(PPUD) Tổng bổn sơn, Thánh Đức Tông, Thích ca Như Lai, Suy cổ Thiên Hoàng, Thánh Đức Thái Tử. Kim Đường, Ngũ Trùng Tháp(quốc bảo), và Mộng Điện đường, Trung môn kim cang lực sĩ tượng (tài sản quý báu của quốc gia).

Ngôi chùa do Thánh Đức Thái tử chủ trì xây dựng từ năm 607 (thời kỳ Asuka). Ngôi chùa nổi tiếng vì có một số tòa bằng gỗ cổ nhất thế giới.

Khái quát

Pháp Long tự là một ngôi chùa được xây dựng vào thời Asuka(Phi Điểu), do Suiko(Suy Cổ thiên hoàng) năm thứ 15(607)  xây dựng nên. Kim đường và Ngũ Trùng tháp nằm trung tâm Tây viện già lam, còn Mộng điện nằm trung tâm Đông viện già lam. Độ rộng khuôn viên chùa tổng diện tích là 18vạn 7000 mét vuông (187000 met vuông), đặc biệt ở Tây viện già lam hiện nay, cả quần thể kiến trúc gỗ cổ xưa nhất trên thế giới. Quần thể kiến trúc gỗ cổ xưa của Pháp Long tự đã gắn liền với Pháp Khởi tự, mà năm 1993 được Unesco công nhận di sản thế giới với cả quần thể kiến trúc phật giáo ở trong khu vực già lam này.

Pháp Long Tự tại cố đô Nara (Nại Lương) - Di sản thế giới

Lịch sử – Nguồn gốc sáng kiến và xây dựng

Theo nhận định đánh giá phổ cập của đại đa số người Nhật, Pháp Long tự là ngôi tự viện được Thánh Đức thái tử, vị tổ khai sáng hưng long ra Phật Giáo Nhật Bản xây dựng. Thánh Đức Thái tử là nhân vật mẫu hình, từ cuối thế kỉ 20 có vài học giả họ cho rằng : Thánh Đức Thái tử là nhân vật không có thật trong lịch sử, thế nhưng đây chỉ là vấn đề phản luận, không thực tế. Theo học giả Oyama Seiichi viết cuốn sách với tựa đề là “Đản sanh của Thánh Đức Thái tử”, ông làm sáng tỏ nhiều vấn đề điển hình như là: ngài đã xây dựng cơ cấu luật pháp xã hội, đưa phật giáo vào đời, xây dựng các tự viện thời bấy giờ….. là nhân vật có thật….

Tây viện già lam trong khuôn viên chùa không được xây dựng từ thời đại Thánh Đức Thái tử còn hiện thế, mà vào khoảng cuối thế kỉ thứ 7 đến đầu thế kỉ thứ 8. Theo điều tra phát quật cho thấy, trước khi xây dựng ngôi già lam này, không chỉ đã có những vết tích tồn tại ngôi tự viện, mà còn khai quật ra nhiều vật báu trong đó thấy nền móng của vương triều Thánh Đức Thái tử, họ cũng đã thấy được những vết tích của tòa nhà từ dưới tầng hầm ở đông viện Pháp Long tự này. Qua việc này thôi cũng đủ chứng minh được Thánh Đức Thái tử là nhân vật có thật trong lịch sử.

Pháp Long Tự tại cố đô Nara (Nại Lương) - Di sản thế giới

Theo nhiều thuyết ghi nhận: Suy Cổ Thiên Hoàng vào năm thứ 9 (601năm), Thánh Đức Thái tử xây dựng Pháp Long Tự gần với vương cung Cưu Tại Kim Đường, đã và đang được an trí Dược Sư Như lai tọa tượng bằng đồng, Ngài đã phát nguyện xây dựng khu già lam để trị bệnh cho Dụng Minh thiên hoàng. Thế nhưng vô thường đã đến, Dụng Minh thiên hoàng sau khi qua đời, để lại di chúc, cho Suy Cổ thiên hoàng và Thánh Đức Thái tử. Suy Cổ thiên hoàng năm 15 (607 năm) có viết là : đã hoàn thành chùa và tượng phật. Thế nhưng đúng theo sử sách [Nhật Bản thư kí] ghi nhận: không có ghi gì về sự xây dựng sáng tạo Pháp Long tự (mặc dù xảy ra sự cố hỏa hoạn vào năm 670).

Khảo sát Dược Sư Như lai tọa tượng bằng đồng tại Kim Đường có những kết luận như sau:

1. nhìn bề mặt phương pháp kỹ thuật đúc đồng và dáng thức của pho tượng, rõ ràng được chế tạo giữa sau thế kỉ thứ 7

2. năm 607, tín ngưỡng Dược Sư Như lai ở NB đã có chưa?

3. cách sử dụng ngôn ngữ điêu khắc trong dòng chữ đó là gì?

Đó là những lí do mà chúng tôi chưa tìm thấy được.

Già Lam

Tây Viện gìa lam
Bên phải là kim đường, bên trái tháp 5 tầng, có cả hàng lang bao bọc xung quanh chu vi chùa. Khu hàng lang này cũng được xây dựng vào thế kỉ thứ 7. Cửa chính giữa (trung môn) được xếp vào quốc bảo. Trung môn, có 2 tầng, cửa chùa của Nhật bản gian trụ của mặt chính thông thường có 3,5,7 gian. Thế nhưng, ở Pháp Long tự thì gian trụ của mặt chính chỉ có 4 gian, trụ cột chính giữa là nét đặc sắc độc đáo của chùa. Hai bên phải trái trong cửa, đang thờ 2 vị Kim Cang lực sỹ lập tượng. Hai tượng này, gọi là nhân vương tượng, được đánh giá là đồ cổ có niên đại đầu thế kỷ thứ 8.

