125. Kinh Ðiều Ngự Địa
(Dantabhùmi sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc (Kalandakanivapa).
Lúc bấy giờ, Sa-di Aciravata (Tân Học Sa-môn) đang ở tại am thất Aranna. Rồi vương tử Jayasena trong khi tản bộ du hành, đi đến Sa-di Aciravata, sau khi đến nói lên với Sa-di Aciravata những lời chào đón hỏi thăm; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vương tử Jayasena nói với Sa-di Aciravata:
— Tôn giả Aggivessana, tôi có nghe như sau: “Ở đây Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sẽ được nhứt tâm”.
— Sự việc là vậy, này Vương tử! Sự việc là vậy, này Vương tử! Ở đây, Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần sẽ chứng được nhứt tâm.
— Thật là tốt lành nếu Tôn giả Aggivessana thuyết pháp cho tôi như đã được nghe, như đã được học.
— Này Vương tử, tôi không có thể thuyết pháp cho Vương tử như đã được nghe, như đã được học. Nếu nay tôi thuyết pháp cho Vương tử như đã được nghe, như đã được học, và nếu Vương tử không hiểu lời tôi nói, như vậy sẽ làm tôi mệt mỏi, làm tôi phiền muộn.
— Tôn giả Aggivessana, hãy thuyết pháp cho tôi như đã được nghe, như đã được học! Rất có thể, tôi sẽ hiểu ý nghĩa lời nói của Tôn giả Aggivessana.
— Này Vương tử, tôi sẽ thuyết pháp cho Vương tử như đã được nghe, như đã được học. Nếu Vương tử có thể hiểu ý nghĩa lời nói của tôi, như vậy là tốt đẹp. Nếu Vương tử không thể hiểu lời nói của tôi, hãy dừng lại trên sự trạng của mình, chớ có hỏi tôi thêm nữa!
— Tôn giả Aggivessana, hãy thuyết pháp cho tôi như đã được nghe, như đã được học! Nếu tôi có thể hiểu được ý nghĩa lời nói của Tôn giả Aggivessana, như vậy là tốt đẹp. Nếu tôi không có thể hiểu được ý nghĩa lời nói của Tôn giả Aggivessana, tôi sẽ dừng lại trên sự trạng của tôi, ở đây, tôi sẽ không hỏi Tôn giả Aggivessana thêm nữa.
Rồi Sa-di Aciravata thuyết pháp cho vương tử Jayasena như đã được nghe, như đã được học. Khi được nghe vậy, Vương tử nói với Sa-di Aciravata như sau:
— Sự việc không phải là như vậy, Tôn giả Aggivessana; trường hợp không phải là như vậy, rằng Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần lại có thể chứng đắc nhất tâm.
Rồi Vương tử Jayasena sau khi nói lên với Sa-di Aciravata sự việc không phải như vậy và trường hợp không phải như vậy, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
Rồi Sa-di Aciravata, sau khi vương tử Jayasena ra đi không bao lâu, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Sa-di Aciravata kể lại cho Thế Tôn tất cả cuộc đàm thoại với vương tử Jayasena.
Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Sa-di Aciravata:
— Như vậy, này Aggivessana, nào có lợi ích gì? Vương tử Jayasenna sống giữa các dục, thọ hưởng các dục, bị tư tưởng dục nhai nghiến, bị nhiệt não dục thiêu đốt, tha thiết truy cầu dục, lại có thể biết, có thể thấy, hay có thể chứng (quả vị) chỉ có ly dục mới biết được, chỉ có ly dục mới thấy được. Chỉ có ly dục mới đạt được, hay chỉ có ly dục mới chứng được; sự kiện như vậy không xảy ra.
Này Aggivessana, ví như giữa các con voi, con ngựa hay con bò được dạy điều phục có hai con voi, hai con ngựa hay hai con bò được dạy điều phục, được khéo huấn luyện; và có hai con voi, hai con ngựa hay hai con bò không được khéo điều phục, không được khéo huấn luyện. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Hai con voi, hai con ngựa hay hai con bò, được khéo điều phục, được khéo huấn luyện, các con ấy có thể đi đến khả năng điều phục (dantakaranam), có thể đạt đến điều phục địa không?
— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
— Còn hai con voi, hai con ngựa hay hai con bò được dạy điều phục, nhưng không được khéo điều phục, không được khéo huấn luyện, các con ấy không được điều phục, có thể đi đến khả năng điều phục, không được điều phục có thể đạt đến điều phục địa, như hai con voi, hai con ngựa hay hai con bò được khéo điều phục, được khéo huấn luyện kia không?
— Thưa không, bạch Thế Tôn.
— Cũng vậy, này Aggivessana, vương tử Jayasena sống giữa các dục, thọ hưởng các dục, bị tư tưởng dục nhai nghiến, bị nhiệt não dục thiêu đốt, tha thiết truy cầu dục, lại có thể biết, có thể thấy, hay có thể chứng (quả vị) chỉ có ly dục mới biết được, chỉ có ly dục mới thấy được, chỉ có ly dục mới đạt được, chỉ có ly dục mới chứng được, sự kiện như vậy không xảy ra.
