Khi bị nói xấu sau lưng, khi bị dèm pha, nghe những điều không đúng về bản thân thậm chí những lời ác ý.
Thái độ của bạn đối với việc đó là gì?
Lập tức nổi nóng và tranh chấp đối đáp lại, hay âm thầm ghi nhớ rồi mệt mỏi trong lòng, hay mặc kệ thờ ơ?

Hãy nghĩ thử xem, nếu bạn lập tức nổi nóng và tranh chấp, kết quả cuối cùng sẽ ra sao? Bạn nổi nóng, nói những lời không suy nghĩ, tổn thương đến đối phương, cả hai cùng tranh chấp, mối quan hệ rạn vỡ. Không những kết quả của việc tranh luận sẽ chẳng đi đến đâu mà còn đào sâu hơn vết nứt giữa cả hai.

Việc bạn âm thầm ghi nhớ và giữ trong lòng cũng chẳng tốt chút nào. Tâm trạng bực bội, cảm giác không thoải mái vây quanh bạn làm bạn bị phân tâm và chẳng làm được việc gì ra hồn cả.

Còn cách hành xử thứ ba thì sao? Sự mặc kệ và thờ ơ của bạn có thể dẫn đến hai kết quả: đối phương chán nản và không thèm công kích để ý đến bạn nữa, hoặc là đối phương sẽ càng được nước lấn tới.

Nếu bạn quá để tâm đến nó rồi làm cho chính mình bị ảnh hưởng, không phải bạn đã rơi vào cái bẫy ác ý của đối phương rồi sao?

Điều quan trọng nhất là, dù có những giây phút bạn bị hiểu lầm trách cứ và xa lánh, nhưng đừng quăng bỏ và buông xuôi những điều tử tế bạn đang theo đuổi, đừng để bản thân mình trở thành bản sao của những lời nói đó.

Đừng từ bỏ niềm tin vào bản thân — niềm tin rằng bạn sinh ra để làm một người tử tế tốt lành.

Hãy để những lời nói đó làm vũ khí cho chính mình, để bạn càng trở nên mạnh mẽ và vững vàng hơn nhé!

(st)

Mời quý vị cùng xem thêm pháp thoại: Làm chủ cơn giận do ĐĐ. Thích Phước Tiến thuyết giảng.