121. Kinh Tiểu Không

(Cùlasunnata sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), tại Pubbarama (Ðông Viên), lâu đài của Migaramatu (Lộc Mẫu). Rồi Tôn giả Ananda, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

— Một thời, bạch Thế Tôn, Thế Tôn trú giữa các Sakka (Thích-ca). Nagaraka là tên một thị trấn của các Sakka. Tại đấy, bạch Thế Tôn, con được nghe trước mặt Thế Tôn, con được ghi nhớ trước mặt Thế Tôn như sau: “Này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều”. Phải chăng, bạch Thế Tôn, điều con đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng?

— Thật vậy, này Ananda, điều Ông đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng. Thuở xưa và nay, này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều.

Ví như lâu đài Lộc Mẫu này không có voi, bò, ngựa, ngựa cái, không có vàng và bạc, không có đàn bà, đàn ông tụ hội, và chỉ có một cái không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên chúng Tỷ-kheo; cũng vậy, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý thôn tưởng, không tác ý nhơn tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí, do duyên lâm tưởng. Tâm của vị ấy được thích thú hân hoan, an trú, hướng đến lâm tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: “Các ưu phiền do duyên thôn tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên lâm tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có thôn tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có nhân tưởng”. Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên lâm tưởng”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Như vậy, này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tác ý nhân tưởng, không tác ý lâm tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên địa tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến địa tưởng. Ví như, này Ananda, tấm da con bò đực được căng thẳng trên một trăm cọc gỗ, đặc tánh tấm da được đoạn trừ (vigatavasika); cũng vậy, này Ananda, Tỷ-kheo, không tác ý đối với tất cả vật gì trên đất này: đất khô và vùng lầy, sông và vùng lầy, các cây có thân và có gai, núi và đất bằng, vị ấy tác ý sự nhất trí do duyên địa tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến địa tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: “Các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên lâm tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, sự nhất trí do duyên địa tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có nhơn tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có lâm tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên địa tưởng”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý lâm tưởng, không tác ý địa tưởng, tác ý sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Không vô biên xứ. Vị ấy tuệ tri như sau: “Các ưu phiền, do duyên lâm tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên địa tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có lâm tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có địa tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ tưởng”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy biết: “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý địa tưởng, không tác ý Không vô biên xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Thức vô biên xứ. Vị ấy tuệ tri như sau: “Các ưu phiền do duyên địa tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Không vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có địa tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có Không vô biên xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ tưởng”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý Không vô biên xứ tưởng, không tác ý Thức vô biên xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô sở hữu xứ. Vị ấy tuệ tri như sau: “Các ưu phiền do duyên Không vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Thức vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có Không vô biên xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có Thức vô biên xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý Thức vô biên xứ tưởng, không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy biết như sau: “Các ưu phiền do duyên Thức vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Vô sở hữu xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có Thức vô biên xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có Vô sở hữu xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, không có tác ý Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, tác ý sự nhất trí do duyên Vô tướng tâm định. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô tướng tâm định. Vị ấy tuệ tri như sau: “Các ưu phiền do duyên Vô sở hữu xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có Vô sở hữu xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

Lại nữa, này Ananda, vị Tỷ-kheo không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, không tác ý Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, tác ý sự nhứt trí do duyên Vô tướng tâm định. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô tướng tâm định. Vị ấy tuệ tri như sau: “Vô tướng tâm định này thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên. Phàm cái gì thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên, cái ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt”, vị ấy tuệ tri như vậy. Do vị ấy tuệ tri như vậy, thấy như vậy, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Trong sự giải thoát, là sự hiểu biết (nana) rằng đã được giải thoát. Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn phải trở lại trạng thái này nữa”. Vị ấy tuệ tri: “Các ưu phiền do duyên dục lậu không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên hữu lậu không có mặt có ở đây; các ưu phiền do duyên vô minh lậu không có mặt ở đây. Và chỉ ở một ưu phiền này, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có dục lậu”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có hữu lậu”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có vô minh lậu. Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy biết: “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, Không tánh.

Này Ananda, phàm có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ sau khi chứng đạt, đã an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh (Sunnatam), tất cả các vị ấy sau khi chứng đạt đều chỉ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh này. Này Ananda, phàm có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai, sau khi chứng đạt sẽ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh, tất cả các vị ấy sau khi chứng đạt đều sẽ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh này. Này Ananda, phàm có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong hiện tại, sau khi chứng đạt và an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh, tất cả các vị ấy sau khi chứng đạt nếu an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh này. Do vậy, này Ananda, sau khi chứng đạt Ta sẽ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh. Như vậy, này Ananda, các Ông cần phải học tập.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.


Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Cula-Suññata Sutta

The Lesser Discourse on Emptiness

translated by Bhikkhu Thanissaro


I have heard that on one occasion the Blessed One was staying at Savatthi in the Eastern Monastery, the palace of Migara’s mother. Then in the evening, Ven. Ananda, coming out of seclusion, approached the Blessed One and, on arrival, having bowed down, sat down to one side. As he was sitting there, he said to the Blessed One: “On one occasion, when the Blessed One was staying among the Sakyans in a Sakyan town named Nagaraka, there — face to face with the Blessed One — I heard and learned this: ‘I now often remain in an attitude of emptiness.’ Did I hear that correctly, learn it correctly, attend to it correctly, remember it correctly?”

