Chùa Đại Chiêu Tự hay còn gọi là Jokhang Temple nằm tại trung tâm thành phố cổ Lhasa. Nơi đây luôn đón tiếp những dòng người hành hương chầm chậm, với những tín đồ cùng nhau thực hiện nghi lễ tam bộ nhất bái, ngũ thể nhập địa. Hãy cùng chuanoitieng.com tìm hiểu về nơi này nhé!

Tây Tạng là một vùng đất huyền bí của Phật giáo, là cao nguyên cao nhất thế giới thuộc dãy Himalaya với độ cao trung bình 4.200 mét. Khí hậu khô chiếm 9 tháng trong năm, trừ tháng 6 đến tháng 9. Nơi đây còn có những dãy núi tuyết cao 5.000 – 7.000 mét. Đối với người dân Tây Tạng Phật giáo đứng đầu trong các tôn giáo và mang đậm dấu ấn văn hóa.

Đối với người dân Tây Tạng thì chùa Đại Chiêu Tự là ngôi chùa linh thiêng nhất nước, nó cũng là nơi diễn ra ngày hội Đại Chiêu lớn nhất của người dân nơi đây. Chùa Đại Chiêu Tự được xây dựng vào thế kỷ thứ 7 tức năm 647 do vua Tùng Tán Cán Bố xây dựng, khi bắt đầu xây dựng chùa vương triều đang ở thời kỳ hưng thịnh nhất. Vì vậy mà kiến trúc cũng như cách bài trí của ngôi chùa này vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo.

Chùa Đại Chiêu Tự Thu Hút Khách Hành Hương Nhiều Nhất Ở Tây Tạng

Đại Chiêu trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là Kinh Đường, Phật Đường, Cung Điện… hay còn được gọi là phật Thích Ca Mâu Ni, có thể nói chính xác thì Chùa Đại Chiêu Tự là ngôi chùa thờ tượng Thích Ca Mâu Ni.

Trong chánh điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni Bát Tuế Đẳng Thân do công chúa Văn Thành đưa từ Tràng An đến đây, đây là pho tượng quý hiếm được mạ vàng và do đích thân Phật Thích Ca Mâu Ni khai quang, tính ra đây là pho tượng quý hiếm được niết bàn vào năm 544 trước công nguyên.

Ngoài ra Chùa Đại Chiêu Tự còn thờ rất nhiều tượng Phật khác như Tông Khách Ba, Địa Tạng Vương bồ tát, điện thờ Hộ Pháp của phái Cách Lỗ… Ngôi chùa được thiết kế dựa trên nghệ thuật kiến trúc sự kết hợp giữa Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal và thời Đường…

Đối với người dân nơi đây, ngôi chùa giống như cõi Phật trên dương gian, là nơi diễn ra những lễ hội, những sự kiện quan trọng của đất nước này. Người dân tin vào Đức Phật, tin vào những điều răn dạy của Phật họ không màng đến khí hậu thời tiết khó khăn tất cả đều đến đây để bày tỏ lòng thành kính và xin ơn lành của Đức Phật.

Ở La Sa người dân nơi đây có 1 câu nói truyền từ ngàn đời, trước có Đại Chiêu, sau mới có thành La Sa, như nói lên quá trình hình thành và phát triển của ngôi chùa. Sau khi vua Tây Tạng thống nhất toàn bộ khu vực biên giới Thổ Phiên và dời đại bản doanh di chuyển từ Sơn Nam đến lũng sông Lhasa, ngôi chùa chính là nơi sở tại của thành Lhasa.