Ví như, này Aggivessana, một hòn núi lớn không xa làng hay thị trấn. Và có hai người bạn, tay trong tay đi ra khỏi làng hay thị trấn ấy, và đi đến hòn núi kia. Sau khi đến, một người bạn đứng dưới chân núi, còn người bạn kia leo lên đỉnh núi. Người bạn đứng dưới chân núi ấy có thể nói với người bạn đứng trên đỉnh núi: “Này Bạn thân, Bạn đứng trên đỉnh núi, Bạn thấy những gì?” Người kia nói: “Này Bạn thân, đứng trên đỉnh núi tôi thấy các vườn khả ái, các khu rừng khả ái, các đất bằng khả ái, các ao hồ khả ái”. Người kia nói: “Không có sự kiện này, này Bạn thân, không có trường hợp này, Bạn đứng trên đỉnh núi lại có thể thấy các khu vườn khả ái, khu rừng khả ái, các đất bằng khả ái, các ao hồ khả ái”.
Rồi người bạn đã đứng trên đỉnh núi, sau khi đi xuống chân núi, nắm tay bạn, khiến bạn trèo lên đỉnh núi, để bạn nghỉ thở một thời gian, rồi nói: “Này Bạn thân, nay Bạn có thể thấy gì, khi Bạn đứng trên đỉnh núi?” Và người bạn ấy có thể nói: “Này Bạn thân, nay đứng trên đỉnh núi, tôi thấy các khu vườn khả ái, các khu rừng khả ái, các đất bằng khả ái, các ao hồ khả ái”. Người kia có thể nói như sau: “Vừa rồi, này Bạn thân, chúng tôi hiểu Bạn nói: “Không thể có sự kiện này, này Bạn thân, không thể có trường hợp này, Bạn đứng trên đỉnh núi lại có thể thấy các khu vườn khả ái… các ao hồ khả ái”. Nhưng nay chúng tôi hiểu Bạn nói: “Này Bạn thân, nay đứng trên đỉnh núi, tôi thấy các khu vườn khả ái… các ao hồ khả ái”. Người kia nói như sau: “Này Bạn thân, vì tôi bị che khuất bởi sườn núi này, nên không thấy được những điều đáng thấy”.
Cũng vậy, nhưng to lớn hơn, này Aggivessana, là Vương tử Jayasena, bị che khuất, bị chận đứng, bị chướng ngại, bị bao vây bởi vô minh uẩn này. Vương tử Jayasena sống giữa các dục, thọ hưởng các dục, bị tư tưởng dục nhai nghiến, bị nhiệt não dục thiêu đốt, tha thiết truy cầu dục, lại có thể biết, có thể thấy hay có thể chứng (quả vị) chỉ có ly dục mới biết được, chỉ có ly dục mới thấy được, chỉ có ly dục mới đạt được, chỉ có ly dục mới chứng được; sự kiện như vậy không xảy ra.
Nếu hai ví dụ này được Ông đề cập cho Vương tử Jayasena, thời Vương tử Jayasena tự nhiên tin tưởng Ông và khi đã tin tưởng, sẽ hành động đúng theo cung cách một người đã tin tưởng Ông.
— Nhưng làm sao, bạch Thế Tôn, hai ví dụ này khởi đến từ nơi con cho Vương tử Jayasena, khởi lên một cách tự nhiên, từ trước chưa từng được nghe, như Thế Tôn được?
— Ví như, này Aggivessana, một vị vua Sát-đế-lỵ đã quán đảnh bảo người nài voi: “Này Tượng sư, hãy cưỡi con vương tượng, đi vào rừng có voi; khi Ông thấy con voi rừng, hãy cột nó lại vào cổ con vương tượng”. — “Thưa vâng, Ðại vương”. Này Aggivessana, người tượng sư vâng theo lời vị vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, cỡi con vương tượng, vào trong rừng có voi, thấy con voi rừng, cột con voi rừng ấy vào cổ con vương tượng. Con vương tượng kéo nó ra chỗ ngoài trời. Cho đến như vậy, này Aggivessana, con voi rừng được đi đến chỗ ngoài trời. Nhưng này Aggivessana, con voi rừng còn có sự tham luyến tức là đối với rừng có voi.
Người tượng sư tâu với vị vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh về con voi rừng ấy. “Tâu Ðại vương, con voi rừng đã ra chỗ ngoài trời”. Rồi vị vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh bảo người điều phục voi: “Hãy đến, này người Ðiều phục voi, hãy điều phục con voi rừng này bằng cách điều phục nếp sống rừng của nó, bằng cách điều phục tâm tư rừng núi, bằng cách điều phục sự ưu tư, mệt nhọc, nhiệt não đối với rừng núi của nó bằng cách làm cho nó thích thú với thôn làng, và bằng cách làm cho nó quen thuộc với nếp sống loài người”. — “Thưa vâng, tâu Ðại vương”. Này Aggivessana, người điều phục voi vâng theo lời vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, đóng một cọc trụ lớn vào đất, cột cổ con voi rừng, để điều phục nếp sống rừng của nó, để điều phục tâm tư rừng núi, để điều phục sự suy tư, mệt nhọc, nhiệt não của rừng núi, để làm cho nó thích thú với thôn làng và làm cho nó quen thuộc với nếp sống loài người.
