THÀNH THẬT LUẬN
Ngài HA-LÊ BẠT-MA tạo
Đời Diêu Tần Ngài TAM TẠNG CỰU MA LA THẬP dịch sang Hán Văn
Dịch giả: Tỳ-kheo Thích Trí Nghiêm
***
Quyển Thứ 6
PHẨM PHI NHẤT TÂM THỨ 71
Đáp: Ngươi nói tâm một, bị tham thảy làm dơ luôn. Việc nầy chẳng phải lẽ. Với trong tâm nối nhau luôn thấy là một tướng. Như nói gió chiều qua tức là gió sáng nay. Sông ngày nay tức sông ngày xưa. Đèn mai nay tức là đèn hôm qua. Như cái răng rụng gọi là tái sinh, vì giống nhau ấy nên gọi là tái sinh. Như vậy tâm khác, vì nối nhau luôn, nên bảo là một tâm. Ngươi nói nghĩ nhớ ấy. Người hoặc tự nghĩ bản-tâm, nếu bản tâm đến nay còn nghĩ việc gì? Lại làm sao sẽ đem tâm nầy mà nghĩ tâm này? Không có một trí nhớ nào năng biết tự thể. Nên chẳng phải một tâm. Ngươi nói tu nhóm. Nếu tâm thường một, tu sao được ích? Nếu có nhiều tâm thời hạ, trung, thượng thứ lớp nối nhau sinh, nên mới có tu nhóm. Ngươi nói tâm là một tướng. Nếu tâm là một tướng, tức đấy là thường, thường tức chân ngã. Tại vì sao? Vì nay làm sao làm thường một chẳng biến nên mới cho là một. Như rót nước nối nhau luôn, trong tâm lầm cho là một. Như kẻ bệnh mắt thấy đùm tóc cho là một; nếu với việc nầy kẻ có thể phân biệt thời biết kia lại khác. Lại kẻ thâm trí năng biết tâm khác. Tại vì sao? Vì các vị Phạm-Vương thảy ở trong cơn mê-muội thốt nói như vầy: Thân nầy vô thường, mà tâm-thức nầy là thường. Như các vị PHạm-Vương thảy mà hãy còn mê-muội, huống chi người khác mà chẳng mê đắm thường ư? Cho nên phải khéo suy-nghĩ các pháp duyên-sinh, thời nghĩ điên-đảo kia mới dứt. Ngươi nói tả thấy hữu. Vì là trí-lực nên thấy khác biết khác, như người nầy làm thơ nhiều người khác năng biết. Lại như các người đã được là Thánh-nhân năng biết: Những việc vị-lai chưa sinh, chưa có mà Thánh-trí năng biết. Lại việc quá-khứ không nghĩ nhớ, nên biết chưa đến chưa có mà trí-lực năng biết. Việc nầy ra sau sẽ nói rộng.
PHẨM MINH ĐA-TÂM THỨ 72
Ngươi nói tâm một dùng làm nhiều nghiệp. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì chính lấy nghĩa rõ biết là tâm. Mà rõ biết sắc khác rõ biết thanh khác, tâm tâm sao một được? Lại như nghiệp tay cầm bình thời chính tay nầy chẳng cầm được vật khác nữa. Như vậy vì tùy tâm nào lấy sắc, thời chính tâm ấy chẳng còn nghe tiếng được. Lại nhãn thức này lấy nhãn căn làm chỗ nương, lấy sắc làm cảnh duyên; hai món nầy là vô thường niệm niệm sinh điệt, thời nhãn thức làm sao tránh khỏi niệm niệm diệt được? Ví như không cây bóng đâu có được! Như vậy vì nhãn sắc niệm niệm diệt, nên chỗ bị nương để sinh thức cũng niệm niệm diệt; pháp mà niệm niệm diệt không có sức đi. Lại trước đã có các lời đáp trong ý phẩm, nên ý chẳng đi. Tuy ngươi nói thực trụ trong mắt, đợi sáng năng thấy, như tức người nầy năng thấy nghe thảy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì nay trong Luận này tìm thật nghĩa của pháp, còn người là giả danh chẳng nên đem làm dụ. Lại nếu cần tìm tướng người, thời tôi nói các ấm là người, cũng nói nhiều biết biết nghi ngờ thảy, khác với nhiều biết quyết định; chẳng nên đem nhiều biết nghi ngờ mà cho là nhiều biết quyết định. Như vậy tất cả. Ngươi nói vì căn sai khác nên thức mới có sai khác. Việc nầy chẳng phải lẽ. Căn là nhân duyên sinh thức. Nếu thức là một, thời nhiều căn để làm gì? Ngươi đem Đèn, Toán làm dụ. Dụ nầy chẳng đúng. Như vì chẳng soi đốt đèn mà thể đèn chẳng phải chẳng soi, nên chẳng tự soi, nhờ đèn mà thể đèn chẳng phải chẳng soi, nên chẳng tự soi, nhờ đèn phá tối, nhãn thức được sinh; nhãn thức sinh rồi cũng năng thấy đèn và bình thảy các vật. Lại người toán số, năng biết sắc mình, cũng biết sắc kẻ khác, nên gọi biết nhau. Ngươi nói nghiệp thảy. Trong lời nạn nghiệp thảy đã đáp rồi, nên nay không lỗi. Lại nếu tâm thường một thời không nghiệp không báo. Tại vì sao? Chính vì tâm và chỗ bị nương là nghiệp. Nếu tâm là một, đâu có nghiệp báo? Buộc mở thảy đều như thế. Lại ngươi nói làm khác chịu khác. Đấy cũng chẳng phải lẽ. Vì các ấm nối nhau luôn, chẳng phải một, chẳng phải khác, mà nói các nghiệp thảy, chứ chẳng phải chân thật nghĩa vậy. Với trong ấm nối nhau mà nói kia đây thảy các danh tự thời không lỗi. Cho nên biết có nhiều tâm.
PHẨM THỨC TẠM TRỤ THỨ 73
Hỏi: Đã rõ biết nhiều tâm. Nay các tâm là niệm niệm diệt hay là có trụ chút thời? Có người nói: Tâm trụ chút thời. Tại vì sao? Vì rõ biết sắc thảy vậy. Nếu niệm niệm diệt, thời không thể rõ biết được. Cho nên chẳng phải chẳng trụ. Nếu niệm niệm diệt thời quyết chẳng biết được các pháp sắc thảy. Tại vì sao? Vì như điện sáng tạm trụ còn chẳng rõ biết được, huống là niệm niệm diệt mà rõ được ư? Nay thật có rõ biết nên mới biết các thức chẳng phải niệm niệm diệt. Lại nhãn-thức nương nhãn-căn duyên sắc, hai món nầy chẳng khác, thức cũng chẳng khác. Lại tâm đủ năng lực lấy xanh thảy các màu sắc, nên biết chẳng phải niệm niệm diệt. Nêu ý ông bảo vì nối nhau luôn, nên mới năng quyết rõ ấy. Cũng chẳng phải lẽ. Vì nếu mỗi tâm chẳng năng quyết rõ, thì dù cho nối nhau luôn cũng chẳng rõ biết được. Như một người mù chẳng năng thấy sắc, thời nhiều người mù cũng chẳng thấy gì. Nếu ông lại bảo: Như mỗi mỗi sợi chỉ không thể buộc voi, nhóm lại nhiều sợi thì được. Như vậy một tâm không thể quyết rõ, mà nối nhau thời được ấy. Đấy cũng chẳng phải lẽ. Vì trong mỗi mỗi sợi chỉ đều có chút sức mạnh, hòa hiệp thời có thể. Tâm trong một niệm không có chút sức mạnh rõ biết. Cho nên biết chẳng phải niệm niệm diệt. Lại nên tâm niệm niệm diệt ấy, thời các hành nghiệp quá-khứ vị-lai đều thành vô dụng, vì có chút thời gian ngắn tạm trụ, nên mới năng khiến hữu-dụng. Vậy nên biết tâm chẳng phải niệm niệm diệt. Tuy là vô thường cần có chút trụ.
