Một thanh niên thỉnh giáo một thiền sư về đạo làm người. Thiền sư nói: “Cậu nhìn ta, rồi nhìn lại bản thân mình, sẽ hiểu.”
 

Thanh niên thắc mắc: “Con phải nhìn thầy như thế nào ạ?”

Thiền sư đáp: “Cậu nhìn xem ta có mấy cái đầu, mấy con mắt, mấy cái tai, mấy cái mũi, mấy cái miệng, mấy bàn tay, mấy cái chân.”

Thanh niên trả lời: “Đại sư, mỗi người bình thường đều có một cái đầu, hai con mát, hai cái tai, một cái mũi, một cái miệng, hai bàn tay, hai cái chân, thầy cũng như thế ạ.”

Thiền sư hỏi: “Vậy đầu, mắt, tai, mũi, miệng, tay, chân, chủ yếu dùng vào việc gì?”

Người thanh niên trả lời: “Đầu chủ yếu dùng để tư duy, mắt chủ yếu để nhìn, tai chủ yếu để nghe, mũi chủ yếu để hô hấp, miệng chủ yếu dùng để nói và ăn uống, tay chủ yếu dùng để cầm đồ vật, còn chân thì chủ yếu dùng để đi.”

hoc lam nguoi

Thiền sư thong thả giảng giải: “Con người dùng não bộ trên đầu để tư duy về vạn sự, vạn vật trên đời. Chỉ có một bộ não, thế nên việc gì cũng phải suy nghĩ thật kỹ, sau đó mới hành động, hành động lời nói đều phải thận trọng, như thế mới có thể nắm bắt được nhân sinh.

Con người có hai con mắt, chúng đặt song song nhau để nó với chúng ta rằng nên bình đẳng trong cách nhìn người và tĩnh tâm trong cách nhìn vật, nhất định phải nhìn bốn phương tám hướng mới có thể nhìn rõ trời đất, thế giới bên ngoài.

Con người có hai cái tai, chúng nhắc nhở ta phải lắng nghe từ cả hai phía, không nên chỉ nghe những lời nói từ một bên, như thế mới có thể hiểu được nhân gian thế sự.

Con người có một cái mũi, hai lỗ mũi, dựa vào đó để hít vào không khí trong lành và thở ra độc khí trong cơ thể, trong tâm hồn.

Con người có một cái miệng, không chỉ dùng vào việc ăn uống mà còn dùng để nói chuyện. Con người đều phải nếm trải đủ đắng cay mặn ngọt trên đời, mới có thể hưởng thụ được cuộc đời thực sự; đồng thời, bệnh cũng từ miệng mà ra, họa từ miệng mà vào, nó nhắc nhở chúng ta phải thận trọng khi nói năng, mới có được cuộc sống nhẹ nhàng, ổn định.

Con người có hai bàn tay, một bàn tay để lao động sáng tạo, một bàn tay để nắm bắt cơ hội, tạo ra của cải vật chất, cuộc đời mới trở nên tốt đẹp.

Con người có hai cái chân, không chỉ dùng vào việc đi con đường mà người khác đã đi, quan trọng hơn, chúng ta phải dùng nó để tạo ra con đường nhân sinh của riêng mình, như thế bức tranh cuộc đời phía trước mới có thể rộng rãi, khoáng đạt.”

Chàng trai trẻ hào hứng nói: “Đại sư, nghe thầy giảng, con thực sự đã được ngộ ra rất nhiều.”

Thiền sư hỏi tiếp: “Vừa rồi cậu đã nhìn thấy vẻ ngoài của ta, bây giờ cậu có thể nhìn thấy nội tạng của ta chưa?”

Thanh niên trả lời thật lòng: “Chưa ạ.”

Thiền sự trang trọng nói: “Ta có một trái tim, nó có hai ngăn và lúc nào cũng nhắc nhở ta rằng, làm gì cũng không được phép chỉ nghĩ đến mình mà phải nghĩ cả cho người khác, như thế việc mình mong muốn mới có thể thực hiện được.

Ta có hai lá phổi, nó nhắc nhở ta sống trên đời phải chân thành giao lưu, mở rộng các mối quan hệ với người khác, dùng tấm lòng để đối đãi tấm lòng, như thế tâm mới cân bằng, khí mới hài hòa, mọi việc sẽ dần được như ý.

Ta có một cái bao tử, nó vừa phải hấp thụ những thứ tốt đẹp vừa phải tiêu hóa cả những thứ không tốt, như thế mới có thể sống khỏe mạnh.

Ta có phần ruột gấp khúc quanh co, nó tồn tại để nhắc ta rằng đường đời luôn gập ghềnh khúc khuỷu, nên có gặp phải thử thách, trở ngại cũng không sợ hãi, có như thế đường ta đi mới có thể dài hơn.

Nội tạng của ta còn có nhiều bộ phận quan trọng khác cấu thành, chúng là những thứ không thể thiếu trong sinh mệnh của ta. Chúng nhắc nhở ta – mỗi một người trong cuộc đời này đều đáng quý đối với ta.”

Người thanh niên gật gù tâm đắc, hỏi tiếp: “Đại sư, vừa rồi thầy nói với con rất nhiều đạo lý làm người, vậy điểm quan trọng nhất trong việc làm người là gì?”

Thiền sư đáp: “Không phải ngay từ đầu ta đã nó với cậu rồi sao?”

Chàng trai băn khoăn hỏi lại: “Thầy nói gì với con ạ?”

Thiền sư trả lời: “Cậu nhìn ta, rồi lạ nhìn lại mình, sẽ biết làm thế nào để làm người.”

Chàng trai ngộ ra tất cả, vui vẻ nói: “Vâng ạ, đầu tiên là nhìn thấu người khác, nhận thức rõ về bản thân, nghiêm túc làm người, đó chính là trí tuệ một đời.”

St