thầy đã làm đúng pháp, tội che giấu hôm nay phải xin lại Biệt trụ, khi làm xong, gộp hai tội lại cùng xin Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Đó gọi là xin riêng, hành riêng Ba-lợi-bà-sa, hành chung Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Tỉ-kheo che giấu tội rồi hành Ba-lợi-bà-sa xong, đồng thời xin Ma-na-đỏa xong, lại nói:
– Thưa trưởng lão, Tôi lại có tội Tăng già bà thi sa.
– Tội cũ hay tội trung gian?
– Tội cũ.
– Có che giấu hay không?
– Có che giấu.
– Pháp Ba-lợi-bà-sa và Ma-na-đỏa trước đã làm đúng pháp, [435b] còn tội che giấu hôm nay phải xin lại pháp Ba-lợi-bà-sa, khi làm xong, lại xin Ma-na-đỏa, hai tội này gộp lại làm chung, rồi cùng xuất tội.
Đó gọi là xin riêng, hành Ba-lợi-bà-sa, xin riêng, làm chung Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Tỉ-kheo che giấu tội, làm xong Ba-lợi-bà-sa, xin Ma-na-đỏa, làm được nửa chừng, lại nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão, tôi lại có tội Tăng già bà thi sa. (cho đến nên nói):
– Pháp Ma-na-đỏa trước đã làm đúng pháp, còn tội che giấu hôm nay phải xin lại pháp Ba-lợi-bà-sa, khi làm xong lại xin Ma-na-đỏa. Hai tội này hợp lại làm chung Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Đó gọi là xin riêng, làm chung Ba-lợi-bà-sa, xin riêng, làm chung Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Tỉ-kheo che giấu tội, rồi làm Ba-lợi-bà-sa, Ma-na-đỏa xong, lại nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão, tôi lại có tội Tăng già bà thi sa. (cho đến nên nói):
– Pháp Ba-lợi-bà-sa và Ma-na-đỏa trước đã làm đúng pháp, còn tội che giấu hôm nay phải xin lại pháp Ba-lợi-bà-sa, Ma-na-đỏa, khi làm xong sẽ xin xuất tội một lần.
Đó gọi là xin riêng Ba-lợi-bà-sa, Ma-na-đỏa và xuất tội chung.
Tỉ-kheo che giấu tội, rồi hành Ba-lợi-bà-sa, Ma-na-đỏa và xuất tội xong, lại nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão, tôi lại có tội Tăng già bà thi sa. (cho đến nên nói):
– Các pháp Ba-lợi-bà-sa, Ma-na-đỏa, xuất tội trước đã làm đúng pháp, còn tội che giấu hôm nay phải xin lại pháp Ba-lợi-bà-sa, Ma-na-đỏa và xuất tội.
Đó gọi là xin riêng, hành riêng Ba-lợi-bà-sa, Ma-na-đỏa và xuất tội.
Tỉ-kheo che giấu tội, được cho pháp Ba-lợi-bà-sa xong, lại nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão, tôi lại có hai tội Tăng già bà thi sa.
– Đó là tội cũ hay tọâi trung gian?
– Đó là tội cũ.
– Có che giấu hay không?
– Một tội che giấu, một tội không che giấu.
– Pháp Ba-lợi-bà-sa trước đã làm đúng pháp, còn nay tội không che giấu thì để yên, tội có che giấu thì phải xin lại pháp Ba-lợi-bà-sa, hợp lại làm xong, rồi cùng hành Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Như vậy, pháp Biệt trụ đoạn giữa và đoạn cuối, pháp Ma-na-đỏa đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối, pháp xuất tội đoạn cuối, cũng nói như trên.
Tỉ-kheo che giấu tội, được cho pháp Ba-lợi-bà-sa xong, lại nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão, Tôi lại có ba tội Tăng già bà thi sa.
– Đó là tội cũ hay tội trung gian?
– Đó là tội cũ.
– Có che giấu hay không?
– Một tội che giấu, một tội không che giấu [435c] và một tội còn nghi ngờ.
– Pháp Ba-lợi-bà-sa trước đã làm đúng pháp, giờ đây tội không che giấu thì để yên, tội nghi ngờ thì hãy quyết định, còn tội che giấu thì phải xin lại pháp Ba-lợi-bà-sa, rồi cùng hành Ma-na-đỏa và cùng xuất tội. Như vậy, đoạn giữa Biệt trụ, đoạn cuối biệt trụ, đoạn đầu, giữa và cuối Ma-na-đỏa, đoạn cuối xuất tội cũng nói như trên.
Đó gọi là tội cũ.
TỘI TRUNG GIAN.
Tỉ-kheo che giấu tội, rồi hành Biệt trụ xong, lại nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão, tôi lại có tội Tăng già bà thi sa.
– Đó là tội cũ hay tội trung gian?
– Đó là tội trung gian.
– Phạm vào khi nào?
– Phạm trong lúc hành Biệt trụ.
– Có che giấu hay không?
– Có che giấu.
– Này trưởng lão, pháp Biệt trụ trước đã làm đúng pháp, nhưng còn thiếu một đêm, nay tội che giấu phải xin lại pháp Biệt trụ, rồi hợp lại mà làm, và cùng làm Ma-na-đỏa, cùng xuất tội.
Đó gọi là xin riêng, làm chung Biệt trụ, làm chung Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Tỉ-kheo che giấu tội, làm Biệt trụ xong, khi hành Ma-na-đỏa lại nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão, Tôi lại có tội Tăng già bà thi sa.
– Đó là tội cũ hay tội trung gian?
– Tội trung gian.
– Phạm vào lúc nào?
– Phạm trong lúc hành Ma-na-đỏa.
– Có che giấu hay không?
– Có che giấu.
– Này trưởng lão, pháp Biệt trụ và Ma-na-đỏa trước đã làm đúng pháp, nhưng trong Ma-na-đỏa còn thiếu một đêm. Giờ đây tội che giấu phải xin lại pháp Biệt trụ, rồi khi làm xong lại xin pháp Ma-na-đỏa, họp lại mà làm, rồi cùng xuất tội. Đó gọi là xin riêng, hành Biệt trụ riêng, xin riêng Ma-na-đỏa, làm chung Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Tỉ-kheo che giấu tội, rồi hành Biệt trụ, Ma-na-đỏa và xuất tội xong, lại nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão! Tôi lại có tội Tăng già bà thi sa.
– Đó là tội cũ hay tội trung gian?
– Tội trung gian.
– Phạm vào lúc nào?
– Phạm trong lúc Biệt trụ.
– Có che giấu hay không?
– Có che giấu.
– Này trưởng lão! Pháp Biệt trụ đầu tiên hành đúng pháp, nhưng còn thiếu một đêm, do đó, Ma-na-đỏa và xuất tội không thành tựu; giờ đây tội che giấu phải xin lại Biệt trụ, rồi hợp lại mà làm, làm xong lại hợp xin pháp Ma-na-đỏa rồi cùng xuất tội.
Đó gọi là xin riêng, hành chung Biệt trụ, xin chung Ma-na-đỏa, rồi cùng xuất tội.
Tỉ-kheo che giấu tội rồi hành Ba-lợi-bà-sa, Ma-na-đỏa và xuất tội xong, lại nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão! Tôi lại có tội Tăng già bà thi sa.
– Đó là tội cũ hay tội trung gian?
– [436a] Tội trung gian.
– Phạm vào lúc nào?
– Phạm trong lúc Ma-na-đỏa.
– Có che giấu hay không?
– Có che giấu.
– Pháp Biệt trụ và Ma-na-đỏa trước đã làm đúng pháp, nhưng trong Ma-na-đỏa còn thiếu một đêm. Do đó, việc xuất tội không thành. Giờ đây, tội che giấu phải xin lại pháp Biệt trụ. Khi làm xong, xin lại Ma-na-đỏa rồi hợp lại mà làm, làm xong cùng xuất tội.
Đó gọi là xin riêng, làm riêng Biệt trụ, xin riêng, làm chung Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Tỉ-kheo che giấu tội, rồi trong khi hành Biệt trụ, nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão! Tôi lại có hai tội Tăng già bà thi sa.
– Đó là tội cũ hay tội trung gian?
– Tội trung gian.
– Phạm vào lúc nào?
– Phạm trong lúc Biệt trụ.
– Có che giấu hay không?
– Một tội che giấu, một tội không.
– Pháp biệt trụ đầu đã làm đúng pháp, nhưng còn thiếu một đêm. Tội không che giấu thì để yên, còn tội che giấu phải xin lại Biệt trụ, hợp lại mà làm, và hành chung Ma-na-đỏa, rồi cùng xuất tội.
Đó gọi là xin riêng, hợp hành Biệt trụ, hành chung Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Tỉ-kheo che giấu tội, rồi hành Biệt trụ xong, đến lúc hành Ma-na-đỏa thì nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão! Tôi lại có hai tội Tăng già bà thi sa.
– Đó là tội cũ hay tội trung gian?
– Tội trung gian.
– Phạm vào lúc nào?
– Phạm trong lúc Ma-na-đỏa.
– Có che giấu hay không?
– Một tội che giấu, một tội không.
– Pháp Biệt trụ và Ma-na-đỏa trước đã làm đúng pháp, nhưng trong Ma-na-đỏa còn thiếu một đêm. Tội không che giấu thì để yên, còn tội che giấu phải xin lại Biệt trụ. Khi hành xong lại hợp xin Ma-na-đỏa, rồi cùng xuất tội.
Đó gọi là xin riêng, làm riêng Biệt trụ, xin chung, làm chung Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Tỉ-kheo che giấu tội rồi hành Biệt trụ, Ma-na-đỏa và xuất tội xong, lại nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão! Tôi lại có hai tội Tăng già bà thi sa.
– Đó là tội cũ hay tội trung gian?
– Tội trung gian.
– Phạm vào lúc nào?
– Phạm trong lúc Biệt trụ.
– Có che giấu hay không?
– Một tội che giấu, một tội không.
– Pháp Biệt trụ đầu làm như pháp, nhưng còn thiếu một đêm, do đó, Ma-na-đỏa và xuất tội không thành. Giờ đây, tội không che giấu thì để yên, còn tội che giấu thì phải xin lại pháp Biệt trụ rồi hợp lại mà làm. Khi làm xong, lại hợp xin Ma-na-đỏa, rồi cùng xuất tội.
Tỉ-kheo che giấu tội, rồi hành Biệt trụ, Ma-na-đỏa và xuất tội xong, lại nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão! Tôi lại có hai tội Tăng già bà thi sa.
– Đó là tội cũ hay tội [436b] trung gian?
– Tội trung gian.
