41. Kinh Sàleyyaka

(Sàleyyaka sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn đang du hành trong nước Kosala (Kiều tất la) cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo đi đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala tên là Sala.

Các gia chủ Bà-la-môn ở Sala nghe rằng: “Người ta nói Sa-môn Gotama, là Thích Tử, xuất gia từ gia tộc Sakya, đang du hành trong nước Kosala với Ðại chúng Tỷ-kheo, và đã đến Sa-la. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa. Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Lành thay, nếu được yết kiến một A-la-hán như vậy!”

Rồi các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, một số đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên những lời chào đón, thân hữu xã giao với Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số chấp tay vái Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên tên họ của mình trước mặt Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số giữ im lặng rồi ngồi xuống một bên.

Sau khi ngồi xuống một bên, các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la bạch Thế Tôn:

— Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục? Này Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này?

— Này các Gia chủ, do nhân hành phi pháp, hành phi pháp chánh đạo, này các Gia chủ, mà như vậy, ở đây có một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, này các Gia chủ, mà như vậy, ở đây có một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này.

— Chúng con không thể hiểu đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết một cách vắn tắt nếu không được giải thích rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho chúng con để chúng con có thể hiểu đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết một cách vắn tắt!

— Như vậy, này các Gia chủ, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

— Thưa vâng, Tôn giả.

Các vị gia chủ Bà-la-môn, ở Sa-la vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

— Này các Gia chủ, có ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo, có ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo. Này các Gia chủ, thế nào là ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình. Người này lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác hoặc tại thôn làng hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh đối với các dục lạc, giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo.

Này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì Ông biết”; dầu cho người ấy không biết, người ấy nói: “Tôi biết”; dầu cho người ấy biết, người ấy nói: “Tôi không biết”; hay dầu cho người ấy không thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”; hay dầu cho người ấy thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”. Như vậy, lời nói của người ấy trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia, nói đễ sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp hay xúi dục những kẻ ly gián, ưa thích phá hoại, vui thích phá hoại, thích thú phá hoại, nói những lời đưa đến phá hoại. Và người ấy là người nói lời thô ác. Bất cứ lời gì thô ác, tàn ác, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo.

Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!” Lại có người có tâm sân, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: “Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại!” Lại có người có tà kiến, có tưởng điên đảo như: “Không có bố thí, không có kết quả của bố thí, không có tế lễ, không có cúng dường, các hành vi thiện ác, không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chính hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”. Như vậy, này các Gia chủ, là ba ý hành phi pháp, phi chánh đạo. Như vậy do nhân hành phi pháp, hành phi chánh đạo, này các Gia chủ, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Này các Gia chủ, có ba loại thân hành đúng pháp, đúng chánh đạo, có bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo, có ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo? Này các Gia chủ, thế nào là ba loại thân hành đúng pháp, đúng thánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình; từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy; từ bỏ sống theo tà hạnh đối với các dục, không giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại thân hành đúng pháp, đúng chánh đạo.

Và này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người từ bỏ vọng ngữ, tránh xa vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì Ông biết”, nếu biết, người ấy nói: “Tôi biết”; nếu không biết, người ấy nói: “Tôi không biết”; hay nếu không thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”; nếu thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”. Như vậy, lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia; như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, ưa thích hòa hợp, vui thích hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, những lời nói nhu hòa, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, người ấy nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có ích lợi. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo.

Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người không có tham ái, không tham lam tài vật của kẻ khác, không nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!” Lại có người không có tâm sân, không có khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: “Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân!” Người ấy có chánh kiến, không có tưởng điên đảo, nghĩ rằng: “Có bố thí, có kết quả của bố thí, có tế lễ, có cúng dường, các hành vi thiện ác có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời, có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”. Như vậy, này các Gia chủ, có ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Như vậy, do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, này các Gia chủ, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này.

Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: “Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh vào đại phú gia, vương tộc Sát-đế-lị!” Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào đại phú gia, vương tộc Sát-đế-lị. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.

Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: “Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh vào đại phú gia Bà-la-môn… đại phú gia gia chủ!” Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào đại phú gia gia chủ. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: “Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh thân hữu với chư thiên Tứ thiên vương… với chư thiên cõi trời Ba mươi ba… với chư thiên Dạ ma… với chư thiên Ðâu-suất-đà… với chư thiên Hóa lạc… với chư thiên Tha hóa tự tại… với chư thiên Phạm chúng… với chư thiên Quang thiên… với chư thiên Thiểu Quang thiên… với chư thiên Vô lượng quang thiên… với chư thiên Quang âm thiên… với chư thiên Tịnh thiên… với chư thiên Thiểu tịnh thiên… với chư thiên Vô lượng tịnh thiên… với chư thiên Biến tịnh thiên… với chư thiên Quảng quả thiên… với chư thiên Vô phiền thiên… với chư thiên Vô nhiệt thiên… với chư thiên Thiện hiện thiên… với chư thiên Thiện kiến thiên… với chư thiên Sắc cứu kính thiên… với chư thiên Hư không vô biên xứ thiên… với chư thiên Thức Vô biên xứ thiên… với chư thiên Vô sở hữu xứ thiên… với chư thiên Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên!” Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh thân hữu với chư thiên Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.

Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: “Ôi, mong rằng, với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu !” Sự kiện này xảy ra, vị ấy với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.

Khi nghe nói vậy, các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vị diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện để trình bày. Và nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng, mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng!


Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Saleyyaka Sutta

The Brahmins of Sala

Translated from the Pali by Ñanamoli Thera


Introduction (by Bhikkhu Khantipalo)

The brahmins of this discourse, intelligent people, asked a question about the causality of rebirth — why is one reborn in the states of deprivation (the hells, animals, and ghosts) while others make it to the heaven worlds?

The Buddha then analyzes what kind of kamma will take one to a low rebirth. You see any of your own actions here? Then you know what to do about it, for if one makes any of these ten courses of unwholesome kamma strong in oneself, a result can be expected at least “on the dissolution of the body, after death,” if not in this life.

The ten courses of wholesome kamma follow. They should be strengthened in oneself, repeated frequently so that they become habitual. If one recognizes any of one’s own actions among them, then just guard against the conceit: “I am good.”

The last part of the sutta deals with the aspirations which one may have for rebirth at the time of death. Of course, one’s previously made kamma must be such that it will support such aspirations. A miser might aspire to riches but his kamma will give him poverty. If a person has kept the Uposatha and generally all the precepts and been generous and truthful as well, this is the passport to heavenly birth (from the gods of the Four Kings up to the gods that Wield Power over others’ Creations). Beyond this, it is necessary also to be proficient in jhana and one will gain rebirth among the Brahmas (from the Divinity’s Retinue to the Very Fruitful gods) according to proficiency in this. For the next five Brahma-planes, the state of non-returning is required, while for the last four one must have gained the formless attainments. Finally, one may aspire to no rebirth: to Arahantship, but of course the aspiration alone is not sufficient — practice and sufficient insight-wisdom are needed.

1. Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was wandering in the Kosalan country with a large Sangha of bhikkhus, and eventually he arrived at a Kosalan brahmin village called Sala.

2. The brahmin householders of Sala heard: “A monk called Gotama, it seems, a son of the Sakyans who went forth from a Sakyan clan, has been wandering in the Kosalan country with a large Sangha of bhikkhus and has come to Sala. Now a good report of Master Gotama has been spread to this effect: ‘That Blessed One is such since he is Arahant and Fully Enlightened, perfect in true knowledge and conduct, sublime, knower of worlds, incomparable teacher of men to be tamed, teacher of gods and humans, enlightened, blessed. He describes this world with its gods, its Maras, and its (Brahma) Divinities, this generation with its monks and brahmins, with its kings and its people, which he has himself realized through direct knowledge. He teaches a Dhamma that is good in the beginning, good in the middle and good in the end with (the right) meaning and phrasing, he affirms a holy life that is utterly perfect and pure.’ Now it is good to see such Arahants.”

