I. Ý NGHĨA VÀ DUYÊN KHỞI:

Phẩm này tiếng Phạn SadāparibhūtaSadā là thường, mọi lúc, mọi thời gianParibhūta là không khinh thường. Sadāparibhūta: mọi lúc đều không khinh thường, lúc nào cũng kính trọng. Ngài La Thập và Xà Na Quật Đa đều dịch là Bồ Tát Thường Bất Khinh[1], Pháp Hộ dịch là Thường bị khinh mạn[2]. Burton Watson dịch là The bodhisattva never disparaging[3] (Vị Bồ Tát không bao giờ xem thường).

Bồ Tát Thường Bất Khinh là tiền thân của Phật Thích Ca Mâu Ni, đã từng thọ Tỷ khưu Bồ tát giới vào thời đại tượng pháp của Đức Phật Oai Âm Vương cách đây trải qua vô sốvô lượng vô biên kiếp.

Phẩm này nói rõ tình trạng suy thoái về mặt tuệ giác và giới hạnh của giới Phật Giáo lúc bấy giờ, nhưng lại rất cường thạnh về mặt thế lực của các giới Phật Giáo trong xã hội vào thời ấy.

Và nêu rõ hình ảnh nổi bật của vị Tỷ khưu Bồ Tát Thường Bất Khinh trong thời đại ấy, qua bốn mặt gồm Tín, Trí, Hạnh và Quả.

– Đối với Tín: Vị Bồ Tát này có niềm tin tưởng một cách sâu xa và vững chãi rằng: “Chính mình và hết thảy chúng sanh đều có Phật tính và đều có khả năng thành Phật”.

– Đối với Trí: Vị Bồ Tát này biết một cách như thật rằng: “Phật tính nơi bản thân mình và hết thảy chúng sanh đều có sẵn và không hề sinh diệt”.

– Đối với Hạnh: Do có niềm tin và trí tuệ như vậy, nên vị Bồ Tát này mới khởi lên hạnh nguyện rằng, dù bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu và bất cứ gặp ai, cũng đều lễ báica ngợi và nói như sau: “我 深 敬 汝 等 ,不 敢 輕 慢 ,所 以 者 何,汝 等 皆 行 菩 薩 道 ,當 得作 佛 = Ngã thâm kính nhữ đẳng, bất cảm khinh mạn, sở dĩ giả hà, nhữ đẳng giai hành Bồ tát đạo, đương đắc tác Phật”[4]. Nghĩa là: “Tôi kính trọng quý vị một cách sâu xa, không dám khinh thường, tại sao, vì quý vị là những người đang hành Bồ tát đạo, sẽ được làm Phật”.

– Đối với Quả: Do Tín, trí và hạnh đối với kinh Pháp Hoa hay giáo lý Nhất Thừa như vậy, nên sau khi đời sống kết thúcBồ Tát Thường Bất Khinh, đã gặp được và trải qua hai ngàn ức đức Phật cùng một danh hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh, sống ở trong giáo lý của các Đức Phật này, để hoằng truyền kinh Pháp Hoa. Và rồi Ngài cũng gặp hai ngàn ức đức Phật hiệu Vân Tự Tại Đăng Vương, và cũng sống trong giáo pháp của các Ngài này để hoằng truyền kinh Pháp Hoa và tiếp tục gặp ngàn vạn ức Đức Phật nữa và ở trong giáo pháp của các Ngài này, mà hoằng truyền kinh Pháp Hoacho đến khi công đức hoàn thành và chứng đắc quả vị Tuệ giác vô thượng.

Do đó, phẩm này gọi Thường Bất Khinh là một vị Bồ Tát đã đạt tới niềm tin vững chãi đối với Pháp Hoa, đã đạt tới sự hiểu biết vững chãi đối với Pháp Hoa, đã đạt tới hạnh nguyện vững chãi đối với Pháp Hoa và đã đạt tới tuệ giác Pháp Hoa hoàn toàn, đó là Phật quả, do niềm tintuệ giác và thực hành Pháp Hoa của Ngài đem lại. Nên, chính Bồ Tát Thường Bất Khinh thuở ấy, nay là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Phẩm này, nói rõ hạnh của Pháp Hoa là hạnh nhẫn nhục, trong đó có nội dung của trí tuệ và từ bi và cũng nói rõ công đức tối thượng do hạnh ấy đem lại.

Duyên khởi của phẩm này là Đức Phật gọi Bồ Tát Đại Thế Chí mà nói.

