72. Kinh Dạy Vacchagotta Về Lửa

(Aggivacchagotta sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, du sĩ ngoại đạo Vacchagotta bạch Thế Tôn:

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là thường trú, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là thường trú, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là vô thường, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là vô thường, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là hữu biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là hữu biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là vô biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là vô biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Sinh mạng và thân thể là một, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Sinh mạng và thân thể là một, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Sinh mạng và thân thể là khác, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Sinh mạng và thân thể là khác, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Như Lai có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Như Lai có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Như Lai không có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Như Lai không có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?

— Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”.

— Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama? Khi được hỏi: “Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là thường trú, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?, Tôn giả Gotama đã trả lời: “Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là thường trú, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”. Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama? Khi được hỏi: “Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là vô thường, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”? Tôn giả Gotama đã trả lời: “Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là vô thường, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”. Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama? Khi được hỏi: “Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là hữu biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”? Tôn giả Gotama đã trả lời: “Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là hữu biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”. Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama? Khi được hỏi: “Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Thế giới là vô biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?, Tôn giả Gotama đã trả lời: “Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Thế giới là vô biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”… Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama? Khi được hỏi: “Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng”?, Tôn giả Gotama đã trả lời: “Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng” Tôn giả Gotama thấy có sự nguy hại gì mà Ngài không chấp nhận hoàn toàn những tri kiến này như vậy?

— Này Vaccha, nghĩ rằng: “Thế giới là thường trú”, như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Này Vaccha, nghĩ rằng: “Thế giới là thường trú”… “Thế giới là vô thường”… “Thế giới là hữu biên”… “Thế giới là vô biên”… “Sinh mạng và thân thể là một”… “Sinh mạng và thân thể là khác”… “Như Lai có tồn tại sau khi chết”… “Như Lai không có tồn tại sau khi chết”… “Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết”… Này Vaccha, nghĩ rằng: “Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”, như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Này Vaccha, Ta thấy có sự nguy hại này mà Ta không chấp nhận hoàn toàn những tri kiến như vậy.

— Nhưng Tôn giả Gotama có tà kiến nào không?

— Này Vaccha, tà kiến đã được Như Lai đoạn trừ. Nhưng này Vaccha, đây là điều Như Lai đã thấy: “Ðây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt; đây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt; đây là tưởng, đây là tưởng tập, đây là tưởng diệt; đây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt; đây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt”. Do vậy, ta nói rằng, với sự đoạn trừ, ly tham, đoạn diệt, xả bỏ, vứt bỏ tất cả ảo tưởng của tất cả hôn mê, của tất cả ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tùy miên, mà Như Lai được giải thoát, không còn chấp thủ.

— Thưa Tôn giả Gotama, một Tỷ-kheo được tâm giải thoát như vậy sanh khởi chỗ nào?

— Sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng.

— Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi?

— Không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng.

— Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy sanh khởi và không sanh khởi?

— Sanh khởi và không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng.

— Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi và không không sanh khởi?

— Không sanh khởi và không không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng.

— Khi được hỏi: “Tôn giả Gotama, vị Tỷ-kheo được tâm giải thoát như vậy sanh khởi tại chỗ nào?”, Tôn giả đáp: “Sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng”. Khi được hỏi: “Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi?” Tôn giả đáp: “Không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng”. Khi được hỏi: “Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy sanh khởi và không sanh khởi?”, Tôn giả đáp: “Sanh khởi và không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng”. Khi được hỏi: “Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi và không không sanh khởi?”, Tôn giả đáp: “Không sanh khởi và không không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng”. Thưa Tôn giả Gotama, tôi trở thành vô tri về điểm này, tôi trở thành mê mờ về điểm này, và một số tin tưởng tôi đã có đối với Tôn giả Gotama do các cuộc đàm thoại lúc trước đem lại, nay đã biến mất nơi tôi.

— Này Vaccha, thôi vừa rồi, vô tri của Ông! Thôi vừa rồi, mê mờ (của Ông)! Này Vaccha, sâu kín là pháp này, khó thấy, khó giác ngộ, an tịnh, thù thắng, không thể luận bàn, tế nhị, chỉ bậc trí mới hiểu. Thật rất khó cho Ông có thể hiểu được, khi Ông thuộc tri kiến khác, kham nhẫn khác, lý tưởng khác, hành trì khác, đạo sư khác. Và này Vaccha, nay Ta trở lại hỏi Ông. Hãy trả lời nếu Ông kham nhẫn. Này Vaccha, Ông nghĩ thế nào? Nếu một ngọn lửa cháy đỏ trước mặt Ông, Ông có biết: “Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt tôi?”