Rồi người điều phục voi lại nói với nó bằng những lời nhẹ nhàng, đẹp tai, thân tình, đi đến tâm, thanh nhã, khiến nhiều người vui thích, khiến nhiều người hoan hỷ. Và này Aggivessana, con voi rừng khi được nói với những lời nhẹ nhàng, đẹp tai, thân tình, đi đến tâm, thanh nhã, khiến nhiều người vui thích, khiến nhiều người hoan hỷ, liền nghe, lóng tai, trú tâm vào học hỏi (anna). Tiếp đến người điều phục voi đem cỏ và nước cho con voi rừng. Này Aggivessana, khi con voi rừng nhận cỏ và nước, người điều phục voi mới nghĩ: “Nay con voi rừng sẽ sống”.
Rồi người điều phục voi khiến (con voi rừng) làm thêm một động tác khác: “Này Bạn, nhặt lên! Này Bạn, đặt xuống!” Này Aggivessana, sau khi con vương tượng vâng theo lời người điều phục voi, làm đúng theo lời dạy nhặt lên, đặt xuống rồi, người điều phục voi khiến nó làm thêm một động tác khác: “Này Bạn, đi tới! Này Bạn, đi lui!” Này Aggivessana, sau khi con vương tượng vâng theo lời người điều phục voi, làm đúng theo lời dạy đi tới, đi lui rồi, người điều phục voi khiến nó làm thêm một động tác khác: “Này Bạn, đứng dậy! Này Bạn, ngồi xuống!” Này Aggivessana, sau khi con vương tượng vâng theo lời người điều phục voi, làm đúng theo lời dạy, đứng dậy, ngồi xuống rồi, người điều phục voi khiến nó làm thêm một động tác khác tên gọi “bất động”. Nó cột cái khiên bằng gỗ vào cái vòi của con vật to lớn, và một người tay cầm ngọn giáo ngồi trên cổ, và xung quanh một số người tay cầm ngọn giáo đứng bao vây. Và người điều phục voi, tay cầm một ngọn giáo với cán cây dài, đứng ở phía trước. Con voi ấy làm động tác bất động, không có di động chân trước, không có di động chân sau, không có di động thân trước, không có di động thân sau, không di động đầu, không có di động tai, không có di động ngà, không có di động vòi. Con vương tượng là con voi có thể nhẫn chịu đao, kiếm, tên, búa chém bắn, nhẫn chịu tiếng vang động của trống lớn, trống nhỏ, tù và, như là vàng ròng tẩy sạch các tỳ vết nhơ bẩn, xứng đáng được vua dùng, một sở hữu của vua, một biểu tượng của vua.
Cũng vậy, này Aggivessana, ở đây, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi riêng tự chứng ngộ với thượng trí, thế giới này là Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Nhơn, lại tuyên bố điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh.
Người gia trưởng hay con người gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nghe pháp ấy, sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng ấy, người ấy suy nghĩ: “Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật không dễ gì cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ, hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, hay bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Cho đến đây, này Aggivessana, là vị Thánh đệ tử đi đến chỗ ngoài trời. Nhưng này Aggivessana, các vị Thiên, Nhân có tham ái này, tức là năm dục công đức.
Rồi Như Lai huấn luyện thêm cho vị đệ tử ấy: “Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy giữ giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong học pháp!” Này Aggivessana, sau khi vị Thánh đệ tử đã giữ giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong học pháp, Như Lai lại huấn luyện thêm cho vị đệ tử ấy: “Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy bảo hộ các căn! Khi mắt thấy sắc, chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, hãy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc, ý nhận thức các pháp, chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, hãy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn”.
Này Aggivessana, sau khi Thánh đệ tử đã hộ trì các căn, Như Lai huấn luyện thêm vị Thánh đệ tử ấy: “Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy tiết độ trong ăn uống, chơn chánh giác sát thọ dụng món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, chỉ để thân này được duy trì, được bảo dưỡng, khỏi bị gia hại, để chấp trì Phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới. Và ta sẽ không phạm lỗi lầm, sống được an ổn”.
Này Aggivessana, sau khi vị Thánh đệ tử đã tiết độ trong ăn uống, Như Lai lại huấn luyện thêm vị ấy: “Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy chú tâm cảnh giác! Ban ngày khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, hãy gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp. Ban đêm trong canh một, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, hãy gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp. Ban đêm trong canh giữa, hãy nằm xuống phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy. Ban đêm canh cuối, khi đã thức dậy, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, hãy gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp”.
Này Aggivessana, sau khi Thánh đệ tử đã chú tâm cảnh giác, Như Lai huấn luyện thêm vị ấy: “Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy thành tựu chánh niệm tỉnh giác! Khi đi tới khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác”.
Này Aggivessana, sau khi vị Thánh đệ tử đã thành tựu chánh niệm tỉnh giác, Như Lai lại huấn luyện thêm vị ấy: “Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy lựa một trú xứ thanh vắng, khu rừng, gốc cây, ngọn núi, chỗ hoang vu, hang núi, bãi tha ma, khóm rừng, ngoài trời, đống rơm!”