PHẨM THỨC VÔ-TRỤ THỨ 74
Đáp: Ngươi nói vì tâm có rõ biết, nên chẳng phải niệm niệm diệt. Việc nầy chẳng phải lẽ. Vì sức các tướng tại tâm có khả năng quyết rõ, chứ chẳng vì trụ lại vậy. Nếu chẳng phải vậy, thời đối với trong việc tiếng tăm không thể quyết rõ được. Tại vì sao? Vì hiện thấy việc nầy niệm niệm diệt, mà thật có quyết rõ. Cho nên biết chẳng vì tạm trụ mà năng rõ. Lại chính vì biết rõ là tâm, như rõ xanh tức chẳng phải rõ vàng; Vậy nên dù cho tạm trụ đi nữa, rõ xanh cũng không thể rõ biết vàng được. Lại khi rõ xanh khác, khi rõ biết chẳng phải xanh khác. Một pháp chẳng nên hai thời, là pháp với thời cùng lúc, thời với pháp cũng vậy. Lại nhận lấy có hai cách: một là quyết rõ, hai là chẳng quyết rõ. Nếu thức chẳng niệm niệm diệt, thời tất cả nhận lấy đều nên quyết rõ. Tôi cho là tùy thức sinh nhiều nối nhau, thời nhận lấy mới rõ ràng. Nếu ít nối nhau ấy là chẳng rõ. Lại thức lấy trên hoặc chậm hoặc nhanh tâm chẳng nhất định. Ngươi nói nương cảnh duyên chẳng khác. Nghĩa nầy đã thành; sắc niệm niệm diệt, nên nương duyên cũng khác. Ngươi nói tâm đủ năng lực ấy. Thức năng kháp lấy thân phần, nên gọi là đủ lấy. Vậy nên không có một thức năng khắp lấy. Tại vì sao? Vì chưa lấy đầy đủ tâm đã tùy diệt, thời đâu được có tâm năng lấy tất cả? Ngươi nói tác nghiệp vô dụng. Việc nầy chẳng phải lẽ. Như đèn tuy niệm niệm diệt nhưng có tác dụng soi; các nghiệp và gió tuy niệm niệm diệt, cũng năng lay vật. Thức nầy cũng thế. Lại như đèn thảy tuy niệm niệm diệt, cũng khá lấy được. Thức cũng như thế, tuy niệm niệm diệt, cũng năng lấy được.
Lại nữa, các tâm ý thức đều niệm niệm diệt. Tại vì sao? Vì xanh thảy các màu nhóm hiện tại trước mặt mà năng mau sinh diệt, nên biết chẳng trụ. Lại người hoặc khi sinh lòng tự bảo: một lúc năng lấy các cảnh. Nên thức chẳng trụ. nếu thức tạm trụ, thời người kia không thể sinh tâm nghĩ lầm nầy. Tại vì sao? Vì như giống rễ nối nhau mới có tạm trụ, nên người đối với trong ấy chẳng sinh tâm lầm cho là mộng cây thảy đồng thời mà có. Nên biết thức niệm niệm diệt. Lại như người thấy cái bình liền sinh nhớ bình, vì thấy rồi mới sinh nhớ, nên niệm niệm diệt. Lại nếu các thức chẳng niệm niệm diệt, thời nên một trí cũng tà cũng chính: như thấy lấy người nhận người này cũng tức nhận lấy chẳng phải người. Như vậy lấy nghi ngờ cũng tức lấy, quyết định vậy thời không được. nên biết niệm niệm diệt. Lại các phân biệt, các nhân duyên, nên biết niệm niệm diệt. Lại tướng tiếng tăm nối nhau niệm niệm diệt, với trong đó sinh biết. Cho nên mới biết tâm niệm niệm diệt.
PHẨM THỨC CÂU SINH THỨ 75
Hỏi: Đã rõ tâm niệm niệm diệt. Nay các thức là đồng thời sinh hay là thứ lớp sinh? Có ông Luận-sư nói thức đồng thời sinh. Tại vì sao? Vì có người đồng thời năng lấy các trần như người thấy bình cũng nghe tiếng nhạc; mũi ngửi, hoa thơm, miệng cũng ngậm vị thơm; gió quạt xúc thân, cũng suy nghĩ âm điệu khúc hát. Cho nên biết đồng thời năng lấy các trần. Lại nếu một thức ở trong thân năng khắp lấy khổ vui. Vậy thời đem một nhãn thức cũng năng lấy các cây. Việc nầy không thể. Vì làm sao một thức đều biết rễ, cộng, nhánh, lá, hoa và trái? Cho nên biết nhiều thức đồng thời đồng sinh khắp lấy các xúc. Lại trong nhiều thứ màu sắc đồng thời sinh biết, mà biết xanh tức chẳng phải biết vàng. Cho nên biết đồng thời nhiều thức đồng sinh. Lại trong các thân phần năng mau sinh biết, khi lấy một phần tức năng khắp lấy. Lại trong Phật Pháp không có hữu phần, chẳng khá một thức khắp lấy các phần. Cho nên biết đồng thời năng sinh nhiều thức khắp láy các phần.
PHẨM THỨC BẤT CÂU SINH THỨ 76
Đáp: Ngươi nói các thức đồng thời đều sinh. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì thức đợi nghĩ mới sinh. Như trong kinh nói: “Nếu nhãn nhập chẳng hoại, sắc-nhập hiện trong cảnh; mà nếu không nghĩ năng sinh thức, thời nhãn-thức chẳng sinh”. Cho nên biết các thức vì đợi nghĩ vậy, chớ chẳng phải đồng thời sinh. Lại tất cả pháp sinh đều thuộc nghịêp nhân, vì tâm mỗi mỗi sinh nên quả báo địa ngục thảy chẳng phải đồng thời chịu. Nếu biết tâm đồng sinh, lẽ ra đồng chịu quả báo một lúc, mà thật không được. Nên biết các thức chẳng phải một thời sinh. Lại thức năng mau lấy cảnh, như vòng lửa quay tròn, vì quay nhanh nên chẳng thấy ngằn mé. Các thức cũng vậy, vì thời gian trụ ngắn nên chẳng phân-biệt được. Lại các thức nếu đồng thời sinh thời tất cả pháp sinh đều nên một niệm một thời đồng sinh, có gì ngăn ngại? Vậy thời tất cả pháp sinh chẳng cần công hạnh, chẳng cần tạo nghiệp công-đức vẫn được giải thoát? Việc nầy chẳng khá được. Cho nên biết các thức chẳng phải một thời sinh. Lại thân bị tâm khiến, nếu các tâm đồng sinh thời thân bị tan nát, vì các tâm đi lại một thời sinh vậy, mà thật thân chẳng hư. Nên biết các thức chẳng phải một thời sinh. Lại mắt thấy vật bên ngoài như giống, rễ, mộng thảy và sơ thai như giọt sữa đặc, lát thịt mỏng và bào-thai thảy sắc, rồi đến hình hài: thiểu, tráng, lão thứ tự mà có, tâm cũng phải như vậy.
Lại như trong kinh nói: “Nếu khi thọ vui, thời hai thọ kia diệt: chỗ gọi khổ thọ và chẳng khổ vui thọ. Như vậy thảy”. Nếu thức đồng thời sinh thời phải sinh ba món thọ cùng một lúc, mà thật đâu phải vậy. Nên biết các thức chẳng một thời sinh. Lại vì trong một thân một tâm sinh vậy, nên gọi là một người; nếu thức đồng sinh thời một thân phải nhiều người mà thật đâu phải. Vậy nên trong một thân chẳng cùng sinh một lúc. Lại nếu thức cùng sinh, thời phải một thời biết, biết tất cả pháp. Tại vì sao? Vì trong mắt có vô-lượng trăm ngàn thức sinh, cho đến trong ý cũng đều như thế. Như vậy thời phải biết tất cả pháp, mà thật đâu phải. Nên biết các thức chẳng một thời sinh?
Hỏi: Các thức cớ sao cần thứ tự sinh?
Đáp: Vì một thứ lớp duyên, nên mỗi mỗi thức sinh.
Hỏi: Cớ sao chỉ có một thứ lớp duyên?