3. The brahmin householders of Sala went to the Blessed One; and some paid homage to the Blessed One and sat down at one side; some exchanged greetings with him, and when the courteous and amiable talk was finished, sat down at one side; some raised hands palms together in salutation to the Blessed One and sat down at one side; some pronounced their name and clan in the Blessed One’s presence and sat down at one side; some kept silence and sat down at one side.

4. When they were seated, they said to the Blessed One: “Master Gotama, what is the reason, what is the condition, why some beings here, on the dissolution of the body, after death, reappear in states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, even in hell; and what is the reason, what is the condition, why some beings here, on the dissolution of the body, after death, reappear in a happy destination, even in the heavenly world?”

5. “Householders, it is by reason of conduct not in accordance with the Dhamma, by reason of unrighteous conduct, that beings here on the dissolution of the body, after death, reappear in states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, even in hell. It is by reason of conduct in accordance with the Dhamma, by reason of righteous conduct, that some beings here on the dissolution of the body, after death, reappear in a happy destination, even in the heavenly world.”

6. “We do not understand the detailed meaning of this utterance of Master Gotama’s spoken in brief without expounding the detailed meaning. It would be good if Master Gotama taught us the Dhamma so that we might understand the detailed meaning of Master Gotama’s utterance spoken in brief without expounding the detailed meaning.”

“Then, householders, listen and heed well what I shall say.”

“Yes, venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

7. “Householders, there are three kinds of bodily conduct not in accordance with the Dhamma, unrighteous conduct. There are four kinds of verbal conduct not in accordance with the Dhamma, unrighteous conduct. There are three kinds of mental conduct not in accordance with the Dhamma, unrighteous conduct.

8. “And how are there three kinds of bodily conduct not in accordance with the Dhamma, unrighteous conduct? Here someone is a killer of living beings: he is murderous, bloody-handed, given to blows and violence, and merciless to all living beings. He is a taker of what is not given: he takes as a thief another’s chattels and property in the village or in the forest. He is given over to misconduct in sexual desires: he has intercourse with such (women) as are protected by the mother, father, (mother and father), brother, sister, relatives, as have a husband, as entail a penalty, and also with those that are garlanded in token of betrothal. That is how there are three kinds of bodily conduct not in accordance with the Dhamma, unrighteous conduct.

9. “And how are there four kinds of verbal conduct not in accordance with the Dhamma, unrighteous conduct? Here someone speaks falsehood: when summoned to a court or to a meeting, or to his relatives’ presence, or to his guild, or to the royal family’s presence, and questioned as a witness thus, ‘So, good man, tell what you know,’ then, not knowing, he says ‘I know,’ or knowing, he says ‘I do not know,’ not seeing, he says ‘I see,’ or seeing, he says ‘I do not see’; in full awareness he speaks falsehood for his own ends or for another’s ends or for some trifling worldly end. He speaks maliciously: he is a repeater elsewhere of what is heard here for the purpose of causing division from these, or he is a repeater to these of what is heard elsewhere for the purpose of causing division from those, and he is thus a divider of the united, a creator of divisions, who enjoys discord, rejoices in discord, delights in discord, he is a speaker of words that create discord. He speaks harshly: he utters such words as are rough, hard, hurtful to others, censorious of others, bordering on anger and unconducive to concentration. He is a gossip: as one who tells that which is unseasonable, that which is not fact, that which is not good, that which is not the Dhamma, that which is not the Discipline, and he speaks out of season speech not worth recording, which is unreasoned, indefinite, and unconnected with good. That is how there are four kinds of verbal conduct not in accordance with the Dhamma, unrighteous conduct.

