Tại một con hẻm nhỏ, có một cậu bé ăn trộm thuốc tại một nhà thuốc, hỏi ra cậu bé ăn trộm thuốc vì cho mẹ. Người đàn bà bắt đầu mắng chửi cậu nhưng một người đàn ông bán quán gần đó tới và trả tiền thuốc cho cậu bé và hơn thế nữa ông ta còn cho cậu một phần súp. Ông vẫn thế ngày qua ngày có người nghèo tới xin ăn ông liền cho một phần suất ăn. 30 năm sau, đang đứng bán quán ông liền ngã quỵ và được đưa vào bệnh viện, Con gái ông nhìn thấy số tiền thanh toán viện phí rất lớn nên đã bán nhà để trả phí cho người cha. Nhưng khi đang nằm chăm sóc ông, cô con gái phát hiện tờ giấy.

Trên tờ giấy ghi rằng: Tóm tắt các chi phí y tế : “Tổng cộng: 0 Baht. Tất cả chi phí đã được thanh toán cách đây 30 năm, với 3 gói thuốc giảm đau và 1 túi súp. Mong những điều tốt đẹp nhất, bác sĩ Prajak Arunthong”.

Chính cậu bé ông từng giúp năm đó bây giờ lại giúp ông chữa trị căn bệnh. Chính cậu bé năm đó đi ăn trộm thuốc giảm đau cho mẹ đã trở thành vị bác sĩ cứu người, chữa bệnh cho mọi người. Chính vì sự giúp đỡ của ông, lòng yêu thương của ông đã cứu giúp cuộc đời của cậu bé, làm cậu bé hiểu được rằng ăn cắp ăn trộm đồ là xấu, cậu đã cố gắng học hành thật giỏi để trở thành bác sĩ giúp đỡ mọi người, cũng giống như năm xưa ông đã từng giúp cậu bé.

Người đàn ông đã cho đi cái tình yêu thương giữa con người với con người, chỉ là “1 túi súp và 3 gói thuốc giảm đau” nhưng ý nghĩa thực sự ông nhận lại được còn nhiều hơn thế, ông được điều trị bệnh và con được thanh toán hết các chi phí y tế “đã được trả 30 năm trước”. Cho đi không bao giờ quá khó, chỉ cần chúng ta mở lòng ra và trao đi cái tình yêu thương, sự sẻ chia và nhiều khi ta cho đi chẳng bao nhiêu nhưng thứ nhận lại được thì rất là nhiều.

Người đời thường sợ, cho đi là mất. Mà đúng, khi cho vật nào đó đi, là người khác được quyền sử dụng. Chứ mình thì không?

Nếu tính theo cảm tính mất còn. Quả thực, cho đi chưa bao giờ là mất. Bởi cuộc đời luôn có luật nhân quả. Nếu cái cho đi ấy đúng cách, là thiện lành. Tạo nhân lành như vậy chỉ gặp an lành và thanh thản mà thôi.

Chỉ là, đừng dùng cho đi như một bài toán. Một cộng một bằng hai. Rồi cứ ngồi đòi quả như mình muốn.

Nhân quả vốn đã không đơn giản. Bạn đã làm bao điều, cả thiện lẫn ác, từ kiếp này sang kiếp khác. Để hiện lên một quả, là chằng chịt bao nhân duyên đan xen. Không thấu lý đạt tình, thực sự bạn sẽ chẳng thể nào thấy được.

Nếu bạn dùng sự cho đi như một lần dạy mình cách xả ly tham lam. Dạy mình cách làm việc thiện lành giúp đỡ người khác khi cần. Quả thực, bạn cũng sẽ chẳng trông chờ nhận lại điều gì. Bởi khi xả được tham lam ràng buộc. Bạn thấy thanh thản hơn rất nhiều. Không còn bị trói buộc bởi vật chất. Lúc đó, trí tuệ mới có cơ hội hiển bày. Đó mới là điều tuyệt diệu nhất.

(st)