Đáp: Pháp lẽ như vậy. Như một thân một ý của ngươi, Tôi cũng như vậy, một ý một thứ lớp duyên. Như mộng thuộc hạt giống, cần phải thứ lớp sinh mộng, mà chẳng sinh cộng thảy. như vậy pháp nào tùy thuộc tâm, cần phải kề tâm đó mà sinh, chẳng sinh các pháp khác. Lại tướng thức quyết định vậy, mỗi mỗi khởi diệt thứ lớp thuộc nhau, như tướng lửa và nóng. Vậy nên các thức cần thứ lớp sinh.
PHẨM TƯỞNG ẤM TRONG NHÓM KHỔ ĐẾ THỨ 77
Hỏi: Pháp gì là tưởng?
Đáp: Vì lấy tướng giả pháp nên gọi là tưởng. Tại vì sao? Vì như trong kinh nói: “Có người tưởng nhiều, có người vô-lượng tưởng, vô-sở hữu-tưởng, mà thật không có các pháp nhiều ít thảy nầy, nên biết tưởng là lấy tướng giả-pháp. Tưởng nầy phần nhiều ở trong điên-đảo mà nói: như nói, với trong vô thường điên đảo tưởng thường; trong khổ điên-đảo tưởng vui; trong vô-ngã điên-đảo tưởng ngã; trong bất-tịnh điên-đảo tưởng tịnh. Cũng nói trong tín-giải quán tất cả nhập thảy. Người vì tưởng ba món sai khác lấy cảnh duyên nghĩa là kẻ oan, người thân và kẻ oan thân. Người ấy với trong cảnh nầy thứ lớp sinh ba món thọ; rồi thọ sinh ba món độc, nên tưởng có lỗi. Vì tưởng có lỗi, nên Phật dạy cần dứt. Như nói: mắt thấy sắc đừng lấy tướng. Nên biết lấy tướng giả-pháp, gọi là tưởng.
Hỏi: Lấy giả pháp là tưởng?
Nghĩa nầy chẳng phải. Tại vì sao? Vì tưởng nầy năng dứt phiền não kia mà. Như trong kinh nói: “Vì khéo tu vô thường tưởng, nên năng dứt được tất cả nhiễm cõi Dục, nhiễm cõi Sắc, và nhiễm cõi vô sắc, tất cả hý động, ngã mạn và vô-minh”. Cho nên biết chẳng phải lấy giả pháp là tưởng. Lấy giả pháp là tưởng thời lẽ chẳng dứt được các phiền não kia?
Đáp: Đấy thật là Huệ mà lấy tưởng gọi tên. Như nói kẻ thọ giả với tất cả được giải thoát. Cũng nói dùng ý dứt tất cả phiền não. Lại như nói dùng nghiệp chẳng đen chẳng trắng năng hết các nghiệp. Cũng nói tín năng qua sông; nhất tâm qua biển; tinh tấn trừ khổ, huệ năng sinh thanh tịnh. Mà thật dùng huệ mới được qua, chứ chẳng phải dùng tín thảy. Như vậy trí huệ mà lấy tưởng gọi tên. Lại trong kinh nói: “Lấy Huệ làm dao”. Như nói Thánh Đệ-tử dùng gươm trí huệ năng dứt gút phiền não. Cho nên biết trí huệ năng dứt gút, chẳng phải là tưởng. Lại trong 37 phẩm thánh đạo chẳng nói tên của tưởng nên chẳng dứt gút. Lại trong kinh nói: “Tri giả kiến-giả năng được hết lậu, chứ chẳng phải kẻ bất tri kiến. Lại trong tam vô lậu căn nói: Vì tri dục tri căn, tri căn tri dĩ căn. Đều lấy tri mà gọi tên. Lại Phật nói: Huệ là huệ phẩm, giải thoát tri kiến phẩm. Lại nói không thiền nào chẳng trí, không trí nào chẳng thiền. Lại trong kinh thứ lớp nói kẻ trì tịnh-giới thời tâm chẳng ăn năn, cho đến nhiếp tâm được như thật trí… Lại Pháp-tri thảy đều lấy huệ mà gọi tên. Lại trong tam học, huệ học rất hơn hết. Cũng nói trí huệ cụ túc giải thoát tri kiến cụ túc. Lại trong thất tịnh nói đạo tri kiến tịnh… Lại Phật gọi là Chính tri Nhất Thiết Pháp vậy, nên gọi là Vô thượng Trí huệ. Tưởng không nói như vậy. Lại lý phải dùng huệ dứt các phiền não, chẳng phải dùng tưởng vậy. Tại vì sao? Như kinh Đại-nhân duyên nói: “Nếu nghĩa nào đã đem vào trong khế kinh, mà chẳng trái với pháp-tướng, và tùy thuận với Luật, nghĩa ấy nên lấy”. Lại nói với trong chính nghĩa bỏ riêng lời tùy nghĩa ra; với trong chính ngữ bỏ riêng nghĩa tùy-ngữ ra. Cho nên trong kinh tuy nói Vô thường tưởng thảy năng dứt các gút mà lý phải là huệ. Lại nói vô minh làm gốc phiền não, vì lìa vô minh nên huệ được giải thoát. Cho nên lý lấy huệ dứt các phiền não.
Hỏi: Ông nói các tưởng lấy tướng giả-pháp. Cái gì là tướng
Đáp: Có người lấy giả pháp làm tướng, giả-pháp có năm thứ: Một quá khứ, hai vị lai, ba danh tự, bốn là tướng và năm là người. Việc này chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì người nhân ngũ ấm mà thành, tướng không phải để thành nhân nguyên. Cho nên chẳng phải giả danh.
Hỏi: Vậy thì nghĩa của tướng thế nào?
Đáp: Cảnh duyên tức là tướng. tại sao biết được? Như nói sư tử chúa loài thú, đứng bên nầy bờ sông, lấy tướng bờ bên kia, rồi băng dòng mà qua; nếu chẳng có tướng biểu trước thời trở lại bờ nầy, đến chết chẳng bỏ đi. Trong kinh nầy lấy cây cổ thụ thảy làm tướng. Lại nói Tỳ-kheo nêu tướng, trong ấy cũng lấy áo thảy làm tướng. Lại nói Đức Thế Tôn hiện tướng như vậy. Lại quan Tể tướng nhân khi vua ăn, nên mới lấy tướng thèm khát. Lại nói sớm mai là tướng mặt trời mọc. Lại nói ba tướng: chỗ gọi là nhiếp tướng, phát tướng và xả tướng. Trong ấy tức lấy nhiếp thảy làm tướng. Tùy nghĩ pháp nào, buộc tâm nơi cảnh duyên, ấy gọi là nhiếp tướng. Trong ấy tức lấy năm pháp làm tướng. Cho nên biết chẳng lấy giả-pháp làm tướng cũng chẳng phải nhiếp thuộc hành-ấm. Lại Xá-Lợi-Phất lấy, diện mạo các tướng của Phú-Lầu-Na. Lại trong kinh nói mắt thấy sắc chẳng lấy tướng. Lại trong Pháp-ấn nói: “Nếu Tỳ-kheo tự thấy đoạn sắc thanh các tướng, Ta chưa nói người nầy được thanh-thịnh tri-kiến”. Vì những cớ nầy nên biết duyên tức là tướng, chẳng giả-pháp vậy.
Hỏi: Duyên chẳng phải tướng. Tại vì sao? Vì Vô tướng tam muội cũng có duyên vậy. Lại nói thấy sắc rồi chẳng lấy tướng. Nếu duyên là tướng, làm sao lấy sắc mà chẳng lấy tướng?
Đáp: Tướng có hai thứ: Có tướng có lỗi, có tướng không lỗi. Vì ngăn tướng lỗi, nên mới thấy sắc mà chẳng lấy tướng. Vô tướng ấy, duyên cũng có lỗi (trong Diệt-đế sau sẽ nói rộng) Nghĩa là diệt ba món tâm, nên gọi vô tướng. Kẻ hành giả mới nhập đạo chẳng phải tất cả tướng đều là lỗi vậy. Nếu lấy nhiếp tướng, phát tướng và xả tướng thảy, Vậy là không lỗi. Lại Niết Bàn gọi vô pháp, vậy nên chẳng nên nạn. Như nói nếu lấy pháp tướng, chẳng phải là ô nhiễm, mà lấy giả-danh tướng, thời sinh phiền não. Tại vì sao? Vì lấy tướng sai khác oan, thân thảy nên sinh buồn, vui thảy. Do đó năng sinh các lỗi tham, giận thảy. Vậy nên biết lấy tướng giả pháp, đấy gọi là Tưởng vậy.
