Chùa Kuthodaw (Mandalay, Myanmar) là một quần thể gồm những đền, hơn 700 tháp nhỏ bằng đá cẩm thạch trắng được gọi là kyauksa gu.

Phía trong mỗi tháp có một tấm biển đá ghi chép lại kinh Phật. Mỗi phiến đá cẩm thạch trắng cao 1,5 mét, rộng 1 mét. Ngôi chùa được xây dựng như một phần của hoàng cung Mandalay từ năm 1857.

Vua Mindon Min lo lắng trước sự xâm lăng của người Anh cả về lãnh thổ lẫn tôn giáo đã quyết định để lại một công trình hoàng gia để truyền bá Phật giáo: bộ Tam tạng – Pali với chữ viết của người Myanmar được khắc trên đá.

Công việc ghi chép lại kinh Phật trên mặt đá hoàn toàn không đơn giản và phải mất nhiều ngày để một người thợ khắc kín hai mặt của một tấm biển. Sau khi khắc chữ lên bề mặt đá, các rãnh chữ được đổ vàng. Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài và nhiều lần phục chế, nhiều chữ vàng đã không còn, chỉ còn lớp muội đen hay những vệt khắc đá.

Tương truyền, dù đọc miệt mài 8 tiếng mỗi ngày, du khách cũng phải mất đến 450 ngày mới có thể đọc toàn bộ “cuốn sách”.

Độc đáo Tam tạng thánh điển ở chùa Kuthodaw
Nhìn từ bên ngoài, chùa Kuthodaw như một quần thể đền đài

Độc đáo Tam tạng thánh điển ở chùa Kuthodaw

Độc đáo Tam tạng thánh điển ở chùa Kuthodaw

Độc đáo Tam tạng thánh điển ở chùa Kuthodaw

Độc đáo Tam tạng thánh điển ở chùa Kuthodaw
Hơn 700 tháp nhỏ bằng đá cẩm thạch trắng được gọi là kyauksa gu
Độc đáo Tam tạng thánh điển ở chùa Kuthodaw
Bên trong những tháp chùa
Độc đáo Tam tạng thánh điển ở chùa Kuthodaw
Tôn tượng nơi chánh điện
Độc đáo Tam tạng thánh điển ở chùa Kuthodaw
Những “trang kinh” bằng đá

Độc đáo Tam tạng thánh điển ở chùa Kuthodaw

Độc đáo Tam tạng thánh điển ở chùa Kuthodaw
Tam tạng thánh điển khắc trên đá, bằng chữ Myanmar
Độc đáo Tam tạng thánh điển ở chùa Kuthodaw
Du khách Việt Nam trước ngôi bảo tự
Độc đáo Tam tạng thánh điển ở chùa Kuthodaw
Uy nghi

Trần Nguyên Hải thực hiện