Vào một lần khi bước xuống xe, ông bắt gặp một người ăn xin quấn lấy ông muốn xin cơm. Nhìn ông ta vô cùng cơ cực.
Ban đầu, người đàn ông giàu có không để ý đến người ăn xin này, thậm chí ông còn chẳng thèm nhìn anh ta. Hàng xóm xung quanh chê ông quá lạnh lùng vô cảm.
Lúc này người đàn ông nói: “Tôi làm như thế mới là biểu hiện của lòng nhân ái. Mọi người thử nghĩ xem, anh ta cứ trực chờ xin ăn ở nơi này. Nếu anh ta xin được một thứ gì đó, anh ta sẽ chẳng buồn đi làm bất cứ việc gì khác. Bởi anh ta nghĩ xin cơm được ngày nào thì sống được thêm ngày ấy. Nhưng có một sự thật là, chính cái nghèo đã tôi luyện nên những con người giàu có. “
Những người hàng xóm lắc đầu, cho rằng người đàn ông giàu có này chỉ biết nói khoác mà không thấy ngượng miệng, họ vẫn nghĩ rằng người nghèo rơi vào cảnh đường cùng mới phải đi kiếm sống mưu sinh.
Người đàn ông giàu chỉ đáp một câu: “Chúng ta hãy thử đợi mà xem”.
Ngày hôm sau, người đàn ông giàu có ra khỏi xe và đi đến trước mặt người ăn xin, đưa cho anh ta 3 tờ tiền mệnh giá 100 đô và nói: “Ban đầu tôi bắt đầu việc kinh doanh nhỏ của mình chỉ bằng 300 đô, bây giờ tôi cũng đưa anh 300 đô, anh hãy sử dụng chúng một cách hiệu quả, biến nó thành công cụ kiếm sống, đừng mãi đứng xin ăn ở nơi này nữa.”
Người ăn xin kia hồ hởi nhận lấy tiền, luôn miệng nói đồng ý. Kể từ đó, đã nửa tháng trôi qua không thấy bóng dáng người ăn xin đâu.
Khi những người hàng xóm xung quanh đang thầm nghĩ người đàn ông giàu có đã trao tiền cho đúng người thì người nghèo kia bất chợt quay lại và tiếp tục hành trình xin ăn của mình.
Vì đã tiêu hết tiền nên anh ta không thể không tiếp tục ngửa tay xin ăn người khác.
Chiếc xe của người đàn ông giàu có lại ngang qua. Thấy cảnh đó, ông quyết định phớt lờ người ăn xin. Rõ ràng, người ăn xin này không phải là “người nghèo vật chất ” mà là người “nghèo nàn trí tuệ”.
St