Vị ấy lựa chọn một trú xứ thanh vắng, khu rừng, gốc cây, ngọn núi, chỗ hoang vu, hang núi, bãi tha ma, khóm rừng, ngoài trời, đống rơm. Vị ấy sau khi ăn xong, trên đường khất thực trở về, ngồi xuống, kiết-già, giữ lưng cho thẳng, trú niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái, từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử hối quá, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử hối quá. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống với tâm thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
Vị ấy sau khi đoạn trừ năm triền cái này, những triền cái làm ô nhiễm tâm tư, làm yếu ớt trí tuệ, vị ấy sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để điều phục tham ưu ở đời, quán thọ trên các cảm thọ… quán tâm trên tâm… quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để điều phục tham ưu ở đời.
Ví như, này Aggivessana, một người điều phục voi đóng một cọc trụ lớn vào đất, cột cổ con voi rừng để điều phục nếp sống rừng của nó, để điều phục tâm tư rừng núi của nó, để điều phục sự ưu tư mệt nhọc nhiệt não của rừng núi, để làm cho nó thích thú với thôn làng và làm cho nó quen thuộc với nếp sống loài người; cũng vậy, này Aggivessana, bốn niệm xứ này là những dây cột tâm tư để điều phục tánh cư sĩ, để điều phục tâm tư cư sĩ, để điều phục sự ưu tư mệt nhọc nhiệt não của các cư sĩ, để đạt được chánh lý (naya), để chứng ngộ Niết-bàn.
Rồi Như Lai huấn luyện thêm vị ấy:
— Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy trú quán thân trên thân, và chớ có suy tư trên tầm liên hệ đến thân; hãy trú quán thọ trên các cảm thọ, và chớ có suy tư trên tầm liên hệ đến cảm thọ; hãy trú quán tâm trên tâm, chớ có suy tư trên tầm liên hệ đến tâm; hãy trú quán pháp trên các pháp, và chớ có suy tư trên tầm liên hệ đến các pháp.
Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến túc mạng trí. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, hai mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây”. Như vậy vị ấy nhớ đến những đời sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến sanh tử trí của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Vị ấy nghĩ rằng: “Thật sự những vị chúng sanh này thành tựu những ác hạnh về thân, thành tựu những ác hạnh về lời nói, thành tựu những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những vị chúng sanh này thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, Thiên giới, trên đời này”. Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy tuệ tri như thật: “Ðây là Khổ”, tuệ tri như thật: “Ðây là Khổ tập”, tuệ tri như thật: “Ðây là Khổ diệt”, tuệ tri như thật: “Ðây là Con Ðường đưa đến khổ diệt” tuệ tri như thật: “Ðây là những lậu hoặc”, tuệ tri như thật: “Ðây là nguyên nhân của các lậu hoặc”, tuệ tri như thật: “Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, tuệ tri như thật: “Ðây là Con Ðường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”.
Nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có trở lui đời sống này nữa”.
Tỷ-kheo kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của muỗi, ruồi, gió, mặt trời và các loài bò sát, các ác ngữ, các lời nói chửi mắng, vị ấy sống quen kham nhẫn với những cảm thọ về thân, thống khổ, đau nhói, đau đớn, kịch liệt, bất khoái, không thích ý, đau đớn đến chết, được gột sạch về uế nhiễm tham, sân, si. Vị ấy xứng đáng được cúng dường, cung kính, tôn trọng, chấp tay, là vô thượng phước điền trên đời.
Nếu, này Aggivessana, một con vương tượng tuổi già chết đi, không được điều phục, không được huấn luyện, thời con vương tượng tuổi già được gọi là đã chết với cái chết không được điều phục. Nếu, này Aggivessana, một con vương tượng tuổi bậc trung; nếu, này Aggivessana, một con vương tượng tuổi trẻ chết đi, không được điều phục, không được huấn luyện, thời con vương tượng tuổi trẻ được gọi là đã chết với cái chết không được điều phục. Cũng vậy, này Aggivessana, nếu vị Trưởng lão Tỷ-kheo chết với lậu hoặc chưa đoạn tận, thời Trưởng lão Tỷ-kheo được gọi là đã chết với cái chết không được điều phục. Nếu, này Aggivessana, một Tỷ-kheo trung niên; nếu, này Aggivessana, một Tỷ-kheo thiếu niên chết với lậu hoặc chưa đoạn tân, thời Tỷ-kheo thiếu niên được gọi là đã chết với cái chết không được điều phục.
Nếu, này Aggivessana, một con vương tượng tuổi già khéo điều phục, khéo huấn luyện chết đi, thời con vương tượng tuổi già được gọi là đã chết với cái chết được điều phục. Nếu, này Aggivessana, một con vương tượng tuổi bậc trung, nếu, này Aggivessana, một con vương tượng tuổi trẻ khéo điều phục, khéo huấn luyện chết đi, thời con vương tượng tuổi trẻ được gọi là đã chết với cái chết được điều phục. Cũng vậy, này Aggivessana, nếu một Trưởng lão Tỷ-kheo với lậu hoặc đã đoạn tận chết đi, thời Trưởng lão Tỷ-kheo được gọi là đã chết, với cái chết được điều phục. Nếu, này Aggivessana, một trung niên Tỷ-kheo; nếu, này Aggivessana, một thiếu niên Tỷ-kheo, với lậu hoặc đã đoạn tận chết đi, thời vị thiếu niên Tỷ-kheo được gọi là đã chết, với cái chết được điều phục.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sa-di Aciravata hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Dantabhumi Sutta
The Discourse on the “Tamed Stage”
Translated from the Pali by I.B. Horner
Thus have I heard: At one time the Lord was staying near Rajagaha in the Bamboo Grove at the squirrels’ feeding place. Now at that time the novice Aciravata was staying in the Forest Hut.[1] Then prince Jayasena,[2] who was always pacing up and down, always roaming about on foot, approached the novice Aciravata; having approached he exchanged greetings with the novice Aciravata; having exchanged greetings of friendliness and courtesy, he sat down at a respectful distance. While he was sitting down at a respectful distance, Prince Jayasena spoke thus to the novice Aciravata:
“I have heard, good Aggivessana, that if a monk is abiding here diligent, ardent, self-resolute, he may attain one-pointedness of mind.”
