(PPUD) Đền Borobudur là một di tích lịch sử của Phật giáo Đại thừa ở Magelang, miền Trung đảo Java, Indonesia
Di tích bao gồm 6 tầng hình vuông, bên trên còn có thêm 3 tầng hình tròn, được trang trí với 2672 tấm chạm khắc nổi và 504 bức tượng Phật. Nằm ở trung tâm của những tảng đá là một mái vòm chính, được bao quanh bởi 72 bức tượng Phật, mỗi tượng được đặt trong một tháp hình chuông.
Lịch sử ngôi đền
Ngôi đền tháp này được xây dựng dưới vương triều Sailendra (giữa AD 750 và AD 850). Ban đầu, vua Sailendras phải tuyển dụng một lực lượng lao động rất lớn để đẽo, vận chuyển và chạm khắc 60, 000 mét khối đá. Tên Borobudur có thể bắt nguồn từ từ tiếng Phạn “Tịnh xá Phật Uhr ‘, có nghĩa là “đền thờ Phật trên ngọn núi”.
Với sự suy tàn của Phật giáo và sự thay đổi quyền lực tại Đông Java, Borobudur đã bị bỏ rơi ngay sau khi hoàn thành và trong nhiều thế kỷ bị lãng quên, bị chôn vùi dưới lớp tro núi lửa. Năm 1815, ngài Thomas Stamford Raffles, Toàn quyền của Java khi đảo này là thuộc địa của Anh quốc, được thông tin về Borobudur, cử một đoàn thám hiểm đi thăm dò và viết báo cáo, và từ đó thế giới biết được sự hiện hữu của kỳ tích này. Đầu thế kỷ 20, Hà Lan bắt đầu phục hồi Borobudur, nhưng trong những năm qua ngọn đồi đã bị ngập nước và toàn bộ khối lượng đá lớn bắt đầu giảm dần. Giữa năm 1973 và 1983, một dự án khổng lồ tiêu tốn khoảng 25 triệu USD đã phục hồi thành công Borobudur.
Ngày 21 Tháng 1 năm 1985, một quả bom đã phát nổ trên các tầng trên của ngôi đền Borobudur. Nhiều bảo tháp nhỏ đã bị hư hại, nhưng một lần nữa, ngôi đền đã được khôi phục hoàn toàn, thể hiện khả năng phục hồi vượt thời gian của di tích này. Năm 1991, Borobudur đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Nhuận Đoan lược dịch
Theo Phật Pháp Ứng Dụng