– Phạm vào lúc nào?
– Phạm vào lúc Ma-na-đỏa.
– Có che giấu hay không?
– Một tội che giấu, một tội không.
– Pháp Biệt trụ và Ma-na-đỏa đầu đã làm đúng pháp, nhưng trong Ma-na-đỏa còn thiếu một đêm, do đó, việc xuất tội không thành. Giờ đây, tội không che giấu thì để yên, tội có che giấu phải xin lại Biệt trụ, khi làm xong, hợp xin Ma-na-đỏa rồi cùng xuất tội.
Lại có Tỉ-kheo che giấu tội, rồi trong khi hành Biệt trụ, nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão! Tôi lại có ba tội Tăng già bà thi sa.
– Đó là tội cũ hay tội trung gian?
– Tội trung gian.
– Phạm vào lúc nào?
– Phạm trong lúc Biệt trụ.
– Có che giấu hay không?
– Một tội che giấu, một tội không và một tội còn ngờ.
– Phần Biệt trụ đầu đã làm đúng pháp, nhưng còn thiếu một đêm. Giờ đây, tội không che giấu thì để yên, tội nghi ngờ cần phải quyết định, còn tội che giấu phải xin lại Biệt trụ, hợp lại mà làm, rồi cùng làm Ma-na-đỏa và cùng xuất tội.
Đến phần Ma-na-đỏa cũng nói như thế.
Tỉ-kheo che giấu tội, rồi hành Biệt trụ, Ma-na-đỏa và xuất tội xong, lại nói với Tỉ-kheo khác:
– Thưa trưởng lão, tôi lại có ba tội Tăng già bà thi sa.
– Đó là tội cũ hay tội trung gian?
– Tội trung gian.
– Phạm vào lúc nào?
– Phạm trong lúc Biệt trụ.
– Có che giấu hay không?
– Một tội che giấu, một tội không và một còn ngờ.
– Phần Biệt trụ đầu đã làm đúng pháp, nhưng còn thiếu một đêm, do đó, Ma-na-đỏa và xuất tội không thành tựu. Tội không che giấu thì để yên, tội nghi ngờ cần phải quyết định, còn tội che giấu phải xin lại Biệt trụ, gộp lại mà làm, đồng thời làm chung Ma-na-đỏa, rồi cùng xuất tội.
Nếu trong phần Ma-na-đỏa mà phạm lại ba tội thì cũng như trên. Đó gọi là xin riêng, hành Biệt trụ riêng, hành Ma-na-đỏa và xuất tội chung.
Trên đây gọi là tội Trung gian.
Nếu Tỉ-kheo cố ý xuất tinh, phạm tội Tăng già bà thi sa rồi che giấu, nhưng sau đó muốn hành Biệt trụ, thì nên xin với một Tỉ-kheo thông thạo yết-ma như sau: “Thưa trưởng lão! Xin trưởng lão cho tôi pháp yết-ma Ba-lợi-bà-sa”. Đoạn, đưa vị Tỉ-kheo mà mình tâm đắc đến giới trường để làm yết-ma cầu thính. Người làm yết-ma nên nói như sau:
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp cố ý xuất tinh, phạm tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng cho Tỉ-kheo mỗ giáp – cố ý xuất tinh, phạm tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm – vào giữa Tăng xin mười đêm Biệt trụ.
Các đại đức đã bằng lòng cho Tỉ-kheo mỗ giáp – cố ý xuất tinh, phạm tội Tăng già bà thi sa, [436c] che giấu mười đêm – vào giữa Tăng xin mười đêm Biệt trụ, vì Tăng đã im lặng. Tôi ghi nhận việc này là như vậy.
Người này phải trịch vai áo bên phải, quỳ gối, chắp tay, nói như sau:
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tôi là Tỉ-kheo mỗ giáp cố ý xuất tinh, phạm một tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm, nay theo Tăng xin mười đêm Biệt trụ. Kính mong Tăng xót thương cho tôi mười đêm Biệt trụ. (xin như vậy ba lần).
Người làm yết-ma nên nói như sau:
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp cố ý xuất tinh, phạm một tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm, đã theo Tăng xin mười đêm Biệt trụ. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng nay cho Tỉ-kheo mỗ giáp – cố ý xuất tinh, phạm một tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm – mười đêm Biệt trụ. Đây là lời tác bạch.
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp cố ý xuất tinh, phạm một tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm, theo Tăng xin mười đêm Biệt trụ. Tăng nay cho Tỉ-kheo mỗ giáp – cố ý xuất tinh, phạm một tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm – mười đêm Biệt trụ. Đại đức nào bằng lòng cho Tỉ-kheo mỗ giáp – cố ý xuất tinh, phạm một tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm – mười đêm Biệt trụ thì im lặng; ai không bằng lòng hãy nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất. (lần thứ hai, thứ ba cũng nói như thế).
Tăng đã bằng lòng cho Tỉ-kheo mỗ giáp – cố ý xuất tinh, phạm một tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm- mười đêm Biệt trụ đã xong, vì im lặng. Tôi ghi nhận việc này là như vậy.
Khi yết-ma xong, người này liền vào trong giới trường, trật vai áo phải, quỳ gối chắp tay, bạch Tăng như sau:
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tôi là Tỉ-kheo mỗ giáp cố ý xuất tinh, phạm một tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm. Tôi đã theo Tăng xin mười đêm Biệt trụ. Tăng đã thương xót cho tôi mười đêm Biệt trụ.
Thưa đại đức Tăng! Tôi là Tỉ-kheo mỗ giáp, cố ý xuất tinh, phạm một tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm, nay tôi thi hành pháp Biệt trụ, xin Tăng ghi nhớ cho. (nói như vậy ba lần rồi bạch): Tôi xin tùy thuận chấp hành bảy việc.
Nếu phạm hai, ba cho đến mười tội thì đều hợp xin một lần yết-ma Biệt trụ như vậy. Rồi người làm yết-ma nên nói như sau:
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh cho đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng nay cho Tỉ-kheo mỗ giáp – phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh [437a] cho đến tội thứ mười, tất cả đều che giấu mười đêm – theo Tăng xin Tổng hợp tất cả mười đêm Biệt trụ.
Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm, muốn theo Tăng xin tổng hợp tất cả mười đêm Biệt trụ.
Vì Tăng đã bằng lòng nên im lặng, tôi ghi nhận việc này là như vậy.
Thế rồi, người này nên trật vai áo bên phải, quỳ gối, chắp tay, xin như sau:
– Thưa đại đức Tăng, tôi là Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh cho đến tội thứ mười, tất cả đều che giấu mười đêm, nay theo Tăng xin tổng hợp tất cả mười đêm Biệt trụ. Kính xin Tăng xót thương cho tôi tổng hợp tất cả mười đêm Biệt trụ. (xin như vậy ba lần )
Người làm yết-ma nên nói như sau:
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh cho đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm, đã theo Tăng xin tổng hợp tất cả mười đêm Biệt trụ. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng nay cho Tỉ-kheo mỗ giáp – phạm mười tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm – tổng hợp tất cả mười đêm Biệt trụ. Đây là lời tác bạch.
Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh cho đến tội thứ mười, tất cả đều che giấu mười đêm, theo Tăng xin tổng hợp tất cả mười đêm Biệt trụ. Tăng nay cho Tỉ-kheo mỗ giáp – phạm mười tội Tăng già bà thi sa – tổng hợp tất cả mười đêm Biệt trụ. Các đại đức nào bằng lòng cho Tỉ-kheo mỗ giáp-phạm mười tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm – tổng hợp tất cả mười đêm Biệt trụ thì im lặng; ai không bằng lòng hãy nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất. (lần thứ hai, thứ ba cũng nói như thế.)
Tăng đã bằng lòng cho Tỉ-kheo mỗ giáp – phạm mười tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm – tổng hợp tất cả mười đêm Biệt trụ xong, vì im lặng. Tôi ghi nhận việc này là như vậy.
Nếu muốn làm liền thì ngay trong ngày ấy trật vai áo bên phải, quỳ gối, chắp tay, bạch Tăng như sau:
– Thưa đại đức Tăng, tôi là Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh cho đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm, theo Tăng xin tổng hợp tất cả mười đêm Biệt trụ. Tăng đã thương xót cho tôi tổng hợp tất cả mười đêm Biệt trụ.
Thưa đại đức Tăng, tôi là Tỉ-kheo mỗ giáp – phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh cho đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm – nay tôi làm [437b] chung pháp Biệt trụ, xin Tăng ghi nhớ cho. (nói như vậy ba lần, rồi tiếp). Tôi xin tùy thuận làm bảy việc.
Thế rồi, người này nên nhớ đếm từng ngày, khi làm đủ, nên bạch như sau:
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tôi là Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm. Tôi đã theo Tăng xin tổng hợp tất cả mười đêm Biệt trụ. Tăng đã cho tôi mười đêm Biệt trụ. Tôi đã làm mười đêm Biệt trụ xong, xin Tăng ghi nhớ cho. (nói như vậy ba lần).
Nếu nơi đây Tăng chúng đủ số thì nên hành Ma-na-đỏa. Nếu không đủ thì nên xin nơi nào Tăng đủ số, rồi mời một Tỉ-kheo thông thạo yết-ma mà mình tâm đắc, đưa đến giới trường. Nếu không có giới trường, không có đất làm yết-ma thì việc của Tăng không làm được. Đất làm yết-ma như trên đã nói.
Rồi người làm yết-ma nên hỏi: “Hành Biệt trụ đủ chưa? Không làm Biệt trụ tại già-lam không có Tăng đấy chứ? Không phạm tội cũ và tội trung gian đấy chứ? Không ở cùng một phòng, một nơi được che kín với Tỉ-kheo đấy chứ? Khách Tỉ-kheo đến có bạch không? Khi Tăng tập họp đúng thời và phi thời có bạch không?”. Khi kiểm tra như vậy mà thấy đúng pháp, thì nếu phạm một tội, hai tội, ba tội cho đến mười tội, nên hợp lại xin (một lần) Ma-na-đỏa. Người làm yết-ma nên nói như sau:
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh cho đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm, theo Tăng xin mười đêm Biệt trụ. Tỉ-kheo mỗ giáp đã làm xong mười đêm Biệt trụ. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng cho Tỉ-kheo mỗ giáp – phạm mười tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm, làm Biệt trụ xong – theo Tăng xin tổng hợp sáu đêm Ma-na-đỏa.
Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm, đã hành xong Biệt trụ, muốn theo Tăng xin tổng hợp sáu đêm Ma-na-đỏa.
Vì Tăng đã bằng lòng nên im lặng, tôi ghi nhận việc này như thế.