— Tôn giả Gotama, nếu một ngọn lửa cháy đỏ trước mặt tôi, tôi có biết: “Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt tôi”?

— Nhưng nếu, này Vaccha, có người hỏi Ông như sau: “Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt Ông, ngọn lửa này do duyên gì mà cháy đỏ?”, nếu được hỏi vậy, này Vaccha, Ông trả lời như thế nào?

— Thưa Tôn giả Gotama, nếu có người hỏi tôi như sau: “Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt Ông, ngọn lửa này do duyên gì mà cháy đỏ?”, nếu được hỏi vậy, thưa Tôn giả Gotama, tôi sẽ trả lời như sau: “Ngọn lửa cháy đỏ trước mặt tôi, ngọn lửa này cháy đỏ do duyên nhiên liệu cỏ và củi”.

— Này Vaccha, nếu ngọn lửa ấy bị tắt trước mặt Ông, Ông có biết: “Ngọn lửa này đã tắt trước mặt tôi?”

— Tôn giả Gotama, nếu ngọn lửa ấy được tắt trước mặt tôi, tôi sẽ biết: “Ngọn lửa này đã tắt trước mặt tôi”.

— Này Vaccha, nếu có người hỏi Ông như sau: “Ngọn lửa này đã tắt trước mặt Ông, ngọn lửa ấy từ đây đã đi về phương hướng nào, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc, hay phương Nam?”, được hỏi vậy, này Vaccha, Ông trả lời thế nào?

— Không có thể áp dụng ở đây, Tôn giả Gotama. Vì rằng, này Tôn giả Gotama, ngọn lửa ấy đã cháy vì duyên nhiên liệu cỏ và củi. Khi cỏ và củi ấy hết và vì không có nhiên liệu khác, nên được xem là không có nhiên liệu, đã bị tắt.

— Cũng vậy, này Vaccha, do sắc pháp này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, sắc pháp ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát khỏi cái gọi là sắc, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng, khó dò đến đáy như đại dương. Khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng.

Do thọ này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, thọ ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát cái gọi là thọ, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng khó dò đến đáy đại dương, khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng.

Do tưởng này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, tưởng ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát cái gọi là tưởng, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng, khó dò đến đáy đại dương, khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng.

Do những hành này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, các hành ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát những cái gọi là hành, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng khó dò đến đáy đại dương, khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên, không có áp dụng.

Do thức này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, cái thức ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt đứt được tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát cái gọi là thức, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng, khó dò đến đáy như đại dương, khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng.

Khi được nói vậy, du sĩ ngoại đạo Vacchagotta bạch Thế Tôn:

— Thưa Tôn giả Gotama, như một cây tala lớn, không xa làng hay thị trấn, vì vô thường nên cành lá rơi rụng, vỏ và đọt non rơi rụng, giác cây rơi rụng và sau một thời gian, với cành lá rơi rụng, với vỏ và đọt non rơi rụng, với giác cây rơi rụng, cây ấy thuần tịnh chỉ còn lại lõi cây. Cũng vậy, lời nói này của Tôn giả Gotama, với cành lá rơi rụng, với vỏ và đọt non rụng, với giác cây rơi rụng, lời nói ấy thuần tịnh, chỉ còn lại lõi cây.

Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.


Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Aggi-Vacchagotta Sutta

To Vacchagotta on Fire

Translation by Bhikkhu Thanissaro


I have heard that on one occasion the Blessed One was staying in Savatthi, at Jeta’s Grove, Anathapindika’s park. Then the wanderer Vacchagotta went to the Blessed One and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings and courtesies, he sat down to one side. As he was sitting there he asked the Blessed One: “How is it, Master Gotama, does Master Gotama hold the view: ‘The cosmos is eternal: only this is true, anything otherwise is worthless’?”

