“Cho dù người học Phật hoặc là người bình thường thảy đều biết khiêm cung, ứng xử giao thiệp hành sự đều phải biết nhu hòa.
Nếu tâm cống cao ngã mạn, tự đại, khoe khoang trong đời sống tu hành cũng như bình thường đều sẽ dẫn đến sai lầm và chướng ngại.”
Thế thường con người biết tự hạ mình, luôn luôn khiêm tốn, thì công việc trở nên dễ dàng.
Đức Phật lúc còn tại thế, trong Tăng đoàn có một vị Tỷ kheo thường khoe khoan mình có địa vị thuộc giai cấp cao. Vị Tỷ kheo này thường nói: “Không có người nào xuất thân từ giòng dõi cao quí như ta. Nhà của ta giàu có nhất thiên hạ, chẳng có gia đình nào qua mặt, không có người nào giàu hơn. Trước đây, ta ăn uống, áo quần, đồ dùng quí giá sang trọng toàn là đồ thượng hạng, vật phẩm quí hiếm…” Cứ mỗi lần vị Tỷ kheo này đi khất thực về, thấy thức ăn trong bình bát không ngon liền nói: “Ai dà, Trước đây ta ăn toàn đồ cao lương mĩ vị, nay lại ăn chỉ toàn đồ thừa thải!” Ngày qua ngày, lời than vãn của vị Tỷ kheo này làm cho mọi người bàn luận.
Sau khi Đức Phật nghe xong liền nói cho đại chúng biết nguyên do: “Vị Tỷ kheo này kiếp trước rất lâu đã có tập tánh này. Vị này đã từng làm qua nghề dệt vải, người cao lớn tuấn tú. Lúc bấy giờ, có một người thông minh hiểu biết, khéo tay, không những biết chế tạo cung tên mà còn là một xạ thủ thuộc hàng vô địch. Mỗi lần thi thố, chẳng có ai địch nổi, được mọi người ca tụng. Thế nhưng người này lại muốn cống hiến tài năng kỉ thuật của mình cho đất nước nhưng vì người thấp bé, ngoại hình khó coi, nên ngại nhà Vua không sử dụng.”
Do đó, anh ta bèn nhờ một người cao to tuấn tú, bên ngoài nhìn vào có thể làm cho người khác kính nể cùng đi gặp nhà Vua. Người mà anh ta chọn lại chính là người thợ dệt này, có thân hình cao lớn, vẻ bên ngoài có thể làm cho người khác kính trọng, cùng đi gặp nhà Vua với mình. Kết quả, anh thợ dệt vải cao to tuấn tú kia được tuyển và được truyền lại các kỉ thuật chế tạo cung tên và kỉ thuật của một xạ thủ vô địch, rồi chân thành nói: “Tôi thật khâm phục anh đã bỏ công việc dệt vải nay lại thêm thời gian đi gặp nhà Vua. Vậy thì làm phiền anh sau khi gặp nhà vua, anh cứ bảo là anh có kỉ thuật điêu luyện về chế tạo cung tên và xạ thủ, còn tôi chỉ là tùy tùng của anh mà thôi. Nếu nhà Vua trọng dụng chúng ta thì sau này chúng ta sống không cần phải lo lắng nhiều.”
Người thợ dệt nghe xong cảm thấy một bầu trời mong đợi đang đến gần, có gì vui cho bằng. Anh ta liền gật đầu đồng ý. Thế rồi, cả hai người chuẩn bị khăn áo lên đường đến hoàng cung. Đến nơi xin vào yết kiến nhà vua và trình bày kỉ thuật của mình khiến nhà Vua thích thú và thưởng nhiều món quà quí giá. Kể tử đó cả hai người đều có cuộc sống sung mãn và giàu có.
Qua một thời gian, trong nước có một con hổ thường hay xuống quậy phá, có nhiều người dân mất mạng, nên có nhiều bố cáo đề phòng và kêu gọi người tài bắt hổ, vì thế có rất nhiều xạ thủ mang cung tên đến bắt nhưng vẫn chưa được. Sau khi nhà Vua biết được sự tình liền cho gọi người thợ dệt vào nhận nhiệm vụ bắt hổ, giúp dân trừ hại. Người dệt vải sau khi nhận nhiệm vụ thì lấy làm lo lắng sợ hãi, thân tâm chẳng lúc nào yên, bèn nhanh chóng nói sự việc này cho người tùy tùng của mình.
Người tùy tùng có kỉ thuật cao siêu này bảo với người thợ dẹt rằng: “Anh đừng lo, anh cần phải giữ thái độ bình tỉnh mà xử lí. Trước tiên, anh phải nghĩ trước khi bắt hổ cần nhớ tuyên bố cho mọi người về thời gian, đến lúc đó mọi người cùng đến giúp. Đợi khi mọi người đến đông đủ, anh chỉ cần đến hang hổ dụ cho nó ra khỏi hang, và rồi nấp vào bụi cây cẩn thận. Lúc đó, mọi người nhìn thấy hổ thì lấy làm lo sợ và bắn tên loạn xạ, thế nào cũng có mủi tên trúng vào hổ. Khi hổ bị trúng tên nắm xuống, anh chỉ cần lấy dây trói hổ và lôi ra nói: “Ta vốn muốn bắt sống nó để mang về tâu với nhà Vua, nhưng cuối cùng ai lại là người bắn nó?” Nghe lời này xong chắc chắn sẽ không có người nào dám tự ra nhận hành vi của mình. Lúc này anh chỉ cần vác hổ về tâu với nhà Vua, đương nhiên nhà Vua sẽ rất vui mừng và trọng thưởng cho anh.”
