“Tứ Diệu Đế” là một pháp môn khi Đức Phật đã trở về với bản tánh tâm vi diệu thanh tịnh. Ngài đã hoàn toàn sáng suốt trong các pháp sở hữu toàn bộ cả các pháp và ngài cũng đã ly được tất cả các pháp chứng đạo vô thượng chánh đẳng, chánh giác.
Trong giáo lý của Đức Phật có rất nhiều pháp môn vi diệu. Những pháp môn trong giáo lý của Đức Phật không thể nghỉ bàn. Nó nhiều như những rừng cây dày đặc như những chiếc lá. Nó cao thâm vi diệu và nó cũng bình thường bàn bạc trong đời sống. Trong những giáo pháp ấy, có một pháp gọi là “Tứ Diệu Đế”. Tất là bốn cái vi diệu, bốn cái tốt đẹp đem lại sự an lạc cho chúng sanh, đem lại ánh sáng trí huệ, xóa tan đi bóng đêm của vô minh. Cho nên, gọi là Diệu. Và nó cũng có nền tảng cơ bản vững chắc không gì lay chuyển gọi là Đế.
“Tứ Diệu Đế” là một pháp môn khi Đức Phật đã trở về với bản tánh tâm vi diệu thanh tịnh. Ngài đã hoàn toàn sáng suốt trong các pháp sở hữu toàn bộ cả các pháp và ngài cũng đã ly được tất cả các pháp chứng đạo vô thượng chánh đẳng, chánh giác. Khi đó người soi rọi lại tất cả các pháp, nhìn thấy nó rất vi diệu. Nếu chúng sanh không có đủ tín tâm, trí huệ khó thọ nhận được. Từ đó, ngài quán chiếu căn cơ của chúng sanh đem ra một pháp môn gọi là “Tứ Diệu Đế”. Và những con người thực hiện pháp tu này tức là anh em Ngài Kiều Trần Như. Từ đó để làm nhân tố hoằng hóa đạo pháp.
Tứ Diệu Đế là khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Ngày xưa khi Thái tử Sĩ đạt ta đi dạo xung quanh cửa Thành thấy những cảnh sanh, lão, bệnh, tử. Thấy bốn hiện tượng trên, người thấy cuộc đời này quá mỏng manh, quá ư là khổ. Khi sanh ra, hay lúc thọ nhận bào thai phải mang nặng sự đẻ đau 9 tháng, 10 ngày. Hằng ngày, hằng giờ phải mang nặng như thế và sẽ phải thao thức ngủ không được khi bào thai hành. Rồi đối xử tiếp vật với những sự sinh hoạt, sinh sống với xã hội. Từ những khổ đau thể xác kia dẫn đến những sự lo âu, phiền hà, nóng bức suy tư, khổ trong sự sanh kia đem lại hoằng hoại trong thể xác và tâm tư. Rồi kẻ được mang thai kia phải nằm trong bào thai như nằm trong lao ngục u tối, phải chịu sự ảnh hưởng tác động của người mẹ hay ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh xã hội bên ngoài. Khi người mẹ lăn qua, đi đứng, va chạm cũng làm cho bào thai kia chịu ảnh hưởng đau đớn thân tâm. Rồi đến những nổi sân hận, tham, sân, si tác động lên máu huyết, kinh lạc, hệ thần kinh làm cho thai nhi kia cũng ảnh hưởng. Và lúc căn bệnh của người mẹ hoành hành không ăn được thì thai nhi kia cũng đành phải chịu những cảnh đói đau…. Thai nhi kia cũng đủ muôn điều khổ như người mẹ. Ở trong bào thai như ở trong sự u tối. Cho nên, khi vừa lọt lòng mẹ luôn luôn thốt lên tiếng khóc để thoát sanh. Có phải bấy lâu nay đã chịu những khổ đau quá nhiều nên khi lọt lòng mẹ đã khóc hay tâm thức của thai nhi được nuôi dưỡng trong tàng thức khi vừa lọt lòng mẹ thấy ánh sáng sinh khí, tập khí của thế gian đã sợ quá mà khóc. Và cũng có những trường hợp của những vị tu hành công phu còn giải đãi chưa vào sự an lạc, giải thoát, tái sanh trở lại cho nên buồn, đau khổ mà khóc. Đó là một phần của sự sinh. Khi ta từ từ, dần dần lớn lên, cái khổ luôn mang theo bên mình. Khi sự sanh thành đã hình thành một con người đã ra đời thì hỡi ôi sự khổ đã chen lẫn vào nếu ta không biết tu. Ở sự khổ của con người ở đây bắt đầu đi lại:
– Khổ do Sanh (1), Lão (2), bệnh (3), tử (4).
– Khổ do Ái biệt ly khổ(5)
– Khổ do cầu bất đắc khổ (6).
– Khổ do Oán tằng hội khổ (7)
– Khổ do Ngũ ấm xí thạnh khổ (8).
Ở đây, chúng ta sẽ thấy tám cái khổ như đã nêu. Để trong việc tu học và cuộc sống được hài hòa, chúng ta phải biết những cái nguyên nhân làm cho ta khổ. Những nguyên nhân làm cho ta bị đọa lạc trong sanh tử luân hồi. Những nguyên nhân làm cho chúng ta sống trong vô minh, u tối. Những căn gội, cội nguồn kia Đức Phật gọi là Khổ đế.
Cũng như tôi đã nói qua cái sự sanh. Bây giờ, các bạn cùng tôi đi vào ba cái đế nữa của Tứ Diệu Đế.