Lại nữa, ở phẩm này, Đức Phật Thích Ca lại xác chứng cho đại hội Pháp Hoa rằng, Ngài đã hành hạnh Pháp Hoa và đã thành Phật lâu lắm rồi. Sự xác chứng như vậy, nhằm để hoằng truyền thêm những gì mà Ngài đã nói cho Đại chúng ở trong phẩm Như Lai thọ lượng.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU

Đi sâu vào nội dung của phẩm này, ta thấy có những điểm chủ yếu như sau:

1. Người tu tập chệch hướng:

Tóm tắt ý kinh như sau:

“Đức Phật dạy cách đây trải qua vô lượngvô biênvô số kiếp, không thể nghĩ bàn, có hai vạn ức Đức Phật tuần tự xuất hiện, các Ngài đều đồng một hiệu là Oai Âm Vương Như Lai.[5]

Đức Oai Âm Vương Như Lai đầu tiên, sau khi diệt độchánh pháp của Ngài ở vào thời kỳ tượng pháp, những Tỷ khưu chưa tu cho rằng, mình đã tu, chưa thực sự chứng ngộ, tự cho rằng, mình đã chứng ngộ, những Tỷ khưu ấy có thế lực rất lớn, và chính ngay thời đại đó, lại có Tỷ khưu – Bồ Tát Thường Bất Khinh xuất hiện”.[6]

Đọc đoạn kinh này, ta cảm thấy rùng mình, vì ở vào thời đại tượng pháp của đức Phật Oai Âm Vương, các tăng sĩ không tu mà tự cho mình là có tu, những tăng sĩ thực sự không có nội dung chứng ngộ mà tự cho mình là chứng ngộ, những hàng tăng sĩ như vậy, lại là người có thế lực rất lớn, đối với trong đạo và cả ngoài đời. Ở trong đạo, họ là những người nắm cương lĩnh và ở ngoài đời, họ được các nhà quyền lực tin tưởngủng hộ, giao trách nhiệm, và được quần chúng ùa theo!

Nhưng, đối với Phật đạo, họ đã đi chệch hướng, sự chệch hướng của tăng sĩ và xã hội thời ấy, cũng có thể đã và đang diễn ra ngay trong thời đại của chúng ta.

Vậy, chúng ta phải học hạnh của Bồ Tát Thường Bất Khinh để chuyển vận Pháp Hoa vào thời đại của chính mình.

2. Điều chỉnh hướng đi:

Tóm tắt ý kinh như sau:

“Đức Phật nói: Này Đại Thế Chí, vì nhân duyên gì mà gọi vị ấy là Thường Bất Khinh? Vì vị ấy hễ gặp bất cứ ai đều lễ báica ngợi và nói rằng: ‘Tôi kính trọng quý vị hết sức sâu xa, tôi không dám xem thường quý vị. Vì sao? Vì quý vị đang đi trên con đường của Bồ Tátchắc chắn quý vị sẽ làm Phật’.”

Khi lễ bái và nói như vậy, dù bị mắng, chửi, mạ lỵ là đồ vô trí, ông từ đâu đến mà dám nói như vậy, nhưng Ngài vẫn không khởi tâm sân hận, mà vẫn cứ nói một cách cung kính rằng, quý vị sẽ thành Phật.

Có kẻ lấy roi mà đánh, lấy đá mà ném, nhưng Ngài vẫn đứng tránh xa và vẫn cứ lớn tiếng nói rằng: “Tôi không dám khinh thường quý vị, quý vị đều là Phật sẽ thành”.

Do bất cứ ở đâu, lúc nào và gặp ai, Ngài cũng nói như vậy, nên những giới chưa tu học tự cho rằng, mình đã tu học, chưa có nội dung chứng ngộ đã tự cho mình là chứng ngộ và gọi Ngài là Thường Bất Khinh”.[7]

Thấy người tu đi chệch hướng Phật đạo, người thấy ấy phải là người có niềm tin lớn, có sự hiểu biết lớn, có sự thương yêu lớn, và có sức mạnh của sự chuyển hóa và của sự điều chỉnh lớn.

Vai trò của Bồ Tát Thường Bất Khinh xuất hiện ở trong thời đại này là vai trò điều chỉnh lại hướng đi cho những người tin Phật và tu Phật đúng hướng Phật đạo.

Nếu tin Phật sai và tu sai Phật, chính bản thân họ đã là một thiệt hại lớn mà còn gây thiệt hại cho xã hội.

Muốn hoàn thành vai trò đánh thức Phật tính nơi mọi người dậy, mở sợi dây tà kiến và danh lợi đang trói chặt và che khuất Phật tính nơi mọi ngườiviệc làm ấy không chỉ có trí tuệ và tình thương mà còn phải có sức mạnh của nhẫn nhụcsức mạnh của tinh cần. Nên, Bồ Tát Thường Bất Khinh xuất hiện trong thời đại ấy, bên trong, Ngài có sức mạnh của trí tuệ và tình thương, bên ngoài, Ngài lại có sức mạnh của nhẫn nhục và tinh cần.

Do đó, đoạn kinh này, chủ ý là nói về hạnh môn của Bồ Tát Thường Bất Khinh. Hạnh môn ấy, vừa là rèn luyện ý chí để đạt được mục tiêu tu tập của mình và vừa là điều chỉnh hướng đi đúng với Phật đạo cho mọi người bằng Pháp Hoa.

3. Tiếp nhận năng lượng tuệ giác:

Tóm tắt ý kinh như sau:

“Lúc sắp lâm chung, Tỷ khưu-Bồ Tát Thường Bất Khinh, nghe Đức Phật Oai Âm Vương từ hư không nói lại kinh Pháp Hoa với hai mươi ngàn vạn ức bài kệ mà chính Tỷ Khưu-Bồ Tát Thường Bất Khinh đã từng có khả năng tiếp nhận và hành trì.