“…no…”

“Then does Master Gotama hold the view: ‘The cosmos is not eternal: only this is true, anything otherwise is worthless’?”

“…no…”

“Then does Master Gotama hold the view: ‘The cosmos is finite: only this is true, anything otherwise is worthless’?”

“…no…”

“Then does Master Gotama hold the view: ‘The cosmos is infinite: only this is true, anything otherwise is worthless’?”

“…no…”

“Then does Master Gotama hold the view: ‘The soul and the body are the same: only this is true, anything otherwise is worthless’?”

“…no…”

“Then does Master Gotama hold the view: ‘The soul is one thing and the body another: only this is true, anything otherwise is worthless’?”

“…no…”

“Then does Master Gotama hold the view: ‘After death a Tathagata exists: only this is true, anything otherwise is worthless’?”

“…no…”

“Then does Master Gotama hold the view: ‘After death a Tathagata does not exist: only this is true, anything otherwise is worthless’?”

“…no…”

“Then does Master Gotama hold the view: ‘After death a Tathagata both exists and does not exist: only this is true, anything otherwise is worthless’?”

“…no…”

“Then does Master Gotama hold the view: ‘After death a Tathagata neither exists nor does not exist: only this is true, anything otherwise is worthless’?”

“…no…”

“How is it, Master Gotama, when Master Gotama is asked if he holds the view ‘the cosmos is eternal…’…’after death a Tathagata neither exists nor does not exist: only this is true, anything otherwise is worthless,’ he says ‘…no…’ in each case. Seeing what drawback, then, is Master Gotama thus entirely dissociated from each of these ten positions?”

“Vaccha, the position that ‘the cosmos is eternal’ is a thicket of views, a wilderness of views, a contortion of views, a writhing of views, a fetter of views. It is accompanied by suffering, distress, despair, and fever, and it does not lead to disenchantment, dispassion, cessation; to calm, direct knowledge, full awakening, Unbinding.

“The position that ‘the cosmos is not eternal’…

“…’the cosmos is finite’…

“…’the cosmos is infinite’…

“…’the soul and the body are the same’…

“…’the soul is one thing and the body another’…

“…’after death a Tathagata exists’…

“…’after death a Tathagata does not exist’…

“…’after death a Tathagata both exists and does not exist’…

“…’after death a Tathagata neither exists nor does not exist’…does not lead to disenchantment, dispassion, cessation; to calm, direct knowledge, full awakening, Unbinding.”

“Does Master Gotama have any position at all?”

“A ‘position,’ Vaccha, is something that a Tathagata has done away with. What a Tathagata sees is this: ‘Such is form, such its origin, such its disappearance; such is feeling, such its origin, such its disappearance; such is perception…such are mental fabrications…such is consciousness, such its origin, such its disappearance.’ Because of this, I say, a Tathagata — with the ending, fading out, cessation, renunciation, and relinquishment of all construings, all excogitations, all I-making and mine-making and tendencies to conceits — is, through lack of sustenance/clinging, released.”

“But, Master Gotama, the monk whose mind is thus released: Where does he reappear?”

“‘Reappear,’ Vaccha, doesn’t apply.”

“In that case, Master Gotama, he does not reappear.”

“‘Does not reappear,’ Vaccha, doesn’t apply.”

“…both does and does not reappear.”

“…doesn’t apply.”

“…neither does nor does not reappear.”

“…doesn’t apply.”

“How is it, Master Gotama, when Master Gotama is asked if the monk reappears…does not reappear…both does and does not reappear…neither does nor does not reappear, he says, ‘…doesn’t apply’ in each case. At this point, Master Gotama, I am befuddled; at this point, confused. The modicum of clarity coming to me from your earlier conversation is now obscured.”

“Of course you’re befuddled, Vaccha. Of course you’re confused. Deep, Vaccha, is this phenomenon, hard to see, hard to realize, tranquil, refined, beyond the scope of conjecture, subtle, to-be-experienced by the wise. For those with other views, other practices, other satisfactions, other aims, other teachers, it is difficult to know. That being the case, I will now put some questions to you. Answer as you see fit. How do you construe this, Vaccha: If a fire were burning in front of you, would you know that, ‘This fire is burning in front of me’?”

