57. Kinh Hạnh Con Chó

(Kukkuravatika sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Koliya Haliddavasana là tên một thị trấn của dân chúng Koliya.

Rồi Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, và lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, cùng đi đến Thế Tôn, sau khi đến Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Còn lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, nói lời hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên lời hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên, ngồi chõ hỏ như con chó. Sau khi ngồi một bên, Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, thực hành những hạnh khó hành, ăn đồ ăn quăng xuống đất, chấp nhận và hành trì hạnh con chó trong một thời gian dài, vậy sanh thú ông ấy thế nào, vận mạng ông ấy thế nào?

— Thôi vừa rồi Punna, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa.

Lần thứ hai… (như trên)… Lần thứ ba Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, lõa thể Seniya hành trì hạnh con chó, thực hành những hạnh khó hành, ăn đồ ăn quăng dưới đất, chấp nhận và hành trì hạnh con chó trong một thời gian dài, vậy sanh thú ông ấy thế nào, vận mạng ông ấy thế nào?

— Này Punna, thật sự Ta đã không chấp nhận (câu hỏi) của Ông và đã nói: “Thôi vừa rồi Punna, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa”. Tuy vậy, Ta sẽ trả lời cho Ông. Ở đây, này Punna, người nào hành trì hạnh con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì giới con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì tâm con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì uy nghi con chó một cách hoàn toàn viên mãn, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh thân hữu cùng với các loài chó. Nếu Ông ấy có tà kiến như sau: “Do giới này, hạnh này, khổ hạnh này, hay phạm hạnh này, ta sẽ sanh thành chư Thiên này, hay chư Thiên khác”, thời này Punna, đối với kẻ có tà kiến, Ta nói có một trong hai sanh thú như sau: địa ngục hay bàng sanh. Như vậy, này Punna, nếu hạnh con chó được thành tựu, thời được sanh trong loài chó, nếu không được thành tựu, thời được sanh trong địa ngục.

Khi được nói vậy, lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, khóc than chảy nước mắt. Rồi Thế Tôn nói với Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò:

— Này Punna, Ta đã không chấp nhận (câu hỏi) của ông và đã nói: “Thôi vừa rồi Punna, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa”.

— Bạch Thế Tôn, con khóc như vậy không phải vì lời Thế Tôn nói về con. Nhưng vì bạch Thế Tôn, con đã chấp nhận và hành trì hạnh con chó này trong một thời gian dài. Bạch Thế Tôn, Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò này, đã chấp nhận và hành trì hạnh con bò này, trong một thời gian dài, vậy sanh thú của ông ấy thế nào, vận mạng của ông ấy thế nào?

— Thôi vừa rồi Seniya, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa.

Lần thứ hai… (như trên)… Lần thứ ba, lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Punna Koliyaputta này đã chấp nhận và hành trì hạnh con bò này trong một thời gian dài, vậy sanh thú của ông ấy thế nào, vận mạng của ông ấy thế nào?

— Này Seniya, thật sự Ta đã không chấp nhận (câu hỏi) của Ông và đã nói: “Thôi vừa rồi Seniya, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa”. Tuy vậy ta sẽ trả lời cho Ông. Ở đây, này Seniya, người nào hạnh trì hạnh con bò một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì giới con bò một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì tâm con bò một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì uy nghi con bò một cách hoàn toàn viên mãn, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh thân hữu cùng với các loài bò. Nếu Ông ấy có tà kiến như sau: “Do giới này, hạnh này, khổ hạnh này, hay phạm hạnh này, ta sẽ sanh thành chư Thiên này hay chư Thiên khác”, thời này Seniya, đối với kẻ có tà kiến, Ta nói có một trong hai sanh thú như sau: địa ngục hay bàng sanh. Như vậy, này Seniya, nếu hạnh con bò được thành tựu, thời được sanh trong loài bò, nếu không được thành tựu, thời được sanh trong địa ngục.

Khi được nói vậy, Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, khóc than, chảy nước mắt. Rồi Thế Tôn nói với lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó:

— Này Seniya, Ta đã không chấp nhận (câu hỏi) của Ông và đã nói: “Thồi vừa rồi Seniya, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa”.