Hễ ta có sanh thì một ngày nào nọ sẽ dẫn đến cái bệnh, cái lão của sự già nua rồi đến chết và để tiếp tục đến với cái sanh, lão, bệnh, tử một chu kỳ mới nếu ta không biết tu, thiếu trí huệ.
Khi lớn lên, trong cuộc sống, phải lo miếng ăn, áo mặc, va chạm đủ thứ tác động vào thể xác, vào tâm hồn sinh ra những xáo trộn khí huyết, hệ thần kinh làm cho âm dương, làm cho sự nóng, lạnh mất cân bằng gọi là bệnh. Ngày xưa, đức phật đi dạo bốn cửa thành nhìn thấy những hiện tượng sanh, lão, bệnh, tử, phải bỏ ra rất nhiều công sức để tìm thấy vấn đề ấy.
Bây giờ, ngay tại một phòng thuốc nhỏ nhen, nghèo nàn của tôi. Quí vị cũng đã thấy những căn bệnh rất đau khổ. Có một ông Lão tên Dương Văn Ba, lúc đầu mang một căn bệnh coi rất nhẹ nhàng. Chỉ nổi vài ba cái mụt nhỏ bằng hạt gạo, hạt đậu xanh nhỏ. Hơi đau một chút, rồi đến bệnh viện huyện trị không hết rồi đến bệnh viện tỉnh thì mụt kia đã lớn làm ảnh hưởng đến hàm răng, nướu răng làm cho sanh mủ. Lúc đó, bệnh viện chẩn đoán bệnh liên quan đến răng hàm rồi quyết định nhổ hết nguyên hàm răng của ông. Xong, căn bệnh vẫn không khỏi và còn quyết liệt hơn trước. Bệnh viện tỉnh chuyển ông lên bệnh viện ung bướu thành phố. Khi đến bệnh viện ung bướu thì chẩn đoán ông đã bị ung thư. Khi đó cho ông về. Thật đau đớn! Hàng ngày, trong chứng bệnh kia những mục đó ung mủ, rồi hoại tử ăn dần từng miếng thịt. Thịt rớt ra từ từ từng miếng đến lúc môi trên và mũi ông không còn nữa, ăn nguyên một bên má. Bệnh nhân rên la suốt ngày. Mỗi ngày chịu cảnh máu thịt rớt ra, không ăn uống gì được cả. Thì đây có phải bệnh là khổ?
Một trường hợp khác, tôi đi thăm một anh bạn tên C. Tuấn, bị ung thư đại trường. Đã mổ một lần rồi bị biến chứng, không ăn uống gì được chỉ nằm vô nước biển thôi. Cơ thể anh ta chết đi từ từ mà Bác sĩ, Thầy thuốc và gia đình không làm sao ngăn chặn, giúp anh ta điều trị được. Anh ta rất muốn chết. Anh tâm sự: “Khi nào có qua nghĩa trang liệt sĩ ghé thăm anh”. Một người sắp sửa ra đi họ rất buồn tủi, đau khổ vì những sự đau đớn của bệnh tật. Nếu chúng ta ngay từ bây giờ, lúc bình tĩnh, an lạc như thế này không huân tập tu hành thì đến lúc gần chết, cận tử nghiệp sẽ về tự nhiên nhớ đến kỷ niệm xa xưa, cùng những tình cảm yêu, ghét, giận, hờn làm cho ta không còn tỉnh tâm nửa. Lúc đó, thì đâu còn nhớ đến Thần chú hay niệm Phật gì nữa. Vì hằng ngày ta không chịu huân tập tu hành.
Thêm một người bạn của tôi tên là Lê Văn Phải, lúc bình thường, tôi hay khuyên anh ta niệm phật. Anh ta nói là “tôi có niệm chứ” nhưng khi anh ta bị một chứng bệnh ung thư gan thì lúc gần chết tâm thức anh ta bị mê sảng. Các con anh ở xung quanh anh, vợ anh đang ôm lấy anh mà anh thì cứ lớn tiếng kêu từng tên người một, lớn tiếng gọi mẹ bầy trẻ ơi, mẹ bầy trẻ đâu rồi! Anh ta đã đi vào mê sảng, đâu còn nhớ gì nữa. Khi lúc đó, chúng ta hay rất nhiều người có đến làm lễ kinh cầu cho họ thì họ cũng không nghe được vì hằng ngày họ đã huân tập trong những cảm giác yêu, thương, sân hận, tham, sân , si. Thì khi bệnh đau, mê sảng, gần chết thì cái duyên đó nó về. Nó dẫn dắt, đọa lạc trong đường dữ. Hàng ngày, họ đâu có huân tập theo Thần chú, theo từng tiếng niệm phật đâu. Khi nghe đến những âm thanh đó họ đâu đưa vào tâm thức được. Chỉ có những người chơn tu, chuyên tu đến mới có năng lực đi vào tâm thức của họ để niệm tụng thì họ mới nghe được. Như vậy, bệnh cũng là một điều khổ. Đức Phật gọi đó là “Khổ đế”.
Và cuộc đời người khi đã sanh, đã trưởng thành thì một ngày nào đó cũng như trên, bệnh tật nó cũng dẫn con người đến chỗ chết, chỗ lão, già.