Ngay đó, Bồ Tát được sáu căn thanh tịnh và thọ mạng của Ngài lại tăng lên hai trăm vạn ức vô số năm tuổi, Ngài diễn giảng kinh Pháp Hoa một cách rộng rãi cho mọi người.

Bấy giờ, những người chưa tu học mà tự cho là đã tu học, chưa chứng ngộ mà đã tự cho là đã chứng ngộ, khinh khi Ngài, nên gọi Ngài là Thường Bất Khinh, thấy Ngài đạt được sức mạnh thần thông vĩ đại, đạt được sức mạnh biện tàiđạt được sức mạnh yên lặng vĩ đại, nên khi nghe được Ngài thuyết giảng, họ đều tín phục và đi theo.

Ngài lại giáo hóa cho họ, khiến tất cả đều an trú vững chãi trong Tuệ giác vô thượng”.[8]

Đoạn này, kinh nói rõ, Ngài Thường Bất Khinh lại được Đức Phật Oai Âm Vương trao truyền thêm năng lượng tuệ giác của Pháp Hoa. Do đó, Ngài thành tựu ngay các phước báo đặc biệt như:

  1. Thành tựu sáu căn thanh tịnh.
  2. Thành tựu thọ mạng thanh tịnh.
  3. Thành tựu thần thông vĩ đại thanh tịnh.
  4. Thành tựu sức mạnh biện tài thanh tịnh.
  5. Quan trọng hơn hết, Ngài không những đã thành tựu về mặt tự giác mà còn thành tựu hết sức lớn lao về mặt giác tha, khiến mọi người bỏ đời sống tà kiến và tà mạng quay về với chánh kiếnchánh mạng, tức là quay về với đời sống Pháp Hoa.

Như vậy, phần này ta thấy, Bồ Tát Thường Bất Khinh đã xuất hiện trong thời đại của Ngài bằng tình thương và tuệ giác Pháp Hoa, bằng sức mạnh kiên trì và nhẫn nhục, Ngài đã thành tựu trên bước đường chuyển hóa và đã điều chỉnh được hướng đi đúng với tinh thần Phật đạo trong thời đại của Ngài.

Sự thành công ấy là do đức tintuệ giác và hành động Pháp Hoa ở nơi chính Ngài.

Với đức tin Pháp Hoa, Ngài tin tưởng vững chắc rằng, chính mình có Phật tính và hết thảy chúng sanh cũng đều có Phật tính.

Với tuệ giác Pháp Hoa, Ngài biết chắc chắn rằng, tự thân có Phật tính và hết thảy chúng sinh cũng đều có Phật tínhPhật tính giữa mình và người đều bình đẳng.

Với hành động Pháp Hoa, Ngài biết mình có Phật tính, nên mình kiên trì, nhẫn nại để thọ trì, đọc, tụng, diễn giảng, biên chép kinh Pháp Hoa, thì một ngày nào đó, hội đủ nhân duyênPhật tính trong mình sẽ trỗi dậy và sẽ đản sinh, và Ngài cũng đã nỗ lực chủ động để tạo cơ duyên cho Phật tính nơi chúng sanh trỗi dậy và đản sinh.

Do có ba mặt này, Bồ Tát Thường Bất Khinh đã thành công trên con đường chuyển hóa Pháp Hoa vào thời đại của Ngài, đó là thời đại mà những người không tu học, tự cho là mình đã tu học, những người không có căn bản và nội dung của sự thực nghiệm và chứng ngộ, mà tự cho mình đã thực nghiệm và đã có nội dung chứng ngộ.

Và, cũng bằng đức tin Pháp Hoa “Chân lý thì không bao giờ bị huỷ diệt”, và tuệ giác mỗi khi đã thể nhập hoàn toàn với chân lý, thì tuệ giác ấy và chân lý là bất nhị. Nghĩa là chân lý ở đâu, thì tuệ giác ở đó, tuệ giác ở đâu, thì chân lý ở đó. Chân lý có mặt cùng khắp, nên tuệ giác chứng ngộ cũng có mặt cùng khắp, do đó dù Phật Oai Âm Vương đã diệt độ lâu rồi, đó chỉ là ứng hóa thân, còn tuệ thân là thân thể của năng lượng tuệ giác, vẫn trường tồn bất diệtvẫn có mặt cùng khắp và với niềm tin vững chãi của Pháp Hoa, với tình thương và tuệ giác Pháp Hoa và sự kiên trì chuyển vận tinh thần Pháp Hoa vào thời đại của Ngài, khiến cho Bồ Tát Thường Bất Khinh đã thiệp nhập được năng lượng tuệ giác Pháp Hoa của Phật Oai Âm Vương, mặc dù hóa thân của Phật Oai Âm Vương đã diệt độ trải qua vô lượngvô sốvô biên kiếp.

Tóm lạichân lý thì ở đâu và lúc nào mà không có, không những có mà còn có một cách nhiệm mầu và toàn vẹn, nhưng ta có tiếp xúc được hay không là tùy theo mức độ đức tin và sự thực tập Pháp Hoa của ta.