Thế rồi, người này nên trật vai áo bên phải, quỳ gối chắp tay, xin Tăng như sau:
– Thưa đại đức Tăng, tôi là Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh cho đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm. Tôi đã theo Tăng xin mười đêm Biệt trụ, và tôi đã làm xong mười đêm Biệt trụ, nay theo Tăng xin tổng hợp sáu đêm Ma-na-đỏa. Kính mong Tăng xót thương cho tôi tổng hợp sáu đêm Ma-na-đỏa. (xin như vậy ba lần).
Người làm yết-ma nên nói như sau:
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm, [437c] đã theo Tăng xin mười đêm Biệt trụ. Tỉ-kheo mỗ giáp đã làm xong mười đêm Biệt trụ, đã theo Tăng xin tổng hợp sáu đêm Ma-na-đỏa. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng cho Tỉ-kheo mỗ giáp – phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh đến tội thứ mười, tất cả đều che giấu mười đêm, làm Biệt trụ xong – tổng hợp tất cả sáu đêm Ma-na-đỏa. Đây là lời tác bạch.
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm, đã theo Tăng xin tổng hợp tất cả mười đêm Biệt trụ. Tỉ-kheo mỗ giáp đã làm xong mười đêm Biệt trụ, đã theo Tăng xin tổng hợp tất cả sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng nay cho Tỉ-kheo mỗ giáp – phạm mười tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm, làm xong Biệt tru ï- tổng hợp sáu đêm Ma-na-đỏa. Các đại đức nào bằng lòng cho Tỉ-kheo mỗ giáp – phạm mười tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm, làm xong Biệt trụ – tổng hợp sáu đêm Ma-na-đỏa thì im lặng; ai không bằng lòng hãy nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất. (lần thứ hai, thứ ba cũng nói như thế).
Tăng đã bằng lòng cho Tỉ-kheo mỗ giáp-phạm mười tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm, làm xong Biệt trụ – tổng hợp sáu đêm Ma-na-đỏa, vì im lặng. Tôi ghi nhận việc này như vậy.
Khi yết-ma xong, ngay trong ngày ấy nên vào trong Tăng, bạch như sau:
– Thưa đại đức Tăng, tôi là Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố xuất tinh đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm, đã theo Tăng xin mười đêm Biệt trụ. Tôi đã làm xong mười đêm Biệt trụ, đã theo Tăng xin tổng hợp sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi sáu đêm Ma-na-đỏa.
Thưa đại đức Tăng, tôi là Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm, đã làm xong Biệt trụ, tổng hợp làm sáu đêm Ma-na-đỏa, xin Tăng ghi nhớ cho. (nói như thế ba lần rồi tiếp). Tôi xin tùy thuận làm bảy việc. (nói như thế ba lần).
Đến ngày thứ hai, nên bạch như sau:
– Thưa đại đức Tăng! Tôi là Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm. Tôi đã theo Tăng xin mười đêm Biệt trụ. Tăng đã cho tôi mười đêm Biệt trụ. Tôi đã làm xong mười đêm Biệt trụ, đã theo Tăng xin tổng hợp sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi sáu đêm Ma-na-đỏa. Tôi đã làm xong một đêm Ma-na-đỏa, [438a] còn lại năm đêm, xin Tăng ghi nhớ cho. (nói như vậy ba lần).
Thế rồi hằng ngày nên bạch như thế, cho đến đêm thứ sáu nên bạch như sau:
– Thưa đại đức Tăng! Tôi là Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm. Tôi đã theo Tăng xin mười đêm Biệt trụ. Tăng đã cho tôi mười đêm Biệt trụ. Tôi đã làm xong mười đêm Biệt trụ, và đã xin tổng hợp sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi sáu đêm Ma-na-đỏa. Tôi đã làm xong sáu đêm Ma-na-đỏa, giờ đến lúc xuất tội, xin Tăng ghi nhớ cho.
Nếu nơi đây Tăng đủ số thì nên mời một vị thông thạo yết-ma rồi bạch như sau: “Thưa trưởng lão, xin trưởng lão làm yết-ma cho tôi”.
Người làm yết-ma nên hỏi: “Khi hành Ma-na-đỏa Tăng không thiếu túc số đấy chứ? Ma-na-đỏa đã rốt ráo chưa? Có phạm lại tội cũ và tội trung gian không? Không ở với Tỉ-kheo cùng một phòng, một nơi có ngăn che đấy chứ? Khi Tỉ-kheo khách đến có bạch không? Khi Tăng tập họp đúng thời và phi thời có bạch không? Hằng ngày có bạch với Tăng trong trú xứ không?”. Nếu mỗi mỗi việc đều làm đúng pháp thì người làm yết-ma nên bạch như sau:
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm, đã theo Tăng xin mười đêm Biệt trụ. Tăng đã cho mười đêm Biệt trụ. Mỗ giáp đã làm xong mười đêm Biệt trụ và đã theo Tăng xin tổng hợp sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỉ-kheo mỗ giáp đã làm xong sáu đêm Ma-na-đỏa. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng cho Tỉ-kheo mỗ giáp – phạm mười tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm, đã làm xong mười đêm Biệt trụ và Ma-na-đỏa – theo Tăng xin tổng hợp xuất tội.
Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp -phạm mười tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm, tổng hợp làm Biệt trụ và Ma-na-đỏa xong – theo Tăng xin tổng hợp xuất tội.
Vì Tăng đã bằng lòng nên im lặng, tôi ghi nhận việc này như vậy.
Thế rồi, người này nên trật vai áo bên phải, quỳ gối, chắp tay, đến trước Tăng xin như sau:
– Thưa đại đức Tăng, tôi là Tỉ-kheo mỗ giáp, phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh cho đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm, đã theo Tăng xin tổng hợp mười đêm Biệt trụ. Tăng đã cho tôi mười đêm Biệt trụ. Tôi đã làm xong mười đêm Biệt trụ, và đã theo Tăng xin tổng hợp sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi sáu đêm Ma-na-đỏa. Tôi đã làm xong sáu đêm Ma-na-đỏa. Nay theo Tăng xin [438b] tổng hợp xuất tội về các tội đã che giấu mười đêm. Kính mong Tăng xót thương cho tôi xuất tội về các tội đã che giấu mười đêm. (xin như vậy ba lần).
Người làm yết-ma nên nói như sau:
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm, đã theo Tăng xin tổng hợp mười đêm Biệt trụ. Tăng đã cho mười đêm Biệt trụ. Tỉ-kheo mỗ giáp đã làm xong mười đêm Biệt trụ, và đã theo Tăng xin tổng hợp sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỉ-kheo mỗ giáp đã làm xong sáu đêm Ma-na-đỏa, đã theo Tăng xin tổng hợp xuất tội về các tội đã che giấu mười đêm. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng cho Tỉ-kheo mỗ giáp – phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh đến tội thứ mười, tất cả đều che giấu mười đêm, đã tổng hợp làm xong Biệt trụ và Ma-na-đỏa – tổng hợp xuất tội. Đây là lời tác bạch.
Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm, đã theo Tăng xin tổng hợp mười đêm Biệt trụ. Tăng đã cho mười đêm Biệt trụ. Tỉ-kheo mỗ giáp đã làm xong mười đêm Biệt trụ, và đã theo Tăng xin tổng hợp sáu đêm Ma-na-đỏa. Tăng đã cho sáu đêm Ma-na-đỏa. Tỉ-kheo mỗ giáp đã làm xong sáu đêm Ma-na-đỏa và đã theo Tăng xin tổng hợp xuất tội về các tội đã che giấu mười đêm. Tăng nay cho Tỉ-kheo mỗ giáp – phạm mười tội Tăng già bà thi sa, từ tội cố ý xuất tinh đến tội thứ mười tất cả đều che giấu mười đêm, đã tổng hợp làm xong mười đêm Biệt trụ và sáu đêm Ma-na-đỏa – tổng hợp xuất tội. Các đại đức nào bằng lòng cho Tỉ-kheo mỗ giáp – phạm mười tội Tăng già bà thi sa, che giấu mười đêm, đã làm xong mười đêm Biệt trụ và Ma-na-đỏa – tổng hợp xuất tội thì im lặng; ai không bằng lòng hãy nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất. (lần thứ hai, thứ ba cũng nói như thế).
Tăng đã bằng lòng cho Tỉ-kheo mỗ giáp – mười đêm che giấu, tổng hợp tất cả mười đêm Biệt trụ và Ma-na-đỏa – xuất tội xong, vì Tăng im lặng. Tôi ghi nhận việc này như vậy.
Bấy giờ người làm yết-ma xoay qua nói với người phạm tội: “Thiện nam tử hãy lắng nghe. Thầy đã được xuất tội đúng pháp, một lần bạch, ba lần yết-ma, chúng Tăng đủ hai mươi người hòa hợp. Việc tập hợp Tăng làm yết-ma rất khó khăn. Thầy phải cẩn thận, chớ có tái phạm”.
Đó gọi là Biệt trụ, Ma-na-đỏa và xuất tội thuộc về Tỉ-kheo, đã xong.
VIỆC NÊN LÀM YẾT-MA, [438C] VÀ KHÔNG NÊN LÀM YẾT-MA.
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ các Tỉ-kheo ở Chiêm Ba tranh chấp cãi vã nhau, sống không hòa hợp. Một người cử tội một người, hai người cử tội hai người, nhiều người cử tội nhiều người. Các Tỉ-kheo bèn đem sự kiện ấy đến bạch lên Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn! Các Tỉ-kheo ở Chiêm Ba sống phi pháp. Một Tỉ-kheo cử tội một Tỉ-kheo, hai Tỉ-kheo cử tội hai Tỉ-kheo, nhiều Tỉ-kheo cử tội nhiều Tỉ-kheo”.
Phật liền bảo các Tỉ-kheo:
– Có bốn pháp yết-ma. Thế nào là bốn? Đó là:
1/ Yết-ma phi pháp, không hòa hợp;
2/ Yết-ma phi pháp hòa hợp;
3/ Yết-ma như pháp không hòa hợp;
4/ Yết-ma như pháp hòa hợp”.
1/ Yết-ma phi pháp không hòa hợp: Tỉ-kheo không có việc gì mà Tăng làm yết-ma chiết phục. Các Tỉ-kheo biết là phi pháp nên ngăn cản. Những Tỉ-kheo không đến thì không gởi dục, còn người nhận dục đến thì không nói.
Tỉ-kheo không có việc gì mà Tăng làm yết-ma chiết phục, rồi không tùy thuận làm mà cho xả (tội). Các Tỉ-kheo biết là phi pháp nên ngăn cản. Những Tỉ-kheo không đến thì không gởi dục, còn người nhận dục đến thì không nói.