PHẨM THỌ-TƯỚNG TRONG N HÓM THỌ LUẬN KHỔ-ĐẾ THỨ 78
Hỏi: Thế nào là thọ?
Đáp: Khổ, vui, chẳng khổ vui.
Hỏi: Sao gọi là khổ, sao gọi là vui, và sao gọi là chẳng khổ vui?
Đáp: Ba món thọ nầy không có tướng quyết định. Tại vì sao? Vì như tức một việc, hoặc thêm ích thân tâm, hoặc làm tổn giảm, hoặc đều trái cả hai?
Đáp: Cảnh duyên ấy bất đinh, chứ chẳng phải thọ bất định. Tại vì sao? Vì tức như một thứ lửa, hoặc khi sinh vui hoặc khi sinh khổ, hoặc khi sinh chẳng khổ vui. Từ duyên sinh thọ thời là quyết định: Tức một việc nầy vì tùy thời vậy, nên hoặc làm nhân cho vui; hoặc làm nhân cho khổ; hoặc làm nhân cho chẳng vui khổ.
Hỏi: vì lúc nào mà duyên nầy làm nhân cho khổ vui thảy?
Đáp: Tùy năng khổ, với trong lúc đó thời sinh tướng vui, như người bị lạnh bức, bấy giờ xúc nóng là năng sinh tướng vui.
Hỏi: Xúc nóng nầy quá nhiều lại năng làm khổ, đâu là vui. Nên biết thọ vui cũng không có?
Đáp: Vì thế-tục danh-tướng nên mới có thọ vui, chẳng phải nghĩa chân-thật. Tùy người nầy khi ưa xúc nóng cũng là thêm ích; lại ngăn được khổ trước, bây giờ trong ấy thời sinh tướng vui. Nếu lìa khổ trước, thời xúc nóng này chẳng hay làm vui. Nếu lìa khổ trước, thì xúc nóng chẳng năng làm vui, nên chẳng phải thật có.
Hỏi: Ông nói chỉ vì danh-tướng nên có vui. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì trong kinh Phật tự nói ba thọ, nếu thật không vui, làm sao nói ba thọ. Lại nói sắc nếu quyết định khổ, thời chúng-sinh đối trong đó chẳng sinh tham đắm. Lại nói những gì là ý vị trong sắc? Chỗ gọi vì nhân sắc năng sinh vui mừng. Lại nói Lạc-thọ phi sinh vui, khi trụ cũng vui, mà khi hoại là khổ; khổ thọ: Khi sinh khổ, khi trụ cũng khổ, mà khi hoại là vui; bất khổ bất lạc thọ: Chẳng biết khổ mà cũng chẳng biết vui. Lại lạc-thọ là phước báo; khổ thọ là tội báo. Nếu thật không lạc thọ, thời cõi Sắc, cõi Vô-sắc lẽ chẳng có thọ. Mà thật chẳng phải vậy. Lại nói trong lạc-thọ tham khiến, nếu không có lạc-thọ tham sai khiến chỗ nào ? Chẳng nên nói khổ thọ tham khiến. Cho nên biết thật có thọ vui?
Đáp: Nếu thật có thọ vui lẽ nên nói ra tướng thế nào là vui, mà thật không thể nói được. Phải biết chỉ vì trong khổ có sai khác, gọi là tướng vui mà thôi. Tất cả thế-giới, từ dưới đại-địa-ngục lên đến cõi hữu-đỉnh, đều là tướng khổ, bị nhiều khổ bức-bách với trong khổ ít sinh tướng vui ấy thôi. Như người bị khổ nóng bức, thời lấy xúc lạnh làm vui. Cho nên trong các kinh đều nói như vậy, không có ngại gì.
Hỏi: Cũng thể nói tất cả thế-gian đều là vui, vì với trong ít vui, mà sinh tưởng khổ. Nếu chẳng phải vậy, cũng không được nói với trong ít khổ, sinh tưởng là vui vậy?
Đáp: Khổ thọ tướng thô, nên chẳng nên cho ít vui là khổ. Lại vui dù ít, cũng chẳng phải tướng bức-bách. Tại vì sao? Vì chẳng thấy có người thọ chút vui mà đưa tay lên hô to. Lại lạc-thọ cũng ít lần gọi là tướng dịch-diệt, in như Thượng-địa càng tịch diệt lần lần. Vậy nên nói trong ít vui sinh tướng khổ ấy, chỉ có lời nầy: Phàm phu ngu-nhân, với trong ít khổ, quấy sinh tưởng vui thời có đạo-lý.
PHẨM HÀNH-KHỔ THỨ 79
Các thọ đều khổ. Các vật áo cơm thảy đều là nhân khổ, chẳng phải là nhân vui. Tại sao biết được? Vì hiện thấy áo cơm tăng quá mức, thời khổ cũng tăng lên, nên gọi là nhân khổ. Lại đau tay các khổ có thể chỉ tướng được, mà tướng vui chỉ không được. Lại áo cơm các vật đều vì để trị bệnh, như người chẳng khát uống chẳng sinh vui. Lại người bị khổ bức bách, đối với khổ khác, mà sinh tưởng vui, như người sợ chết cho hình phạt là vui. Lại roi gậy dao xà-mâu, các nhân duyên khổ đều là quyết định, mà các nhân vui chẳng phải vậy. Lại vì tất cả đồ cần dùng rốt-ráo là khổ, nên phải biết trước có, sau rồi mới hiểu, như guốc mòn lần. Lại với trong nữ sắc thảy trước sinh tưởng vui. Lìa nhớ tưởng bậy mới thấy tội lỗi của nó. Lại nữ-sắc thảy đều là nhân-khổ khô héo tiêu mòn sinh các bịnh hoạn. Cho nên biết chẳng vui vậy. Lại khi ly-dục đều xả duyên này. Nếu là thật vui làm sao lại xả ư? Lại người tùy việc sinh vui, về sau cũng tức việc ấy lại sinh tâm khổ. Nên biết chẳng phải vui. Lại thân là ruộng khổ, chẳng phải ruộng vui, như trong đám ruộng đồng, lúa mạ khó trồng, mà cỏ lát dễ sinh; như vậy thân-điền các khổ dể nhóm, mà vui hư khó sinh. Lại người đối trong khổ trước, khởi sinh vui điên đảo, sau sinh tham đắm. Vui nếu chút thật chẳng gọi là điên-đảo. Như Thường, Ngã, Tịnh tìm chút thật cũng không có, Lạc cũng như thế, vì đều là điên đảo vậy. Lại người với trong việc khổ cực, mà sinh lòng vụi như gánh nặng trở vai. Nên biết không vui. Lại trong kinh Phật nói: “Phải quán vui là khổ; quán khổ như tên đâm vào tim; quán chẳng khổ chẳng vui là vô thường niệm niệm sinh diệt”. Nếu quyết định có vui, chẳng nên quán khổ, phải biết phàm-phu nhận khổ làm vui.Vậy nên Phật nói kẻ phàm-phu tùy chỗ sinh tưởng vui, ngươi nên quán khổ. Lại ba món thọ nầy đều nhiếp trong khổ-đế. Nếu thật là vui tại sao nhiếp vào trong khổ-đế? Lại khổ là chân thật, mà tướng vui hư vọng. Tại sao biết được? Vì tâm quán khổ năng dứt các gút, chẳng phải lạc tâm vậy. Nên biết đều khổ. Lại tất cả muôn vật đều là khổ nhân, giống như kẻ oán tặc. Có hai thứ oán tặc: Hoặc năng làm khổ tức thì; hoặc trước tuy có chút thiện, sau lại hại người. Muôn vật cũng vậy, hoặc trước bèn sinh thiện, hoặc sau trở lại làm hại. Nên biết đều khổ. Lại chúng-sinh “muốn được” không nhàm, như uống nước mặn chẳng đã khát, nên khổ. Lại “không muốn” tìm cầu thứ gì, mới gọi là vui, tìm cầu nên gọi là khổ. Chẳng thấy trong thế-gian có kẻ nào không cầu. Nên biết không vui.
