Một bà già, già lắm rồi, mới có được đứa cháu ngoại đầu lòng. Một hôm, khi tắm cho cháu sơ sinh, bà ngắm nghía bàn tay bé tí của cháu, nước da mơn mởn như cánh hoa vừa hé, móng tay vừa mọc mỏng như một sợi mây, năm ngón mềm như nhung lụa, rồi bà nhìn bàn tay của mình nơi tay cháu, nhăn nheo, khô cằn như củi mục, cỏ cháy. Trước đây, bàn tay của bà đâu có khô mục như vậy; trước đây, bà cũng tươi đẹp như cháu của bà sẽ tươi đẹp.
gia tri cua tuoi giaBà bâng khuâng… nhưng trong mộ chớp nhoáng sáng suốt, bà bỗng thấy hai bàn tay giống nhau. Cái khác nhau giữa bàn tay này và bàn tay kia là thời gian. Mỗi bàn tay có cái đẹp riêng của nó, hoàn hảo, vẹn toàn trong vẻ đẹp riêng; mỗi bàn tay có chức năng riêng của nó, hoàn hảo, vẹn toàn tùy thời, tùy lúc.

Và bà già chợt nhận ra bàn tay mình cũng đẹp, chỉ khác thôi! Đức Phật dạy rằng cuộc đời là vô thường, biến đổi. Chân lý đó hiển nhiên. Nhưng đạo Phật vượt lên trên nhận thức đó, biết như vậy để chấp nhận nó trong màu nhiệm phong phú tràng đầy của nó khi nào nó đến.

Trẻ có cái đẹp của trẻ, già có cái đẹp của già. Giữa trẻ và già không có gì khác nhau. Cái khác là thời gian. Và mục đích của nhà trẻ” không phải là kéo lui lại thời gian, mà làm thế nào để thời gian đang sống lúc nào cũng tràn đầy phong phú, mầu nhiệm.

-st-