Vị hòa thượng già viết lên giấy 4 phép tính:

2+2=4;4+4=8;8+8=16;9+9=19

Ngay lập tức, các đệ tử nhao nhao lên:

“Thầy ơi, thầy tính sai một phép tính rồi.”

Vị hòa thượng già ngẩng đầu lên, chậm rãi nói: “Đúng thế, mọi người đều nhìn thấy rất rõ, phép tính này ta đã tính sai rồi. Nhưng 3 phép tính trước tính đúng, tại sao không có một ai khen ta mà chỉ nhìn thấy và lập tức chỉ ra phép tính sai của ta?”

ĐẠO LÝ 100 – 1 = 0

Làm người cũng vậy. Khi bạn đối xử tử tế với người khác 10 lần. Họ có thể cũng chẳng nhớ. Nhưng chỉ 1 lần bạn làm họ phật ý. Họ sẽ nhớ rất lâu và có thể phủ nhận hoàn toàn những điều tốt đẹp mà bạn dành cho họ.

Đó chính là đạo lý 100 – 1 = 0. Người xưa có câu:

Cho một bát gạo thành ân nhân, cho một bao gạo thành kẻ thù.

Có những người đã quen với việc được cho mà dễ dàng quên ơn huệ.

KHÔNG PHẢI AI AI CŨNG HIỂU ĐƯỢC HAI CHỮ “LƯƠNG TÂM”!

Cho dù bạn sở hữu cả chục cái tốt cái hay nhưng chỉ cần có một cái không tốt, nó sẽ là cái cớ để xóa sạch sẽ mọi cố gắng nỗ lực của bạn.

Cho dù bạn dốc hết tâm huyết ra vì người khác. Nhưng chỉ một việc không đúng, bạn sẽ trở thành tội đồ trong mắt họ.

Trong cuộc sống này có một số người. Bạn giúp họ cả trăm lần họ không có được một lời cảm ơn. Nhưng chỉ một lần không giúp, họ quay ra hận bạn.

Bao nhiêu cố gắng nỗ lực bỏ ra vì người khác, thứ bạn nhận lại được không phải là sự chân thành mà chỉ là nỗi cay đắng.

VÌ THẾ CẦN NHỚ:

Làm người, rộng rãi cũng được nhưng cần rộng rãi với đúng người – những người biết tri ân báo đáp, nếu không, tấm lòng của bạn sẽ trở nên lãng phí.

Làm người, lương thiện cũng được, nhưng cần lương thiện với những người thấu tình đạt lý, nếu không bạn sẽ phí hoài tấm thịnh tình.

Làm người, bao dung cũng được, nhưng cần bao dung với người có tâm có đức, nếu không sự nhẫn nhịn chịu đựng sẽ trở nên vô nghĩa. Nếu không, khi chúng ta vô tư bỏ công sức ra giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ chỉ nhận lại tổn thương, thậm chí là tai họa.

Làm người, ngốc nghếch không phải là tật xấu, không giả dối là được; không thông minh cũng chẳng sao, không xấu xa là được; giàu hay nghèo không thành vấn đề, miễn sao biết cách cho đi là được.

Triết lý viên kẹo có nghĩa là khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm.

Khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn.

Nếu ở trong hoàn cảnh đó liệu bạn có thể tiếp tục “cho đi” nữa hay không?

Với nhiều người, cho dù bạn có cho họ kẹo mỗi ngày, thì họ cũng chỉ nhớ mỗi một ngày mà bạn đã không cho mà thôi.

Bài học này thật sự quan trọng trong cuộc sống chúng ta.

Những điều chân thành từ tấm lòng của bạn không phải ai cũng xứng đáng để nhận.

Hãy biết chọn lựa để bản thân không phải hối tiếc những gì bạn đã “cho đi”.

Có thể bạn cần cân nhắc lại về việc “cho đi” đối với những người thật sự xứng đáng hơn.

(st)