PHẨM HOẠI KHỔ THỨ 80
Hỏi: Ông tuy đem nhiều nhân duyên để thuyết-minh khổ, mà người đời hãy còn tham vui, tùy được sở-dục cho là vui?
Đáp: Việc nầy trước đã đáp. Vì kẻ phàm phu điên-đảo nên với trong khổ nhận là vui. Lại bị ngu si làm hại thì làm sao tin được! Tuy được sở dục cũng nên quán là khổ. Tại vì sao? Vì đấy đều bị vô thường, đến khi hoại hư là sinh khổ. Như trong kinh Phật nói: “Người Trời yêu sắc ưa sắc tham sắc, sắc ấy khi hư hoại sinh cầu khổ rất lớn; thọ tưởng hành thức cũng lại như vậy”. Vì đều bị hư hoại nên phải biết cũng đều là khổ. Lại người thọ vui hư-vọng, bèn sinh lòng tham đắm; vì nhân duyên tham đắm, mới sinh các lỗi giữ-gìn thay. Nên phải quán vui là khổ, rất hơn quán khổ vậy. Lại vui là làm cửa cho khổ vào, vì lòng tham vui, nên từ ba món độc khởi các nghiệp bất thiện, do đó đọa cá địa ngục thảy chịu các khổ não. Nên phải biết đều bởi vui làm cội gốc cho khổ. Lại tất cả hiệp hội đều là tướng biệt ly; khi ly chỗ sở-ái, chịu các khổ rất nặng nề, chẳng phải chẳng bởi ái sao? Nên biết hưởng điều vui rất khổ hơn là chịu điều khổ. Lại sinh ra đồ dụng cụ vui đều vì để mà dối gạt chúng-sinh khiến đọa các khổ, như thú đồng ăn phải bả độc, như cá nuốt mồi, đều bởi tự rước lấy tại hại vậy. Vật vui cũng thế, nên phải quán khổ. Lại với trong lạc thọ, vì được chút ý-vị, nên bị tội lỗi nhiều vô-lượng, in như chim cá được vị rất ít mà bị hoạn nạn rất nhiều. Nên phải quán khổ. Lại lạc thọ là chỗ sinh phiền não. Tại vì sao? Vì tham thân nên mói muốn đồ cần dùng; vì nhân duyên muốn nên giận dữ thảy các phiền não thứ tự mà sinh.
Lại lạc-thọ là cội gốc sinh tử. Tại vì sao? Vì nhân vui sinh ái. Như trong kinh nói: “Ái là gốc của Khổ”. Lại tất cả chúng-sinh có bao nhiêu sự tạo-tác không phải chẳng vì vui. Nên gọi gốc khổ. Lại lạc thọ khó bỏ hơn gông cùm. Lại trong sinh tử bị tham vui trói buộc. Tại vì sao? Vì tham vui nên chẳng thoát sinh tử. Lại lạc-thọ này thường hay sinh khổ: khi cầu khổ vì muốn; khi mất khổ vì nhớ; khi được cũng khổ vì không nhàm, như biển cả nuốt các dòng sông, đấy cũng là khổ. Lại lạc-thọ là nhân chẳng mỏi mệt. Tại vì sao? Vì chúng-sinh khi tìm nhân vui dù trải qua gian nan nguy hiểm đến đâu cũng cho là vui, nên tâm chẳng mỏi mệt. Vậy nên kẻ trí cần phải quán khổ. Lại lạc thọ là nhân khởi các khởi các nghiệp. Tại vì sao? Vì tham vui nên năng khởi nghiệp thiện, vì tham vui hiện-tại nên khởi nghiệp bất-thiện; cũng là tất cả nhân để thọ thân. Tại vì sao? Vì lấy vui để sinh ái; ái nên mới thọ thân. Lại lạc-thọ với Niết-Bàn trái nhau. Tại vì sao? Vì chúng-sinh tham-đắm vui sinh tử, nên chẳng vui Niết-Bàn. Lại kẻ chưa ly-dục ưa lạc-thọ này; bởi ưa nên sinh khổ. Nên biết lạc-thọ là gốc các khổ. Lại trong kinh nói hai cầu khó dứt: Một là cầu được; hai là cầu sống. Cầu theo ý muốn các thứ, ấy gọi là cầu được; cầu được sống để hưởng các thứ món kia, ấy gọi là cầu sống. Hai món cầu nầy, đều lấy lạc-thọ làm gốc. Cho nên kẻ Trí nên dứt những điều khó dứt, nghĩa là năng như thật quán tướng lạc-thọ. Lại đắm vị-lạc thọ cũng năng làm nhơ-nhớp kẻ chưa được ly dục; Bực đại-trí-nhân-tâm cho là khó dứt lắm hơn khổ-thọ. Lại đắm vị lạc-thọ làm nhân cho tham thảy, nếu không có lạc-thọ, thời không có tham. Lại lạc-thọ đắm vị chân-trí năng dứt. Tại vì sao? Vì các trí thế-gian cần lấy đắm vị bực-trên, mới năng xả bực dưới. Nên biết lạc-thọ khó bỏ lắm hơn khổ-thọ. Lại tâm chúng-sinh buộc ở chỗ sinh, cho đến loài súc-sinh cũng vẫn tham tiếc sắc thân, nên phải biết đều vì đắm vị lạc-thọ vậy. Nên cần phải quán lạc-thọ là khổ.
PHẨM BIỆN TAM-THỌ THỨ 81
Hỏi: Đã biết tất cả điều khổ. Nay vì sai khác nào nên có ba thọ?
Đáp: Tức một khổ-thọ, vì thời-gian sai khác nên có ba thứ: Năng não hại gọi là khổ; Não-hại rồi lại cầu khổ khác để ngăn khổ trước; Vì mong cầu nên khổ lớn kia được chút nghỉ ngừng, bây giờ gọi là vui; buồn vui chẳng phân biệt, chẳng mong chẳng cầu, bây giờ gọi là chẳng khổ chẳng vui.
Hỏi: Chẳng khổ chẳng vui chẳng gọi là thọ. Tại vì sao? Vì khổ vui cảm giác được, mà chẳng khổ vui, cảm giác không thể được vậy?
Đáp: Người này vì ba thứ xúc cảm xúc là: xúc khổ, xúc vui và xúc chẳng khổ chẳng vui; vì có nhân nên phải biết có quả. Như người rất nóng gặp được xúc lạnh là cảm giác vui; mà bị xúc nóng là cảm giác khổ; được xúc chẳng lạnh chẳng nóng, cảm giác chẳng khổ chẳng vui. Cho nên biết có thọ chẳng khổ chẳng vui nầy. Ý ngươi hoặc cho trong xúc chẳng khổ chẳng vui, chẳng năng sinh thọ. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì người cảm giác xúc chẳng nóng chẳng lạnh nầy, cảm biết được cảnh sở duyên, tức gọi là thọ, thế nào nói không có được? Lại cảnh duyên có ba hạng người sai khác: oan, thân và chẳng phải oan thân. Với người thân sinh vui, với người oan sinh buồn, với người chẳng oan thân sinh chẳng vui buồn. Cho nên biết do tưởng sai khác mới có ba thứ thọ này. Vì duyên sai khác nên khởi ba món tưởng nầy. Lại duyên có ba thứ: Làm ích, làm tổn, hoặc điều trái lại với trên. Có vui, chẳng vui, có đều trái lại với trên. Cũng có chỗ tham, chỗ sân chỗ si. Có mừng, chẳng mừng, có đều trái lại với trên. Có phước quả, tội quả, có bất động quả. Trong các duyên này tùy sinh ba thọ. Cho nên biết có thọ chẳng khổ chẳng vui nầy. Lại chỗ khá vừa lòng gọi là lạc-thọ; mà chỗ trái nghịch với lòng gọi là khổ-thọ; chẳng nghịch chẳng thuận gọi là chẳng khổ chẳng lạc-thọ. Lại tám pháp của thế gian: được mất, hủy dự, khen chê, khổ vui, kẻ phàm phu đối với mất thảy bốn pháp là trái nghịch với tâm; đối với được thảy bốn pháp cho là vừa ý. Chắc phải cần có kẻ ly-dục Thánh-nhân năng bỏ cả hai, bỏ gọi là thọ chẳng khổ chẳng vui. Vậy nên chẳng phải không có thọ ấy vậy.
