Thiên phật động Kizl có tất cả 236 hang đá được đánh dấu theo thứ tự. Trong đó có khoảng 80 hang đá còn lưu giữ được các bức vẽ trên tường.

“Chỉ nói đến phong cảnh thiên nhiên thôi thì nào núi non, sông ngòi sa mạc, thảo nguyên – chúng luôn luôn biến hóa. Cái bao la khoáng đạt cố nhiên là nét đặc sắc của chúng, nhưng còn núi cao, vực sâu hoặc trong lòng sa mạc thì cảnh sắc kỳ ảo, rực rỡ, tráng lệ khiến người ta không ngớt thán phục. Trên đường đi thường có thể không biết tên địa phương, nhưng ta có cảm tưởng hầu như được xem những bức tranh sơn dầu cổ điển vậy. Cảnh đẹp do chính ta phát hiện và tự nhận ra sự hứng thú đặc biệt của chính mình.” (Xa Mộc Kỳ).

Thiên Phật Động Kizil trên Con Đường Tơ Lụa

Dưới đây là bài viết về Thiên Phật Động Kizil của Chương Xuân Di:

Thiên phật động Kizil là quần thể hang đá nằm ở cực Tây, được xây dựng sớm nhất ở Tung Quốc. Ngôi chùa được xây theo kiểu kiến trúc hang đá trên vách núi, bên trong có rất nhiều bức bích họa và những hang đá kéo dài hàng ngàn dặm, chạy suốt dọc vách núi Karadag. Giá trị to lớn của di tích này nằm ở các bức bích họa, vẻ đẹp của nó có thể sánh ngang với các bức bích họa ở Đôn Hoàng.

Công trình này được khởi công vào khoảng thế kỉ thứ 3, 4 sau công nguyên. Từ thế kỉ 8-9 công việc xây dựng chậm lại và ngừng hẳn. Về mặt thời gian thì những bích họa này còn ra đời trước các bức bích họa ở Đôn Hoàng hơn hai thế kỷ. Phong cách nghệ thuật đậm màu sắc tín ngưỡng phật giáo Đại thừa, là đặc trưng của nghệ thuật Khâu Từ, là nguồn tư liệu quý giá để nghiên cứu về quốc gia này.

Dãy núi trên là nơi các lái buôn trên con đường tơ lụa nhất định phải đi qua. Những nhà buôn đi trên con đường này gặp rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Nào là thời tiết khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, đạo tặc hoành hành. Nguy cơ trắng tay, thậm chí là mất mạng là rất lớn. Bởi vậy họ cần Phật pháp như một nơi nương tựa về tinh thần, ban cho họ sự bình an. Quý Tiễn Lâm từng nói rằng, nhà buôn và Phật giáo có mối quan hệ hết sức mật thiết. Các khoản quyên tặng và lễ vật cúng bái nhà chùa chủ yếu dựa vào các thương nhân. Đây chính là lý do vì sao các ngôi chùa và thiền viện Phật giáo hầu hết được xây dựng dọc theo con đường tơ lụa. Và Phật giáo cũng nhờ con đường này, từng bước được truyền bá vào Trung nguyên.

Vì sao phải mở động khai đá? Là vì nơi đây là hẻm núi, cây cối không nhiều, nếu ai muốn xây chùa bằng gỗ thì phải vận chuyển từ nơi khác đến, sẽ rất tốn kém. Hơn nữa, công trình sử dụng chất liệu bằng gỗ khó bảo tồn, vì vậy, chùa hang đá trên vách núi là hợp lý nhất.

Trước tiên cần khai mở một động đá trong hang núi, ở giữa dựng các cột trụ, đặt tượng Phật vào các hốc tường phía trước cột trụ. Đường hành lang bên trái và gian buồng phía sau sẽ vẽ các bức bích họa kể câu chuyện của Phật tổ và các truyền nhân của ngài. Như vậy, tăng ni phật tử có thể bái Phật ở gian chính, dau đó vòng qua hành lang bên phải đi về phía buồng sau để ngắm nhìn các tượng phật ở tư thế nằm trên cõi Niết Bàn. Cuối cùng, quay lại gian thờ chính, ngẩng đầu lên chiêm ngưỡng những bức tranh thuyết pháp của Di Lặc Bồ Tát phía trên cửa ra vào hang đá. Các bức bích họa sẽ được vẽ trong khung hình thoi, với ý nghĩa là núi Tu Di(sumeru), hình vẽ bên trong kể về câu chuyện của Phật tổ và luật nhân quả.

Các phòng nhỏ làm nơi toạn thiền cho các tăng sĩ, những phòng đá nhỏ này thì không cần trang trí bích họa, có thể thiết kế theo kiến trúc phòng ở gắn liền với lối đi. Phòng đá nhỏ dành cho tăng sĩ và hang đá chưa bích họa có thể đặt cạnh nhau, tạo nên một quần thể thống nhất, đó chính là một ngôi chùa Phật giáo.

Thiên Phật Động Kizil trên Con Đường Tơ Lụa

Thiên Phật Động Kizil trên Con Đường Tơ Lụa

Thiên Phật Động Kizil trên Con Đường Tơ Lụa

Tượng Ngài Cưu Ma La Thập –  một trong bốn nhà phiên dịch kinh Phật lớn nhất trong thời kỳ truyền bá Phật giáo tại Trung Quốc

Thiên Phật Động Kizil trên Con Đường Tơ Lụa

Thiên Phật Động Kizil trên Con Đường Tơ Lụa

Thiên Phật Động Kizil trên Con Đường Tơ Lụa

Thiên Phật Động Kizil trên Con Đường Tơ Lụa

Thiên Phật Động Kizil trên Con Đường Tơ Lụa

Thiên Phật Động Kizil trên Con Đường Tơ Lụa

Thiên Phật Động Kizil trên Con Đường Tơ Lụa

Minh Minh tổng hợp