Hai trường hợp trên được gọi là yết-ma phi pháp không hòa hợp.
2/ Yết-ma phi pháp hòa hợp: Tỉ-kheo không có việc gì mà Tăng làm yết-ma chiết phục. Các Tỉ-kheo không biết là phi pháp nên không ngăn cản. Các Tỉ-kheo không đến thì gởi dục, người nhận dục đến thì trình bày.
Tỉ-kheo không có việc gì mà Tăng làm yết-ma chiết phục, rồi không tuân hành mà cho xả (tội). Các Tỉ-kheo không biết là phi pháp nên không ngăn cản. Các Tỉ-kheo không đến thì gởi dục, còn người nhận dục đến thì trình bày.
Hai trường hợp trên đều gọi là yết-ma phi pháp hòa hợp.
3/ Yết-ma như pháp không hòa hợp: Tỉ-kheo có việc nên Tăng làm yết-ma chiết phục. Các Tỉ-kheo không biết là đúng pháp nên ngăn cản. Các Tỉ-kheo không đến mà không gởi dục, còn người nhận dục đến thì không trình bày.
Tỉ-kheo có việc nên Tăng làm yết-ma chiết phục, tùy thuận chấp hành và được xả (tội). Các Tỉ-kheo không biết là đúng pháp nên ngăn cản. Những Tỉ-kheo không đến mà không gởi dục, còn người nhận dục đến thì không trình bày.
Hai trường hợp trên đều gọi là yết-ma như pháp không hòa hợp.
4/ Yết-ma như pháp hòa hợp: Tỉ-kheo có tội, Tăng làm yết-ma chiết phục. Các Tỉ-kheo biết là đúng pháp nên không ngăn cản. Những Tỉ-kheo không đến thì gởi dục, còn người nhận dục đến thì trình bày.
Tỉ-kheo có việc, Tăng làm yết-ma chiết phục, tùy thuận chấp hành rồi được xả (tội). Các Tỉ-kheo biết là đúng pháp nên không ngăn cản. Những Tỉ-kheo không đến thì gởi dục, còn người nhận dục đến thì trình bày.
Hai trường hợp trên đều gọi là yết-ma như pháp hòa hợp.
[439a] Ở đây, yết-ma như pháp hòa hợp thì gọi là yết-ma thích hợp. Ngoài ra, các yết-ma khác thì không thích hợp.
Lại có yết-ma không thích hợp:
Tỉ-kheo không có việc đáng chiết phục mà làm yết-ma chiết phục. Các Tỉ-kheo biết là phi pháp nên ngăn cản. Đương sự không hiện diện, không hỏi, không dẫn chứng lỗi lầm, làm phi pháp không hòa hợp, chúng không thành tựu, bạch không thành tựu, yết-ma không thành tựu. Nếu mỗi một việc nào không thành tựu thì gọi là yết-ma không thích hợp.
Nếu tùy thuận làm xong thì nên xả. Xả có sáu việc:
1/ Làm yết-ma chiết phục;
2/ Làm yết-ma không nói chuyện;
3/ Làm yết-ma tẫn xuất;
4/ Làm yết-ma phát hỉ;
5/ Làm yết-ma cử tội;
6/ Làm yết-ma Biệt trụ, Ma-na-đỏa.
1/ Làm yết-ma chiết phục: Nên tùy thuận làm năm việc: Việc thuộc Tỉ-kheo; Việc thuộc Tỉ-kheo-ni; Việc thuộc quyến thuộc; Việc thuộc Yết-ma; Việc thuộc nhà vua. Sau khi làm yết-ma xong, nên nói: “Này trưởng lão, Thầy chớ có tái phạm. Nếu tái phạm thì Tăng sẽ trị phạt nặng hơn. Năm việc này nên tùy thuận làm tất cả”. Khi làm xong, tâm ý đã được chiết phục nhũn nhặn thì Tăng nên cho yết-ma xả (tội). Đó gọi là xả tác (Không làm nữa).
2/ Làm yết-ma không nói chuyện: Nên tùy thuận làm năm việc: Việc thuộc Tỉ-kheo; Việc thuộc Tỉ-kheo-ni; Việc thuộc quyến thuộc; Việc thuộc yết-ma; Việc thuộc nhà vua. Khi làm yết-ma xong, nên tùy thuận làm năm việc trên. Tuy người một trăm tuổi cũng phải theo y chỉ với vị Tỉ-kheo trì giới, biết hai bộ luật, ít nhất mười tuổi (hạ). Sáng sớm thức dậy phải vấn an, đem đổ bô đại tiểu tiện, ống nhổ, rồi cất lại chỗ cũ, đưa đồ chà răng, quét phòng, đưa Thức ăn, giặt y, hong bát; cung cấp tất cả mọi thứ, chỉ trừ việc lễ bái, xoa bóp. Nhưng nếu Thầy y chỉ bệnh thì được sai xoa bóp. Thầy y chỉ nên dạy hai bộ luật. Nếu không có khả năng thì dạy một bộ. Nếu không có khả năng nữa, thì nên dạy rõ về năm thiên tội, nên dạy cho biết rõ về ấm, giới, nhập, mười hai nhân duyên, nên dạy cho biết thế nào là tội, thế nào là không phải tội, khi thấy có oai nghi nên khích lệ, trái oai nghi nên ngăn cản. Nếu học xong thì được gọi là xả.
3/ Làm yết-ma tẫn xuất: Nên tùy thuận làm năm việc, từ việc thuộc Tỉ-kheo, cho đến việc thuộc nhà vua. Khi làm yết-ma xong, nên cho ở bên cạnh Tăng già-lam, để tùy thuận làm năm việc. Nếu mỗi mỗi việc đều làm đúng pháp xong thì nên cho xả tội. Đó gọi là xả tẫn xuất.
4/ Làm yết-ma phát hỉ: Nên tùy thuận làm năm việc, từ việc thuộc Tỉ-kheo cho đến việc thuộc nhà vua. Khi làm yết-ma xong, nên sai đến nhà thế tục mà đương sự đã sai phạm xin lỗi. Nếu người thế tục hỏi: “Tôn giả vẫn còn ở tinh xá cũ sao? Tôi sẽ cắt đứt thực phẩm, y phục, tiền bạc và các phẩm vật khác tại nơi đó”, thì Tăng nên nói (với người phạm lỗi): “Đây không phải là lỗi của Tăng, thầy nên trở lại chỗ người ấy làm cho họ nguôi giận, khiến họ vui vẻ”. [439b] Nếu người ấy hoan hỉ thì gọi là xả.
5/ Làm yết-ma cử tội: Nên tùy thuận làm năm việc, từ việc thuộc Tỉ-kheo đến việc thuộc nhà vua. Sau khi làm yết-ma xong, nên an trí tội nhân ở ngoài cửa Tăng già-lam, hướng về nơi hoang vắng. Nếu người ấy vào quét tước nơi Tháp, Viện, tăng phòng, thì Tỉ-kheo nên quét dấu chân của họ. Nếu người ấy đến múc nước đổ vào thùng nước dùng rửa chân, thùng nước dùng đi đại tiểu tiện thì nên múc đổ ra. Nếu là đệ tử đồng hành, đệ tử y chỉ thì không được gọi là đệ tử của Hòa Thượng, A-xà-lê. Không ai nên nói chuyện với người bị cử tội, chỉ nên nói với những người khác: “Hãy tùy thuận làm, hãy bỏ ác tà” nhưng không nên nói chuyện với Tỉ-kheo ác tà, không nên sống chung, không nên cùng ăn chung, không nên cùng sinh hoạt chung trong Phật, pháp, Tăng, không Bố-tát chung, không Tự túc chung, không yết-ma chung; có thể nói với ngoại đạo: “Ông muốn ngồi cứ ngồi”, mà không được bảo người bị cử tội ngồi. Nếu người ấy bị bệnh thì không nên chăm sóc, nhưng được bảo đàn việt hay thân quyến của người ấy: “Người bị cử tội đang lâm bệnh, ông hãy đến chăm sóc”. Nếu vô thường (sự chết) xảy đến thì không nên dùng hương hoa cúng dường tử thi, không nên sắm các thứ ẩm thực, nước uống phi thời để cúng dường. Tăng không nên chia y bát, không nên cho thiêu thân, lấy y bát buộc vào cổ tử thi, đặt tử thi trên giường mà ông ta ngủ rồi khiêng ra ngoài, nói: “Việc của chúng Tăng đã thanh tịnh, việc của chúng Tăng đã thanh tịnh”. Đối với Tỉ-kheo ác tà này không nên khởi ác tâm. Vì sao vậy? Vì dù bị thiêu đốt (?) cũng không nên khởi ác tâm. Nên suy nghĩ thế này: “Đừng để cho người đời sau bắt chước theo tà kiến này”. Nếu những kẻ chăn bò, những người đi lấy củi đem y bát (của người ấy) dến cúng dường thì được lấy, vì xem họ là thí chủ.
6/ Làm yết-ma Biệt trụ, Ma-na-đỏa. Nếu người bị cử tội tùy thuận làm năm việc, được chánh kiến, tâm ý nhu nhuyến thì nên cho họ xả tội. Tỉ-kheo hành Ba-lợi-bà-sa, Ma-na-đỏa nên tùy thuận làm bảy việc, từ việc thuộc Tỉ-kheo cho đến việc thuộc nhà vua, đã được giải thích rõ ở trên. Đó gọi là xả (tội).
LÀM THA-LA-THA (Giải quyết việc bất hòa).
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, cư sĩ Tu Đạt nói với người chị:
– Chị ở trong thôn này hãy chăm sóc khách Tăng giúp tôi.
Khi thấy các Tỉ-kheo ở Chiêm Ba đến, bà rất hoan hỉ, niềm nở chào hỏi:
– Lành thay các đại đức đã đến đây.
Thế rồi, bà trải giường nệm, mời chư Tăng đến ngồi. Khi Tăng ngồi xong, bà đưa nước rửa chân, dầu thoa chân, nước giải khát, ban đêm bà đốt đèn, đoạn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, quỳ gối chắp tay, nói như sau: “Xin đại đức Tăng nhận lời mời của con ngày mai đến Thọ trai”.
Chư Tăng liền nhận lời mời. Bỗng chốc, chúng thứ hai lại đến, bà lại trải giường nệm, mời họ vào ngồi, rồi đưa nước rửa chân, dầu thoa chân và nước giải khát, đoạn, cúi đầu [439c] đảnh lễ dưới chân, quỳ gối chắp tay, nói như sau: “Xin đại đức Tăng nhận lời mời của con ngày mai đến nhà con Thọ trai”. Chúng này nói:
– Chúng tôi không ăn chung với những người ấy.