Nên, từ hư khôngĐức Phật Oai Âm Vương, nói kinh Pháp Hoa cho Bồ Tát Thường Bất Khinh, khi Ngài sắp lâm chung, không phải là chuyện huyền thoại mà là một sự thật, một sự thật của hai năng lượng tuệ giác bất khả hoại, tiếp cận và bổ sung cho nhau, qua đức tin rộng lớn để điều chỉnh hướng đi và tiếp tục bản nguyện chuyển vận Pháp Hoa vào mọi thời đại.

4. Đèn tuệ trao nhau:

Tóm tắt ý kinh như sau:

“Sau khi thọ mạng kết thúcBồ Tát Thường Bất Khinh được gặp hai ngàn ức Đức Phật, các Ngài đều cùng một hiệu Nhật Nguyệt Đăng MinhBồ Tát Thường Bất Khinh ở trong giáo pháp của các Ngài này mà diễn giảng kinh Pháp Hoa.

Chính do nhân duyên này, khiến cho Ngài lại gặp thêm hai ngàn ức Đức Phật, các Ngài đều đồng một danh hiệu là Vân Tự Tại Đăng Vương, và ở trong giáo pháp của các Đức Phật này, Bồ Tát Thường Bất Khinh tiếp tục thọ trìđọc tụng và diễn giảng kinh Pháp Hoa cho bốn chúng. Ngài đạt được sáu căn luôn luôn thanh tịnhthuyết pháp ở trong bốn chúng tâm không có sợ hãi.

Nầy Đại Thế Chí! Đối với bao nhiêu đức Phật ở trên, Bồ Tát Thường Bất Khinh đều cúng dườngcung kínhtôn trọngca ngợi, gieo trồng các gốc rễ tốt đẹp.

Sau đó, Ngài lại còn gặp ngàn vạn ức Đức Phật nữa, Bồ Tát Thường Bất Khinh cũng ở trong giáo pháp của các Đức Phật này, diễn giảng kinh Pháp Hoathành tựu công đức và trở thành Bậc Toàn giác”.[9]

Phần này, kinh nói rõ, bất cứ thời đại nào, từ thời đại của hai ngàn ức Đức Phật đồng một hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh cho đến thời đại hai ngàn ức Đức Phật đồng một hiệu là Vân Tự Tại Đăng Vương và ngay cả những thời đại của ngàn ức Đức Phật tiếp theoBồ Tát Thường Bất Khinh vẫn tu học và làm một công việc duy nhất là diễn giảng kinh Pháp Hoa ở trong các thời đại đó và khi công đức thành tựu, Ngài sẽ thành bậc Tuệ giác vô thượng.

Hạt giống bồ đề, hay Phật tính hết thảy chúng sanh đều có, nhưng đã bị chôn vùi sâu dưới những lớp vô minh tà kiếnHạt giống ấy, nơi Bồ Tát Thường Bất Khinh đã trỗi dậy trong thời đại của Phật Oai Âm Vương và đã được nuôi dưỡng từ chất liệu chúa tể của âm thanh oai hùng, qua đức tính nhẫn nhục và tinh cần.

Tâm Bồ Đề của Bồ Tát Thường Bất Khinh càng lớn mạnh và vững chãi, lại gặp hai ngàn ức Đức Phật đồng một hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh giáo hóa, bấy giờ Bồ đề tâm hay Phật tính của Bồ Tát Thường Bất Khinh, không những được đánh thức và thúc giục bởi âm thanh chân thật và hùng tráng của Phật Oai Âm Vương, mà còn được nuôi dưỡng và soi chiếu bởi những ánh sáng tuệ giác bao la và thường trực, như ánh sáng của mặt trời soi chiếu ban ngày, ánh sáng mặt trăng soi chiếu ban đêm và ánh sáng ngọn đèn soi chiếu trong nhà, và với những nơi hóc hiểm bởi tuệ giác của Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh.

Bồ đề tâm hay Phật tính của Bồ Tát Thường Bất Khinh lúc bấy giờ ban ngày được ôm ấp và soi chiếu bởi tuệ giác mặt trời, ban đêm được ôm ấp và soi chiếu bởi tuệ giác mặt trăng và trong nhà hay những nơi hóc hiểm được ôm ấp và soi chiếu bởi tuệ giác ánh đèn.

Như vậy, không lúc nào và không ở đâu, Bồ đề tâm hay Phật tính của Bồ Tát Thường Bất Khinh không được tuệ giác của Chư Phật ôm ấp và soi chiếu để sinh khởi và tiếp tục tỏa sáng.

Rồi, Bồ Tát Thường Bất Khinh lại tiếp tục gặp hai ngàn ức đức Phật đồng một hiệu Vân Tự Tại Đăng Vương, như vậy Bồ đề tâm hay Phật tính của Bồ Tát Thường Bất Khinh lại được ánh sáng của tình yêu vô ngại rọi vào, ôm ấp, và nuôi dưỡng khiến cho những vô minh vi tế bị xóa sách, Bồ đề tâm hay Phật tính của Bồ Tát Thường Bất Khinh bấy giờ biểu hiện giữa cuộc đời với phong cách của một Bậc giác ngộ hoàn toàn.