“…yes…”

“And suppose someone were to ask you, Vaccha, ‘This fire burning in front of you, dependent on what is it burning?’ Thus asked, how would you reply?”

“…I would reply, ‘This fire burning in front of me is burning dependent on grass and timber as its sustenance.'”

“If the fire burning in front of you were to go out, would you know that, ‘This fire burning in front of me has gone out’?”

“…yes…”

“And suppose someone were to ask you, ‘This fire that has gone out in front of you, in which direction from here has it gone? East? West? North? Or south?’ Thus asked, how would you reply?”

“That doesn’t apply, Master Gotama. Any fire burning dependent on a sustenance of grass and timber, being unnourished — from having consumed that sustenance and not being offered any other — is classified simply as ‘out’ (unbound).”

“Even so, Vaccha, any physical form by which one describing the Tathagata would describe him: That the Tathagata has abandoned, its root destroyed, like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of existence, not destined for future arising. Freed from the classification of form, Vaccha, the Tathagata is deep, boundless, hard to fathom, like the sea. ‘Reappears’ doesn’t apply. ‘Does not reappear’ doesn’t apply. ‘Both does and does not reappear’ doesn’t apply. ‘Neither reappears nor does not reappear’ doesn’t apply.

“Any feeling…Any perception…Any mental fabrication…

“Any consciousness by which one describing the Tathagata would describe him: That the Tathagata has abandoned, its root destroyed, like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of existence, not destined for future arising. Freed from the classification of consciousness, Vaccha, the Tathagata is deep, boundless, hard to fathom, like the sea. ‘Reappears’ doesn’t apply. ‘Does not reappear’ doesn’t apply. ‘Both does and does not reappear’ doesn’t apply. ‘Neither reappears nor does not reappear’ doesn’t apply.”

When this was said, the wanderer Vacchagotta said to the Blessed One: “Master Gotama, it is as if there were a great sala tree not far from a village or town: From inconstancy, its branches and leaves would wear away, its bark would wear away, its sapwood would wear away, so that on a later occasion — divested of branches, leaves, bark, and sapwood — it would stand as pure heartwood. In the same way, Master Gotama’s words are divested of branches, leaves, bark, and sapwood and stand as pure heartwood.

“Magnificent, Master Gotama! Magnificent! Just as if he were to place upright what had been overturned, were to reveal what was hidden, were to show the way to one who was lost, or were to hold up a lamp in the dark so that those with eyes could see forms, in the same way Master Gotama has — through many lines of reasoning — made the Dhamma clear. I go to Master Gotama for refuge, to the Dhamma, and to the Sangha of monks. May Master Gotama remember me as a lay follower who has gone to him for refuge, from this day forward, for life.”

Mục lục Đầu trang

    Xem thêm:

  • Kinh Trung Bộ 63 – Tiểu Kinh Màlunkyà (Cula Màlunkyà sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 73 – Ðại kinh Vacchagotta (Mahàvacchagotta sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 71 – Kinh Dạy Vacchagotta Về Tam Minh (Tevijjavacchagotta sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 136 – Ðại Kinh Nghiệp Phân Biệt (Mahàkammavibhanga) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 75 – Kinh Màgandiya (Màgandiya sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 9 – Kinh Chánh Tri Kiến (Sammàditthi sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 126 – Kinh Phù Di (Bhùmija sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 41 – Kinh Sàleyyaka (Sàleyyaka sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 58 – Kinh Vương Tử Vô Úy (Abhayaràjakumàra sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 57 – Kinh Hạnh Con Chó (Kukkuravatika sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 45 – Tiểu Kinh Pháp Hành (Cùladhammasamàdàna sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Tạp A-Hàm Quyển 34 - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 87 – Kinh Ái Sanh (Piyajàtika sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 135 – Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt (Cùlakammavibhanga sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 1 – Kinh Pháp Môn Căn Bản (Mùlapariyàya sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 21 – Kinh Ví Dụ Cái Cưa (Kakacùpama sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Tăng Chi Bộ Chương 3 – Ba Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 13 – Ðại Kinh Khổ Uẩn (Mahàdukkhakkhanda sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Bộ 15 – Kinh Ðại Duyên (Mahà-Nidàna Sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Tương Ưng Bộ Tập 4 – Thiên Sáu Xứ - Kinh Tạng