Người thợ dệt vải nghe xong thấy dễ ăn liền rất vui mừng và làm theo lời của người “tùy tùng”. Quả nhiên sự việc đúng như thật. Anh ta tuyên bố ngày giờ bắt hổ thì mọi người cũng cầm cung tên đến yểm trợ, tên bắn như mưa, hổ trúng tên chết gục. Chẳng có ai dám tự nhận, người thợ dệt bèn vác về tâu với nàh Vua và được ban nhiều vàng bạc châu báu.
Hưởng thụ một thời gian, trong nước lại xuất hiện một con trâu rừng xuống hại dân làng. Người thợ dệt tiếp tục nhận nhiệm vụ và diễn lại bài cũ để bắt trâu rừng. Nhờ đó mà nhà Vua càng trọng thưởng và uy tín càng cao.
Kể từ khi bắt được hổ dữ và trâu rừng, lại được sự trọng vọng của nhà Vua, người thợ dệt trở nên kiêu căng ngạo mạn, dần dần đối đãi với người “tùy tùng” của mình một cách bạc bẽo. Người thợ dệt bảo rằng: “Ngươi đưng quên, ngươi là “tùy tùng” của ta, là người hầu của ta nhé!” Người có xạ thủ có kỉ thuật cao siêu kia chỉ còn đường chịu nhẫn mà sống qua ngày.
Lại qua một thời gian, nước láng giềng đột nhiên khởi binh gây chiến, nhà Vua liền nghĩ đến người thợ dệt, nên cho gọi vào nói: “Tài nghệ bắn cung của khanh rất tài tình, khanh có thể giúp nước ra trận chống lại quân địch không?” Người thợ dệt nghe xong mệnh lệnh của nhà Vua, tinh thần thấp thỏm, nữa lo nữa mừng, vì đánh thua trận này thì sự nghiệp bấy lâu nay không còn nữa, nếu đánh thắng thì có thể nâng cao địa vị, danh lợi tha hồ hưởng thụ.
Lúc quân xâm lăng đang tiến vào sát biên cương, người thợ dệt do không có tài nghệ thật sự nên tâm lí hoảng hốt lo sợ. Thấy vậy người “tùy tùng” cố bám sát đằng sau lưng. Lúc xuất phát, người thợ dệt ngồi trên thớt voi, xem ra rất oai mãnh, nhưng khi lâm trận đối mặt với quân địch thì vãi cả quần, run bắn suýt rơi xuống đất. Người “tùy tùng” đành lấy dây buộc hẳn vào yên và bảo: “Lúc ngươi có quyền hành danh lợi thì dương dương tự đắt, nay lúc lâm nguy thì lại khiếp vía, thật đáng thương! Ngươi mau về tắm rửa đi, trận này ta chịu trách nhiệm cho.”
Thế là người thợ dệt rút lui nhường cho người “tùy tùng” thấp bé ra nghênh chiến. Nhờ vào tài nghệ cao cường, thông hiểu binh lược chiến thuật, không bao lâu thì đánh bại quân địch, thắng lợi trở về.
Sau khi dẫn quân khải hoàn, người “tùy tùng” tự mình đến gặp nhà Vua. Nhà Vua rất lấy làm vui mừng và cảm kích, thì ra người anh hùng là một người thấp bé “tùy tùng”. Nhà Vua ban nhiều bổng lộc và phong làm đại tướng. Còn người thợ dệt sau khi thất bại quay về thì không còn sự nghiệp gì cả, tính kiêu căng đã thiêu hủy sự nghiệp.
Đức Phật thuyết xong đầu đuôi câu chuyện bèn nói với đại chúng: “Các con biết không? Trong quá khứ người thợ dệt kia chính là vị Tỷ kheo hiện tại luôn kiêu căng tự phụ bây giờ. Tuy vị này xuất thân từ giòng quí tộc mà tâm tự ti mặc cảm nên sinh tâm kiêu ngạo. Vị Tỷ kheo này thường đề cao thân phận của mình, thật ra chỉ muốn che dấu tâm yếu hèn của mình.”
Cho dù người học Phật hay là người bình thường thảy đều biết khiêm cung, ứng xử giao thiệp hành sự đều phải biết nhu hòa. Nếu tâm cống cao ngã mạn, tự đại, khoe khoang trong đời sống tu hành cũng như bình thường đều sẽ dẫn đến sai lầm và chướng ngại.
Hạnh Thu (dịch)
(theo Liễu Quán Huế)