Như vậy, từ khi Bồ đề tâm hay Phật tính của Bồ Tát Thường Bất Khinh được đánh thức và trỗi dậy từ âm thanh hùng tráng của Đấng giác ngộ Oai Âm Vươngtrải qua vô số thời kỳthực hành nhẫn nhục và tinh cần để chuyển vận Pháp Hoa vào mọi thời đại và nhờ vậy, mà Bồ Tát Thường Bất Khinh đã thành bậc giác ngộ hoàn toàn. Bậc giác ngộ ấy, chính là đức Phật Thích Ca Mâu Ni hiện nay.

Ngày xưaBồ Tát Thường Bất Khinh chuyển vận Pháp Hoa vào thời đại của mình, bằng chính sự nhẫn nhục và tinh cần, ngày nay Đức Phật Thích Ca cũng đã kham nhẫn để giáo hóa chúng sanh nơi cõi Ta Bà. Ngài đã kham nhẫn thuyết phápgiáo hóa chúng sanh đủ mọi căn cơtrình độtùy nghi thiết lập giáo pháp Tam thừa để đáp ứng mọi nhu cầu tu học cho mọi thành phần khác biệt nhau trong xã hội, và cũng để từ nơi sự khác biệt ấy, mà đưa về sự đồng nhất, nghĩa là từ nơi sự thiết lập giáo pháp Tam Thừa, làm tiền đề hay duyên khởi để hiển thị giáo pháp Nhất thừa cho chúng sinh hội nhập.

Như vậy, đèn tuệ Phật, Phật liên tục trao nhau, xuyên suốt mọi thời đại, không bao giờ bị gián cách. Ngày nay, Đức Phật Thích Ca lại tiếp tục chuyển vận Pháp Hoa vào thời đại của Ngài.

5. Nhân duyên và hạnh xuyên suốt:

Trong phần nhân và hạnh xuyên suốt này, có bốn ý chính như sau:

5/1. Nói rõ nhân, hạnh và quả báo tốt đẹp Pháp Hoa:

Đức Phật nói: “Nầy Đại Thế Chí! Bồ Tát Thường Bất Khinh ngày xưa ấy, đâu có ai khác, chính là báo thân của Như Lai.

Nếu Như Lai đời trước không đọc, tụng, thọ trì và vì mọi người mà diễn thuyết kinh Pháp Hoa, thì đã không thành tựu Tuệ giác vô thượng một cách nhanh chóng.

Do Như Lai ở nơi chư Phật quá khứ thọ trìđọc tụng, vì mọi người mà giảng thuyết kinh nầy, nên Như Lai đã thành bậc Vô thượng giác một cách nhanh chóng.[10]

Đây là đoạn kinh mà Đức Phật “Dĩ thân tác chứng”. Nghĩa là Ngài lấy nhân, hạnh và quả Pháp Hoa của bản thân mà làm chứng cứ cho đại chúng. Nhân hạnh tu tập là do thọ trìđọc tụng, vì người khác mà diễn giảng kinh Pháp Hoađưa tới quả chứng là thành tựu Bậc Vô thượng giác.

5/2. Nói rõ quả báo xấu do kiêu mạn và hủy báng Pháp Hoa:

“Này Đại Thế Chí, gồm các Tỷ khưu, Tỷ khưu ni, Ưu bà tắcƯu bà di sân hận, khinh tiện Bồ Tát Thường Bất Khinh ấy, họ đã trải qua hai trăm ức kiếp, thường không gặp Phật, không nghe Pháp, không thấy Tăng, đã trải qua ngàn kiếp chịu khổ đau ghê gớm nơi địa ngục vô gián. Khi họ hết tội báo, lại gặp Bồ Tát Thường Bất Khinh đem tuệ giác vô thượng mà giáo hoá cho”.[11]

5/3. Nói rõ sự chuyển hóa Pháp Hoa:

“Này Đại Thế Chíbốn chúng thường khinh vị Bồ Tát ấy, đâu có phải là những ai khác, hiện trong chúng hội này là chúng Bồ Tát 500 vị do Hiền Thủ[12] đứng đầu, chúng Tỷ khưu ni 500 vị, do Sư Tử Nguyệt[13] đứng đầu và chúng Ưu bà di[14] 500 vị do Thiện Tư[15] đứng đầu, nhưng những vị ấy hiện nay đều là không thối chuyển đối với Tuệ giác vô thượng bồ đề”[16].

Phần này, kinh nói rõ sự chuyển hóa do hạnh môn của Pháp Hoa, khiến cho những vị trước đó, vì tâm kiêu mạn hủy báng đối với Pháp Hoa, nay phát khởi niềm tin đối với Pháp Hoa và vững chãi đi tới Tuệ giác vô thượng.

5/4. Nói rõ lợi ích và khuyến khích lưu thông:

“Này Đại Thế Chí, Người phải biết, kinh Pháp Hoa là lợi ích lớn lao cho các vị Đại Bồ tát, có năng lực khiến quý vị đạt tới Tuệ giác vô thượng.

Do đó, sau khi Như Lai diệt độ, phải nên thọ trì, đọc, tụng, giải thuyết, sao chép kinh này”.[17]

Phần này, Đức Phật nói rõ lợi ích của kinh và khích lệ những hành giả Pháp Hoa phổ biến kinh này, qua nhiều phương pháp để lợi ích cho mọi người.

