Nằm tọa lạc ở thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; Chùa Bút Tháp được xây dựng vào thế kỷ 17 thời Hậu Lê theo kiểu “nội công ngoại quốc”.
Với bố cục gọn gàng và rất sinh động và là một ngôi chùa được tu tạo vào thời nở rộ của những kiến trúc “trăm gian”, chùa có quy mô bề thế so với những ngôi chùa cùng thời và hết sức nổi bật trên hai loại chất liệu là gỗ và đá được thể hiện ở trên các chi tiết kiến trúc cũng như trên đồ thờ.
Nói đến Bắc Ninh, không thể không nói đến Chùa Bút Tháp. Đây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những tác phẩm kiến trúc, điêu khắc tuyệt mỹ và nét nguyên sơ hấp dẫn của nó với sự dung hội hai nền văn hoá Việt – Hoa.
Chùa có nhiều tháp, nổi tiếng nhất là tháp Báo Nghiêm cao 13m bằng đá, tám mặt và còn được gọi là Tháp Bút nên chùa có tên là Bút Tháp. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa.
Tượng Phật Bà – Tác phẩm “độc nhất vô nhị” có kích thước lớn và đồ sộ: cao 3,7m, đường kính vành tay 2,24m, có 11 đầu chia làm 4 tầng, 42 bàn tay và 958 tay nhỏ. Điều kỳ lạ là mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo hơn nữa là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thuỷ cung (Tượng do ông họ Trương làm xong vào ngày tốt mùa thu năm Bính Dần – 1656).
Đến với Chùa Bút Tháp, du khách sẽ được chứng kiến những nét độc đáo tài tình của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ.
Dưới đây là một số hình ảnh về Chùa Bút Tháp:
Nhiều người đến với Chùa Bút Tháp, không chỉ là thành tâm lễ Phật mà còn để được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp nguyên sơ, cổ kính của ngôi chùa.
Một trong những điểm nổi bật và độc đáo của Chùa Bút Tháp là vẻ đẹp nguyên sơ và những tác phẩm kiến trúc, điêu khắc trên hai loại chất liệu là gỗ và đá
Dịp đầu năm mới (sau Tết Nguyên Đán), Chùa Bút Tháp rất đông du khách thập phương về du xuân vãng cảnh.
Sưu tầm