“That is so, prince; that is so, prince. A monk abiding here diligent, ardent, self-resolute, may attain one-pointedness of mind.”
“It were good if the reverend Aggivessana were to teach me dhamma as he has heard it, as he has mastered it.”
“I, prince, am not able to teach you dhamma as I have heard it, as I have mastered it. Now, if I were to teach you dhamma as I have heard it, as I have mastered it, and if you could not understand the meaning of what I said, that would be weariness to me, that would be a vexation to me.”
“Let the reverend Aggivessana teach me dhamma as he has heard it, as he has mastered it. Perhaps I could understand the meaning of what the good Aggivessana says.”
“If I were to teach you dhamma, prince, as I have heard it, as I have mastered it, and if you were to understand the meaning of what I say, that would be good; if you should not understand the meaning of what I say, you must remain as you are: you must not question me further on the matter.”
“Let the reverend Aggivessana teach me dhamma as he has heard it, as he has mastered it. If I understand the meaning of what the good Aggivessana says, that will be good; if I do not understand the meaning of what the good Aggivessana says, I will remain as I am; I will not question the reverend Aggivessana further on this matter.”
Then the novice Aciravata taught dhamma to Prince Jayasena as he had heard it, as he had mastered it. When this had been said, Prince Jayasena spoke thus to the novice Aciravata:
“This is impossible, good Aggivessana, it cannot come to pass that a monk abiding diligent, ardent, self-resolute, should attain one-pointedness of mind.” Then Prince Jayasena, having declared to the novice Aciravata that this was impossible and could not come to pass, rising from his seat, departed.
And soon after Prince Jayasena had departed, the novice Aciravata approached the Lord; having approached and greeted the Lord, he sat down at a respectful distance. As he was sitting down at a respectful distance, the novice Aciravata told the Lord the whole of the conversation he had with Prince Jayasena as far as it had gone. When this had been said, the Lord spoke thus to the novice Aciravata:
“What is the good of that, Aggivessana? That Prince Jayasena, living as he does in the midst of sense-pleasures, enjoying sense-pleasures, being consumed by thoughts of sense-pleasures, burning with the fever of sense-pleasures, eager in the search for sense-pleasures, should know or see or attain or realize that which can be known by renunciation, seen by renunciation, attained by renunciation, realized by renunciation — such a situation does not exist. It is as if, Aggivessana, among elephants or horses or oxen to be tamed, two elephants, two horses or two oxen are well tamed, well trained, and two are not tamed, not trained. What do you think about this, Aggivessana? Would these two elephants or horses or oxen that were to be tamed and that were well tamed, well trained — would these on being tamed reach tamed capacity, would they, being tamed, attain a tamed stage?”
“Yes, revered sir.”
“But those two elephants or horses or oxen that were to be tamed but that were neither tamed nor trained — would these, not being tamed, attain a tamed stage as do the two elephants or horses or oxen to be tamed that were well tamed, well trained?”
“No, revered sir.”
“Even so, Aggivessana, that Prince Jayasena, living as he does in the midst of sense-pleasures…should know or see or attain or realize that which can be known and realized by renunciation — such a situation does not exist. It is as if, Aggivessana, there were a great mountain slope near a village or a market-town which two friends, coming hand in hand from that village or market-town might approach; having approached the mountain slope one friend might remain at the foot while the other might climb to the top. Then the friend standing at the foot of the mountain slope might speak thus to the one standing on the top: ‘My dear, what do you see as you stand on the top of the mountain slope?’ He might reply: ‘As I stand on the top of the mountain slope I, my dear, see delightful parks, delightful woods, delightful stretches of level ground delightful ponds.’ But the other might speak thus: ‘This is impossible, it cannot come to pass, my dear, that, as you stand on the top of the mountain slope, you should see . . . delightful ponds.’ Then the friend who had been standing on top of the mountain slope having come down to the foot and taken his friend by the arm, making him climb to the top of the mountain slope and giving him a moment in which to regain his breath, might speak to him thus: ‘Now, my dear, what is it that you see as you stand on the top of the mountain slope?’ He might speak thus: ‘I, my dear, as I stand on the top of the mountain slope, see delightful parks…delightful ponds.’ He might speak thus: ‘Just now, my dear, we understood you to say: This is impossible, it cannot come to pass that, as you stand on the top of the mountain slope, you should see delightful…ponds. But now we understand you to say: ‘I, my dear, as I stand on the top of the mountain slope, see delightful parks…delightful ponds.’ He might speak thus: ‘That was because I, my dear, hemmed in by this great mountain slope, could not see what was to be seen.’