Như vậy, ta thấy tiền thân của Phật Thích Ca là Bồ Tát Thường Bất Khinh. Bồ Tát Thường Bất Khinh do thực hành hạnh Pháp Hoa mà thành tựu địa vị Toàn giác là Đức Phật Thích Ca ngày nay.

Cũng chính kinh Pháp Hoa, đã giới thiệu tiền thân của Đức Phật Thích Ca là vị Sa di cũng đã từng tu học và diễn giảng kinh Pháp Hoa từ thời Đức Phật Đại Thông Trí Thắng, do công hạnh ấy mà Ngài thành Phật và giáo hóa ở cõi Ta Bà.

Như vậy, ta thấy hạnh môn Pháp Hoa của Phật Thích Ca trải qua vô số thời đại của Chư Phật Oai Âm Vươngcho đến gặp hai ngàn ức Đức Phật đồng một hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh, rồi lại gặp hai ngàn ức Đức Phật đồng một hiệu Vân Tự Tại Đăng Vương, và rồi tiếp tục gặp ngàn vạn đức Phật nữa, nhưng dù gặp Phật nào, thời đại nào đi nữa, Ngài cũng xuất gia tu họchành trìdiễn giảiđọc tụng kinh Pháp Hoa một cách miên mật và đem kinh Pháp Hoa truyền dạy làm lợi ích cho đời.

Bởi vậy, qua cách nhìn và cách dẫn chứng của Pháp Hoa, ta thấy Pháp Hoa là hạnh môn duy nhất, xuyên suốt của Phật Thích Catrải qua vô số thời đạicho đến khi hạnh mãn quả thành.

Và thành quả Pháp Hoa của Phật Thích Ca không phải mới thành đời này, mà đã từ vô lượngvô số kiếp, như phẩm Như Lai thọ lượng đã nói.

III. BỒ TÁT THƯỜNG BẤT KHINH VỚI CON ĐƯỜNG CHUYỂN VẬN

Đọc và tụng phẩm Bồ Tát Thường Bất Khinh ở trong kinh Pháp Hoa, ta có thể học tập ở Ngài với bốn chất liệu: Đức Tin – Lòng Chân Thật – Sự Nhẫn Nhục và Hạnh Bất Khinh. Chính bốn chất liệu này, Ngài đã làm cho Pháp Hoa sáng chói ở nơi chính đời sống của Ngài và Ngài đã chuyển vận ánh sáng ấy xuyên suốt vào mọi thời đại mà Ngài hiện hữu.

Với đức tinBồ Tát Thường Bất Khinh tin tưởng tuyệt đối vào khả năng thành Phật ở nơi chính mình và mọi người. Ngài tin như thế, nên Ngài sống như thế, Ngài nói như thế và Ngài làm như thế, chứ không thể nào sống khác, nói khác và làm khác.

Với tấm lòng chân thựcBồ Tát Thường Bất Khinh đã thiết lập tấm lòng này trên căn bản của đức tin Phật thừa. Do tin như vậy, nên Ngài sống như vậy và trải tấm lòng như vậy, với mọi người bất cứ lúc nào, và bất cứ ở đâu.

Với sự kiên trì nhẫn nhụcBồ Tát Thường Bất Khinh cũng đã thiết lập chất liệu này trên nền tảng của đức tin Phật thừa, với sự soi rọi của tuệ giác và từ bi. Nên, sự kiên trìnhẫn nhục của Ngài không phải là một kẻ bất lực, hèn yếu và thua cuộc. Trái lại, sự kiên trìnhẫn nhục ấy là sức mạnh của tuệ giác và năng lượng của từ bi.

Nhẫn nhục mà có nội dung của sự chịu đựng khổ đau, sự nhẫn nhục ấy không phải là sự nhẫn nhục của Bồ Tát Thường Bất Khinh. Vì sao? Vì sự nhẫn nhục như vậy, chứng tỏ rằng, những khổ đau của mình đang bị đàn áp. Hễ có đàn áp tức là có phản ứng. Như vậy, mình đang chiến tranh với chính mình dưới một tác dụng khác âm ỉ và sẽ khốc liệt hơn khi có cơ hội.

Trái lạinhẫn nhục mà có nội dung của tuệ giác và tình thương, thì sự nhẫn nhục ấy sẽ tạo nên chất liệu an lạc và hạnh phúc, tạo nên chất liệu vững chãi và hùng tráng.

Thực hiện hạnh nhẫn nhục tức là phải biết mở to đôi mắt ra để nhìn sâu rộng vào mọi vấn đề, chứ không phải nhẫn nhục là co lại không dám nhìn bất cứ một cái gì.

Sự hiểu biết sâu và rộng, thì không còn có bất cứ một sự đối kháng nào về mặt kiến thứctri thức và tranh luận.

Ví như, sự sâu rộng của biển là làm chỗ cho mọi con sông đổ về, dù bao nhiêu con sông có đổ về, thì biển cũng dung chứa mà không hề phản ứnggiận dữ hay tranh cãi gì với chúng.