— Bạch Thế Tôn, con khóc như vậy không phải vì lời Thế Tôn nói về con. Nhưng vì, bạch Thế Tôn, con đã chấp nhận và hành trì hạnh con bò này trong một thời gian dài. Bạch Thế Tôn, con có lòng tin tưởng đối với Thế Tôn: Thế Tôn có thể thuyết pháp cho con để con có thể từ bỏ hạnh con bò này và để lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, có thể bỏ hạnh con chó này.

— Này Punna, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Punna Koliyaputta vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Này Punna có bốn loại nghiệp này, Ta đã tự chứng tri, chứng ngộ và tuyên thuyết. Thế nào là bốn? Này Punna, có nghiệp đen đưa đến quả báo đen, này Punna, có nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng, này Punna, có nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng, này Punna, có nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp.

Và này Punna, thế nào là nghiệp đen đưa đến quả báo đen? Ở đây, này Punna có người tạo ra thân hành có tổn hại, tạo ra khẩu hành có tổn hại, tạo ra ý hành có tổn hại. Sau khi tạo ra thân hành có tổn hại, khẩu hành có tổn hại, ý hành có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới có tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới có tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc có tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc có tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ có tổn hại, thuần nhất khổ thọ, như các chúng sanh trong địa ngục. Như vậy, này Punna, là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của mình, và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích mình. Do vậy, này Punna, Ta nói: “Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)”. Như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp đen đưa đến quả báo đen.

Và này Punna, thế nào là nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng? Ở đây, này Punna, có người làm thân hành không không có tổn hại, làm khẩu hành không có tổn hại, làm ý hành không không có tổn hại. Sau khi làm thân hành không không có tổn hại, khẩu hành không không có tổn hại, ý hành không không có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới không không có tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới không không có tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc không không có tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc không không có tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ không không có tổn hại, thuần nhất lạc thọ, như chư Thiên Subhakinha (Biến Tịnh thiên). Như vậy này Punna là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của mình; và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích chúng sanh ấy. Do vậy, này Punna, Ta nói: “Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)”. Như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng.

Và này Punna, thế nào là nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng? Ở đây, này Punna, có người làm các thân hành có tổn hại và không tổn hại, các khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, các ý hành có tổn hại và không tổn hại. Sau khi làm các thân hành có tổn hại và không tổn hại, khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, ý hành có tổn hại và không tổn hại, vị này được sanh vào thế giới có tổn hại và không tổn hại. Vì phải sanh vào thế giới có tổn hại và không tổn hại, vị này cảm xúc những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại. Do cảm xúc những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại, vị này cảm thọ những cảm thọ có tổn hại và không tổn hại, có lạc thọ khổ thọ xen lẫn, như một số loài Người, một số chư Thiên và một số chúng sanh trong đọa xứ. Như vậy, này Punna là sự sanh khởi của một chúng sanh tùy thuộc ở chúng sanh, chúng sanh ấy sanh khởi tùy thuộc hành động của mình; và khi chúng sanh ấy đã sanh, thời các cảm xúc kích thích chúng sanh ấy. Do vậy, này Punna, Ta nói: “Các chúng sanh là thừa tự hạnh nghiệp (của mình)”. Như vậy này Punna, được gọi là nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng.

Và này Punna, thế nào là nghiệp không đen trắng, đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp? Ở đây, này Punna chỗ nào có ý chí (Cetana: Tư tâm sở) đoạn trừ nghiệp đen đưa đến quả báo đen, chỗ nào có ý chí đoạn trừ nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng, chỗ nào có ý chí đoạn trừ nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng. Ở đây, này Punna, chỗ nào có ý chí như vậy, này Punna, được gọi là nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp. Này Punna, bốn loại nghiệp này, Ta đã tự chứng tri, chứng ngộ và tuyên thuyết.

Khi được nói vậy, Punna Koliyaputta, hành trì hạnh con bò bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Còn lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn ! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn ! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn cho con được xuất gia với Thế Tôn, mong cho con thọ đại giới.

— Này Seniya, ai trước kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này phải sống bốn tháng biệt trú. Sau khi sống bốn tháng biệt trú, chúng Tăng nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng Ta nhận thấy ở đây là tánh con người sai biệt nhau.