“Even so but to a still greater degree, Aggivessana, is Prince Jayasena hemmed in, blocked, obstructed, enveloped by this mass of ignorance. Indeed, that Prince Jayasena, living as he does in the midst of sense-pleasures, enjoying sense-pleasures, being consumed by thoughts of sense-pleasures, eager in the search for sense-pleasures, should know or see or attain or realize that which can be known…seen…attained…realized by renunciation — such a situation does not exist. Had these two similes occurred to you, Aggivessana, for Prince Jayasena, Prince Jayasena naturally would have acted in the manner of one having trust in you.”
“But how could these two similes for Prince Jayasena have occurred to me, revered sir, seeing that they are spontaneous, that is to say to the Lord, and have never been heard before?”
“As, Aggivessana, a noble anointed king addresses an elephant hunter saying; ‘You, good elephant hunter, mount the king’s elephant and go into an elephant forest. When you see a forest elephant, tie him to the neck of the king’s elephant.’ And, Aggivessana, the elephant hunter having answered: ‘Yes, sire,’ in assent to the noble anointed king, mounts the king’s elephant and goes into an elephant forest. Seeing a forest elephant, he ties him to the neck of the king’s elephant. So the king’s elephant brings him out into the open. But, Aggivessana, the forest elephant has this longing, that is to say for the elephant forest. But in regard to him the elephant hunter tells the noble anointed king that the forest elephant has got out into the open. The noble anointed king then addresses an elephant tamer, saying: ‘Come you, good elephant tamer, tame the forest elephant by subduing his forest ways, by subduing his forest memories, and aspirations and by subduing his distress, his fretting and fever for the forest, by making him pleased with the villages and by accustoming him to human ways.’
“And, Aggivessana, the elephant tamer, having answered ‘Yes, sire,’ in assent to the noble anointed king, driving a great post into the ground ties the forest elephant to it by his neck so as to subdue his forest ways…and accustom him to human ways. Then the elephant tamer addresses him with such words as are gentle, pleasing to the ear, affectionate, going to the heart, urbane, pleasant to the manyfolk, liked by the manyfolk. And, Aggivessana, the forest elephant, on being addressed with words that are gentle…liked by the manyfolk, listens, lends ear and bends his mind to learning. Next the elephant tamer supplies him with grass-fodder and water. When, Aggivessana, the forest elephant has accepted the grass-fodder and water from the elephant tamer, it occurs to the elephant tamer: ‘The king’s elephant will now live.’ Then the elephant tamer makes him do a further task, saying: ‘Take up, put down.’ When, Aggivessana the king’s elephant is obedient to the elephant tamer and acts on his instructions to take up and put down, then the elephant tamer makes him do a further task, saying: ‘Get up, sit down.’ When, Aggivessana, the king’s elephant is obedient to the elephant tamer and acts on his instructions to get up and sit down, then the elephant tamer makes him do a further task; known as ‘standing your ground’: he ties a shield to the great beast’s trunk; a man holding a lance is sitting on his neck, and men holding lances are standing surrounding him on all sides; and the elephant tamer, holding a lance with a long shaft, is standing in front. While he is doing the task of ‘standing your ground’ he does not move a fore-leg nor does he move a hind-leg, nor does he move the forepart of his body, nor does he move the hindpart of his body, nor does he move his head, nor does he move an ear, nor does he move a tusk, nor does he move his tail, nor does he move his trunk. A king’s elephant is one who endures blows of sword, axe, arrow, hatchet, and the resounding din of drum and kettle-drum, conch and tam-tam, he is [like] purified gold purged of all its dross and impurities, fit for a king, a royal possession and reckoned as a kingly attribute.
(Acquisition of faith)
“Even so, Aggivessana, does a Tathagata arise here in the world, a perfected one, fully Self-Awakened One, endowed with right knowledge and conduct, well-farer, knower of the worlds, the matchless charioteer of men to be tamed, the Awakened One, the Lord. He makes known this world with the devas, with Mara, with Brahma, the creation with its recluses and brahmans, its devas and men, having realized them by his own super-knowledge. He teaches dhamma which is lovely at the beginning, lovely in the middle, lovely at the ending, with the spirit and the letters; he proclaims the Brahma-faring,[3] wholly fulfilled, quite purified. A householder or a householder’s son or one born in another family hears that dhamma. Having heard that dhamma he gains faith in the Tathagata. Endowed with this faith that he has acquired, he reflects in this way: ‘The household life is confined and dusty, going forth is in the open; it is not easy for one who lives in a house to fare the Brahma-faring wholly fulfilled, wholly pure, polished like a conch-shell. Suppose now that I, having cut off hair and beard, having put on saffron robes, should go forth from home into homelessness?’ After a time, getting rid of his wealth, be it small or great, getting rid of his circle of relations, be it small or great, having cut off his hair and beard, having put on saffron robes, he goes forth from home into homelessness. To this extent, Aggivessana, the ariyan disciple gets out into the open.
