Nhật Bản là nơi có nhiều cơ sở tự viện Phật giáo hơn các cửa hàng tiện lợi, nhưng nhiều người đang phải vật lộn để tìm kiếm những Phật giáo đồ phụng sự cơ sở Phật giáo. Khi các các giáo đoàn co cụm lại, hàng nghìn ngôi tự viện Phật giáo không có Chư tăng ở.

Theo cuộc khảo sát của tờ Kyōto Shinbun đưa tin vào tuần này cho thấy gần 13.000 trong số khoảng 75.000 ngôi tự viện Phật giáo ở xứ Hoa Đào này không có trụ trì và Chư tăng thường trú để quản lý chăm nom cơ sở tự viện Phật giáo.

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các vùng nông thôn đã chứng kiến dân số của họ sụt giảm, hoặc tự nhiên, hay do di cư đến các thành phố, trong cuộc khảo sát, một phát ngôn viên của giáo phái Phật giáo lớn nhất nói với Nikkei Asian Review (NAR) (Tờ báo của một trong những cơ quan truyền thông lớn nhất Nhật Bản).

Cuộc khảo sát bao gồm 62.000 ngôi tự viện Phật giáo, hơn 80% các ngôi tự viện Phật giáo Nhật Bản, thuộc 13 tiểu giáo phái Phật giáo. Trong tổng số 12.964 ngôi tự viện có khoảng 20% không có Chư tăng thường trú.

Nhật Bản: Hàng nghìn ngôi tự viện Phật giáo không có trụ trì

Phát ngôn viên của thiền phái Tào Động (Soto Zen), thiền phái Phật giáo lớn nhất ở Nhật Bản, khảo sát 14.521 ngôi tự viện thuộc thiền phái này, cho biết: “Với sự suy giảm dân số ở nông thôn, chúng ta đang chứng kiến nhiều ngôi tự viện Phật giáo thiếu vắng cư sĩ phật tử hộ trì Phật pháp, phụng sự Tam bảo. Trong đó, khoảng 22% cơ sở tự viện Phật giáo không có Chư tăng thường trú. Một số tăng sĩ thuộc hàng giáo phẩm có thể quản lý, trụ trì điều hành sáu, bảy ngôi tự viện Phật giáo lớn nhỏ”.

Phát ngôn viên của thiền phái Tào Động (Soto Zen) cho biết, một số cơ sở tự viện Phật giáo, đặc biệt là những khu vực miền núi với các cộng đồng đang bị thu hẹp, đã bị bỏ rơi vì không có người địa phương tài trợ cho các hoạt động phật sự.
Siết chặt tài chính

Theo truyền thống, các cơ sở tự viện Phật giáo là trụ cột tâm linh của các cộng đồng, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng nhân gian như quan, hôn, tang, tế, các dịch vụ tư vấn tín ngưỡng tâm linh và tang lễ và quản lý nghĩa trang gia đình. Họ dựa vào lệ phí nghi lễ và tiền thu được từ những người ủng hộ địa phương.

Tuy nhiên, chi phí tang lễ quá cao, phí lễ nghi và các dịch vụ liên quan có thể lên đến 20.000 USD đã khiến cho người dân Nhật Bản có tư tưởng thế tục tìm kiếm các giải pháp chi phí ít tốn kém hơn. Điều này đang cân nhắc đến tài chính của các ngôi tự viện Phật giáo đang vật lộn với sự thay đổi của nhân khẩu học.

Vấn đề nan giải này đã được nhiều tổ chức Phật giáo Nhật Bản nêu ra. Một số vị tăng sĩ Phật giáo đã mở các quán bar và cà phê theo chủ đề Phật giáo để tôn giáo có hình ảnh tươi sáng hơn, tạo thuận duyên dễ tiếp cận với đa dạng quần chúng.

(Vân Tuyền – Nguồn: Nikkei Asian Review)