Phật giáo đang lan truyền một cách nhanh chóng khắp thế giới hiện nay. Có những trung tâm Phật Pháp ở nhiều quốc gia Âu châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc Á châu, và v.v…Đạo Phật đang lan truyền đến những vùng mới mẻ.
Chúng ta thấy những người Phật tử ở Âu châu không chỉ ở những nước Tây phương, mà cũng ở những xứ xã hội chủ nghĩa ở miền Đông. Thí dụ, Ba Lan có khoảng năm nghìn Phật tử hoạt động tích cực.
Đạo Phật lôi cuốn rất nhiều đến thế giới hiện đại do nền tảng lý trí và khoa học của nó. Đức Phật đã nói: “Đừng tin tưởng trong bất cứ điều gì mà ta nói chỉ vì biểu lộ sự tôn kính ta, mà hãy thử nghiệm nó cho chính các con, phân tích nó, giống như các con đang mua vàng”. Con người hiện đại ngày nay thích một sự tiếp cận không võ đoán như thế.
Có nhiều cuộc đối thoại giữa những nhà khoa học và lĩnh tụ Phật giáo, như Đức Đạt Lai Lạt Ma. Cùng với nhau họ đang thảo luận và khảo sát thực tại là gì. Đức Phật nói rằng tất cả những rắc rối xảy ra từ sự không hiểu biết thực tại, từ sự mê mờ trong nhận định này. Nếu chúng ta nhận thức, tỉnh thức về vấn đề chúng ta là ai, và thế giới cùng chúng ta tồn tại như thế nào, chúng ta sẽ không tạo nên những vấn nạn rắc rối từ sự mê lầm của chúng ta.
Đạo Phật có một thái độ cực kỳ cởi mở trong sự thẩm tra chân lý là gì. Thí dụ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói rằng nếu những nhà khoa học có thể chứng minh rằng điều gì đấy mà Đức Phật hay hàng đệ tử của Thế Tôn đã dạy là sai hay chỉ là mê tín, Ngài sẽ rất vui lòng và quyết bỏ nó ra khỏi giáo lý nhà Phật.
Một sự tiếp cận như thế là rất hấp dẫn đối với người phương Tây.
Từ việc học hỏi những đạo sư trong quá khứ đã thích ứng Đạo Phật đến nền văn hóa của mỗi xã hội mà nó lan truyền tới, thì đấy chỉ là tự nhiên, những đạo sư ngày nay cần trình bày Đạo Phật trong những quốc gia khác nhau trong thế giới hiện đại trong những phương cách khác nhau một cách nhẹ nhàng, hay hơi khác biệt mà thôi. Trong tổng quát, Đạo Phật nhấn mạnh một sự giải thích sáng tỏ.
Tuy nhiên, trong phạm vi này, những điểm khác biệt và những tiếp cận khác biệt cần sự nhấn mạnh hơn tùy theo những nét văn hóa đặc thù.
Đức Phật đã dạy những phương pháp đa dạng vô cùng, đơn giản chỉ vì con người cũng vô cùng khác biệt. Không phải mỗi người đều suy nghĩ trong cùng một cách. Hãy xem một thí dụ về thực phẩm.
Nếu chỉ có một loại thực phẩm duy nhất thuận tiện trong một thành phố, nó sẽ không thích ứng đến mọi người. Trái lại, nếu có những loại thực phẩm khác nhau có thể có những hương vị phong phú, mọi người có thể tìm thấy điều gì đấy hấp dẫn.
Giống như thế, Đức Phật đã dạy những pháp môn đa dạng và rộng rãi cho con người với một đặc trưng bao la về hương vị dùng để cho con người phát triển phát triển và tăng trưởng chính họ.
Cuối cùng, đối tượng của Đạo Phật là để chiến thắng tất cả những sự giới hạn và những vấn nạn cùng để thực chứng tất cả những khả năng của chúng ta vì thế chúng ta có thể phát triển chính mình đến trình độ mà chúng ta có thể giúp đở mọi người tối đa mà chúng ta có thể.