(Morality)
“But, Aggivessana, devas and mankind have this longing, that is to say, for the five strands of sense-pleasures. The Tathagata disciplines him further, saying: ‘Come you, monk, be moral, live controlled by the control of the Obligations, possessed of [right] behavior and posture, seeing danger in the slightest faults; undertaking them, train yourself in the rules of training.’
(Sense-Control)
“And when, Aggivessana, the ariyan disciple is moral, lives controlled by the control…, undertaking them, trains himself in the rules of training, then the Tathagata disciplines him further, saying: ‘Come you, monk, be guarded as to the doors of the sense-organs. Having seen a material shape with the eye…(as above). Having cognized a mental state with the mind, be not entranced by the general appearance, be not entranced by the detail. For if you dwell with the organ of mind uncontrolled, covetousness and dejection, evil unskillful states of mind, might flow in. So fare along with its control, guard the organ of mind, achieve control over the organ of the mind.’
(Moderation in eating)
“And when, Aggivessana, the ariyan disciple is guarded as to the doors of the sense-organs, then the Tathagata disciplines him further, saying: ‘Come you, monk, be moderate in eating…(as above)…abiding in comfort.’
(Vigilance)
“When, Aggivessana, the ariyan disciple is moderate in eating, the Tathagata disciplines him further, saying: ‘Come you, monk, abide intent on vigilance…(as above)…you should cleanse the mind of obstructive mental states.
(Mindfulness and clear consciousness)
“And when, Aggivessana, the ariyan disciple is intent on vigilance, then the Tathagata disciplines him further, saying: ‘Come you, monk, be possessed of mindfulness and clear consciousness. Be one who acts with clear consciousness…(as above)…talking, silent.’
(Overcoming of the five hindrances)
“And when, Aggivessana, the ariyan disciple is possessed of mindfulness and clear consciousness, then the Tathagata disciplines him further, saying: ‘Come you, monk, choose a remote lodging in a forest, at the root of a tree, on a mountain slope, in a wilderness, in a hill-cave, a cemetery, a forest haunt, in the open or on a heap of straw.’ He chooses a remote lodging in the forest…or on a heap of straw. Returning from alms-gathering, after the meal, he sits down cross-legged, holding the back erect, having made mindfulness rise up in front of him, he, by getting rid of coveting for the world, dwells with a mind devoid of coveting, he purifies the mind of coveting. By getting rid of the taint of ill-will, he dwells benevolent in mind, compassionate for the welfare of all creatures and beings, he purifies the mind of the taint of ill-will. By getting rid of sloth and torpor, he dwells devoid of sloth and torpor; perceiving the light, mindful, clearly conscious, he purifies the mind of sloth and torpor. By getting rid of restlessness and worry, he dwells calmly the mind subjectively tranquilized, he purifies the mind of restlessness and worry. By getting rid of doubt, he dwells doubt-crossed, unperplexed as to the states that are skillful, he purifies the mind of doubt.
(The four applications of mindfulness)
“He, by getting rid of these five hindrances which are defilements of the mind and weakening to intuitive wisdom, dwells contemplating the body in the body, ardent, clearly conscious [of it], mindful [of it] so as to control the covetousness and dejection in the world. He fares along contemplating the feelings…the mind…the mental states in mental states, ardent, clearly conscious [of them], mindful [of them] so as to control the covetousness and dejection in the world.
“As, Aggivessana, an elephant tamer, driving a great post into the ground, ties a forest elephant to it by his neck so as to subdue his forest ways, so as to subdue his forest aspirations, and so as to subdue his distress, his fretting and fever for the forest, so as to make him pleased with villages and accustom him to human ways — even so, Aggivessana, these four applications of mindfulness are ties of the mind so as to subdue the ways of householders and to subdue the aspirations of householders and to subdue the distress, the fretting and fever of householders; they are for leading to the right path, for realizing nibbana.
“The Tathagata then disciplines him further, saying: ‘Come you, monk, fare along contemplating the body in the body, but do not apply yourself to a train of thought connected with the body; fare along contemplating the feelings in the feelings…the mind in the mind…mental states in mental states, but do not apply yourself to a train of thought connected with mental states.’
(Jhana)
“He by allaying initial thought and discursive thought, with the mind subjectively tranquilized and fixed on one point, enters on and abides in the second meditation[4] which is devoid of initial and discursive thought, is born of concentration and is rapturous and joyful. By the fading out of rapture, he dwells with equanimity, attentive and clearly conscious, and experiences in his person that joy of which the ariyans say: ‘Joyful lives he who has equanimity and is mindful,’ and he enters and abides in the third meditation. By getting rid of joy, by getting rid of anguish, by the going down of his former pleasures and sorrows, he enters and abides in the fourth meditation which has neither anguish nor joy, and which is entirely purified by equanimity and mindfulness.
(The three knowledges, te-vijja)
(1. Recollection of former habitations)
“Then with the mind composed thus, quite purified, quite clarified, without blemish, without defilement, grown pliant and workable, fixed, immovable, he directs his mind to the knowledge and recollection of former habitation: he remembers a variety of former habitations, thus: one birth, two births, three… four… five… ten… twenty… thirty… forty… fifty… a hundred…a thousand…a hundred thousand births, and many an eon of integration and many an eon of disintegration and many an eon of integration-disintegration: ‘Such a one was I by name, having such a clan, such and such a colour, so was I nourished, such and such pleasant and painful experiences were mine, so did the span of life end. Passing from this, I came to be in another state where such a one was I by name, having such and such a clan, such and such a colour, so was I nourished, such and such pleasant and painful experiences were mine, so did the span of life end. Passing from this, I arose here.’ Thus he remembers divers former habitations in all their modes and details.