Con người chúng ta đang sống mặc dù rất vui vẻ, lạc quan. Nhưng các bạn có biết không trong thân ta nó đang đi đến sự già, lão, suy. Từng tế bào đang bị hủy hoại, da từ từ nhăn đi, hoạt động từ từ chậm lại. Mỗi cơ quan lục phủ, ngũ tạng dần dần yếu đi. Khi còn nhỏ, còn làm việc chạy nhảy nhanh lẹ, tính toán minh mẫn. Cáng lúc càng già, đi đứng, chạy nhảy chậm, yếu đi. Đầu óc minh mẫn bắt đầu già nua, quên nhớ, bệnh tật dồn dập. Trong bốn cái sanh, lão, bệnh, tử mặc dầu chúng ta phân ra để tạm định danh nó là như thế nhưng thực tế trong cái sanh đã có sự già, lão, bệnh, tử trong đó. Trong mỗi cái đó đều có đủ bốn cái cả. Nó đang trùng trùng duyên khởi cái khổ này chồng lên cái khổ khác. Ta khổ vì đau bệnh như những cái khổ khi bệnh tật bác sĩ, Thầy thuốc không thể cứu chúng ta được. Rồi tật bệnh không có người thân nuôi lo, không có tiền. Cái khổ này chồng lên cái khổ khác gọi là “Khổ khổ”.
Khi còn trẻ, mình muốn làm, muốn xây dựng tạo tác đủ thứ nhưng đến một ngày nào đó cái già, cái sức yếu suy thoái của cơ bắp, ngủ tạng, lục phủ, hệ thần kinh khiến cho mình không làm gì được. Và sẽ trở về với sự vô dụng muốn đi cũng không đi được, muốn ăn cũng không ăn được, không ngon, tiểu tiện không thông. Rồi bệnh tật lồng vào để nói lên cái “Lão”. Và cho đến khi, tay chân, khí huyết, trái tim này đã yếu đi mà còn lại bên ta những tâm sự, tình cảm, sự nghiệp đã tạo tác. Còn những dục vọng thì khi đó sự chết đến ta không muốn mà nó cũng đến để lại cho ta sự khổ trong “Tử”.
Khổ: Sanh, lão, bệnh, tử đã vừa qua rồi các bạn! Các bạn đã thấy chưa?
Rồi lại đến “Ái biệt ly khổ”. Những giờ phút vui nhộn, hoang lạc, những cuộc sống mà ta cho rằng ở đây gọi là “Hạnh phúc” có vợ đẹp, con thơ, nhà cao, cửa rộng, tiền bạc sung túc. Cuộc sống rất vui tươi khiến cho ta hay thích, hay thương mến, trì mến cái sự sống như vậy đó. Rồi một ngày nọ, nương dâu lại hóa thành vực thẩm chôn vùi những cái đó đi khiến cho ta chới với, đau khổ không muốn xa lìa cuộc sống êm đẹp kia, không muốn xa người thân kia, không muốn xa lìa của cải tiền bạc sự nghiệp. Nhưng nghiệp lực đến thì bắt buộc những sự kiện trên bị hủy hoại khiến cho ta đau khổ. Hay cái chết đến khiến cho ta đau khổ. Đó là “Ái biệt ly khổ”.
Và cuộc sống cầu công danh, sự nghiệp không được cũng khổ, nghèo quá hàng ngày làm lụng cực nhọc cầu được cái vui sướng có tiền bạc không được cũng khổ. Bệnh tật đến cầu hết bệnh thì cũng không hết, cầu gặp Thầy thuốc, Bác sĩ cứu chữa cũng không đạt thành thì cũng rất khổ gọi là “Cầu bất đắc khổ”. Những việc ở cuộc đời này thì mình ham cầu, dục cầu để vào đó những ý niệm, đặt nặng cho nó những ước mơ thì một ngày nào đó không đạt thành thì ta rất khổ. Mà ở cuộc đời này thì luôn có những ý niệm trên. Luôn đi bên ta những mong cầu, rồi luôn có những thất bại quanh ta. Nếu có thành tựu đôi chút thì một ngày nào đó nó cũng đi qua thôi để cho những ý niệm khởi khác chớm nở. Những cái khổ trên nó đều nằm trong cái khổ vô thường.
Trong những móc xích của sự khổ, phải nói đến cái gọi là “Oán tằng hội khổ”. Một sự khổ đau do chất chồng lên những cái oán hờn. Người ta sống trong cuộc đời này, luôn lấy nền tảng của sự vô thường tham, sân, si cho nên luôn luôn có những sự khổ não đưa đến từ những thứ vô thường tham, sân, si kia. Do lòng tham chiếm hữu tạo mọi thủ đoạn, ngã chấp bằng mọi cách để tạo nên được những lợi ích cho cá nhân mình để đáp ứng lòng ngã mạn. Rồi từ đó, sự sân hân , si mê cho cái đó là của mình, của người, cái đó là đẹp, cái đó là xấu. Muốn bảo vệ những thành quả qua sự si mê tà kiến đó. Nó luôn luôn thể hiện lên sự sân hận. Khi lòng nóng giận, sân hận đã nổi dậy thì từ đó những sự đau khổ của chiến tranh, loạn lạc, tranh đấu trong sự si mê gây ra biết bao sự đau khổ. Qua sự tranh giành, tranh đấu đã tạo nên cho mỗi cá nhân, tập thể thành những oán cừu. Cái oán hận này chồng chất lên cái oan hận khác khiến cho sự đau khổ vô bờ bến. Đây cũng là một cái khổ gọi là “Oán tằng hội khổ”.
