(PPUD) Là cái nôi của Thiền tông Trung Hoa, có lẽ nó là một cơ sở Phật giáo nổi tiếng nhất đối với phương Tây.

Tuy nhiên, võ thuật của Thiếu Lâm tự lại được biết đến nhiều nhất đối với người Á Đông, chùa Thiếu Lâm với võ phái Thiếu Lâm được xem là nguồn gốc các phái võ Trung Quốc hiện nay, từng có câu thành ngữ nói về điều đó: “Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm” (mọi công phu võ thuật trong thiên hạ đều khởi phát từ Thiếu Lâm).

Ra đời năm 495 sau Công nguyên, Thiếu Lâm đã có hàng ngàn năm phát triển và bắt đầu nổi tiếng về võ thuật từ năm 620 sau công nguyên.

Có lẽ người nổi tiếng nhất có liên hệ với chùa Thiếu Lâm là Bồ đề đạt ma. Ông là một nhà sư được cho là từ Ba Tư hoặc Nam Ấn Độ sang Trung Quốc vào thế kỉ thứ 5 hay thứ 6 để truyền bá Phật giáo. Trường phái Phật giáo do Bồ-đề-đạt-ma lập ra ở Thiếu Lâm trở thành nền tảng cho Thiền tông sau này. Sau khi vào Thiếu Lâm tự, truyền thuyết kể rằng Bồ-đề-đạt-ma thấy các nhà sư không có hình thể mạnh khỏe cho thiền định và họ thường ngủ gục trong khi thiền. Chuyện kể rằng Bồ-đề-đạt-ma ngồi thiền quay mặt vào tường trong một hang đá cạnh chùa trong chín năm, sau đó ông giới thiệu một hệ thống các bài tập thể dục được cho là thập bát La-hán chưởng hay là các bài tập co giãn cơ bắp kinh điển Đạt-ma. Dần dần những động tác này phát triển thành võ thuật. Theo truyền thống, các nhà sư Thiếu Lâm phát triển kỹ năng võ thuật để phòng thủ sự tấn công của kẻ địch, như là một phương tiện giữ gìn sức khỏe, và như là một kỉ luật về tinh thần và thể chất.

Thiếu Lâm Tự: Cái nôi võ học và Thiền tông Trung Hoa

Thiếu Lâm Tự: Cái nôi võ học và Thiền tông Trung Hoa

Thiếu Lâm Tự: Cái nôi võ học và Thiền tông Trung Hoa

Thiếu Lâm Tự: Cái nôi võ học và Thiền tông Trung Hoa

Thiếu Lâm Tự: Cái nôi võ học và Thiền tông Trung Hoa

Thiếu Lâm Tự: Cái nôi võ học và Thiền tông Trung Hoa

Minh Minh tổng hợp từ Internet

Theo Phật Pháp Ứng Dụng