[The Buddha:] “Yes, Ananda, you heard that correctly, learned it correctly, attended to it correctly, remembered it correctly. Now, as well as before, I often remain in an attitude of emptiness. Just as this palace of Migara’s mother is empty of elephants, cattle and mares, empty of gold and silver, empty of assemblies of women and men, and there is only this non-emptiness — the singleness based on the community of monks; even so, Ananda, a monk — not attending to the perception (mental note) of village, not attending to the perception of human being — attends to the singleness based on the perception of forest. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, and indulges in its perception of forest.

“He discerns that ‘Whatever disturbances that would exist based on the perception of village are not present. Whatever disturbances that would exist based on the perception of human being are not present. There is only this modicum of disturbance: the singleness based on the perception of forest.’ He discerns that ‘This mode of perception is empty of the perception of village. This mode of perception is empty of the perception of human being. There is only this non-emptiness: the singleness based on the perception of forest.’ Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: ‘There is this.’ And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, and pure.

(The Perception of Earth)

“Further, Ananda, the monk — not attending to the perception of human being, not attending to the perception of forest — attends to the singleness based on the perception of earth. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, and indulges in its perception of earth. Just as a bull’s hide is stretched free from wrinkles with a hundred stakes, even so — without attending to all the ridges and hollows, the river ravines, the tracts of stumps and thorns, the craggy irregularities of this earth — he attends to the singleness based on the perception of earth. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, and indulges in its perception of earth.

“He discerns that ‘Whatever disturbances that would exist based on the perception of human being are not present. Whatever disturbances would exist based on the perception of forest are not present. There is only this modicum of disturbance: the singleness based on the perception of earth.’ He discerns that ‘This mode of perception is empty of the perception of human being. This mode of perception is empty of the perception of forest. There is only this non-emptiness: the singleness based on the perception of earth.’ Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: ‘There is this.’ And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, and pure.

(The Infinitude of Space)

“Further, Ananda, the monk — not attending to the perception of forest, not attending to the perception of earth — attends to the singleness based on the perception of the sphere of the infinitude of space. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, and indulges in its perception of the sphere of the infinitude of space.

“He discerns that ‘Whatever disturbances that would exist based on the perception of forest are not present. Whatever disturbances that would exist based on the perception of earth are not present. There is only this modicum of disturbance: the singleness based on the perception of the sphere of the infinitude of space.’ He discerns that ‘This mode of perception is empty of the perception of forest. This mode of perception is empty of the perception of earth. There is only this non-emptiness: the singleness based on the perception of the sphere of the infinitude of space.’ Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: ‘There is this.’ And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, and pure.

(The Infinitude of Consciousness)

“Further, Ananda, the monk — not attending to the perception of earth, not attending to the perception of the sphere of the infinitude of space — attends to the singleness based on the perception of the sphere of the infinitude of consciousness. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, and indulges in its perception of the sphere of the infinitude of consciousness.

“He discerns that ‘Whatever disturbances that would exist based on the perception of earth are not present. Whatever disturbances that would exist based on the perception of the sphere of the infinitude of space are not present. There is only this modicum of disturbance: the singleness based on the perception of the sphere of the infinitude of consciousness.’ He discerns that ‘This mode of perception is empty of the perception of earth. This mode of perception is empty of the perception of the sphere of the infinitude of space. There is only this non-emptiness: the singleness based on the perception of the sphere of the infinitude of consciousness.’ Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: ‘There is this.’ And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, and pure.

(Nothingness)

“Further, Ananda, the monk — not attending to the perception of the sphere of the infinitude of space, not attending to the perception of the sphere of the infinitude of consciousness — attends to the singleness based on the perception of the sphere of nothingness. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, and indulges in its perception of the sphere of nothingness.

“He discerns that ‘Whatever disturbances that would exist based on the perception of the sphere of the infinitude of space are not present. Whatever disturbances that would exist based on the perception of the sphere of the infinitude of consciousness are not present. There is only this modicum of disturbance: the singleness based on the perception of the sphere of nothingness.’ He discerns that ‘This mode of perception is empty of the perception of the sphere of the infinitude of space. This mode of perception is empty of the perception of the sphere of the infinitude of consciousness. There is only this non-emptiness: the singleness based on the perception of the sphere of nothingness.’ Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: ‘There is this.’ And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, and pure.

(Neither Perception nor Non-Perception)

“Further, Ananda, the monk — not attending to the perception of the sphere of the infinitude of consciousness, not attending to the perception of the sphere of nothingness — attends to the singleness based on the sphere of neither perception nor non-perception. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, and indulges in the sphere of neither perception nor non-perception.