– Vì sao vậy?
– Vì họ là những người bị cử tội.
Các Tỉ-kheo ấy nói:
– Chúng tôi không phải là những người bị cử tội.
Chúng Tăng kia lại nói:
– Các ông là những người bị cử tội, tại sao bảo là không?
Cứ như vậy cãi nhau suốt đêm về việc bị cử hay không bị cử, khiến cho những người thế tục ở gần đó sinh tâm không vui. Bà chị ông cư sĩ nghe thế, liền trách cứ:
– Vì sao Sa-môn lại cãi nhau suốt đêm về việc bị cử hay không bị cử.
Rồi bà thấy lòng không vui. Do thế, buổi sáng, bà không cho bữa ăn trước, bữa ăn sau, rồi lên xe ngựa đi về thành Xá-vệ, đến chỗ cư sĩ Tu Đạt, trình bày lại đầy đủ sự việc kể trên, cho đến việc bà không thếch đãi. Cư sĩ nghe rồi, lòng bồi hồi không vui, nói với chị:
– Đấy là việc ác, cứ cho (họ ăn), vì sao lại không cho? Việc đúng pháp hay phi pháp là chuyện của Sa-môn (chứ can hệ gì! ).
Thế rồi, Tu Đạt bèn đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, ngồi sang một bên, trình bày lại đầy đủ sự việc kể trên, cho đến bị cử, không bị cử cho Thế Tôn nghe, rồi bạch:
– Bạch Thế Tôn! Chúng con phải cung kính cúng dường như thế nào đối với những người vị cử, kính xin Thế Tôn phân biệt dạy rõ?
Phật nói với cư sĩ:
– Đúng nghĩa nên biết, không đúng nghĩa cũng nên biết, đúng pháp, phi pháp, đúng luật, phi luật đều nên biết. Trong đây những ai làm đúng nghĩa, như pháp, như luật nên cung cấp. Nếu không có phương tiện thì đối với những Tỉ-kheo bị cử nên giúp bằng sức lực. Này cư sĩ, chỉ nên bố thí làm các công đức, còn việc đúng pháp hay phi pháp thì để các Sa-môn tự biết lấy.
Thế rồi, Tỉ-kheo-ni Đại Ái Đạo đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, đứng hầu một bên, bạch với Phật:
– Bạch Thế Tôn! Chúng con phải làm sao…?
Cuối cùng Phật dạy: “Nếu không có phương tiện thì đối với những Tỉ-kheo bị cử nên giúp họ bằng sức lực”.
Bấy giờ, tôn giờ A Nan, Ưu-ba-li đi đến chỗ Thế Tôn, cũng hỏi như thế.
Khi ấy, tôn giả Xá-lợi-phất bạch với Phật:
– Bạch Thế Tôn! Những Tỉ-kheo bị cử tội chúng con làm sao biết được?
Cho đến (Phật dạy: ) “Nếu không có phương tiện thì đối với những Tỉ-kheo bị cử nên giúp họ bằng công việc”.
Thế rồi, Xá-lợi-phất bạch với Phật:
– Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Tha-la-tha? Phật nói với Xá-lợi-phất:
– Có bảy việc, bao gồm chẳng phải Tha-la-tha mà tợ hồ Tha-la-tha và nhị Tha-la-tha. Bảy việc đó là: Hoặc do điên cuồng nên không bênh vực chúng này cũng không bênh vực chúng kia. Đó là Tha-la-tha sớm nhất, thuộc loại không phải Tha-la-tha mà tợ hồ Tha-la-tha. Cũng thế, hoặc do tâm loạn, đần độn, ngu si, bị bệnh nên không bênh vực chúng này hay chúng kia.
Lại nữa Xá-lợi-phất, hoặc có người vì muốn lợi ích, nên suy nghĩ:
– Nếu ta bênh vực [440a] chúng này thì chúng kia mất lợi ích. Nếu ta bênh vực cho chúng kia thì chúng này mất lợi ích.
Do đó, cả hai đều không bênh vực.
Lại nữa, có người vì được lợi ích cả hai bên nên suy nghĩ: “Vì ta được lợi cả hai bên nên không bênh vực chúng này, cũng không bênh vực chúng kia”.
Này Xá-lợi-phất! Đó gọi là bảy việc, không phải Tha-la-tha mà tợ Tha-la-tha.
Nhị tha-la-tha: Gồm có: Tự giữ lòng mình, đợi thời gian.
Tự giữ lòng mình: Khi thấy người ta thị phi, liền suy nghĩ: “Do nghiệp vận hành, ai làm nấy biết. Ví như khi bị lửa cháy, ta chỉ lo tự cứu mình, hơi đâu lo việc người khác”. Đó gọi là tự giữ lòng mình.
Đợi thời gian: Có người khi thấy kẻ khác tranh chấp cãi nhau, liền suy nghĩ: “Việc tranh chấp cãi vã này khi nào đến lúc, nó sẽ tự kết thúc”.
Đó gọi là Nhị tha-la-tha.
Bấy giờ Xá-lợi-phất bạch với Phật:
– Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là Trung tha-la-tha?
Phật nói với Xá-lợi-phất:
– Có một người cùng hưởng chung pháp vị và thức ăn với chúng này, đồng thời cũng hưởng chung pháp vị và thức ăn với chúng kia, rồi được mời đứng ra giải quyết việc (tranh chấp).
Lại nữa này Xá-lợi-phất, có người cùng hưởng chung pháp vị và thức ăn với chúng này, đồng thời cũng hưởng chung pháp vị và thức ăn với chúng kia, người ta không mời mà đứng ra giải quyết việc tranh chấp. Đó gọi là Trung Tha-la-tha.
Khi ấy, Xá-lợi-phất bạch với Phật:
– Bạch Thế Tôn! Tỉ-kheo Tha-la-tha muốn xử lý Tỉ-kheo bị cử thì phải làm sao?
Phật nói với Xá-lợi-phất:
– Nếu người bị cử tỏ ra tùy thuận chấp hành, tâm nhu nhuyến mà mình muốn xử lý họ thì không nên xử lý vào lúc Tăng tập hợp đúng thời và phi thời mà trước hết nên vào nơi phòng riêng hay tại phòng sưởi, trên giảng đường, hay tại chỗ đông người tụ tập, hỏi Tỉ-kheo trẻ tuổi:
– Trưởng lão có nghe Hòa Thượng A-xà-lê của thầy nói: “Nếu trung gian có người đứng ra giải quyết, thì người bị cử nên nghe lời”, hay không? Nếu đáp:
– Tôi nghe Hòa Thượng A-xà-lê nói rằng nếu người bị cử tùy thuận chấp hành, tâm nhu nhuyến mà có người còn moi móc thì phải trừng trị người này.
Nếu nghe nói như thế thì cứ làm thinh để yên. Còn nếu đáp:
– Tôi nghe Hòa Thượng A-xà-lê nói rằng người bị cử đã tùy thuận chấp hành, tâm nhu nhuyến đáng thương mà không có ai giúp giải quyết.
Khi nghe nói như thế thì này Xá-lợi-phất, không được cố ý tập họp chúng, mà hãy nhân lúc chúng tập họp đúng thời hay phi thời, hoặc vào những ngày Bố-tát tự tứ, người bị cử nên đến trước Tăng xin như sau:
– Tôi là Tỉ-kheo bị cử đã tùy thuận chấp hành, tâm nhu nhuyến, xin xả (tội) cho tôi.
Nói như thế ba lần, rồi đi ra. Nhưng lúc đi ra, không được im lặng mà nên trịch vai áo bên phải, chắp tay lại mà đi. Nếu trong chúng có người còn bới móc thì Tỉ-kheo Tha-la-tha nên hỏi:
– Này trưởng lão, người này vốn do việc gì mà bị cử?
Nếu có người trách: “Người này bị cử [440c] mà vì sao không biết?”, thì nên phối hợp trị tội cả hai. Còn nếu nghe mình chất vấn mà im lặng, hay nói: “hưa trưởng lão! Người này bị cử tội, đã tùy thuận chấp hành, tâm nhu nhuyến mà không có người giúp giải quyết xả tội”, thì Tỉ-kheo Tha-la-tha nên nói: “Thưa trưởng lão! Đức Thế Tôn dạy rằng có hai hạng người cương cường, chưa trị thì nên trị, đã trị mà nhu nhuyến thì nên xả”.
Nếu trường hợp được Tăng chúng đồng tình thì nên làm yết-ma cầu thính, khi đã cho phép xin thì người làm yết-ma nên nói:
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp có việc như thế, Tăng muốn được lợi ích nên đã làm yết-ma cử tội. Vị ấy đã tùy thuận chấp hành, tâm nhu nhuyến. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng cho Tỉ-kheo mỗ giáp theo Tăng xin bỏ pháp yết-ma cử tội.
Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp muốn theo Tăng xin bỏ pháp yết-ma cử tội.
Vì Tăng đã bằng lòng nên im lặng, tôi ghi nhận việc này như vậy.
Thế rồi, người này nên trật vai áo bên phải, quỳ gối chắp tay, xin như sau:
– Thưa đại đức Tăng, tôi là Tỉ-kheo mỗ giáp có việc như thế, Tăng vì muốn được lợi ích đã làm yết-ma cử tội. Tôi đã tùy thuận chấp hành, tâm nhu nhuyến, bỏ ác kiến cũ, nay theo Tăng xin bỏ pháp yết-ma cử tội. Kính mong Tăng xót thương cho tôi pháp yết-ma bỏ việc cử tội. (xin như vậy ba lần)
Người làm yết-ma nên nói:
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp có tội như thế, Tăng muốn được lợi ích nên đã làm yết-ma cử tội. Vị ấy đã tùy thuận chấp hành, tâm đã nhu nhuyến, bỏ ác kiến cũ, đã theo Tăng xin phép yết-ma bỏ việc cử tội. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng cho Tỉ-kheo mỗ giáp pháp yết-ma bỏ việc cử tội. Đây là lời tác bạch.
Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo mỗ giáp có việc như thế, Tăng muốn được lợi ích nên đã làm yết-ma cử tội. Vị ấy đã tùy thuận chấp hành, tâm đã nhu nhuyến, bỏ ác kiến cũ, đã theo Tăng xin pháp yết-ma bỏ việc cử tội. Tăng nay cho Tỉ-kheo mỗ giáp pháp yết-ma bỏ việc cử tội. Các đại đức nào bằng lòng Tăng cho Tỉ-kheo mỗ giáp pháp yết-ma bỏ việc cử tội thì im lặng, ai không bằng lòng hãy nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất. (lần thứ hai, thứ ba cũng nói như thế).