Rồi trong sự khổ ấy, đức phật cũng đã đưa ra một cái khổ nữa gọi là “Ngũ ấm xí thạnh khổ” – “Sắc, thọ, tưởng, hành, thức”. Năm cái đó nó bàng bạc trong ta không lúc nào rời ra cả. Khi đã có sắc thân này rồi thì sự khổ nó sẽ đến như là sanh, lão, bệnh, tử. Hãy quay trở về nhìn lại xác thân của mình xem. Nó cấu tạo do tứ đại đất, nước, gió, lửa. Bốn đại này bản chất nó luôn có sự sinh khắc khác nhau, sự trì níu, sự phân tranh cái này chồng lên cái kia. Nó trùng trùng duyên khởi. Đất là những sự vật hữu hình và trong đó có vô hình. Tế bào, thịt da, xương cốt, tóc lông là đất. Ngũ tạng, lục phủ là tỳ, vị. Đó là những cái thô hữu hình. Còn những cái trong vô hình như những điều suy nghĩ, suy tư, vọng tưởng nó cũng nằm trong đó. Rồi đến nước, nước mắt, nước mũi, máu, nước trong cơ thể ta. Ngũ hành ngũ tạng là thân. Sự phát dục tạo nên con người nó cũng có nhúng tay vào.
Tiếp theo là gió. Gió trong cơ thể ta là sự hít thở khí. Ở đây, trong những nhiệm vụ vô hình nó cũng đã giúp cho khí huyết cơ thể lưu chuyển. Nếu Gió mất sẽ làm cho khí huyết ngừng lưu chuyển. Hai sự kiên đó nó góp phần trong cái sắc là khổ. Sắc thân ta phải nói đến cái sức nóng ấm trong cơ thể. Sự vô hình là tác động lên sự sinh hóa, sống của sắc thân gọi là “Hỏa”.
Rồi từ đó, tứ đại trên sắc thân đã biến ra thành ngũ hành, ngũ tạng bên trong cơ thể. Sắc thân đó, chúng ta nhìn qua tứ đại, ngũ hành kia. Nó luôn sinh khắc. Cái này trồi lên thì khắc cái kia. Cái kia bị cái này khắc lại, sinh khắc luôn. Từ đó, nó mới hình thành lên sanh, lão, bệnh, tử – thành, trụ, dị, hoại, diệt. Sắc thân trong cơ thể luôn liên quan mật thiết với vũ trụ. Từ những tế bào nhỏ, từ những nguyên sinh nhỏ li ti sinh khắc, tỉnh động đã hình thành nên con người thế giới. Đã hình thành rồi đến trụ, hoại, diệt luôn đi torng cái vô thường bất tận. Đó là nói sắc thân. Còn nếu mà nói đến sắc ở khắp mọi nơi thì nó lại thêm chồng chất lên vô số cái khổ nữa. Như ngày nay, âm thanh, sắc tướng màu sắc quá đẹp, những giọng ca, tiếng đàn, âm thanh, qua tốt, quá hay đó là cái xí thạnh của sắc. Những cái âm sắc đó hòa trộn với khói hương sắc, những mùi đủ thứ, đủ loại. Những mùi vị quá ư là khoái trá. Như vậy, qua cái sắc thân, sắc hương của thế giới vừa kể. Ta thấy, nó rất thanh, rất mạnh “Sắc xí thạnh khổ”. Để tìm cầu giữ những cái đó, đạt được những cái đó, chối bỏ những cái đó đều đem lại sự khổ.
Qua cái sắc rồi ta lại đến cái thọ. Sự cảm nhận, cảm nhiễm những cái sắc thân xấu, đẹp, âm sắc kia nó đã thạnh trị thì cái sự ước mơ để đạt giữ lấy nó cũng phải đi theo, mạnh lên. Mà nó cũng đi lên để mạnh, để bảo giữ những điều cho rằng đó là đẹp, là xấu, là tốt thì phải có những sự suy tư, suy nghĩ, mưu mô tạo dựng để đạt được những cái cảm thấy “Thọ” nhận đó là tốt, là xấu. Và cũng phải suy tư, nghĩ ngợi, tìm cầu những ý niệm, loại bỏ những cái xấu kia thì mỗi cái đều nâng cấp độ từ tư tưởng lên bằng nền tảng dục vọng thì hoàn toàn đem đến cái khổ.
Do những cái dục vọng thụ hưởng nó đặt trên cái nền tảng vô thường, không nhất định thì nó phải biến đổi theo từng cá nhân, từng ý niệm, từng tốp người. Ngày nay, cái này cho là đẹp nhưng một chốc lát hay ngày mai thì những cái đó không đem lại cái cảm hứng (thọ) nữa. Thì mới bắt đầu suy tư (tưởng). Tưởng ra đời. Tưởng tượng thành những loại đẹp, tốt hơn để nhằm mục đích đáp ứng cái thọ nhận đang trong thế ào ào đi lên “xí thạnh”. Cứ như những chuỗi hạt của sự khổ, chuỗi hạt của thời gian đã đưa con người dần dần mất đi những cái tâm tánh từ hòa, bình thản. Cho nên, đem lại sự khổ. Và trong những chuỗi hạt xí thạnh trên kia, nó cứ hình thành mãi từ khía cạnh này đến khía cạnh khác. Tạo dựng nên một sự trùng trùng duyên khởi gọi là “hành”. Rồi từ từ, những hành khổ, sắc khổ, tưởng khổ, thọ khổ kia nó đến, nó đi, nó huân tập thành những tập khí vô bờ, vô bến hình thành nên cái sự biết trong cái dục vọng, trong cái “xí thạnh” khổ kia đã trở thành Biển thức mênh mông, có sẵn huân tập trong cái biển thức ấy. Nó có đủ những cộng thức, phương pháp, đủ những sự kiện tốt, xấu, vô ký…khi mỗi niệm của chúng ta lố lên thì phương pháp kia, công thức kia những sự kiện kia đáp ứng hình thành cái mới thì cái dục vọng tràn lan trong ngũ ấm. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức xí thạnh khổ.