“He discerns that ‘Whatever disturbances that would exist based on the perception of the sphere of the infinitude of consciousness are not present. Whatever disturbances that would exist based on the perception of the sphere of nothingness are not present. There is only this modicum of disturbance: the singleness based on the sphere of neither perception nor non-perception.’ He discerns that ‘This mode of perception is empty of the perception of the sphere of the infinitude of consciousness. This mode of perception is empty of the perception of the sphere of nothingness. There is only this non-emptiness: the singleness based on the sphere of neither perception nor non-perception.’ Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: ‘There is this.’ And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, and pure.

(Theme-Less Concentration)

“Further, Ananda, the monk — not attending to the perception of the sphere of nothingness, not attending to the perception of the sphere of neither perception nor non-perception — attends to the singleness based on the theme-less concentration of awareness. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, and indulges in its theme-less concentration of awareness.

“He discerns that ‘Whatever disturbances would exist based on the perception of the sphere of nothingness are not present. Whatever disturbances would exist based on the perception of the sphere of neither perception nor non-perception, are not present. And there is only this modicum of disturbance: that connected with the six sensory spheres, dependent on this very body with life as its condition.’ He discerns that ‘This mode of perception is empty of the perception of the sphere of nothingness. This mode of perception is empty of the perception of the sphere of neither perception nor non-perception. There is only this non-emptiness: that connected with the six sensory spheres, dependent on this very body with life as its condition.’ Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: ‘There is this.’ And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, and pure.

(Release)

“Further, Ananda, the monk — not attending to the perception of the sphere of nothingness, not attending to the perception of the sphere of neither perception nor non-perception — attends to the singleness based on the theme-less concentration of awareness. His mind takes pleasure, finds satisfaction, settles, and indulges in its theme-less concentration of awareness.

“He discerns that ‘This theme-less concentration of awareness is fabricated and mentally fashioned.’ And he discerns that ‘Whatever is fabricated and mentally fashioned is inconstant and subject to cessation.’ For him — thus knowing, thus seeing — the mind is released from the effluent of sensuality, the effluent of becoming, the effluent of ignorance. With release, there is the knowledge, ‘Released.’ He discerns that ‘Birth is ended, the holy life fulfilled, the task done. There is nothing further for this world.’

“He discerns that ‘Whatever disturbances would exist based on the effluent of sensuality…the effluent of becoming…the effluent of ignorance, are not present. And there is only this modicum of disturbance: that connected with the six sensory spheres, dependent on this very body with life as its condition.’ He discerns that ‘This mode of perception is empty of the effluent of sensuality…becoming…ignorance. And there is just this non-emptiness: that connected with the six sensory spheres, dependent on this very body with life as its condition.’ Thus he regards it as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: ‘There is this.’ And so this, his entry into emptiness, accords with actuality, is undistorted in meaning, pure — superior and unsurpassed.

“Ananda, whatever contemplatives and priests who in the past entered and remained in an emptiness that was pure, superior, and unsurpassed, they all entered and remained in this very same emptiness that is pure, superior, and unsurpassed. Whatever contemplatives and priests who in the future will enter and remain in an emptiness that will be pure, superior, and unsurpassed, they all will enter and remain in this very same emptiness that is pure, superior, and unsurpassed. Whatever contemplatives and priests who at present enter and remain in an emptiness that is pure, superior, and unsurpassed, they all enter and remain in this very same emptiness that is pure, superior, and unsurpassed.

“Therefore, Ananda, you should train yourselves: ‘We will enter and remain in the emptiness that is pure, superior, and unsurpassed.'”

That is what the Blessed One said. Gratified, Ven. Ananda delighted in the Blessed One’s words.

Mục lục Đầu trang

    Xem thêm:

  • Kinh Trung Bộ 1 – Kinh Pháp Môn Căn Bản (Mùlapariyàya sutta) - Kinh Tạng
  • Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đại Minh Chú Kinh - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Bộ 15 – Kinh Ðại Duyên (Mahà-Nidàna Sutta) - Kinh Tạng
  • Tâm Kinh Phổ Biến Trí Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 140 – Kinh Giới Phân Biệt (Dhàtuvibhanga sutta) - Kinh Tạng
  • Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa – Đường Huyền Trang - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 149 – Ðại Kinh Sáu Xứ (Mahàsalàyatanika sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Tiểu Bộ Tập 1 – Kinh Tiểu Tụng - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 44 – Tiểu Kinh Phương Quảng (Cùlavedalla sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 131 – Kinh Nhất Dạ Hiền Giả (Bhaddekaratta sutta) - Kinh Tạng
  • Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa – Đường Bát Nhã Cộng Lợi Ngôn Đẳng - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 148 – Kinh Sáu Sáu (Chachakka sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 72 – Kinh Dạy Vacchagotta Về Lửa (Aggivacchagotta sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 88 – Kinh Bàhitika (Bàhitika sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 10 – Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 18 – Kinh Mật Hoàn (Madhupindika sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 59 – Kinh Nhiều Cảm Thọ (Bahuvedanìya sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 115 – Kinh Ða Giới (Bahudhàtuka sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Bộ 22 – Kinh Ðại Niệm Xứ (Mahà-Satipatthàna Sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 104 – Kinh Làng Sama (Sàmagàma sutta) - Kinh Tạng