Nên, thực hành hạnh nhẫn nhục là mở to đôi mắt để nhìn sâu và rộng vào mọi vấn đề, để mỗi khi mọi vấn đề khúc mắc của bản thân và xã hội đi vào trong đời sống của ta, thì chúng đều bị sự hiểu biết sâu rộng ở trong ta chuyển hóa.

Và thực hành hạnh nhẫn nhục, không nên hiểu là sự chịu đựng, khi bị con dao đâm vào trái tim, theo ngôn ngữ biểu tượng của Hán, mà thực hành hạnh nhẫn nhục là phải mở tung trái tim ra, mở tung cõi lòng ra. Cõi lòng càng khép lại, khi gặp sự đối kháng, thì tiếng nổ và tiếng vang dội càng lớn.

Bởi vậy, người càng ích kỷ bao nhiêu, thì sự sân si và giận dữ của họ, lại càng bén nhạy bấy nhiêu và họ là đối tượng cho mọi con dao thế gian đâm vào.

Thực hành hạnh nhẫn nhục là sống với đôi bàn tay và tấm lòng chân thực mở rộng. Nên, nhẫn nhục là hạnh khó làm bậc nhất.

Hạnh ấy là một trong những hạnh căn bản của sự thực tập, để thành tựu tuệ giác vô thượng và làm lợi ích cho đời. Hạnh ấy là phép lạ của mọi sự thành công. Nhưng, nhẫn nhục thành công là nhờ luôn luôn có mặt của hạnh Bất Khinh, nên với hạnh Bất Khinh, Bồ Tát Thường Bất Khinh đã biểu lộ sự cẩn trọng tuyệt đối của mình, ngay trong từng giây phút của sự sống, nghĩa là Bồ Tát không khinh suất, bất cứ ai, dù người đó đã từng hủy báng mình, đã từng ném đá vào mình. Và quan trọng hơn hết là Bồ Tát không khinh suất bất cứ một động tác nào của mình, nên bất cứ động tác nào của Bồ Tát cũng là động tác của sự cẩn trọng. Đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng hành xử, kính lễ đều an trú một trăm phần trăm trong sự cẩn trọng. Do thực hành hạnh bất khinh hay hạnh cẩn trọng, mà Bồ Tát đã thành tựu về các mặt Tín, Tấn, Niệm, Định và Tuệ, và cũng do thực hành hạnh bất khinh và cẩn trọng, mà Bồ Tát đã không làm cho ai bị khổ đau bởi một cử chỉ nhỏ nhặt của Ngài.

Nên, Bồ Tát xuất hiện giữa cuộc đời để giúp đời bằng chất liệu bất khinh và sự cẩn trọng của chính mình. Bất khinh là bố thí cho đời bằng sự cẩn trọng và sự khiêm tốn, nên bất khinh là thực hành Bố thí độ; bất khinh thì không có điều ác nào là không nhiếp phục, không có điều thiện nào là không khởi sinh, nên bất khinh là thực hành Trì giới độ; bất khinh thì không có gì để sơ suất giận dữ, để oán ghét và chịu đựng, nên bất khinh là thực hành Nhẫn nhục độ; bất khinh thì chỉ có đi tới, không còn có sự thối lui, nên bất khinh là thực hành Tinh tấn độ; bất khinh thì không mất chánh niệm, không mất định tĩnh khi tiếp xúc với mọi đối tượng thuận nghịch, nên bất khinh là thực hành Thiền định độ và bất khinh thì không còn ngộ nhận, không còn thiếu sót, không còn sân hận, không còn sai lầm, nên bất khinh là thực hành Trí tuệ độ.

Bất khinh thì không còn kiêu mạnKiêu mạn không còn là ngã chấp đã đoạn. Bất khinh thì sự phân biệt kỳ thị không còn. Sự phân biệt và kỳ thị không còn là pháp chấp đã đoạn.

Chấp ngã và chấp pháp không còn, là ta đã thể nhập vào thực tại vô biên của sự sống, đó là đời sống hay thọ mạng của Như Lai.

Nên, bất khinh là khởi đầu cho hạnh thực tập và thường bất khinh là kết quả viên mãn của sự thực tập. Thường bất khinh là Phật tínhthực tập hạnh bất khinh là đi về và sống với Phật tính.

Nói rõ hơn, thực tập hạnh bất khinh là thực tập hạnh Pháp Hoa và Thường Bất Khinh chính là đời sống của Pháp Hoa vậy.

Hạnh ấy là phép lạ của mọi sự hoàn thiện, và đời sống ấy là đời sống diệu thường giữa những sinh hoạt bình thường của thế gian và của con người.

Bồ Tát Thường Bất Khinh đã có đức tin tuyệt đối vào khả năng thành Phật của chính mình và khả năng thành Phật của mọi người, nên đem hết tấm lòng chân thật mà kính lễca ngợi đức tính ấy của mọi người và dập tắt lòng kiêu mạn ở nơi chính mình bằng hạnh bất khinh.

Nên, hạnh Thường Bất Khinh là con đường chuyển hóa, khiến cho đời sống của Bồ Tát ấy sáng rực Pháp Hoa, và Ngài đã chuyển vận ánh sáng ấy xuyên suốt mọi thời kỳ và đến nay vẫn còn bất diệt, vẫn tiếp tục dẫn lối đưa đường cho mỗi chúng ta và là hướng đi cho mọi thời đại.

