1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

QUYỂN 314

XLV. PHẨM CHƠN THIỆN HỮU 02

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát có khả năng làm việc khó làm, là ở trong tự tánh không của tất cả pháp, mong cầu quả vị giác ngộ cao tột, muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng vậy! Này Thiện Hiện! Như lời ông nói! Các đại Bồ-tát có khả năng làm việc khó làm, là ở trong tự tánh không của tất cả pháp, mong cầu quả vị giác ngộ cao tột, muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát tuy biết tất cả pháp như huyễn, như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như sự biến hóa, như ảo thành, tự tánh đều không, nhưng vì nghĩa lợi cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì khiến cho thế gian được lợi ích mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì khiến thế gian được an lạc mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn cứu vớt thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm nơi nương tựa cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm nơi cư trú cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm con đường rốt ráo cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm cù lao cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm ánh sáng cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm ngọn đuốc cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm đạo sư cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm tướng soái cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì làm chỗ hướng đến cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì khiến thế gian được nghĩa lợi mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành bố thí, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành tịnh giới, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành an nhẫn, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành tinh tấn, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành tịnh lự, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; vì muốn giải thoát các nỗi thống khổ của tất cả hữu tình mà tu hành Bát-nhã, phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm cho thế gian được nghĩa lợi mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì khiến cho thế gian được lợi ích mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì cứu vớt hữu tình ra khỏi sự sợ hãi của năm thú, đặt họ ở bờ Niết-bàn vô úy kia mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì khiến thế gian được lợi ích mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì khiến thế gian được an lạc mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì cứu vớt hữu tình khỏi ưu, sầu, khổ não đặt họ ở bờ Niết-bàn an ổn kia mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì khiến thế gian được an lạc mà hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì muốn cứu vớt các thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì muốn cứu vớt các khổ sanh tử của hữu tình mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột mới có khả năng nói đúng như thật pháp đoạn khổ; hữu tình nghe rồi, nương vào giáo pháp ba thừa mà lần lượt tu hành để được giải thoát.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì muốn cứu vớt các thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì làm chỗ nương tựa cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì khiến tất cả hữu tình có các sự sanh, lão, bệnh, tử, sầu, than, khổ, ưu, não, giải thoát khỏi sự sanh, lão, bệnh, tử, sầu, than, khổ, ưu, não, an trụ cõi Vô-dư-y Niết-bàn mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là đại Bồ-tát vì làm nơi nương tựa cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát vì làm chỗ cư trú cho thế gian mà hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình nói tất cả pháp đều chẳng hòa hợp mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đó là vì đại Bồ-tát làm nơi cư trú cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Thiện Hiện lại bạch: Bạch Thế Tôn! Vì sao tất cả pháp đều chẳng hòa hợp?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Sắc chẳng hòa hợp tức là sắc chẳng hệ thuộc nhau; sắc chẳng hệ thuộc nhau tức là sắc vô sanh; sắc vô sanh tức là sắc vô diệt; sắc vô diệt tức là sắc chẳng hòa hợp. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng hòa hợp tức là thọ, tưởng, hành, thức chẳng hệ thuộc nhau; thọ, tưởng, hành, thức chẳng hệ thuộc nhau tức là thọ, tưởng, hành, thức vô sanh; thọ, tưởng, hành, thức vô sanh tức là thọ, tưởng, hành, thức vô diệt; thọ, tưởng, hành, thức vô diệt tức là thọ, tưởng, hành, thức chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Nhãn xứ chẳng hòa hợp tức là nhãn xứ chẳng hệ thuộc nhau; nhãn xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là nhãn xứ vô sanh; nhãn xứ vô sanh tức là nhãn xứ vô diệt; nhãn xứ vô diệt tức là nhãn xứ chẳng hòa hợp. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hòa hợp tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hệ thuộc nhau; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sanh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sanh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô diệt; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô diệt tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Sắc xứ chẳng hòa hợp tức là sắc xứ chẳng hệ thuộc nhau; sắc xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là sắc xứ vô sanh; sắc xứ vô sanh tức là sắc xứ vô diệt; sắc xứ vô diệt tức là sắc xứ chẳng hòa hợp. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hòa hợp tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hệ thuộc nhau; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sanh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sanh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô diệt; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô diệt tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Nhãn giới chẳng hòa hợp tức là nhãn giới chẳng hệ thuộc nhau; nhãn giới chẳng hệ thuộc nhau tức là nhãn giới vô sanh; nhãn giới vô sanh tức là nhãn giới vô diệt; nhãn giới vô diệt tức là nhãn giới chẳng hòa hợp. Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sanh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô diệt; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Nhĩ giới chẳng hòa hợp tức là nhĩ giới chẳng hệ thuộc nhau; nhĩ giới chẳng hệ thuộc nhau tức là nhĩ giới vô sanh; nhĩ giới vô sanh tức là nhĩ giới vô diệt; nhĩ giới vô diệt tức là nhĩ giới chẳng hòa hợp. Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sanh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô diệt; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Tỷ giới chẳng hòa hợp tức là tỷ giới chẳng hệ thuộc nhau; tỷ giới chẳng hệ thuộc nhau tức là tỷ giới vô sanh; tỷ giới vô sanh tức là tỷ giới vô diệt; tỷ giới vô diệt tức là tỷ giới chẳng hòa hợp. Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sanh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô diệt; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Thiệt giới chẳng hòa hợp tức là thiệt giới chẳng hệ thuộc nhau; thiệt giới chẳng hệ thuộc nhau tức là thiệt giới vô sanh; thiệt giới vô sanh tức là thiệt giới vô diệt; thiệt giới vô diệt tức là thiệt giới chẳng hòa hợp. Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sanh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô diệt; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Thân giới chẳng hòa hợp tức là thân giới chẳng hệ thuộc nhau; thân giới chẳng hệ thuộc nhau tức là thân giới vô sanh; thân giới vô sanh tức là thân giới vô diệt; thân giới vô diệt tức là thân giới chẳng hòa hợp. Xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sanh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô diệt; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Ý giới chẳng hòa hợp tức là ý giới chẳng hệ thuộc nhau; ý giới chẳng hệ thuộc nhau tức là ý giới vô sanh; ý giới vô sanh tức là ý giới vô diệt; ý giới vô diệt tức là ý giới chẳng hòa hợp. Pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sanh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sanh tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô diệt; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô diệt tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Địa giới chẳng hòa hợp tức là địa giới chẳng hệ thuộc nhau; địa giới chẳng hệ thuộc nhau tức là địa giới vô sanh; địa giới vô sanh tức là địa giới vô diệt; địa giới vô diệt tức là địa giới chẳng hòa hợp. Thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hòa hợp tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hệ thuộc nhau; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hệ thuộc nhau tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sanh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sanh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô diệt; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô diệt tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Vô minh chẳng hòa hợp tức là vô minh chẳng hệ thuộc nhau; vô minh chẳng hệ thuộc nhau tức là vô minh vô sanh; vô minh vô sanh tức là vô minh vô diệt; vô minh vô diệt tức là vô minh chẳng hòa hợp. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hòa hợp tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hệ thuộc nhau; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hệ thuộc nhau tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sanh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sanh tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô diệt; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô diệt tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp tức là bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau; bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau tức là bố thí Ba-la-mật-đa vô sanh; bố thí Ba-la-mật-đa vô sanh tức là bố thí Ba-la-mật-đa vô diệt; bố thí Ba-la-mật-đa vô diệt tức là bố thí Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hệ thuộc nhau tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô sanh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô sanh tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô diệt; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô diệt tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Pháp không nội chẳng hòa hợp tức là pháp không nội chẳng hệ thuộc nhau; pháp không nội chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp không nội vô sanh; pháp không nội vô sanh tức là pháp không nội vô diệt; pháp không nội vô diệt tức là pháp không nội chẳng hòa hợp. Pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng hòa hợp tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng hệ thuộc nhau; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô sanh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô sanh tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô diệt; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô diệt tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Chơn như chẳng hòa hợp tức là chơn như chẳng hệ thuộc nhau; chơn như chẳng hệ thuộc nhau tức là chơn như vô sanh; chơn như vô sanh tức là chơn như vô diệt; chơn như vô diệt tức là chơn như chẳng hòa hợp. Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng hòa hợp tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng hệ thuộc nhau; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô sanh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô sanh tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô diệt; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô diệt tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Thánh đế khổ chẳng hòa hợp tức là Thánh đế khổ chẳng hệ thuộc nhau; Thánh đế khổ chẳng hệ thuộc nhau tức là Thánh đế khổ vô sanh; Thánh đế khổ vô sanh tức là Thánh đế khổ vô diệt; Thánh đế khổ vô diệt tức là Thánh đế khổ chẳng hòa hợp. Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hòa hợp tức là Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hệ thuộc nhau; Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hệ thuộc nhau tức là Thánh đế tập, diệt, đạo vô sanh; Thánh đế tập, diệt, đạo vô sanh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo vô diệt; Thánh đế tập, diệt, đạo vô diệt tức là Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Bốn tịnh lự chẳng hòa hợp tức là bốn tịnh lự chẳng hệ thuộc nhau; bốn tịnh lự chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn tịnh lự vô sanh; bốn tịnh lự vô sanh tức là bốn tịnh lự vô diệt; bốn tịnh lự vô diệt tức là bốn tịnh lự chẳng hòa hợp. Bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hòa hợp tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hệ thuộc nhau; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sanh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sanh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô diệt; bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô diệt tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Tám giải thoát chẳng hòa hợp tức là tám giải thoát chẳng hệ thuộc nhau; tám giải thoát chẳng hệ thuộc nhau tức là tám giải thoát vô sanh; tám giải thoát vô sanh tức là tám giải thoát vô diệt; tám giải thoát vô diệt tức là tám giải thoát chẳng hòa hợp. Tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hòa hợp tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hệ thuộc nhau; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hệ thuộc nhau tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô sanh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô sanh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô diệt; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô diệt tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ chẳng hòa hợp tức là bốn niệm trụ chẳng hệ thuộc nhau; bốn niệm trụ chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn niệm trụ vô sanh; bốn niệm trụ vô sanh tức là bốn niệm trụ vô diệt; bốn niệm trụ vô diệt tức là bốn niệm trụ chẳng hòa hợp. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng hòa hợp tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng hệ thuộc nhau; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô sanh; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô sanh tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô diệt; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô diệt tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không chẳng hòa hợp tức là pháp môn giải thoát không chẳng hệ thuộc nhau; pháp môn giải thoát không chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp môn giải thoát không vô sanh; pháp môn giải thoát không vô sanh tức là pháp môn giải thoát không vô diệt; pháp môn giải thoát không vô diệt tức là pháp môn giải thoát không chẳng hòa hợp. Pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hòa hợp tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hệ thuộc nhau; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô sanh; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô sanh tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô diệt; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô diệt tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Mười địa Bồ-tát chẳng hòa hợp tức là mười địa Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau; mười địa Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau tức là mười địa Bồ-tát vô sanh; mười địa Bồ-tát vô sanh tức là mười địa Bồ-tát vô diệt; mười địa Bồ-tát vô diệt tức là mười địa Bồ-tát chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Năm loại mắt chẳng hòa hợp tức là năm loại mắt chẳng hệ thuộc nhau; năm loại mắt chẳng hệ thuộc nhau tức là năm loại mắt vô sanh; năm loại mắt vô sanh tức là năm loại mắt vô diệt; năm loại mắt vô diệt tức là năm loại mắt chẳng hòa hợp. Sáu phép thần thông chẳng hòa hợp tức là sáu phép thần thông chẳng hệ thuộc nhau; sáu phép thần thông chẳng hệ thuộc nhau tức là sáu phép thần thông vô sanh; sáu phép thần thông vô sanh tức là sáu phép thần thông vô diệt; sáu phép thần thông vô diệt tức là sáu phép thần thông chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Mười lực Phật chẳng hòa hợp tức là mười lực Phật chẳng hệ thuộc nhau; mười lực Phật chẳng hệ thuộc nhau tức là mười lực Phật vô sanh; mười lực Phật vô sanh tức là mười lực Phật vô diệt; mười lực Phật vô diệt tức là mười lực Phật chẳng hòa hợp. Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hòa hợp tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hệ thuộc nhau; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hệ thuộc nhau tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô sanh; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô sanh tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô diệt; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô diệt tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Pháp không quên mất chẳng hòa hợp tức là pháp không quên mất chẳng hệ thuộc nhau; pháp không quên mất chẳng hệ thuộc nhau tức là pháp không quên mất vô sanh; pháp không quên mất vô sanh tức là pháp không quên mất vô diệt; pháp không quên mất vô diệt tức là pháp không quên mất chẳng hòa hợp. Tánh luôn luôn xả chẳng hòa hợp tức là tánh luôn luôn xả chẳng hệ thuộc nhau; tánh luôn luôn xả chẳng hệ thuộc nhau tức là tánh luôn luôn xả vô sanh; tánh luôn luôn xả vô sanh tức là tánh luôn luôn xả vô diệt; tánh luôn luôn xả vô diệt tức là tánh luôn luôn xả chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết chẳng hòa hợp tức là trí nhất thiết chẳng hệ thuộc nhau; trí nhất thiết chẳng hệ thuộc nhau tức là trí nhất thiết vô sanh; trí nhất thiết vô sanh tức là trí nhất thiết vô diệt; trí nhất thiết vô diệt tức là trí nhất thiết chẳng hòa hợp. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hòa hợp tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hệ thuộc nhau; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hệ thuộc nhau tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sanh; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sanh tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô diệt; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô diệt tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hòa hợp tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hệ thuộc nhau; tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hệ thuộc nhau tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni vô sanh; tất cả pháp môn Đà-la-ni vô sanh tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni vô diệt; tất cả pháp môn Đà-la-ni vô diệt tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng hòa hợp. tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hòa hợp tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hệ thuộc nhau; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hệ thuộc nhau tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô sanh; tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô sanh tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô diệt; tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô diệt tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Quả