Kim Đường

Phật đường 2 tầng, 2 mái ngói, trên đỉnh còn có thêm 2 mái ngói chồng chất lên nhau, để tạo sự thu hút bề ngoài. Kim đuờng, với nhiều đường nét tỉ mỉ, uyển chuyển của nét điêu khắc hùng hồn qua chất liệu gỗ xưa của Nhật bản. Vân đấu, vân xạ mộc, khúc tuyến đa dạng. Tầng 2 ,các nhà kiến trúc cổ, họ đan chất từ mảnh gỗ này sang thanh gỗ kia, kết thành hình chữ “nhân” , biểu hiện tính tất yếu hóa nương tựa, thể hiện qua hình dáng Kim Đường. Nếu muốn nhìn nét độc đáo, tính sáng tạo kiến trúc cổ thế kỉ thứ 7 này, thì chúng ta chỉ thấy được ở những khu vực riêng biệt của dòng Pháp Long tự, Kim đường, Ngũ trùng tháp, Trung gian, Tam trùng tháp Pháp Khởi tự, Tam Trùng tháp Pháp Luân tự.

Trong kim đường còn chia ra gian trung, gian đông, gian tây, vách tường chung quanh, được họa nhiều bản vẽ kỹ xảo (xem thêm sách Pháp Long tự kim đường bích họa), mỗi gian đang thờ Thích Ca Như Lai, Dược Sư Như Lai, và A Di Đà Như Lai.

Thích Ca tam tôn tượng (quốc bảo)

Dược Sư Như Lai tọa tượng(quốc bảo)

A Di Đà Như tam tôn tượng (tài sản quí báu của quốc gia)

Tứ thiên vương lập tượng ( quốc bảo)

Tỳ sa môn thiên & Kiết tường thiên lập tượng (quốc bảo)

Ngũ trùng tháp (quốc bảo)

Hoài lang ( hiên hành lang) (quốc bảo)

Tàng Kinh (quốc bảo)

Lầu Chung (quốc bảo)

Đại giảng đường (quốc bảo)

Đông viện già lam

Là nơi xây dựng cho Thánh Đức Thái tử sinh sống. Nó cũng được bao bọc bởi những hành lang dài, tao nên mộng điện 8 gốc, hành lang hướng tây có Lễ đường; phía đối diện nhìn ra là hướng bắc, có Họa điện, Xá Lợi điện; tiếp giáp phía bắc, họa tranh điện, xá lợi điện, còn có thêm truyền pháp điện.

Quan Âm Bồ Tát lập tượng (cứu thế Quan Âm) (quốc bảo)

Hành Tín Tăng Đồ tọa tượng (quốc bảo)

Đạo Tuyên Luật sư tọa tượng (quốc bảo)

Thánh Quan Âm lập tượng (tài sản quí báu của quốc gia)

Họa điện và Xá lợi điện (tài sản quí báu của quốc gia)

Truyền Pháp điện (quốc bảo)

Đại bảo tạng viện

Lần đầu tiên nơi này được công khai cho xem bách tế Quan Âm tượng (100 tượng), năm 1998 trùng tu lại Đông bảo điện, Tây bảo điện đề thờ 100 tượng.

Quan Âm Bồ Tát lập tượng (cứu thế Quan Âm) (quốc bảo)

Quan Âm Bồ Tát lập tượng (cửu diện Quan Âm) (quốc bảo)

Quan Âm Bồ Tát lập tượng (mộng vị Quan Âm) (quốc bảo)

Địa Tạng Bồ Tát lập tượng (quốc bảo)

Lục Quan Âm tượng (tài sản quí báu của quốc gia)

Phạm thiên, Đế Thích Thiên lập Tượng, tứ thiên vương lập tượng (tài sản)

Đại bảo tạng điện

Còn có rất nhiều nơi giới thiệu trong khu vực này

Tử viện (giành cho trẻ em)

Pháp Long Tự tại cố đô Nara (Nại Lương) - Di sản thế giới

Lược lịch Pháp Long tự

* Thời đại năm công trình
* Phi Điểu, Bạch Phụng 574 Thánh Đức Thái tử ra đời
* 601: hoàn thành cung triều
* 607: xây dựng Pháp Long tự, phái sang nước Tùy
* 622: Thái tử qua đời
* 623: Hoàn thành Kim đường, Thích Ca tam tôn tượng
* 643: dòng họ soga nổi dậy, đốt phá cung triều, vương gia thượng cung diệt vong
* 670: Pháp Long tự bị hỏa họan
* Nara (Nại Lương) 711: hoàn thành Tây viện
* 739: hoàn thành mộng điện , sư Hành Tín
* Heian (Bình An) 925: giảng đường bị hỏa họan
* 989: thượng đường bị phá hoại
* 1121: xây dựng Thánh Linh viện
* Kamakura (Khiêm Lương)1284: tu bổ lai Thánh Linh viện
* 1318: tái tạo thượng đường
* Muromachi(thất đinh) 1438: tái tạo Nam đại môn
* Eido (Giang hộ) 1605: đại trùng tu
* 1696: đại trùng tu
* Cận đại,chiêu hòa 1934: bắt đầu đại trùng tu
* 1941: hoàn thành đại bảo tạng viện
* 1949: kim đường bích họa bi thiêu cháy
* 1968: tái hiện kim đường bích họa
* 1985: trùng tu lại
* 1993: Unesco công nhận di sản thế giới

Lược dịch: Sư cô Thích Ni Tâm Trí  (Chùa Nisshinkutsu, Nhật Bản)

Theo: Phật Pháp Ứng Dụng