— Bạch Thế Tôn, nếu những người xưa kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong pháp và luật này, phải sống bốn tháng biệt trú, sau khi sống bốn tháng biệt trú, chúng Tăng nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới, để thành vị Tỷ-kheo, thời con sẽ xin sống biệt trú bốn năm. Sau khi sống biệt trú bốn năm, nếu chư Tỷ-kheo đồng ý, mong chư Tỷ-kheo hãy xuất gia cho con, thọ đại giới cho con để thành vị Tỷ-kheo.

Và lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới. Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Seniya sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Và không bao lâu vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Ðó là vô thượng phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa”. Và Tôn giả Seniya trở thành một vị A-la-hán nữa.


Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Kukkuravatika Sutta

The Dog-duty Ascetic

Translated from the Pali by Ñanamoli Thera


Introduction (by Bhikkhu Khantipalo)

There were some strange people around in the Buddha’s days believing some strange things — but that is no different from our own days when people still believe the most odd off-balance ideas. In this sutta we meet some people who believed that by imitating animals they would be saved. Maybe they’re still with us too!

Belief is often one thing, action another. While beliefs sometimes influence actions, for other people their beliefs are quite separate from what they do. But the Buddha says all intentional actions, whether thoughts, speech or bodily actions, however expressed, are kamma and lead the doer of them to experience a result sooner or later. In this sutta the Buddha classifies kamma into four groups:

(i) dark with a dark result,
(ii) bright with a bright result,
(iii) dark and bright with a dark and bright result,
(iv) neither dark nor bright with a neither dark nor bright result.

Dark (evil) kamma does not give a bright (happy) result, nor does bright (beneficial) kamma lead to dark (miserable) result. Kamma can be mixed, where an action is done with a variety of motives, some good, some evil. And that kind of kamma also exists which gives up attachment to and interest in the other three and so leads beyond the range of kamma.

1. Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was living in the Koliyan country: there is a town of the Koliyans called Haliddavasana.

2. Then Punna, a son of the Koliyans and an ox-duty ascetic, and also Seniya a naked dog duty ascetic, went to the Blessed One, and Punna the ox duty ascetic paid homage to the Blessed One and sat down at one side, while Seniya the naked dog-duty ascetic exchanged greetings with the Blessed One, and when the courteous and amiable talk was finished, he too sat down at one side curled up like a dog. When Punna the ox-duty ascetic sat down, he asked the Blessed One: “Venerable sir, this naked dog-duty ascetic Seniya does what is hard to do: he eats his food when it is thrown on the ground. That dog duty has long been taken up and practiced by him. What will be his destination? What will be his future course?”[1]

“Enough, Punna, let that be. Do not ask me that.”

A second time…A third time Punna the ox-duty ascetic asked the Blessed One: “Venerable sir, this naked dog-duty ascetic Seniya does what is hard to do: he eats his food when it is thrown on the ground. That dog duty has long been taken up and practiced by him. What will be his destination? What will be his future course?”

“Well, Punna, since I certainly cannot persuade you when I say ‘Enough, Punna, let that be. Do not ask me that,’ I shall therefore answer you.

3. “Here, Punna, someone develops the dog duty fully and unstintingly, he develops the dog-habit fully and unstintingly, he develops the dog mind fully and unstintingly, he develops dog behavior fully and unstintingly. Having done that, on the dissolution of the body, after death, he reappears in the company of dogs. But if his view is such as this: ‘By this virtue or duty or asceticism or religious life I shall become a (great) god or some (lesser) god,’ that is wrong view in his case. Now there are two destinations for one with wrong view, I say: hell or the animal womb. So, Punna, if his dog duty is perfected, it will lead him to the company of dogs; if it is not, it will lead him to hell.”

4. When this was said, Seniya the naked dog-duty ascetic wept and shed tears. Then the Blessed One told Punna, son of the Koliyans and an ox-duty ascetic: “Punna, I could not persuade you when I said, ‘Enough Punna, let that be. Do not ask me that.'”

“Venerable sir, I am not weeping that the Blessed One has spoken thus. Still, this dog duty has long been taken up and practiced by me. Venerable sir, there is this Punna, a son of the Koliyans and an ox duty ascetic: that ox duty has long been taken up and practiced by him. What will be his destination? What will be his future course?”