Hỏi: Nếu vì nhân-duyên xúc thảy nên có ba thọ ấy, thời tất cả tâm hành đều gọi là thọ. Tại vì sao? Vì có bao nhiêu tâm hành ở tại trong thân, đều là khổ, vui, chẳng khổ chẳng vui?
Đáp: Như thế tất cả tâm-hành đều gọi là thọ. Tại vì sao? Vì trong kinh nói: “Mười tám ý hành”. Trong đây chỉ là một ý có mười tám thứ sai khác là: Sáu hỷ hành, sáu ưu-hành, sáu xả hành. Vì tưởng sai khác nên có: Khổ phần, lạc phần, xả phần. Nên biết tất cả tâm-hành không chẳng phải là thọ vậy. Lại trong kinh nói: “Các thọ đều khổ”. Nên biết tâm-hành tại trong thân đều là khổ. Lại nói nếu sắc sinh tức là khổ sinh. Tại sao sắc gọi là khổ? Vì nhân của khổ vậy. Nên biết cảnh duyên và các căn đều năng sinh khổ. Vậy nên tất cả tâm hành đều gọi là thọ. Vì hành khổ nên tất cả các hành cần phải quán là khổ; là ba thứ khổ, đều từ các duyên hòa hợp mà sinh, vì niệm niệm diệt nên Thánh-nhân quán khổ. Vậy nên tất cả tâm hành đều gọi là thọ.
Hỏi: Các thọ vô lậu cũng là khổ sao?
Đáp: Cũng khổ, Tại vì sao? Vì các thọ của bực vô-lậu Thánh-nhân cũng thứ tự xả; từ sơ thiền trở đi cho đến chứng nhất thiết diệt đều là có khổ. Lại vui hữu-lậu-thiền và vui vô lậu thiền đâu có khác gì? Tùy hữu-lậu-thiền vì nhân nào đó nên khổ; vô-lậu các thiền cũng bởi khổ nầy. Lại như Thánh-nhân trụ tâm vô-lậu rất nhàm tất cả, nên sinh tâm vô lậu thời sinh nhàm chán, như lông mi đâm vào mắt; kẻ phàm phu chẳng biết đều lấy khổ làm vui. Thánh-nhân Trí rất mầu nhiệm nên nhàm lìa cõi Hữu-đỉnh, lắm hơn các kẻ phàm phu nhàm ghét cõi Dục vậy, nên khổ vô-lậu dụ vói hữu-lậu. Lại các bực Thánh-nhân được tâm vô lậu, chỉ hướng về Niết-Bàn. Tại vì sao? Vì bấy giờ người nầy thấy rõ tất cả của pháp hữu-vi, nên vô lậu thọ là vui, thời nên vui mừng, chẳng nên lại sinh tâm hướng về Niết-Bàn.
Hỏi: Nếu các tâm hành đều gọi là thọ ấy, thì làm sao còn riêng có các tâm pháp thảy?
Đáp: Tức trong một thọ duyên này hành tướng khác nên có sai khác, các tâm-pháp thảy cũng hành duyên khác, chỉ khi thức duyên, hành nầy gọi là tâm. Các việc nầy như trước đã nói là tất cả pháp, khi ở trong thân, vì có lợi-ích thảy các sai khác vậy nên gọi là thọ. Lại phần nhiều vì tâm năng khởi phiền não, bây giờ gọi là thọ. Như trong kinh nói: “Trong lạc-thọ tham khiến; trong khổ-thọ sân khiến; trong chẳng khổ chẳng lạc-thọ là vô-minh sai khiến”. Vậy nên trong cảnh duyên tưởng phân-biệt mừng thảy các pháp gọi là thọ. Tại vì sao? Vì khi ấy năng sinh các phiền não vậy.
Hỏi: Nếu trong mỗi mỗi thọ đều bị ba phiền não ấy sai khiến, tại sao quyết định nói trong lạc-thọ tham khiến?
Đáp: Trong khổ-thọ chẳng lẽ tham khiến? Si khiến tất cả chỗ vì sức mạnh nó vậy. Với trong khổ sinh tưởng vui, vì chẳng thấy biết việc nên bị khổ mới sinh sân. Vì thọ khổ chẳng khổ chẳng vui vi-tế nên chẳng giác biết tham sân. Tại vì sao? Vì người nầy với trong ấy chẳng sinh tưởng khổ vui gì cả, vì chẳng thấy biết việc nên chỉ sinh si nó khiến mà thôi. Lại với trong duyên chẳng khổ vui, hoặc tham sân chẳng hiện hành, nên phàm phu với trong ấy bảo là cảnh duyên mình năng thắng. Vậy nên Phật nói ngươi chẳng thắng duyên nầy đâu, chỉ vì chưa giác biết nên tham sân chẳng hiện hành đó thôi. Như trong kinh nói: “Phàm phu với trong sắc bị có, sinh lòng xả, đều nương ở sắc. Nếu thắng duyên nầy với ngã tăng ích, hoặc làm tổn giảm, trở lại sinh tham hoặc sân”. Nên biết chưa thắng nổi cảnh duyên. Lại thọ chẳng khổ chẳng vui tướng nó tịch diệt, như Định vô sắc. Vì tịch-diệt nên phiền não hiện hành nhỏ nhiệm, phàm phu với trong đó sinh trưởng là giải thoát. Vậy nên Phật nói trong ấy có vô-minh sai khiến. Lại vì chưa giác được cảnh duyên nên khổ vui chưa liễu-đạt. Nếu biết khổ vui trong duyên nầy thời minh-liễu được; bấy giờ mới sinh tham hoặc sân.
Hỏi: Nếu giác được duyên nầy thời sinh tưởng khổ vui. Vậy nên chỉ cần có thọ khổ vui?
Đáp: Người nầy có khi với trong duyên ấy tâm chẳng sinh vui chẳng sinh khổ. Vậy nên chẳng những chỉ có khổ vui vậy, như trước đã nói đều là khổ mà có ba thứ sai khác.
Hỏi: Ông nói giác biết duyên nầy lại sinh tưởng vui. Làm sao giác biết chẳng khá lấy vô-minh giác biết?
Đáp: Người ấy với trong duyên nầy, vì trước lấy tướng, nên với trong duyên nầy, hoặc vô-minh khiến, hoặc tham sân sai khiến.
Hỏi: Chỉ với trong khổ vui sinh si. Như trong kinh nói “Người nầy với trong các thọ, chẳng như thật biết Tập, Diệt vị-quá-xuất thảy, vì chẳng biết nên vớii trong chẳng khổ chẳng vui nói là vô-minh-sử sai khiến”. Vậy nên chỉ với trong khổ vui khởi vô-minh-sử, chẳng phải trong chẳng khổ chẳng vui?
Đáp: Kinh nầy tự nói với các thọ chẳng như thật biết Tập, diệt vị thảy, nên trong chẳng khổ chẳng vui vô-minh-sử sai khiến.
Hỏi: Tuy có lời nầy, nhưng trong nghĩa ấy chẳng phải lẽ. Vì tại sao với khổ vui, mà chẳng biết Tập, Diệt thảy, nên trong thọ chẳng khổ chẳng vui vô-minh sử khiến. Tại vì sao? Vì với trong các việc mà chẳng biết các việc khiến. Vậy nên kinh ấy nên nói như vầy: Người nầy với trong thọ chẳng khổ chẳng vui, vì chẳng biết Tập thảy nên bị vô-minh-sử trong thọ chẳng khổ chẳng vui, nó sai khiến. Còn nếu trong thọ chẳng khổ chẳng vui, vô-minh chẳng khiến?