Những sự kiện đó trải qua là một biển mênh mông. Và nó đều kết nguồn kiến tạo từ sự vô minh ái dục, tham, sân, si. Trong sự vô minh kia, nó đã làm cho ta không nhìn thấy được thân này, tâm thức này là do một sự tụ họp, một sự duyên hợp mà Đức phật gọi là giả hợp. Là gì? Mỗi cá nhân sự vật trong vũ trụ này đều không thật tướng, thật thể. Như cái bàn, cái ghế, cái nhà nó đều do nhiều cái duyên hợp lại do một miếng cây, một thanh gỗ do công người thợ, do sự suy tư đầu óc của người thọ hưởng, tưởng tượng đặt ra chứ thật thể chúng ta đem từng khúc cây, miếng gỗ, đinh ốc, công thợ kia ra từng cái thì mỗi cái chúng cũng được duyên hợp mỗi cái khác nhau. Cái giả này chồng lên cái giả kia để rồi giả hợp chứ thật tế cái bàn, cái bàn kia đâu có tướng nhất định. Nếu có tướng nhất định thì nó không bị hư hoại. Nó đã tự có không cần đến sự chuyển hợp. Rồi đến con người cũng vậy do từng tế bào, nguyên tử, phân tử vi sinh…. Rồi tâm thức những cái huân tập từ đời này đến đời khác cứ mãi huân tập. Khi một vấn đề nào đó, mặc dù ta bỏ nó qua ta thì ta cũng đã huân tập trong tàng thức. Lấy cũng vậy. Huân tập đó ta gọi là một sự huân tập trong lại trong tàng thức. Những sự kiện, những niệm thức nào đến với ta cũng đã được huân tập nhiều đời, nhiều kiếp. Nhiều khi những sự kiện tư tưởng, tư duy đó đến mà ta không hiểu nó thể hiện hột giống không có nó trong tàng thức mà nó đang thể hiện hột giống không biết. Hay hoặc là duyên đó nó đã bị sự trùng trùng duyên khởi trong tiềm thức đang đè nén nó xuống, cơ duyên chưa chín mùi. Cũng như một chuồng ngựa, trong đó ta nhốt hàng triệu, hàng tỷ con. Nó mang nhiều danh tên khác nhau nào là buồn, giận, si, mê, hận, sướng, khổ, xấu đẹp. Khi chuồng ngựa kia mở ra hay là do sự rúm động của con ngựa mang tên “A”. Nó đang lớn mạnh thì con “A” nó vượt ra. Khi con “A” vượt ra thì ta đâu thể bảo rằng không có con “B” vì nó còn yếu, chưa có mảnh khởi, chưa đủ duyên để thể hiện mình. Do những cái duyên biết bằng sự u minh, u tối kia, không biết rõ chân tướng của vạn sự, vạn vật là do duyên giả mà chấp thân ta là có thật, là trường tồn vĩnh cửu mà sanh ra tham, sân, si, giận hờn, tranh đấu, mưu thuẫn, giết hại, xô đẩy nhau tạo nên vô lượng, vô biên sự đau khổ đưa chúng sanh vào trong Biển khổ mênh mông.
Như vậy, qua những sự kiện trên ta sẽ sơ lược nhìn thấy cái gốc, cái nguyên nhân sinh khởi sự đau khổ trầm luân của chúng sanh rồi. Đức Phật gọi đây là “Tập đế” trong “Tứ Diệu Đế”. Người ta nhìn thấy sự giảng dạy, sự tri kiến của Đức Phật trên kia. Họ bảo rằng Đức Phật là một con người bi quan. Nhưng thực tế Đức Phật là một con người rất lạc quan, rất an lạc, hạnh phúc. Luôn luôn chủ động vào những cái khổ trên. “Khổ đế” chủ động vào cái nguyên nhân khổ. “Tập đế” kia để Ngài bảo rằng, chỉ rằng từng niệm khởi kia hoàn toàn là do sự huyễn hợp, giả hợp, không có thực thể. Hãy bình tĩnh, tỉnh giác nhìn lại xung quanh ta coi cái nào là thường có, hằng hữu. Nó không bị sự xói mòn. Không bị hủy hoại nhằm nhấn chìm trong bể khổ, trầm luân trên kia
Trong cái sinh trụ, dị, hoại, diệt. Trong cái biến đổi của cái tạm gọi là thời gian, không gian trải qua từng niệm tưởng, ý niệm. Thì trong đó nó có một cái không bị biến đổi là cái tánh giác, cái biết của mình. Nó luôn luôn đi cùng những niệm tưởng, đau khổ, tham, sân, si. Nó luôn đi cùng theo từng không gian, thời gian qua những niệm tưởng. Ngày xưa ta nhìn thấy dãy núi, rừng cây, con sông ở gần bên ta. Lúc lên 7, 8 tuổi ta nhìn thấy nó khác. Khi ta lên 30, 40 tuổi, ta nhìn thấy nó khác. Nó khác là do sự giả hợp trùng trùng duyên khởi. Cỏ, cây, hoa, lá già rồi chết thì mọc lên cái mới. Nhà cửa, chỗ ở mấy độ thay đổi theo từng thời gian, không gian mà nó thay đổi như vậy. Nhưng lúc 7, 8 tuổi ta thấy con sông, cái nhà, rừng cây, dãy núi thì trong đó có cái “Tri giác”, cái biết. Nó đi theo ta trong từng suy nghĩ, niệm khởi. Và hôm nay, trong tuổi 40, 50 từng suy nghĩ, từng sự thay đổi, từng ý niệm kia nó cũng có cái biết, cái tri giác kia. Các bạn đạo hãy bình tâm, suy xét lại coi xem có phải như vậy không. Cái biết đó, nó cũng đi theo ta trong giấc ngủ. Khi ta ngủ mê thật sự có người bảo rằng: “Hồi hôm này, tôi ngủ mê quá không biết gì cả”. Nếu không biết gì thì sao biết rằng ta đang ngủ mê? Trong chiêm bao cũng vậy. Trong từng sự suy nghĩ, quyết đoán trong tâm thức, trong cảnh chiêm bao ta cũng đều biết hết. Trong lúc ta đau ta cũng biết, khổ cũng biết, ái lạc, dục vọng đều cũng biết cả. Cái biết!