“Enough, Seniya, let that be. Do not ask me that.” A second time…A third time Seniya the naked dog-duty ascetic asked the Blessed One: “Venerable sir, there is this Punna, a son of the Koliyans and an ox-duty ascetic; that ox duty has long been taken up and practiced by him. What will be his destination? What will be his future course?”

“Well, Seniya, since I certainly cannot persuade you when I say ‘Enough, Seniya, let that be. Do not ask me that,’ I shall therefore answer you.”

5. “Here, Seniya, someone develops the ox duty fully and unstintingly, he develops the ox habit fully and unstintingly, he develops the ox mind fully and unstintingly, he develops the ox behavior fully and unstintingly. Having done that, on the dissolution of the body, after death, he reappears in the company of oxen. But if his view is such as this: ‘By this virtue or duty or asceticism or religious like I shall become a (great) god or some (lesser) god,’ that is wrong view in his case. Now there are two destinations for one with wrong view, I say: hell or the animal womb. So, Seniya, if his ox duty is perfected, it will lead him to the company of oxen; if it is not, it will lead him to hell.”

6. When this was said, Punna, a son of the Koliyans and an ox-duty ascetic, wept and shed tears. Then the Blessed One told Seniya, the naked dog duty ascetic: “Seniya, I could not persuade you when I said, ‘Enough, Seniya, let that be. Do not ask me that.'”

“Venerable sir, I am not weeping that the Blessed One has spoken thus. Still, this ox duty has long been taken up and practiced by me. Venerable sir, I have confidence in the Blessed One thus: ‘The Blessed One is capable of teaching me the Dhamma in such a way that I may abandon this ox duty and that this naked dog-duty ascetic Seniya may abandon that dog duty.'”

7. “Then, Punna, listen and heed well what I shall say.”

“Yes, venerable sir,” he replied. The Blessed One said this:

8. “Punna, there are four kinds of kamma proclaimed by me after realization myself with direct knowledge. What are the four? There is dark kamma with dark ripening, there is bright kamma with bright ripening, there is dark-and-bright kamma with dark-and-bright ripening, and there is kamma that is not dark and not bright with neither-dark-nor-bright ripening that conduces to the exhaustion of kamma.

9. “What is dark kamma with dark ripening? Here someone produces a (kammic) bodily process (bound up) with affliction,[2] he produces a (kammic) verbal process (bound up) with affliction, he produces a (kammic) mental process (bound up) with affliction. By so doing, he reappears in a world with affliction. When that happens, afflicting contacts[3] touch him. Being touched by these, he feels afflicting feelings entirely painful as in the case of beings in hell. Thus a being’s reappearance is due to a being: he reappears owing to the kammas he has performed. When he has reappeared, contacts touch him. Thus I say are beings heirs of their kammas. This is called dark kamma with dark ripening.

10. “And what is bright kamma with bright ripening? Here someone produces a (kammic) bodily process not (bound up) with affliction, he produces a (kammic) verbal process not (bound up) with affliction, he produces a (kammic) mental process not (bound up) with affliction. By doing so, he reappears in a world without affliction. When that happens, unafflicting contacts touch him. Being touched by these, he feels unafflicting feelings entirely pleasant as in the case of the Subhakinha, the gods of Refulgent Glory. Thus a being’s reappearance is due to a being: he reappears owing to the kammas he has performed. When he has reappeared, contacts touch him. Thus I say are beings heirs of their kammas. This is called bright kamma with bright ripening.

11. “What is dark-and-bright kamma with dark-and-bright ripening? Here someone produces a (kammic) bodily process both (bound up) with affliction and not (bound up) with affliction…verbal process…mental process both (bound up) with affliction and not (bound up) with affliction. By doing so, he reappears in a world both with and without affliction. When that happens, both afflicting and unafflicting contacts touch him. Being touched by these, he feels afflicting and unafflicting feelings with mingled pleasure and pain as in the case of human beings and some gods and some inhabitants of the states of deprivation. Thus a being’s reappearance is due to a being: he reappears owing to the kammas he has performed. When he has reappeared, contacts touch him. Thus I say are beings heirs of their kammas. This is called dark-and-bright kamma with dark-and-bright ripening.