Dự-lưu chẳng hòa hợp tức là quả Dự-lưu chẳng hệ thuộc nhau; quả Dự-lưu chẳng hệ thuộc nhau tức là quả Dự-lưu vô sanh; quả Dự-lưu vô sanh tức là quả Dự-lưu vô diệt; quả Dự-lưu vô diệt tức là quả Dự-lưu chẳng hòa hợp. Quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hòa hợp tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hệ thuộc nhau; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hệ thuộc nhau tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô sanh; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô sanh tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô diệt; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô diệt tức là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Quả vị Độc-giác chẳng hòa hợp tức là quả vị Độc-giác chẳng hệ thuộc nhau; quả vị Độc-giác chẳng hệ thuộc nhau tức là quả vị Độc-giác vô sanh; quả vị Độc-giác vô sanh tức là quả vị Độc-giác vô diệt; quả vị Độc-giác vô diệt tức là quả vị Độc-giác chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hòa hợp tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau; tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hệ thuộc nhau tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát vô sanh; tất cả hạnh đại Bồ-tát vô sanh tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát vô diệt; tất cả hạnh đại Bồ-tát vô diệt tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hòa hợp tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hệ thuộc nhau; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hệ thuộc nhau tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô sanh; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô sanh tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô diệt; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật vô diệt tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng hòa hợp.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình nói tất cả pháp đều có tướng chẳng hòa hợp như vậy mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát muốn tạo con đường cứu cánh cho thế gian mà phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột vì muốn hữu tình nói pháp thế này: Sắc rốt ráo tức chẳng phải là sắc, thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo tức chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức; nhãn xứ rốt ráo tức chẳng phải là nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ rốt ráo tức chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; sắc xứ rốt ráo tức chẳng phải là sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ rốt ráo tức chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; nhãn giới rốt ráo tức chẳng phải là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; nhĩ giới rốt ráo tức chẳng phải là nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; tỷ giới rốt ráo tức chẳng phải là tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; thiệt giới rốt ráo tức chẳng phải là thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; thân giới rốt ráo tức chẳng phải là thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; ý giới rốt ráo tức chẳng phải là ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra rốt ráo tức chẳng phải là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; địa giới rốt ráo tức chẳng phải là địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới rốt ráo tức chẳng phải là thủy, hỏa, phong, không, thức giới; vô minh rốt ráo tức chẳng phải là vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não rốt ráo tức chẳng phải là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; bố thí Ba-la-mật-đa rốt ráo tức chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa rốt ráo tức chẳng phải là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; pháp không nội rốt ráo tức chẳng phải là pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh rốt ráo tức chẳng phải là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; chơn như rốt ráo tức chẳng phải là chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì rốt ráo tức chẳng phải là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; Thánh đế khổ rốt ráo tức chẳng phải là Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo rốt ráo tức chẳng phải là Thánh đế tập, diệt, đạo; bốn tịnh lự rốt ráo tức chẳng phải là bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc rốt ráo tức chẳng phải là bốn vô lượng, bốn định vô sắc; tám giải thoát rốt ráo tức chẳng phải là tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ rốt ráo tức chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; bốn niệm trụ rốt ráo tức chẳng phải là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo rốt ráo tức chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; pháp môn giải thoát không rốt ráo tức chẳng phải là pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện rốt ráo tức chẳng phải là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; mười địa Bồ-tát rốt ráo tức chẳng phải là mười địa Bồ-tát; năm loại mắt rốt ráo tức chẳng phải là năm loại mắt, sáu phép thần thông rốt ráo tức chẳng phải là sáu phép thần thông; mười lực Phật rốt ráo tức chẳng phải là mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo tức chẳng phải là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất rốt ráo tức chẳng phải là pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả rốt ráo tức chẳng phải là tánh luôn luôn xả; trí nhất thiết rốt ráo tức chẳng phải là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng rốt ráo tức chẳng phải là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; tất cả pháp môn Đà-la-ni rốt ráo tức chẳng phải là tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa rốt ráo tức chẳng phải là tất cả pháp môn Tam-ma-địa; quả Dự-lưu rốt ráo tức chẳng phải là quả Dự-lưu, quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán rốt ráo tức chẳng phải là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; quả vị Độc-giác rốt ráo tức chẳng phải là quả vị Độc-giác; tất cả hạnh đại Bồ-tát rốt ráo tức chẳng phải là tất cả hạnh đại Bồ-tát; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rốt ráo tức chẳng phải là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Giống như tướng rốt ráo của các pháp này, tướng của tất cả pháp cũng như thế.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu tướng của tất cả pháp như tướng rốt ráo thì làm sao đại Bồ-tát đối với tất cả pháp, ứng hiện đẳng giác? Vì sao? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của sắc có sự phân biệt thế này: Đây là sắc; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thọ, tưởng, hành, thức có sự phân biệt thế này: Đây là thọ, tưởng, hành, thức.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của nhãn xứ có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn xứ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của sắc xứ có sự phân biệt thế này: Đây là sắc xứ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có sự phân biệt thế này: Đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của nhãn giới có sự phân biệt thế này: Đây là nhãn giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của nhĩ giới có sự phân biệt thế này: Đây là nhĩ giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tỷ giới có sự phân biệt thế này: Đây là tỷ giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của thiệt giới có sự phân biệt thế này: Đây là thiệt giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của thân giới có sự phân biệt thế này: Đây là thân giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của ý giới có sự phân biệt thế này: Đây là ý giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của địa giới có sự phân biệt thế này: Đây là địa giới; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có sự phân biệt thế này: Đây là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của vô minh có sự phân biệt thế này: Đây là vô minh; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có sự phân biệt thế này: Đây là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của bố thí Ba-la-mật-đa có sự phân biệt thế này: Đây là bố thí Ba-la-mật-đa; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có sự phân biệt thế này: Đây là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp không nội có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không nội; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của chơn như có sự phân biệt thế này: Đây là chơn như; cũng chẳng phải trong pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có sự phân biệt thế này: Đây là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của Thánh đế khổ có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế khổ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của Thánh đế tập, diệt, đạo có sự phân biệt thế này: Đây là Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn tịnh lự có sự phân biệt thế này: Đây là bốn tịnh lự; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có sự phân biệt thế này: Đây là bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tám giải thoát có sự phân biệt thế này: Đây là tám giải thoát; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có sự phân biệt thế này: Đây là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn niệm trụ có sự phân biệt thế này: Đây là bốn niệm trụ; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có sự phân biệt thế này: Đây là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát không có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát không; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có sự phân biệt thế này: Đây là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của mười địa Bồ-tát có sự phân biệt thế này: Đây là mười địa Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của năm loại mắt có sự phân biệt thế này: Đây là năm loại mắt; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của sáu phép thần thông có sự phân biệt thế này: Đây là sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của mười lực Phật có sự phân biệt thế này: Đây là mười lực Phật; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có sự phân biệt thế này: Đây là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của pháp không quên mất có sự phân biệt thế này: Đây là pháp không quên mất; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tánh luôn luôn xả có sự phân biệt thế này: Đây là tánh luôn luôn xả.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của trí nhất thiết có sự phân biệt thế này: Đây là trí nhất thiết; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có sự phân biệt thế này: Đây là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Đà-la-ni có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Đà-la-ni; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của tất cả pháp môn Tam-ma-địa có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của quả Dự-lưu có sự phân biệt thế này: Đây là quả Dự-lưu; cũng chẳng phải trong cái rốt ráo của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có sự phân biệt thế này: Đây là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của quả vị Độc-giác có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị Độc-giác.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của tất cả hạnh đại Bồ-tát có sự phân biệt thế này: Đây là tất cả hạnh đại Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trong cái rốt ráo của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có sự phân biệt thế này: Đây là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 18 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 14 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 21 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 19 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 22 - Kinh Tạng
  • Kinh Bát Nhã Ba La Mật (Phẩm 31 đến 45) - Kinh Tạng
  • Kinh Khai Giác Tự Tánh Bát Nhã Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 15 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 12 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 3 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 24 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 20 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 6 - Kinh Tạng
  • Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 2 - Kinh Tạng
  • Bố Thí Ẩm Thực Cho Các Ngạ Quỷ Và Thuỷ Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 141 – Kinh Phân Biệt Về Sự Thật (Saccavibhanga sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 23 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 17 - Kinh Tạng
  • Phẩm Nhứt Thiết Như Lai Liên Hoa Nghi Quỹ Đại Mạn Đồ La Kim Cang Đỉnh Hàng Tam Thế Đại Pháp Vương Giáo Trung Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Chơn Ngôn - Kinh Tạng