(2. The Divine Eye)
“Then with the mind composed, quite purified, quite clarified, without blemish, without defilement, grown pliant and workable, fixed, immovable, he directs his mind to the knowledge of the passing hence and the arising of beings. With the purified deva-vision surpassing that of men, he sees beings as they pass hence or come to be; he comprehends that beings are mean, excellent, comely, ugly, well-going, ill-going, according to the consequence of their deeds, the he thinks: Indeed these worthy beings who were possessed of wrong conduct in body, who were possessed of wrong conduct in speech, who were possessed of wrong conduct of thought, scoffers at the ariyans, holding a wrong view, incurring deeds consequent on a wrong view — these, at the breaking up of the body after dying, have arisen in a sorrowful state, a bad bourn, the abyss, Niraya hell. But these worthy beings who were possessed of good conduct in body, who were possessed of good conduct in speech, who were possessed of good conduct in thought, who did not scoff at the ariyans, holding a right view, incurring deeds consequent on a right view — these, at the breaking up of the body, after dying, have arisen in a good bourn, a heaven world.
(3. Destruction of Cankers: Sainthood)
“Then with the mind composed…immovable, he directs his mind to the knowledge of the destruction of the cankers.[5] He understands as it really is: This is anguish,[6] this is the arising of anguish, this is the stopping of anguish, this is the course leading to the stopping of anguish. He understands as it really is: These are the cankers, this is the arising of the cankers, this is the stopping of the cankers, this is the course leading to the stopping of the cankers. Knowing thus, seeing thus, his mind is freed from the canker of sense pleasures, is freed from the canker of becoming, freed from the canker of ignorance. In freedom the knowledge came to be: I am freed; and he comprehends: Destroyed is birth, brought to a close is the Brahma-faring, done is what was to be done, there is no more of being such or such.
“That monk is able to endure, head, cold, hunger, thirst, the touch of mosquitoes, gadflies, wind, sun and creeping things, abusive language and unwelcome modes of speech: he has grown to bear bodily feelings which as they arise are painful, acute, sharp, severe, wretched, miserable, deadly. Purged of all the dross and impurities of attachment, aversion and confusion,[7] he is worthy of oblations, offerings, respect and homage, an unsurpassed field of merit in the world.
“If, Aggivessana, a king’s elephant dies in old age, untamed, untrained, the king’s old elephant that has died is reckoned as one that has died untamed: And so, Aggivessana, of a king’s elephant that is middle-aged. And too, Aggivessana, if a king’s elephant dies young, untamed, untrained, the king’s young elephant that has died is reckoned as one that has died untamed. Even so, Aggivessana, if a monk who is an elder dies with the cankers not destroyed, the monk who is an elder that has died is reckoned as one that has died untamed. And so of a monk of middle standing. And too, Aggivessana, if a newly ordained monk dies with the cankers not destroyed, the newly ordained monk that has died is reckoned as one that has died untamed. If, Aggivessana, a king’s elephant dies in old age, well tamed, well trained, the king’s old elephant that has died is reckoned as one that has died tamed. And so, Aggivessana of a king’s elephant that is middle-aged. And too, Aggivessana, if a king’s elephant dies young, well tamed, well trained, the king’s young elephant that has died is reckoned as one that has died tamed. Even so, Aggivessana, if a monk who is an elder dies with the cankers destroyed, the monk who is an elder that has died is reckoned as one that has died tamed. And so, Aggivessana, of a monk of middle standing. And too, Aggivessana, if a newly ordained monk dies with cankers destroyed, the newly ordained monk that has died is reckoned as one that has died tamed.”
Thus spoke the Lord. Delighted, the novice Aciravata rejoiced in what the Lord had said.
Notes
1. A hut in a secluded part of the Bamboo Grove for the use of monks who wanted to practice striving, padhana — [Commentary].
2. A son of King Bimbisara.
3. Brahmacariyam: the pure life of a celibate recluse [Ed., The Wheel].
4. It is noteworthy that the section on the Four Applications of Mindfulness (satipatthana) is here followed by the second meditation (jhana) without mention of the first. This may either refer to a meditator who, already previously, has attained to the first jhana, or, which seems more probable, it is meant to indicate that the intensive practice of Satipatthana which, through emphasis on bare observation, tends to reduce discursive thought, and enables the meditator to enter directly into the second jhana, which is free from initial and discursive thought (vitakka-vicara). This latter explanation is favored by the facts that (1) in our text, the practice of Satipatthana is preceded by the temporary abandonment of the five Hindrances, which indicates a high degree of concentration approaching that of the jhana; (2) in our text, the meditator is advised not to engage in the thought about the body, feelings, etc. — that is, in discursive thinking, which is still present in the first jhana. [Ed., The Wheel].
5. Asava.
6. Dukkha: usually rendered by “suffering” or “ill” [Ed., The Wheel].
7. Raga, dosa, moha.