Thời đại ngày nay của chúng ta có nhiều sự kỳ thị và bất công là do trong thời đại của chúng ta có quá nhiều người ích kỷ và cao ngạo. Cao ngạo về giàu có, cao ngạo về khoa học kỹ thuật, cao ngạo về vũ khí, cao ngạo về trí thức, cao ngạo về chủ thuyết, cao ngạo về văn hóa, cao ngạo về tôn giáo. Do những cao ngạo ấy, mà trong thế giới của chúng ta ngày nay có nhiều kỳ thị, bất công và bạo động, và đã có nhiều người, nhiều quốc gia hành xử với con người, với thế giới bằng sự ích kỷ và cao ngạo như vậy, nên sông hận sôi mãi, lửa hận cháy mãi, khói hận bốc mãi.

Nên, ta hãy biến Bồ Tát Thường Bất Khinh ở trong kinh Pháp Hoa, thành Bồ Tát Thường Bất Khinh ở trong đời sống của mỗi chúng ta, cũng như trong thời đại của chúng ta, để cho chúng ta không bị lung lay về đức tinnghèo nàn về tuệ giác, bạc nhược về ý chí, cạn cợt về thương yêu, sơ suất trong hành xử và để cho đời sống của chúng ta, cũng như thời đại của chúng ta, sông hận lắng yên, lửa hận tắt ngúm, khói hận trở thành mây lành, mọi hành xử của chúng ta không bị rơi vào ngõ cụt, mà cùng nhau sống trong tính thể bất khinh, hòa điệu và sáng đẹp vô cùng.

T.T.H.


[1] Diệu Pháp Liên Hoa Kinh 6, tr 50, Đại Chính 9.

Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh 6, tr 184, Đại Chính 9.

[2] Chánh Pháp Hoa Kinh 9, tr 122, Đại Chính 9.

[3] The lotus Sutra, p. 265, Columbia University Press, New York 1993.

[4] Diệu Pháp Liên Hoa Kinh 6, tr. 50C, Đại Chính 9. Tương đương với Phạn văn: Na aham āyuṣmanto yuṣmākaṃ paribhavāmi/ aparibhūtā yūyam/ tat kasya hetoḥ? Sarvo hi bhavanto bodhisattvocaryaṃ carantu/ bhaviṣyatha yūyaṃ tathāgatā arhantaḥ samyaksaṃbuddhā iti/ –Saddharmapuṇḍarikasutram – Buddhist Sanskrit Texts, No 6, p. 225.

[5] Bhīṣmagarjitasvararājastathāgata – Buddhist Sanskrit Texts, No 6, p. 224.

[6] Diệu Pháp Liên Hoa Kinh 6, Hán, La Thập dịch, tr. 50C, Đại Chính 9. Tương đương với Saddharmapuṇḍarikasutram, Buddhist Sanskrit Texts, No 6, p. 224-225.

[7] Diệu Pháp Liên Hoa Kinh 6, Hán, La Thập dịch, tr 50C-51A, Đại Chính 9. Tương đương với Saddharmapuṇḍarikasutram, P 225, Buddhist Sanskrit Texts, No 6.

[8] Diệu Pháp Liên Hoa Kinh 6, Hán, La Thập dịch, tr 51, Đại Chính 9.

[9] Diệu Pháp Liên Hoa Kinh 6, Hán, La Thập dịch, tr 51A, Đại Chính 9.

[10] Diệu Pháp Liên Hoa Kinh 6, Hán, La Thập dịch, tr 51A, Đại Chính 9.

[11] Như trên

[12] Phạn: Bhadrapāla (Buddhist Sanskrit Texts, No 6, P 227). Ngài La Thập và Xà Na Quật đa đều phiên Âm: Bạt Đà Bà La (Tr 51B, 185B, Đại Chính 9).

[13] Phạn: Siṃhacandrā. Ngài La Thập dịch là Sư tử Nguyệt.

[14] Phạn: Upāsikā là Ưu bà di (Buddhist Sanskrit Texts No 6, P 227). Bản Ngài La Thập và Xà Na Quật Đa đều phiên Âm là Ưu bà tắt (tr 51B, tr 185B Đại chính 9). Bản Ngài Pháp Hộ dịch là Thanh tín sĩThanh tín nữ (tr 123B, Đại Chính 9). Ở đây, tôi dựa theo bản Phạn để dịch.

[15] Phạn: Sugatacetanā là Thiện thệ tư hay Thiện tư (Buddhist Sanskrit Texts, No 6, P 227). Bản Ngài La Thập và Xà Na Quật Đa đều dịch Tư phật (tr 51B, tr 185B, Đại Chính 9). Bản Ngài Pháp Hộ dịch là Kim tại Phật tiền (tr 123B, Đại Chính 9).

[16] Diệu Pháp Liên Hoa Kinh 6, Hán, Ngài La Thập dịch, tr 51B, Đại Chính 9.

[17] Như trên, tr 51B, Đại Chính 9.

Tác giả: HT. Thích Thái Hòa