Trong một số quốc gia phương Tây nhấn mạnh về tâm lý học, chẳng hạn như Thụy Sĩ và Hoa Kỳ, những vị Thầy thường trình bày Đạo Phật từ quan điểm của tâm lý học.
Trong những nước khác nơi con người thích liên hệ một sự tiếp cận sùng mộ nguyện cầu, chẳng hạn như Nam Âu châu và Mỹ châu La tinh, những vị Thầy có khuynh hướng trình bày Đạo Phật trong một hình thức cầu nguyện.Con người ở đấy rất thích tụng niệm, và người ta có thể làm điều ấy trong sự thực hành Phật Pháp. Tuy vậy, những người ở Bắc Âu, không quá thích tụng niệm nhiều như thế. Những vị Thầy có khuynh hướng nhấn mạnh sự tiếp cận tri thức ở đấy.
Nhiều người ở Đông Âu ở trong một tình cảnh rất buồn rầu. Giáo lý Đạo Phật lôi cuốn họ vô cùng bởi vì nhiều người thấy đời sống của họ là trống rỗng. Cho dù họ làm việc cật lực trong nghề nghiệp của họ hay không dường như chẳng làm nên điều gì khác biệt. Họ không thấy kết quả nào.
Phật giáo, trái lại, hướng dẫn họ những phương pháp để họ hành động trên chính họ, để mang đến những kết quả làm nên một sự khác biệt trong những phẩm chất của đời sống của họ. Điều này làm cho người ta cảm kích và hăng hái một cách không thể tưởng để lao vào những sự thực tập một cách trọn vẹn chẳng hạn như đảnh lễ phủ phục hàng nghìn lần.
Trong cách này, Đạo Phật tự thích ứng với văn hóa và tinh thần của những người trong mỗi xã hội, trong khi bảo tồn những giáo thuyết quan trọng của Đức Phật. Giáo nghĩa chính không thay đổi khuynh hướng là để chiến thắng những vấn nạn và giới hạn của chúng ta để nhận chân những khả năng của chúng ta. Cho dù hành giả làm điều này với sự nhấn mạnh hơn về sự tiếp cận tâm lý học, tri thức, khoa học, hay sùng mộ thì tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa.
Đạo Phật đang thích ứng với thế kỷ hai mươi mốt trong phổ quát.
Phật giáo đang thích nghi bằng sự nhấn mạnh một sự tiếp cận dựa trên lý trí và có chừng mực với khoa học đến giáo thuyết của nó. Đạo Phật có một sự giải thích rõ ràng về kinh nghiệm cuộc sống mang đến như thế nào và đối phó với chúng như thế nào trong một hình thức khả dĩ nhất.
Sau đó, Đạo Phật nói rằng đừng chấp nhận bất cứ điều gì trong sự tín ngưỡng mù quáng; hãy tự suy nghĩ, thẩm tra nó và để thấy nếu nó thực sự có ý nghĩa và hợp lý hay không. Điều này giống như khoa học yêu cầu chúng tôi xác minh những kết quả của một thí nghiệm bằng sự lập lại nó của chính chúng tôi; và chỉ chấp nhận những kết quả như sự thật.
Con người hiện đại không thích mua điều gì đấy mà không thử nghiệm chúng; họ không mua một chiếc xe nếu không thử nó. Giống như thế, họ sẽ không chuyển đổi sang một tôn giáo hay một triết lý của đời sống mà không kiểm nghiệm nó trước tiên để thấy nó có thực sự có ý nghĩa và thông tuệ hay không.
Điều này làm cho Đạo Phật thật là hấp dẫn đền nhiều người của thế kỷ XXI. Phật giáo cởi mở với sự khảo sát của khoa học và mời thỉnh mọi người thẩm tra nó trong cách ấy.
Tuệ Uyển chuyển ngữ