Tăng đã bằng lòng cho Tỉ-kheo mỗ giáp pháp yết-ma bỏ việc cử tội, vì Tăng đã im lặng. Tôi ghi nhận việc này như vậy.
Đó gọi là tha-la-tha.
DỊ TRỤ (Phá Yết-ma Tăng).
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ cư sĩ Tu Đạt nói với người chị:
– Chị ở thôn này, vậy khi có khách Tăng đến nhờ chị cung cấp giúp cho tôi.
Thế rồi, các Tỉ-kheo ở Chiêm Ba đến. Thấy họ, bà hoan hỉ mời vào chỗ ngồi, rồi tùy nghi cung cấp. Đoạn, bà quỳ gối chắp tay thưa:
– Kính xin các đại đức ngày mai đến thọ bữa cúng dường của con.
[440c] Trong chốc lát, chúng thứ hai lại đến, bà cũng mời vào nhà ngồi, rồi cung cấp các thứ, đồng thời mời họ ngày mai thọ trai. Chúng này nói:
– Chúng tôi không ăn chung với những người ấy.
Bà hỏi:
– Vì cớ sao?
Họ đáp:
– Vì những người ấy phá Tăng.
Chúng này liền đáp:
– Chúng tôi không phá Tăng.
Chúng kia nói lại:
– Các vị phá Tăng thật, vì sao nói là không? Cứ như thế cãi nhau suốt đêm, khiến những người thế tục ở gần nghe xong phát chán. Bà chị ông cư sĩ không vui, nên không cung cấp thứ gì cả. Sáng sớm bà thức dậy, ngồi xe ngựa trở lại thành Xá-vệ, trình bày lại đầy đủ sự việc trên với Tu Đạt. Cư sĩ nghe xong, liền đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi đứng qua một bên, đem việc trên trình bày lại đầy đủ với Thế Tôn; rồi bạch:
– Bạch Thế Tôn! Những người phá Tăng này chúng con có nên cung kính cúng dường hay không, kính xin Thế Tôn phân biệt chỉ rõ?
Phật nói với cư sĩ:
– Những người hợp nghĩa nên biết, những người không hợp nghĩa cũng nên biết, như pháp, phi pháp, như luật, phi luật, tất cả đều nên biết. Trong đây, những ai hợp nghĩa, như pháp, như luật thì nên cung cấp. Nếu không có phương tiện thì đối với những người phá Tăng nên cho họ ở chung. Này cư sĩ, chỉ nên bố thí, làm các công đức, còn việc đúng pháp hay phi pháp thì mặc Sa-môn.
Bấy giờ, Tỉ-kheo-ni Đại Ái Đạo bạch với Phật:
– Bạch Thế Tôn! Những người phá Tăng này chúng con làm sao biết được?
Như ở trên đã nói rõ.
Khi ấy, tôn giả A Nan, Xá-lợi-phất và Ưu-Ba Li đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, rồi đứng sang một bên, bạch với Phật:
– Bạch Thế Tôn! Những người phá Tăng chúng con làm sao biết được?
Phật nói với Ưu-ba-li:
– Những ai hợp nghĩa nên biết, không hợp nghĩa cũng nên biết, hoặc như pháp phi pháp, đúng luật phi luật, đều nên biết. Trong đây, những người hợp nghĩa, như pháp, như luật thì nên cung cấp. Nếu không có phương tiện thì đối với những người phá Tăng nên cho họ ở chung.
Thế rồi, tôn giả Ưu-ba-li bạch với Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là phá Tăng? Phật nói với Ưu-ba-li:
– Có hai việc gọi là phá Tăng. Đó là: 1/ Thêm pháp ác; 2/ Thêm người ác.
– Chúng phi pháp đông người, chúng như pháp ít người, có gọi là phá Tăng không?
– Không.
– Chúng như pháp đông người, chúng phi pháp ít người, có gọi là phá Tăng không?
– Không.
– Chúng phi pháp đông người, chúng như pháp hoặc thiếu mười người, hoặc thiếu mười lăm người, có gọi là phá Tăng không?
– Không.
– Chúng phi pháp đủ người, chúng như pháp cũng đủ người, nhưng nếu thiếu mười, mười lăm người mà trong số những người còn ngồi lại tất cả đều nói đúng pháp, có gọi là phá Tăng không?
– Không.
– Nếu chúng phi pháp đủ số, chúng như pháp cũng đủ số, nhưng nếu thiếu mười, mười lăm người, mà trong đó tất cả những người nói đúng pháp không ngồi, không gởi dục, cũng không cho biết là mình không bằng lòng, thì có gọi là phá Tăng không?
– Không.
– [441a] Nếu chúng phi pháp đủ số, chúng như pháp cũng đủ số, nhưng nếu thiếu mười, mười lăm người mà tất cả những người nói đúng pháp không ngồi, không gởi dục, cũng không cho biết là mình không bằng lòng, rồi miễn cưỡng đem những người chưa thọ cụ túc vào cho đủ số, thì có gọi là phá Tăng không?
– Không.
– Nếu chúng phi pháp đủ số, chúng như pháp cũng đủ số, nhưng nếu thiếu mười, mười lăm người, mà tất cả những người nói đúng pháp không ngồi, không gởi dục, cũng không cho biết là mình không bằng lòng, không miễn cưỡng đem những người chưa thọ cụ túc vào cho đủ số, nhưng tất cả đều muốn phá Tăng, thì có gọi là phá Tăng không?
– Không. Này Ưu-ba-li! Nếu chúng phi pháp đủ số, chúng như pháp cũng đủ số, hoặc thiếu mười, mười lăm người, mà tất cả những người nói đúng pháp không ngồi lại, không gởi dục, không cho biết là mình không bằng lòng, không miễn cưỡng đem người chưa thọ cụ túc vào tính cho đủ số, cũng không phải tất cả đều muốn phá Tăng; nhưng nếu một trú xứ, cùng một cương giới mà Bố-tát riêng, tự tứ riêng, làm việc tăng riêng, thì gọi là phá Tăng. Nếu biết người kia muốn phá Tăng, thì các Tỉ-kheo nên khuyên: “Này trưởng lão! Thầy đừng phá Tăng, phá Tăng là tội rất nặng, sẽ đọa vào đường ác, rơi xuống địa ngục. Tôi sẽ cho Thầy y bát, trao cho kinh, dạy kinh, hỏi han công việc, chỉ bảo Thầy”. Nếu đã khuyên như thế mà vẫn cố tình không bỏ thì nên nói với người Ưu-bà-tắc có thế lực: “Này lão trượng! Người này muốn phá Tăng. Ông nên đến khuyên để ông ta hiểu, bảo phải chấm dứt”.
Thế rồi, Ưu-bà-tắc nên khuyên:
– Này tôn giả! Thầy đừng phá Tăng, phá Tăng là trọng tội, sẽ đọa vào đường ác, rơi xuống địa ngục. Tôi sẽ cho tôn giả y bát và cung cấp thuốc thang chữa bệnh. Nếu không thích tu phạm hạnh nữa thì có thể hoàn tục. Tôi sẽ cưới vợ cho thầy và cung cấp những thứ cần thiết.
Nếu vẫn cố tình không chấm dứt thì nên rút thăm rồi đuổi đi. Đuổi rồi cần phải tuyên bố như sau:
– Này các đại đức! Có người phá Tăng đến đấy, các vị nên coi chừng.
Nếu đã làm đủ cách như vậy mà vẫn cố tình phá Tăng thì gọi là phá Tăng. Nhưng nếu bố thí cho họ thì gọi là việc phước điền tốt. Nếu thọ giới với họ thì gọi là khéo thọ cụ túc. Nếu đã biết họ phá Tăng thì nên bỏ đi. Nếu không bỏ đi tức là bạn của kẻ phá Tăng, là bè đảng phá Tăng. Do thế, Tăng suốt đời không nên cùng nói chuyện với họ, không cùng ăn chung, không cùng sinh hoạt chung trong Phật pháp Tăng, không Bố-tát, an cư, Tự tứ chung và không làm yết-ma chung.
Có thể nói với những người xuất gia của ngoại đạo:
– Có các chỗ ngồi, các vị muốn ngồi cứ ngồi.
Nhưng không được mời những người phá Tăng ngồi.
Đó gọi là dị trụ.
CHO PHÁP HỌC HỐI BA-LA-DI.
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, trong thành Xá-vệ có Nan Đề không thích sống ở nhà, bỏ nhà xuất gia, đi cũng Thiền, đứng cũng Thiền, ngồi cũng Thiền, [441b] nằm cũng Thiền. Lúc ấy cũng có nhiều Nan Đề khác làm như vậy, cho nên những người này được gọi là Thiền Nan Đề, như trong giới Ba-la-di đã nói rõ. Do thế, các Tỉ-kheo bèn đuổi đi. Sau khi bị đuổi, họ ra đứng trước cổng tinh xá Kỳ Hoàn khóc lóc, nói với Tỉ-kheo:
– Thưa trưởng lão, tôi phạm giới Ba-la-di, nhưng không có một chút tâm ý che giấu. Tôi thích mặc Ca-sa, không muốn rời bỏ Phật pháp.
Thế rồi, mẹ của Nan Đề đến, cũng khóc, nói:
– Con tôi thích xuất gia nhưng đức Thế Tôn đuổi đi.
Rồi chị Nan Đề đến, cũng khóc, nói:
– Em tôi thích làm Sa-môn mà Thế Tôn đuổi đi.
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch với Thế Tôn. Phật liền nói với các Tỉ-kheo:
– Ông Nan Đề này phạm giới Ba-la-di nhưng không hề có một chút tâm niệm che giấu, vậy, Tăng nên cho pháp yết-ma học hối Ba-la-di. Người này nên trịch vai áo bên phải, quỳ gối chắp tay, theo Tăng xin như sau:
– Thưa đại đức Tăng! Tôi là Nan Đề, phạm giới Ba-la-di mà không có một chút tâm niệm che giấu. Nay theo Tăng xin pháp học hối Ba-la-di. Kính mong Tăng xót thương cho tôi pháp yết-ma học hối Ba-la-di. (xin như vậy ba lần).
Người làm yết-ma nên nói:
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo Nan Đề phạm giới Ba-la-di mà không có một chút tâm niệm che giấu, đã theo Tăng xin pháp yết-ma học hối Ba-la-di. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng cho Nan Đề pháp yết-ma học hối Ba-la-di. Đây là lời tác bạch.
Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo Nan Đề phạm giới Ba-la-di mà không có một chút tâm niệm che giấu, đã theo Tăng xin pháp yết-ma học hối Ba-la-di. Tăng nay cho Tỉ-kheo Nan Đề pháp yết-ma học hối Ba-la-di. Các đại đức nào bằng lòng Tăng cho Tỉ-kheo Nan Đề pháp yết-ma học hối ba-la-di thì im lặng, ai không bằng lòng hãy nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất. (lần thứ hai, thứ ba cũng nói như thế).
Tăng đã bằng lòng cho Tỉ-kheo Nan Đề pháp yết-ma học hối Ba-la-di xong, vì Tăng im lặng. Tôi ghi nhận việc này như vậy.
Thế rồi, người này nên ngồi dưới tất cả Tỉ-kheo, ngồi trên tất cả Sa-di, không được ngủ cùng phòng với Tỉ-kheo quá ba đêm, cũng không được ngủ với Sa-di quá ba đêm. Những món ăn nào không hợp pháp đối với Tỉ-kheo, thì với vị này cũng không hợp pháp. Những món ăn nào không hợp pháp đối với vị này, thì với Tỉ-kheo cũng không hợp pháp. Vị này được Tỉ-kheo trao cho Thức ăn, ngoại trừ năm thứ thực vật hỏa tịnh và vàng bạc. Vị này được theo Sa-di nhận thức ăn. Tỉ-kheo không được nói với vị này về giới bản, về tội Ba-la-di, Tăng già bà thi sa, cho đến tội Việt-tì-ni. Nhưng được nói:
– Không được làm điều phi phạm hạnh, không được trộm cắp, không được sát sinh, không được nói dối, không được uống rượu; [441c] tất cả đều được dạy bảo như thế.
Nếu trước đó là người tụng giới thì (giờ đây) không được tụng lớn tiếng.
Nếu tôn kính pháp thì được tụng thầm. Tăng không được cho Bố-tát tự tứ. Vào ngày Bố-tát, tự tứ, vị này nên vào giữa Tăng nói như sau:
– Tôi thanh tịnh, xin Tăng ghi nhận cho.
Nói như vậy ba lần rồi lui ra. Trong bốn giới Ba-la-di, nếu vị này vi phạm thì phải đuổi đi; còn các giới Tăng già bà thi sa trở xuống mà phạm thì tất cả đều cho sám hối tội Đột-cát-la.
Đó gọi là cho pháp yết-ma học hối Ba-la-di.
TÙY THUẬN HÀNH MÍCH TỘI TƯỚNG.
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ Tỉ-kheo Thi Lợi Da Bà thường phạm tội Tăng già bà thi sa. Tăng tập họp định làm yết-ma thì Thi Lợi Da Bà không đến. Tăng bèn sai sứ đến gọi:
– Trưởng lão! Chúng Tăng tập họp định làm yết-ma vì sao không đến?
Thi Lợi Da Bà nói: “Ắt hẳn Tăng vì ta mà làm yết-ma chứ gì!”, liền cảm thấy trong lòng hoảng sợ, rồi đi đến. Các Tỉ-kheo hỏi:
– Trưởng lão! Thầy phạm tội Tăng già bà thi sa phải không?
Thầy đáp:
– Phạm.
Rồi, trong lòng sinh hoan hỉ, thầm nghĩ:
– Các vị phạm hạnh khởi từ tâm đối với ta, nêu ra tội có thể sám hối, chứ không phải không thể sám hối.
Liền bạch:
– Cho tôi ra ngoài một lát.
Sau khi thầy ra rồi, các Tỉ-kheo bàn nhau:
– Vị Tỉ-kheo này khinh suất, không quyết định, đi rồi, lát nữa thế nào cũng nói dối, cần phải hỏi lại ba lần cho chắc chắn rồi mới làm yết-ma.
Thi Lợi Da Bà ra ngoài rồi suy nghĩ: “Vì sao ta lại nhận tội ấy? Các Tỉ-kheo thường thường trị tội ta, ta không nên nhận”.
Các Tỉ-kheo liền gọi Thi Lợi Da Bà vào, rồi hỏi:
– Thầy có phạm tội Tăng già bà thi sa thật không?
– Không phạm.
– Vì sao lúc ở giữa Tăng Thầy nói có tội đó, mà giờ lại bảo là không phạm?
– Tôi không nhớ việc đó.
Các Tỉ-kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi Thi Lợi Da Bà đến. Khi thầy đến, Phật liền hỏi lại đầy đủ sự việc trên:
– Ông có việc đó thật không?
– Có thật như vậy, bạch Thế Tôn.
Phật liền nói với các Tỉ-kheo:
– Ông Thi Lợi Da Bà này lúc ở giữa Tăng nói là thấy tội, rồi lại nói là không thấy, không thấy lại nói là thấy, còn nói rằng không nhớ. Vậy Tăng nên làm yết-ma mích tội tướng (tìm dấu vết của tội). Người làm yết-ma nên nói:
– Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo Thi Lợi Da Bà khi ở giữa Tăng thấy tội thì nói là không thấy, không thấy lại nói là thấy, rồi nói không nhớ. Nếu thời gian của Tăng đã đến, Tăng cho Thi Lợi Da Bà pháp yết-ma mích tội tướng. Đây là lời tác bạch.
Xin đại đức Tăng lắng nghe. Tỉ-kheo [442a] Thi Lợi Da Bà khi ở giữa Tăng thấy tội thì nói là không thấy, không thấy lại nói là thấy, rồi nói mình không nhớ. Tăng nay cho pháp yết-ma mích tội tướng. Các đại đức nào bằng lòng Tăng cho Thi Lợi Da Bà pháp yết-ma mích tội tướng thì im lặng, ai không bằng lòng hãy nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất. (lần thứ hai, thứ ba cũng nói như thế).
Tăng đã bằng lòng cho Thi Lợi Da Bà pháp yết-ma mích tội tướng, vì Tăng im lặng. Tôi ghi nhận việc này như vậy.
Thế rồi, người này suốt đời nên làm tám việc sau đây:
1/ Không được độ người;
2/ Không được cho người thọ cụ túc;
3/ Không được cho người y chỉ;
4/ Không được nhận sự cung cấp và xoa bóp của Tỉ-kheo;
5/ Không được làm sứ giả cho Tỉ-kheo;
6/ Không được nhận Tăng sai theo thứ tự;
7/ Không được làm người thuyết pháp cho Tăng;
8/ Suốt đời không cho xả tội.
Khi Tăng hòa hợp làm yết-ma mích tội tướng xong thì phải thi hành tám việc này suốt đời mà không được bỏ. Đó gọi là Mích tội tướng tùy thuận làm.
Kệ tóm tắt:
“Cử yết-ma, Biệt trụ,
Ma-na-đỏa, xuất tội.
Nên, không nên tùy thuận,
Tha-la-tha, dị trụ.
Học hối, Mích tội tướng,
Kết thúc phẩm thứ hai”.
VIỆC CỬ TỘI (NÊU TỘI).
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ các Tỉ-kheo ở Chiêm Ba đấu tranh, cãi vã nhau, sống không hòa hợp. Một Tỉ-kheo nêu tội một Tỉ-kheo, hai Tỉ-kheo nêu tội hai Tỉ-kheo, nhiều Tỉ-kheo nêu tội nhiều Tỉ-kheo, nói như sau:
– Tôi nêu tội trưởng lão, tôi nêu tội trưởng lão.
Bấy giờ tôn giả Ưu-ba-li bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, các Tỉ-kheo ở Chiêm Ba khởi lên việc phi pháp. Một Tỉ-kheo nêu tội một Tỉ-kheo, cho đến nhiều Tỉ-kheo nêu tội nhiều Tỉ-kheo. Bạch Thế Tôn, có bao nhiêu việc thì Tỉ-kheo được nêu tội người khác?
Phật nói với Ưu-ba-li:
– Khi có ba việc, ba nhân duyên thì Tỉ-kheo được nêu tội người khác.
Thế nào là ba việc? Đó là: Giới không Thanh tịnh, kiến không Thanh tịnh, mạng không Thanh tịnh.
Thế nào là ba nhân duyên? Đó là: Thấy, nghe và nghi. Đó gọi là ba.
Lại nữa, khi bản thân Tỉ-kheo thành tựu năm pháp thì được nêu tội người khác. Thế nào là năm pháp? Đó là:
1/ Sự việc có thật không hư dối;
2/ Nói đúng lúc, không phải không đúng lúc;
3/ Vì lợi ích, không phải không lợi ích;
4/ Nói nhỏ nhẹ, không nói thô lỗ;
5/ Vì lòng từ, không phải vì giận dữ. Đó gọi là năm pháp được nêu tội người khác.
Lại nữa, thành tựu năm pháp, được nêu tội người khác. Thế nào là năm? Đó là:
1/ Thân nghiệp thanh tịnh;
2/ Khẩu nghiệp thanh tịnh;
3/ Mạng sống chân chánh;
4/ Am tường luận tạng;
5/ Thông thạo Luật tạng.
Này Ưu-ba-li, nếu thân nghiệp không thanh tịnh mà nêu tội người khác, thì người đó nên nói: – Này trưởng lão! Thân nghiệp thầy [442b] không thanh tịnh, vì sao nêu tội người khác? Trước hết nên làm cho thân nghiệp mình thanh tịnh rồi mới nêu tội người khác.
Thế nên, này Ưu-ba-li, muốn nêu tội người khác, trước hết thân nghiệp mình phải thanh tịnh, khẩu nghiệp phải thanh tịnh, và mạng sống phải chân chánh. Nếu người nào ít nghe luận điển mà cử tội người khác thì người đó nên nói:
– Này trưởng lão! Vì sao Thầy ít nghe luận điển mà cử tội người khác? Lành thay trưởng lão, trước hết Thầy hãy nghe nhiều luận điển rồi mới cử tội người khác.
Thế đó Ưu-ba-li, khi muốn nêu tội ai, trước hết mình phải nghe nhiều luận điển. Nếu ít nghe Luật tạng mà muốn nêu tội người khác thì người ấy nên nói:
– Này trưởng lão! Vì sao Thầy ít nghe Luật tạng mà nếu tội người khác? Trưởng lão cũng không biết do việc gì mà chế giới này, tại thành ấp xóm làng quốc gia nào chế giới này. Lành thay trưởng lão! Khi muốn nêu tội ai, trước hết Thầy phải nghe nhiều Luật tạng rồi mới nêu tội họ.
Thế nên, này Ưu-ba-li! Khi muốn nêu tội ai, trước hết phải nghe nhiều Luật tạng.