Qua cái, nhìn thấy những sự kiện trên. Chúng ta cũng đã có ít nhiền một cái nhìn sự thật gọi là “Tri kiến Phật”. Ở đây, tạm gọi nên danh tự như thế. Nhưng thực tế, cái biết mà chúng ta vừa thấy qua nó chỉ là một dụng của sự “Tri kiến Phật”. Cũng như con người đang đi đến phía trước thấy những con người đi ngược lại với mình, họ trùm , mặc áo mưa thì ta biết đó là phía trước ta đang có mưa. Chứ thực tế, ta cũng chưa thực sự nếm, trải cái biết mưa thật sự kia. Vì cái biết của ta nếu không khéo nó cũng chồng lên cái biết nữa. Cứ chồng mãi. Trong cái đó, ta cứ tỉnh lặng, tỉnh giác để có cái biết chân thật.
Nhưng khi ta đã có cái biết trên, ta bắt đầu bước đường đi vào con đường “Diệt đế” trong “Tứ Diệu Đế” mà Đức Phật đã đưa ra. Bắt đầu, ta thực hiện những pháp tu để từ từ loại bỏ những tạp niệm, dục vọng. Hay nói đúng hơn để ta trở vế với ta những cái đã có sẵn mà bấy lâu nay do dục vọng đã đem ta lưu chuyển trong tam giới.
Thân ta do Ngũ ấm kết hợp. Khổ do cái sanh, già, bệnh, chết làm khổ. Do dục vọng tham, sân, si, ngã mạng thành khổ. Đã nhiều đời khổ như thế mà muốn thoát ly cái khổ đế, tập đế kia phải thực hiện theo sự “Diệt đế” đến với “Đạo đế” của Đức Phật.
Hôm nay, ta hãy quán xác thân này do tứ đại giả hợp hình thành. Và ngày mai đây, tứ đại lại luân chuyển sang một cơ thể sình thành cái thân khác. Hiện nay, ta đang sống trong cái thân tạm cho là tốt đẹp, mầu mè, chìu chuộng, vun đắp. Luôn đem những cái mỹ vị, cao lương. Rồi đem đến những lời ca tụng đẹp, khỏe, tốt. Nghe vậy, vun đắp như vậy thật thật dễ chịu. Ta hãy dùng một phép quán thân bất tịnh của mình thử xem sao. Ta hãy nằm yên xuống tưởng tượng một sự giả chết. Bắt đầu, là phong đại- gió ra đi trước, hơi thở bắt đầu ngừng đập. Mọi hoạt động cũng ngừng theo, cơ quan lục phủ, ngủ tạng ngừng hoạt động. Tất cả khí huyết không còn lưu thông nữa thì sự chết đã chiếm ngự ta. Rồi tiếp đến, hơi nóng tức hỏa đại cũng rời bỏ ta ra đi thì mọi hoạt động tim mạch, thần kinh cũng đã đi vào sự chết. Và tiếp đến cái nước tất là thủy đại cũng đã ra đi, bốc hơi ra, chảy ra, chảy thoát muôn ngã. Và nước đã chạy hết, gió đã đi, hơi ấm lửa đã tắt thì đất, thịt da, râu tóc, tay chân bắt đầu hủy hoại.
Đó là ta nhìn tổng thể qua chứ ta thấy khi hơi thở ra đi, lửa cũng ra đi thì chỉ còn lại thi thể sình, thúi. Nước không còn hơi ấm, thịt đất không còn hơi ấm. Gió thì bắt đầu sình lên thành một cục thịt năm, bảy chục ký nở lớn lên. Và sự thúi trong thân kia bắt đầu lang ra. Những côn trùng, dòi trùng, dế bắt đầu bu ăn, cắn xé đủ thứ. Rồi một thời gian nữa, nước kia đã đi, đất cũng đã đi thì từ từ cón lại một bộ xương khô. Rồi đến xương khô cũng phải mất đi, hết dấu chấm dứt một sự sống của một thân người. Một sự chấm dứt như thế nó đã mất thật sự nhưng nó đã di chuyển từ môi trường sống từ chỗ này sang chỗ khác để hình thành nên những sự sống mới. Cứ sinh sinh, diệt diệt mãi nếu ta không tỉnh giác tu học.