Đáp: Người nầy với trong thọ chẳng khổ chẳng vui sinh ba thứ tâm, vì tịch-diệt tưởng, bất khổ bất lạc tưởng, nên sinh tâm chẳng khổ chẳng vui. Nếu đem tà trí lấy tướng thời sinh tâm vui; nếu lấy lạc vị bực trên thời sinh tâm khổ. Vậy nên trong kinh nói nhiều lời về các món thọ Tại vì sao? Vì tất cả các thọ đều bị vô-minh sai sử; món thọ bất khổ bất lạc nầy vì tùy thời nên có ba món sai khác. Lại nếu chưa thông đạt được tập-đế khổ thảy, bấy giờ với trong khổ thọ sinh tưởng vui, cũng sinh tưởng chẳng khổ chẳng vui. Vậy nên mới nói: Vì chẳng biết các thọ Tập thảy nên bị vô-minh-sử sai sử. Nhưng trong thọ chẳng khổ chẳng vụi nhiều bị vô-minh-sử sai sử hơn.
PHẨM VẤN-THỌ THỨ 82
Hỏi: Trong kinh nói: “Người nầy khi thọ lạc-thọ, như thật biết ta thọ lạc-thọ nầy”. Như-thật biết thọ là gì ư? Thọ quá-khứ vị-lai chẳng khá được, thọ hiện tại thọ chẳng được tự biết?
Đáp: Kinh nầy y nói người thọ, vậy nên không lỗi. Lại vui thảy các thọ đến tại nơi thân, do ý năng duyên, nên cũng không lỗi. Lại với trong lạc-cụ nói ra tên vui thảy; thế-gian cũng có trong nhân nói quả vậy. Lại người nầy trước thọ lạc-thọ, sau mới lấy tướng, nên gọi khi lạc-thọ như thật biết.
Hỏi: Vì cho kẻ thọ-giả nên gọi là thọ, hay thứ khả-thọ mới gọi là thọ? Nếu cho thọ-giả gọi là thọ, thời thọ và vui thảy khác nhau. Mà trong kinh nói lạc thọ khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ. Nếu cho thứ khả-thọ gọi là thọ, ai là kẻ thọ thứ ấy? Vì thọ mới gọi là thọ?
Đáp: Đối với trong cảnh duyên nói vui, như nói nửa khổ nửa vui. Vậy nên vì giác biết cảnh duyên, nên gọi là thọ vui. Lại chúng-sinh thọ thọ nầy, nên gọi khả-thọ là thọ.
Hỏi: Chúng-sinh chẳng gọi là thọ, vì trong kinh nói thọ là thọ?
Đáp: Danh nghĩa là như vậy, mà có tướng thời có tác. Trong giả-danh có tướng là khổ, vui, chẳng khổ chẳng vui ở tại thân, thời tâm năng giác, nên nói thọ là thọ.
Hỏi: Trong kinh nói trong các thọ phải quán thuận-thọ. Kẻ hành-giả bây giờ, tại sao sinh tưởng khổ, vui, chẳng khổ chẳng vui? Người nầy bây giờ chẳng đều sinh khổ tưởng ư?
Đáp: Người ấy chưa được tất cả đều khổ, chỉ nghĩ nhớ ba món thọ.
Hỏi: Nếu dùng ý thức tu tứ-niệm-xứ, thì làm sao nói thân là vui?
Đáp: Với trong tất cả thọ cần buộc niệm như vầy: Thân nầy vui, tâm nầy vui. Lại vì khi tu niệm-xứ, trong thân sinh tưởng vui, buộc niệm trong ấy, nên gọi là thân vui.
Hỏi: Nếu tất cả thọ đều là tâm-pháp, cớ sao nói thân thọ?
Đáp: Vì ngoại đạo nên nói như vậy. Ngoại đạo bảo các thọ nương Thần, nên Phật nói các thọ nương ở thân tâm.
Hỏi: Thứ nào là thân thọ?
Đáp: Nhân năm căn sinh ra thọ, đấy gọi là thân thọ. Nhân căn thứ sáu sinh ra thọ, đấy gọi là tâm thọ.
Hỏi: Thọ nầy thế nào gọi dơ gọi sạch?
Đáp: Các món phiền não gọi dơ. Vì bị phiền não nầy sai khiến thọ, nên gọi là dơ, mà chẳng bị phiền não khiến thọ, thời gọi là sạch.
Hỏi: Tại sao khổ-thọ gọi là sạch?
Đáp: Người nào thọ khổ-thọ để dứt phiền não, đấy gọi là sạch. Lại vì khổ-thọ cùng phiền não trái nhau, nên gọi là sạch.
Hỏi: Đã nói dơ sạch, cớ sao lại nói nương tham, nương xuất; tham tức phiền não, xuất tức là sạch?
Đáp: Trước đã tóm tắt nói dơ, nay lại riêng nói tham là nhân của dơ. Như trong kinh nói: “Có mừng dơ, có mừng sạch, có mừng ở trong sạch.” Mừng dơ là bởi ngũ-dục mà sinh mừng: mừng sạch là mừng sơ-thiền; mừng sạch ở trong sạch là mừng nhị-thiền. Nếu thọ chỉ vì Nê-Hoàn, đấy là nương xuất vậy. Nên lại nói.
Hỏi: Trong năm căn có bao khổ-thọ lạc-thọ đều phân làm hai, mà trong bất-khổ lạc-thọ lại chẳng vậy ư?
Đáp: Buồn mừng vì cần tưởng phân-biệt mới sinh, khổ vui bất tất do tưởng phân-biệt. Còn thọ bất-khổ-lạc tưởng phân-biệt nhỏ-nhiệm, nên chẳng phân làm hai.
Hỏi: Trong đệ-tam-thiền ý-thức thọ được những gì nên gọi là vui, mà chẳng gọi là mừng ư?
Đáp: Thứ vui nầy sâu dày khắp đủ cả thân lẫn tâm nên gọi là vui. Còn mừng chỉ năng khắp tâm, mà chẳng năng khắp thân. Nên trong tam-thiền Phật y mừng sai khác nói thân thọ vui.
Hỏi: Trong ba thọ nầy món nào năng sinh phiền não sâu dày?
Đáp: Có ông Luận-sư nói lạc-thọ năng sinh. Tại vì sao? Vì như trước đã nói các nhân-duyên bất-hoại nên thọ các khổ lớn. Lại có ông Luận-sư khác nói khổ thọ năng sinh. Tại vì sao? Vì chúng-sinh bị khổ bức bách, nên mới cầu vui mà khởi nhiều phiền não. Lại nhiều thứ vui mà chút khổ năng thắng, như người khi hưởng đầy đủ ngũ-dục mà bị ruồi muỗi cắn phải thời liền sinh cảm giác khổ. Vui sắc thảy ngũ-dục chẳng phải như vậy. Lại như vui sống còn trăm cậu con, chẳng bằng khổ chết một đứa. Lại trong sinh-tử tướng khổ-thọ nhiều, mà lạc-thọ chẳng phải vậy. Tại vì sao? Vì có nhiều chúng-sinh ở ba-ác-thú, mà ít sinh về trời người. Lại chẳng cần gia công tự nhiên bị khổ, mà gia công cầu vui có khi được chẳng được, in như trong ruộng bỏ cỏ lát tự sinh mà mạ lúa chẳng phải vậy. Lại bởi khổ-thọ khởi nghiệp trọng tội. Tại vì sao? Vì trong khổ-thọ có sân sai khiến. Như trong kinh nói: Sân là tội nặng. Lại có ông Luận sư khác nữa nói: Thọ chẳng khổ chẳng vui năng sinh. Tại vì sao? Vì trong ấy có si-sử, si là cội gốc tất cả phiền não. Lại thọ nầy nhỏ-nhiệm vì phiền não trong đó khó mà giác biết vậy. Lại thọ nầy là bản-tính của chúng-sinh, khổ vui là khách. Lại thọ nầy khắp ba cõi, hai thọ kia chẳng phải vậy. Lại thọ nầy là nhân sống lâu, vì tham thọ nầy nên được sống lâu tám muôn đại kiếp để chịu tướng khổ các ấm. Lại thọ ấy với Nê-Hoàn trái nhau. Tại vì sao? Vì trong ấy lầm sinh tướng tịch-diệt, tướng Nê-Hoàn., nên chẳng còn năng được chân thật Nê-Hoàn. Lại thọ nầy nhờ thánh-đạo nên năng được qua, như nói nhờ ly-tính mà được giải thoát. Khổ-thọ lạc-thọ nhờ thế-gian đạo cũng năng được qua. Lại thọ nầy tột ngằn mé sinh tử mới đoạn khi nào đoạn tương-tục. Vậy nên năng sinh phiền não sâu dày.
