Ðây là bài kệ của Ðại Ðức Ratthapala tóm lược lại cuộc đối thoại giữa Ngài và vua Koravya để nói lên lý do tại sao Ðại Ðức trở thành Tỳ kheo:
Tôi đã thấy biết bao người giàu có
Chưa bao giờ từ bỏ tánh tham lam
Vẫn mãi mê tham của cải bạc vàng
Vẫn khao khát chạy dài theo dục lạc.
Tôi đã thấy biết bao là vua chúa
Chưa bao giờ an phận với gian san
Dù biên cương giáo bốn biển ngút ngàn
Vẫn muốn nữa, muốn biên thùy rộng mở.
Người thế gian từ bần dân vua chúa
Đứng trước tử thần tâm vẫn còn tham
Tiếc công danh, tiếc sự nghiệp chưa thành
Nhưng phải bó tay buông xuôi nhắm mắt.
Quanh người chết, bao người than kẻ khóc
Hỡi người thân sao lại bỏ ra đi
Trong áo quan người nằm đó im lìm
Lửa thiêu đốt xác thân thành tro bụi.
Đem theo gì trên mình mảnh vải liệm
Còn lại chăng bia mộ khắc đôi hàng
Dù muốn về trở lại cõi trần gian
Nhưng phải chịu tái sanh theo nghiệp lực.
Kẻ còn sống đang tranh giành thừa kế
Người chết rồi chỉ có nghiệp đeo theo
Khi ra đi tay trắng chẳng mang gì
Bỏ đệ tử (con cái), chùa chiền (bạn đời) cùng của cải.
Bách niên đại thọ bạc tiền nào mua nổi
Biển ngọc rừng vàng sao tránh nổi già nua
Lời thánh nhân nhắc nhở LẼ VÔ THƯỜNG
Ngắn ngủi lắm kiếp người nên ghi nhớ.
Bậc có trí quán tưởng luôn sự chết
Phút lâm chung tâm bình thản an nhiên
Kẻ phàm phu không quán tưởng thường xuyên
Nên phút cuối tâm luôn đừng sợ hãi.
Trí tuệ quý hơn tiền tài của cải
Trí tuệ giúp người đạt đạo vô sanh
Kẻ si mê biết bao kiếp đạt thành
Trôi nổi mãi trong luân hồi vô tận.
Từ bào thai người sanh về kẻ khác
Tiếp tục hành trình đi mãi không thôi
Còn vô minh nghiệp quả trói thân mình
Hết sanh tử tái sanh vòng lẩn quẩn.
Như kẻ cướp chịu luật đời phân xử
Nghiệp chúng sanh nghiệp nhân quả vô minh
Để đời sau nghiệp cũ bước theo mình
Trổ quả dữ người gây nghiệp ác.
Dục lạc ngũ trần vị ngọt ngon thơm ngát
Làm động lòng làm xao xuyến tâm can
Thấy hiểm nguy trong vị ngọt ẩn tàn
Làm tu sĩ tôi sống đời thanh thản.
Kiếp người mong manh như cành cây đầy trái
Gió rung cành trái xanh chín, rụng rơi
Bởi hiểu thế tôi đắp y, cạo tóc
Làm Tỳ kheo vui đạo sống thanh bần.