12. “What is neither-dark-nor-bright kamma with neither-dark-nor-bright ripening that leads to the exhaustion of kamma? As to these (three kinds of kamma), any volition in abandoning the kind of kamma that is dark with dark ripening, any volition in abandoning the kind of kamma that is bright with bright ripening, and any volition in abandoning the kind of kamma that is dark-and bright with dark-and-bright ripening: this is called neither-dark-nor-bright kamma with neither-dark-nor-bright ripening.

“These are the four kinds of kamma proclaimed by me after realization myself with direct knowledge.”

13. When this was said, Punna, a son of the Koliyans and an ox-duty ascetic, said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! The Dhamma has been made clear in many ways by Master Gotama as though he were turning upright what had been overthrown, revealing the hidden, showing the way to one who is lost, holding up a lamp in the darkness for those with eyesight to see forms.

14. “I go to Master Gotama for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. From today let Master Gotama remember me as a lay follower who has gone to him for refuge for life.”

15. But Seniya the naked dog-duty ascetic said: “Magnificent, Master Gotama!…The Dhamma has been made clear…for those with eyesight to see forms.

16. “I go to Master Gotama for refuge and to the Dhamma and to the Sangha of bhikkhus. I would receive the going forth under Master Gotama and the full admission.”[4]

17. “Seniya, one who belonged formerly to another sect and wants the going forth and the full admission in this Dhamma and Discipline lives on probation for four months. At the end of the four months bhikkhus who are satisfied in their minds give him the going forth into homelessness and also the full admission to the bhikkhus’ state. A difference in persons has become known to me in this (probation period).”

“Venerable sir, if those who belonged formerly to another sect and want the going forth and the full admission in this Dhamma and Discipline live on probation for four months and at the end of four months bhikkhus who are satisfied in their minds give them the going forth into homelessness and the full admission to the bhikkhus’ state, I will live on probation for four years and at the end of the four years let bhikkhus who are satisfied in their minds give me the going forth into homelessness and the full admission to the bhikkhus’ state.”

18. Seniya the naked dog duty ascetic received the going forth under the Blessed One, and he received the full admission. And not long after his full admission, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and self-controlled, the venerable Seniya by realization himself with direct knowledge here and now entered upon and abode in that supreme goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the home life into homelessness. He had direct knowledge thus: “Birth is exhausted, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more of this to come.”

And the venerable Seniya became one of the Arahants.


Notes

1. Of births in samsara, the wandering-on in birth and death.

2. A defiled kamma expressed through the body (speech, mind).

3. Painful “touches” through eye, ear, nose, tongue, body, mind.

4. That is, the novice ordination and the full ordination as a bhikkhu or monk.

Mục lục Đầu trang

    Xem thêm:

  • Kinh Trung Bộ 145 – Kinh Giáo Giới Phú Lâu Na (Punnovàda sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 14 – Tiểu Kinh Khổ Uẩn (Cùladukkhakkhanda sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 58 – Kinh Vương Tử Vô Úy (Abhayaràjakumàra sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Bộ 04 – Kinh Chủng Ðức (Sonadanda Sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 61 – Kinh Giáo Giới La Hầu La Ở Rừng Ambala (Ambalatthikà Ràhulovàda sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 87 – Kinh Ái Sanh (Piyajàtika sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Bộ 05 – Kinh Cứu La Đàn Đầu (Kutadanta Sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 72 – Kinh Dạy Vacchagotta Về Lửa (Aggivacchagotta sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 19 – Kinh Song Tầm (Dvedhàvitakka sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 41 – Kinh Sàleyyaka (Sàleyyaka sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 92 – Kinh Sela (Sela sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 136 – Ðại Kinh Nghiệp Phân Biệt (Mahàkammavibhanga) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 95 – Kinh Cankì (Cankì sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 135 – Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt (Cùlakammavibhanga sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Bộ 12 – Kinh Lô Hi Gia (Lohicca Sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 93 – Kinh Assalàyana (Assalàyana sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 4 – Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm (Bhayabherava sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 24 – Kinh Trạm Xe (Rathavinìta sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 63 – Tiểu Kinh Màlunkyà (Cula Màlunkyà sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 7 – Kinh Ví Dụ Tấm Vải (Vatthùpama sutta) - Kinh Tạng