Đó gọi là bản thân mình phải thành tựu năm pháp, mới được nêu tội người khác.
Lại nữa, này Ưu-ba-li, có năm trường hợp nêu tội người phi pháp. Thế nào là năm? Đó là:
1/ Có trường hợp mắng rồi mới nêu tội;
2/ Có trường hợp nêu tội rồi mới mắng;
3/ Có trường hợp vừa nêu tội, vừa mắng;
4/ Có trường hợp mắng mà không nêu tội;
5/ Có trường hợp nêu tội mà không mắng.
1/ Mắng rồi mới nêu tội: Trước tiên mắng xối xả rồi mới nêu ra một tội nào đó trong năm Thiên tội. Đó gọi là mắng rồi mới nêu tội.
2/ Nêu tội rồi mới mắng: Trước hết nêu ra một tội nào đó trong năm Thiên tội, rồi mới mắng. Đó gọi là nêu tội rồi mới mắng.
3/ Vừa nêu tội vừa mắng: Mắng xối xả, rồi nói: “Ông phạm Ba-la-di”. Mắng xối xả, rồi nói: “Ông phạm tội Tăng già bà thi sa cho đến tội Việt-tì-ni”. Đó gọi là vừa nêu tội vừa mắng.
4/ Mắng mà không nêu tội: Mắng nhiếc đủ thứ mà không nêu tội. Đó gọi là mắng mà không nêu tội.
5/ Nêu tội mà không mắng: Nêu một tội nào trong năm Thiên tội mà không mắng mỏ? Đó gọi là nêu tội mà không mắng.
Trong đây, các trường hợp trước mắng rồi sau nêu tội; nêu tội rồi mới mắng; vừa nêu tội vừa mắng thì Tăng không nên hỏi, không nên chấp nhận. Trái lại, trường hợp nêu tội mà không mắng thì Tăng nên kiểm tra.
Khi muốn nêu tội ai, trước hết nên nói:
– Này trưởng lão! Tôi muốn nêu một sự việc Thầy có chịu nghe không?
Bị cáo nên nói:
– Thầy muốn nêu tội thì được thôi.
Nếu không hỏi bị cáo có chịu nghe không mà nêu tội thì phạm tội Việt-tì-ni.
Này Ưu-ba-li, nếu bị cáo có giới thể không thanh tịnh mình không thấy, không rõ sự thật, không đúng lúc, không vì sự lợi ích, nói thô lỗ không nhỏ nhẹ, giận dữ, không có lòng từ mà nêu tội người ta, thì phạm tội Việt-tì-ni. Về vấn đề nghe, nghi cũng như thế.
Lại nữa, nếu bị cáo có kiến giải không thanh tịnh, mình không thấy, không rõ sự thật, không đúng lúc, không vì sự lợi ích, nói thô lỗ không dịu dàng, giận dữ, không có lòng từ mà nêu tội người ta thì phạm tội Việt-tì-ni. [442c] Về vấn đề nghe, nghi cũng như thế.
Lại nữa, nếu bị cáo có mạng sống không thanh tịnh, mình không thấy, không rõ sự thật, không đúng lúc, không vì lợi ích, nói thô lỗ không dịu dàng, giận dữ, không có lòng từ mà nêu tội người ta thì phạm tội Việt-tì-ni. Về vấn đề nghe, nghi cũng như thế.
Này Ưu-ba-li, nếu bị cáo có giới Thể không thanh tịnh mình thấy đúng sự thật, vì lợi ích, nói dịu dàng không thô lỗ, có từ tâm, không giận dữ, nhưng không nói với bị cáo, bị cáo không ưng thuận mà nêu tội, thì phạm tội Việt-tì-ni. Về việc nghe, nghi cũng như thế.
Nếu bị cáo có kiến giải không thanh tịnh mà khi mình thấy đúng, vì lợi ích, nói dịu dàng không thô lỗ, có từ tâm, không giận dữ, nhưng không nói với bị cáo, bị cáo không ưng thuận, mà nêu tội, thì phạm tội Việt-tì-ni. Về vấn đề nghe, nghi cũng như thế.
Nếu bị cáo có mạng sống không thanh tịnh, khi mình thấy đúng, vì lợi ích, nói dịu dàng không thô lỗ, có từ tâm, không giận dữ, nhưng không nói với bị cáo, bị cáo không ưng thuận mà nêu tội, thì phạm tội Việt-tì-ni. Về vấn đề nghe, nghi cũng như thế.
Lại nữa, người nào có năm tính xấu sau đây thì không được nêu tội người khác ở giữa chúng Tăng. Đó là: Thiên vị; giận dữ; sợ hãi; si mê và vụ lợi. Nếu có năm tính xấu đó mà nêu tội người khác thì sau khi thân hoại mệnh chung, sẽ đọa vào đường ác, rơi xuống địa ngục.
Lại nữa, người nào thành tựu năm pháp sau đây thì được nêu tội người khác. Đó là: Không Thiên vị; không giận dữ; không sợ hãi; không ngu si và không vụ lợi. Người nào thành tựu năm pháp đó mà nêu tội người khác thì sau khi thân hoại mệnh chung được sinh vào đường Thiện, được các bậc phạm hạnh ca ngợi.
Đó gọi là cử (tội).
VIỆC TRỊ PHẠT.
Thế nào gọi là Trị phạt?
– Người phạm tội Ba-la-di thì Tăng nên đuổi về làm người thế tục, hoặc làm Sa-di. Người phạm tội Tăng già bà thi sa, nếu che giấu thì Tăng cho pháp Ba-lợi-bà-sa, Ma-na-đỏa rồi xuất tội, nếu không che giấu thì hành Ma-na-đỏa rồi xuất tội. Người phạm tội Ni-tát-kì-ba-dạ-đề thì phải đem vật đã cất ra xả bỏ giữa Tăng, rồi đến trước Tỉ-kheo trưởng lão trật vai áo bên phải, quỳ gối chắp tay, bạch như sau:
– Thưa trưởng lão! Tôi đã cất y Thừa quá mười ngày, nay đem xả bỏ giữa chúng Tăng và sám hối tội Ba-dạ-đề.
Vị Tỉ-kheo thụ sám nên hỏi:
– Thầy có thấy tội này không?
– Dạ thấy.
– Đừng tái phạm nhé.
– Tôi xin cúi đầu vâng giữ.
Thế rồi Tăng làm yết-ma, giao y đó cho một người giữ, sau đó nên trả lại (chủ cũ). Còn phạm tội Ba-dạ-đề cho đến Việt-tì-ni thì cũng sám hối như thế.
ĐUỔI ĐI.
Gồm bảy trường hợp:
1/ Hủy hoại tịnh hạnh của Ni;
2/ Sống trong chúng để trộm pháp;
3/ Lừa đảo;
4/ Phạm ngũ nghịch;
5/ Bất năng nam;
6/ Phạm bốn tội Ba-la-di;
7/ Sa-di có ác kiến.
Đó gọi là bảy việc nên đuổi đi.
DỊ TRỤ (Phá Pháp luân Tăng).
Khi Phật an trú tại thành Vương Xá, đã xảy ra vụ Đề Bà Đạt Đa phá Tăng, như ở trước đã nói rõ. Thế rồi, [443a] Đề Bà Đạt Đa đi đến Thành Già-da. Sau đó, Phật cũng đi tới thành Gia Da. Hôm ấy nhằm ngày Bố-tát, Phật bảo A-nan:
– Ông đến gọi Đề Bà Đạt Đa về, hôm nay Tăng làm yết-ma Bố-tát.
A-nan bèn đến đó, nói:
– Thưa trưởng lão! Hôm nay Tăng làm yết-ma Bố-tát, đức Thế Tôn cho gọi Trưởng lão.
Đề Bà Đạt Đa đáp:
– Tôi không đến. Từ nay về sau tôi không sinh hoạt chung trong Phật pháp Tăng, không Bố-tát, Tự tứ, yết-ma chung. Từ nay về sau, đối với giới luật điều nào muốn học hay không muốn học đều do ý tôi quyết định.
A-nan nghe nói thế, liền suy nghĩ: “Đây là việc kỳ quái, thốt ra lời nói ác này lẽ nào không thương tổn đến Tăng?”
Đoạn, A-nan trở về, đem việc trên bạch đầy đủ lên Thế Tôn. Phật nói với A-nan:
– Ông hãy trở lại chỗ Đềø Bà Đạt Đa một lần nữa.
Cho đến A-nan suy nghĩ: “Thật là kỳ quái, thốt ra lời nói ác này chẳng lẽ không tổn thương đến Tăng sao?”.
Sau khi A-nan trở về, nhóm sáu Tỉ-kheo bàn nhau: “Chắc chắn Sa-môn Cù-đàm sẽ sai sứ đến lần thứ ba. Tất cả chúng ta phải giữ chánh niệm Bố-tát trước. Chúng ta hãy để lại danh dự cho hậu thế biết rằng khi Phật còn tại thế mà Đề Bà Đạt Đa và nhóm sáu Tỉ-kheo đã cùng nhau phá Tăng”, bèn thực hiện Bố-tát. A-nan liền đem sự việc ấy bạch đầy đủ lên Thế Tôn. Phật bảo:
– Ông hãy trở lại lần thứ ba, bảo Đề Bà Đạt Đa đến, vì hôm nay Tăng làm yết-ma Bố-tát.
A-nan liền đến đó, nói:
– Đức Thế Tôn gọi các vị. Hôm nay Tăng làm yết-ma Bố-tát.
Họ đáp:
– Chúng tôi không đi. Từ hôm nay trở đi, chúng tôi không sinh hoạt chung trong Phật pháp Tăng, không Bố-tát tự tứ và yết-ma chung. Từ nay về sau, đối với giới luật, điều nào muốn học hay không muốn học đều do ý tôi quyết định. Nhưng chúng tôi đã Bố-tát xong rồi.
A-nan nghe thế, suy nghĩ: “Thực là kỳ lạ, thế là họ đã phá hoại Tăng thật rồi”, bèn trở về, đem sự việc ấy bạch đầy đủ lên Thế Tôn. Đức Thế Tôn nghe xong, bèn đọc kệ:
“Thanh tịnh như trăng tròn,
Thanh tịnh được Bố-tát.
Thân khẩu nghiệp thanh tịnh,
Thế mới nên Bố-tát”.
Đoạn, Phật nói với A-nan:
– Những người phi pháp đã Bố-tát xong, vậy những người như pháp nên Bố-tát.
Khi ấy Đề Bà Đạt Đa phá Tăng, còn nhóm sáu Tỉ-kheo là bè đảng phá Tăng.
Đó gọi là Dị trụ.