Trong phép quán trên, quí bạn nên quán sát rõ ràng để biết cái đi của tứ đại cùng cảm xúc. Rồi bây giờ khi đã nhìn thấy sự sinh diệt cơ thể qua phép quán đảnh kia lòng ta sẽ cảm thấy có những cái nhìn chơn thật hơn. Biết xác thân này là sẽ bị hoại, diệt như trên thì cái dục vọng trong cơ thể ta cũng dần dần mòn đi, mất từ từ đi. Đó là thực hành trong cái gọi là “Diệt đế”.
Chúng ta hôm nay là người hành giả tu trì về pháp môn Mật tông, chuyên tu về những Thần chú. Để kết hợp lại pháp môn “Tứ Diệu Đế”, phép quán bất tịnh trên ta hãy dùng, sử dụng Thần chú Chuẩn đề, Thần chú Tịnh Pháp giới Chơn Ngôn hay một trong những Thần chú trong Ngũ Bộ chú.
Ta ngồi tĩnh tọa thanh tịnh, miệng đọc Thần chú Chuẩn đề, tư tưởng quán “Úm lam”, quán chữ “Lam” tròn sáng từ một đến nhiều khắp mọi nơi trong không gian, trong cơ thể, từng niệm nghỉ. Khi ta ngồi những tư tưởng, ý niệm dấy lên đều quán chữ Úm lam. Quán ngày càng vi tế có nghĩa là những niệm Úm lam mà ta nghe được nó phải được khế hợp trong từng hạt nguyên tử nhỏ, những hạt bụi đều nghe. Chính bản thân hạt nguyên tử, phân tử, hạt bụi kia tự nó nói lên “Úm lam”. Tai ta nghe như vậy đến một lúc một khối cơ thể ta toàn là những hạt “Úm lam” kia. Cho đến khi bốc cháy, sáng cháy khắp mọi nơi. Cháy sạch đến một lúc không còn thân ta nữa thì đến lúc đó cái biết chân tánh của mình hiện ra cũng như bầu trời trong xanh, mát diệu. Thần chú Chuẩn đề là cửa vào tâm thức. Đây là con đường đền Thiên đàng, con đường đến niết bàn mà mọi hành giả ngay chỗ này hãy tự đi. Hãy tự đi với câu kinh trong vô tự kinh kia, muôn thuở. Có phải chăng Đức Bổn tôn Phật mẫu đang có ở đó?
Trong Đạo đế của Tứ Diệu đế, đức phật đã thị hiện cho thấy rất nhiều cảnh giới tu chứng. Tùy theo từng trình độ năng lực, khi thực hiện qua các pháp môn có sâu, có cạn, tiểu thừa và đại thừa khác nhau. Trong Tứ diệu đế này, bất cứ phương tiện nào cũng đều áp dụng tiểu thừa và đại thừa. Hôm nay, để chúng ta trong diệt đế, đạo đế này qua qua phương pháp tu niệm của Mật chú Chuẩn đề. Thần chú Chuẩn đề có công năng rất lớn sẽ đưa hành giả mau thoát khỏi cảnh đau khổ mênh mông, từng giờ, từng phút, từng ngày. Rồi năm tháng trôi qua, cái khổ như thế vẫn theo sát với ta như bóng với hình. Không biết cái nào là khổ, là vui. Nó chung lộn, trùng khởi liên tục khiến chúng ta khó nhận chân tỉnh giác được. Cái cảnh trùng khởi này, Đức phật gọi là Điên đảo, vọng tưởng vô bờ bến. Mà hôm nay muốn vượt khỏi Biển khổ mênh mông kia trong “Diệt đế”, “Đạo đế” này ta dùng Thần chú “Chuẩn đề”. Ta hãy từ từ làm quen, từ từ đưa từng niệm, từng câu Thần chú Chuẩn đề vào mắt của mình, vào sự thấy của mình. Từ từ đưa từng âm thanh, câu chú Chuẩn đề vào cái tánh nghe của mình. Trong tất cả các căn, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn là những ý niệm, những sự ma sát tâm thức thành cảm nghĩ khi mắt, tai, ý thức, thân, lưỡi…. Ta chạm vào sự vật luôn cả đúng, sai và vô ký nó nằm lại ở mọi cơ quan mắt, tai…. gọi là căn. Căn tức là chứa nhóm.
Trong sáu căn này, Đức phật bảo rằng chỉ có nhĩ căn, tánh nghe của nó đi được trong ba cõi, thông cả ba cõi. Trong mơ, ta vẫn nghe, thấy và có lúc những vong linh cũng được nghe, thấy…. Nó thông như vậy đó. Thì hôm nay, ta lấy nhĩ căn tánh nghe kết hợp với sự thấy nhãn căn tánh thấy để đi vào tu quán hạnh mật chú Chuẩn đề. Trong cuộc sống đầy dẫy những âm thanh, sắc tướng đang bao bọc ta. Mà những cái đó là gốc đem lại sự khổ đau cho chúng ta. Nhưng hôm nay, ta có một pháp, một nhiệm mầu pháp môn cao thượng. Ta không sợ những đau khổ kia nữa. Mà ta phải mạnh dạn đứng dậy nhìn thẳng vào nó để biến hóa nó, giải nó thành Thiện nghiệp, thành sự an lạc, hạnh phúc của cõi cực lạc để thay thế cõi ta bà này giống theo ý niệm, mục đích của Đức Phật đã đem lại cho ta “Tứ Diệu Đế”. Để trả lời rằng giáo lý của Đức Phật không có yếm thế, không có chủ quan mà thật sự đem lại sự lạc quan, chủ quan, chủ động xây dựng Xã hội, chủ động hòa nhập với sự đau khổ trên để biến đổi, hóa giải sự đau khổ, hóa giải từng ý niệm, tưởng vọng tưởng đua khổ kia thành sự an lạc, hạnh phúc cho mọi người.