PHẨM NGŨ THỌ CĂN THỨ 83
Hỏi: Lạc căn ở chỗ nào? Cho đến xả-căn ở chỗ nào ư?
Đáp: Khổ lạc tại thân, tùy chỗ được thân cho đến tứ-thiền; còn ba căn kia ở tâm, tùy chỗ được tâm, cho đến cõi hữu đỉnh.
Hỏi: Như trong kinh nói: “Trong sơ-thiền diệt ưu-căn, trong tam-thiền diệt hỷ căn, trong tứ-thiền diệt lạc-căn, trong Diệt-tận-đinh mới điệt xả-căn”. Vậy nên lời ông nói chẳng phải lẽ?
Đáp: Nếu người tín kinh này ấy là khổ căn lẽ phải ở tại sơ-thiền. Mà trong pháp ngươi, sơ-thiền thật không có khổ-căn. Vậy nên kinh này chẳng đáng tin vậy.
Hỏi: Thâm tu pháp lành trong cõi Sắc và Vô-sắc lẽ không ưu khổ sao?
Đáp: Ba cõi đều khổ. Trong hai cõi trên tuy không khổ thô-kệch, cũng có khổ nhỏ nhiệm. Tại vì sao biết được? Trong tứ-thiền nói có bốn oai nghi. Đã có oai nghi, lẽ đều có khổ. Lại cõi sắc có mắt tai thân thức; trong thức này có bao nhiêu thọ, gọi là khổ vui. Do một oai nghi cầu một oai nghi khác, nên biết có khổ. Lại trong kinh hỏi: “Trong sắc có khí vị gì? Chỗ gọi bởi sắc sinh vui sinh mừng. Trong sắc có những lỗi gì? Chỗ gọi có bao nhiêu sắc là tướng vô thường, khổ, bại hoại”. Vì cõi Sắc có sắc nên có tâm đắm vị, có tâm tội lỗi, cho nên biết có khổ vui. Lại có kẻ hành giả với các thiền-định cũng tham cũng bỏ: quyết dùng nhân-duyên lạc thọ nên tham; nhân duyên khổ thọ nên bỏ. Nên biết có khổ vui vậy. Lại Phật nói tiếng thảy là chông gai của sơ-thiền; giác quán là gai nhị thiền, cho đến có tưởng-thọ là gai của phi-tưởng phi-vô-tưởng xứ. Gai là nghĩa của tên khổ. Nên biết tất cả có khổ. Lại tất cả ngũ-ấm đều gọi là khổ. Chính vì não hại là khổ, như cõi Dục vì chịu não hại nên khổ; hai cõi trên cũng có chịu não hại, tại sao chẳng khổ? Như cõi Dục nói có bệnh thảy tám hành nghiệp; cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng đồng nói tám hành nghiệp, tịa sao không khổ? Lại cõi sắc nói yến sáng có hơn kém, nên biết nghiệp cõi sắc cũng có sai khác; vì nghiệp sai khác nên quyết phải có bị nghiệp báo khổ. Lại trong kinh nói trong ấy có các phiền não ganh ghét thảy. Như có Phạm-Thiên Chúa bảo các vị Phạm kia rằng: Chính nơi đây là Thường, các ngươi đừng đến Sa-môn Cù-Đàm. Cũng có Phạm-Thiên đến nạn hỏi Phật. Lại trong kinh nói, vào đệ-tứ-thiền mới dứt pháp bất thiện. Lại trong kinh cũng nói trong ấy có phiền não tà kiến. Các phiền não nầy tức là bất thiện, lẽ phải bị khổ báo, tại sao không khổ? Lại có ông luận sư nói tất cả phiền não đều là bất thiện. Trong ấy làm sao không có khổ thọ ư.
Lại trong kinh nói: “Các người trời yêu sắc, vui sắc, tham sắc và đắm sắc”. Các người trời nầy vì yêu, vui, tham, đắm sắc, vậy nên sắc ấy khi bại hoại thời sinh sầu khổ, cho đến thức cũng như thế. Nếu biết tất cả kẻ chưa ly-dục đều có buồn mừng. Lại ái duyên sinh mừng, ly ái duyên nầy, quyết sinh buồn rầu. Phàm phu vô trí đâu có sức gì gặp được ái-duyên mà chẳng sinh mừng, mất chẳng sinh buôn? Như trong kinh nói: “Duy kẻ đắc đạo, khi mạng sắp chung, không hiện sắc buồn mừng”. Nên biết tất cả phàm phu, buồn mừng thường bám theo. Lại Phật nói: “Chẳng buồn chẳng mừng một lòng tu xả, đấy nên là công-đức La-Hán”. Lại sáu xả-hành duy Thánh sở-hành chẳng phải phàm phu vậy. Phàm phu hoặc khi tu xả đều vì chưa năng biết kiến-duyên vậy. Như trong kinh nói: “Kẻ phàm phu với trong sắc, có bao xả tâm, đều nương dựa sắc, tham sắc chẳng rời”. Nên biết phàm phu không có xả tâm vậy. Lại trong kinh nói: “Trong lạc thọ tham khiến”. Nếu kia không có lạc thọ thời lòng tham sai khiến chỗ nào? Ý ngươi hoặc bảo: Trong bất khổ bất lạc thọ tham sử mới khiến sai. Trong kinh không chỗ nào nói thế. Lại trong bực trên càng vui tịch-diệt, thân tâm càng nhẹ nhàng. Như nói vị trời nầy một lần ngồi ngàn kiếp. Nếu khổ thời hành giả với các oai nghi chẳng đứng lâu được. Như trong kinh nói: “Ngồi yên bảy ngày hưởng vui giải thoát”. Lại trong ấy khoái vui đệ nhất. Như trong kinh nói: “Kẻ khoái mới hưởng vui”. Nên biết trong tất cả Bực đều có vui vậy. Ý ngươi hoặc bảo: Khoái khác, thọ vui khác. Việc nầy chẳng phải lẽ. Vì có bao nhiêu lợi ích đến nơi thân thời gọi là vui. Vậy nên khoái vui chẳn khác thọ vui.
Hỏi: Nếu cõi trên quyết định có khổ, vui, buồn và mừng, làm sao cùng với kinh Thiền thuận nhau?
Đáp: Kinh ấy trái hại với pháp-tướng nếu bỏ đi có lỗi chi? Lại trong ấy lạc-hành tịch-diệt chẳng hiển lộ, chảng năng phát khởi tham giận thô kệch. Vậy nên nói là không khổ vui. Lại trong ấy khổ vui nhỏ nhiệm chẳng rõ: không có các thứ khổ về đao, gậy; các thứ buồn rầu về mất kẻ thân. Vậy nên gọi không buồn mừng. Như nói cõi Sắc không lạnh không nóng. Trong ấy cũng có tứ đại, làm sao mà nói không lạnh không nóng được ư? Như nói chúng-sinh ở tam thiền một thân một tướng. Trong ấy cũng có yến sáng sai khác. Như nói nếu kẻ hành-thiền chẳng năng khéo trừ ngủ nghỉ, giỡn cợt thời yến sáng chẳng trong. Lại như người thiểu trí gọi là không trí. Lại như người đời vì trong thức ăn ít mặn cho là không mặn. Như vậy trong kia buồn mừng chẳng hiển hiện, nên gọi là không có. Lại các ngươi nói trong ấy không giác. Trong kinh Phật nói tưởng làm nhân duyên cho giác. Trong ấy có tưởng mà tại sao không giác? Nên phải biết giác-pháp cho đến cõi hữu-đỉnh vẫn còn là thô-giác, nên mới nói vào nhị-thiền mới diệt được.Vậy nên trong hai cõi trên cũng có khổ vui thảy.
Thành Thật Luận hết quyển 6.