Hôm nay, ta thực hành đi. Thực hành nghe từng âm thanh, từng ý niệm kia. Mặc dù, những âm thanh, những ý niệm trên là rất khác nhau về nội dung, về cảm nghĩ nhưng chúng ta qui về một cái nghe lại những ý niệm trong đầu ta đến khi hoàn toàn nghe “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩ đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Ta nghe tiếng chuông, tiếng cười, tiếng nói, tiếng kèn xe, những lời yêu thương, những lời thóa mạ, những âm thanh xấu, tốt có khác nhau. Nhưng khi nghe chỉ có âm thanh bên tai là “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Cũng vậy, khi những động dụng co tay, co chân đi đứng nằm ngồi đếu có tiếng “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Rồi khi về nhà trong những giờ phút thảnh thơi tạo cho mình những giờ phút ngổi tĩnh tọa gọi là “Thiền”. Ngồi xếp bằng, ngồi ngồi cho thoải mái để nghe lại những tiếng niệm Thần chú Chuẩn đề. Mới ban đầu, sự tập luyện rất cực khổ, đau đầu, khó làm. Nhưng dần dần, do sự cố gắng tinh tấn và sẽ được sự gia hộ của Đức Bổn tôn Chuẩn đề giúp cho ta thành đạt được sự mầu nhiệm trong tu học. Vì sao có những sự kiện trên? Vì chúng ta đang tu theo pháp môn Mật tông thì bao giờ cũng sẽ được một vị Thầy vô hình dạy bảo ta. Mà hôm nay Thầy ta Đức Bổn Tôn của ta là một vị Cổ Phật gọi là Phật Mẫu Chuẩn Đề, vị phật rất xa xưa. Vị phật đó đã đưa, đã ôm ấp xây dựng vô lượng vị Phật. Vị Thầy của ta hôm nay có vô số huyền năng cao cả, có cả sự nghiệp tri thức, có cả sự nghiệp năng lực huyền bí trong ba cõi. Tà ba ngoại đạo nghe đến danh của Thầy ta là khiếp đảm. Địa ngục nghe đến người hoàn toàn sụp đổ. Người đến đâu thì cõi cực lạc quốc ở nơi ấy hiện thực. Ta hôm nay có một vị thầy bí mật như vậy rồi sao không chịu cố gắng, cố gắng tu học để một ngày nào đó trong từng niệm thức, trong toàn sự vật, vạn vật đều là tâm chú của người thì cõi cực lạc đã thực thụ trong tâm ta, cõi ta bà thấy đau khổ này trở thành cực lạc an lạc, hạnh phúc.
Trong pháp tánh của ngài, có vô số cảnh giới. Khi ta đã trì niệm thâm sâu vào pháp tánh kia thì ở mọi nơi trong Pháp tánh của người, trong vô số cõi trong pháp tánh người ta đều cảm thụ được, ta đều đến được, đều có chơn thân pháp tánh của người. Như vậy, có phải là ta đã đạt được “Sự Du Hí Thần Thông” không?
Ta đi chu biến trong pháp thân Ngài thì ta đương nhiên thị hiện qua những cõi giới trong Pháp Thân Ngài. Mà khi đã vào Pháp thân, pháp tánh của Ngài thì sự an lạc vĩnh cửu, sự hạnh phúc vô biên.
Ta đã có những lợi ích như trên thì hôm nay trong từng ý niệm đi, đứng, nằm, ngồi. Trong tứ đại oai nghi của chúng ta phải quyết chí thực hiện, thành đạt trước mắt bằng sự quán tưởng Thần chú Chuẩn đề trong tâm thức chúng ta, xung quanh ta. Nếu lần lần đạt sự thì lần lần đạt lý. Ví nó thuộc Mật pháp. Trong cái tu của chúng ta, trong từng thời, từng lúc, từng cấp sẽ được thầy “Bí mật” giảng dạy cho ta, chỉ dẫn cho ta thật rõ ràng. Hãy quy y với Ngài đi! Hãy đặt trọn niềm tin với Ngài đi. Khi đã quy y, đặt niềm tin rồi, chúng ta chỉ cần thực hành xuyên suốt, niệm trì một Thần chú Chuẩn đề. Dù sét đánh làm tan nát thân ta hay bất cứ một sức mạnh vô hình, hữu hình nào ta cũng kiên tâm niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ. chuẩn đề, ta bà ha. Bộ Lâm” Có thực hiện như thế thì ta mới thực hiện được đúng theo giáo lý “Tứ Diệu đế” – “Khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế”. Thực hành diệt đế là thực hành pháp tu kia, thực hành Đạo đế là kết quả sự sống trong an lạc, giải thoát.
Bài viết này đơn sơ, mộc mạc nhưng mang những ý nghĩa nhiệm mầu Phật pháp và sự vô biên trong Thần chú Chuẩn đề.
Xin mượn bài viết này thành tâm gửi đến các bạn gần xa sự an lạc, hoan hỉ, hạnh phúc, đạt thành những ước mơ, biến những ước mơ thành hiện thực, muôn sự đến với quí bạn đều hóa thành Thiện pháp an lành cam lồ của Đức như lai.
Cư Sĩ Thanh Hùng