10. “And how are there three kinds of mental conduct not in accordance with the Dhamma, unrighteous conduct? Here someone is covetous: he is a coveter of another’s chattels and property thus: ‘Oh, that what is another’s were mine!’ Or he has a mind of ill-will, with the intention of a mind affected by hate thus: ‘May these beings be slain and slaughtered, may they be cut off, perish, or be annihilated!’ Or he has wrong view, distorted vision, thus: ‘There is nothing given, nothing offered, nothing sacrificed, no fruit and ripening of good and bad kammas, no this world, no other world, no mother, no father, no spontaneously (born) beings,[1] no good and virtuous monks and brahmins that have themselves realized by direct knowledge and declare this world and the other world.'[2] That is how there are three kinds of mental conduct not in accordance with the Dhamma, unrighteous conduct.

“So, householders, it is by reason of conduct not in accordance with the Dhamma, by reason of unrighteous conduct, that some beings here, on the dissolution of the body, after death, reappear in states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, even in hell.

11. “Householders, there are three kinds of bodily conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct. There are four kinds of verbal conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct. There are three kinds of mental conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct.

12. “And how are there three kinds of bodily conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct? Here someone, abandoning the killing of living beings, becomes one who abstains from killing living beings; with rod and weapon laid aside, gentle and kindly, he abides compassionate to all living beings. Abandoning the taking of what is not given, he becomes one who abstains from taking what is not given; he does not take as a thief another’s chattels and property in the village or in the forest. Abandoning misconduct in sexual desires, he becomes one who abstains from misconduct in sexual desires: he does not have intercourse with such women as are protected by mother, father, (father and mother), brother, sister, relatives, as have a husband, as entail a penalty, and also those that are garlanded in token of betrothal. That is how there are three kinds of bodily conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct.

13. “And how are there four of verbal conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct? Here someone, abandoning false speech, becomes one who abstains from false speech: when summoned to a court or to a meeting or to his relatives’ presence or to his guild or to the royal family’s presence, and questioned as a witness thus, ‘So, good man, tell what you know,’ not knowing, he says ‘I do not know,’ or knowing, he says ‘I know,’ not seeing he says ‘I do not see,’ or seeing, he says ‘I see’; he does not in full awareness speak falsehood for his own ends or for another’s ends or for some trifling worldly end. Abandoning malicious speech, he becomes one who abstains from malicious speech: as one who is neither a repeater elsewhere of what is heard here for the purpose of causing division from these, nor a repeater to these of what is heard elsewhere for the purpose of causing division from those, who is thus a reuniter of the divided, a promoter of friendships, enjoying concord, rejoicing in concord, delighting in concord, he becomes a speaker of words that promote concord. Abandoning harsh speech, he becomes one who abstains from harsh speech: he becomes a speaker of such words as are innocent, pleasing to the ear and lovable, as go to the heart, are civil, desired of many and dear to many. Abandoning gossip, he becomes one who abstains from gossip: as one who tells that which is seasonable, that which is factual, that which is good, that which is the Dhamma, that which is the Discipline, he speaks in season speech worth recording, which is reasoned, definite and connected with good. That is how there are four kinds of verbal conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct.

14. “And how are there three kinds of mental conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct? Here someone is not covetous: he is not a coveter of another’s chattels and property thus: ‘Oh, that what is another’s were mine!’ He has no mind of ill-will, with the intention of a mind unaffected by hate thus: ‘May these beings be free from enmity, affliction and anxiety, may they live happily!’ He has right view, undistorted vision, thus: ‘There is what is given and what is offered and what is sacrificed, and there is fruit and ripening of good and bad kammas, and there is this world and the other world and mother and father and spontaneously (born) beings, and good and virtuous monks and brahmins that have themselves realized by direct knowledge and declared this world and the other world.’ That is how there are three kinds of mental conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct.

“So, householders, it is by reason of conduct in accordance with the Dhamma, by reason of righteous conduct, that some beings here, on the dissolution of the body, after death, reappear in a happy destination, even in the heavenly world.

15. “If a householder who observes conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct, should wish: ‘Oh, that on the dissolution of the body, after death, I might reappear in the company of the warrior-nobles of great property!’ it is possible that on the dissolution of the body, after death, he may do so. Why is that? Because he observes conduct that is in accordance with the Dhamma, righteous conduct.

16. “If a householder who observes conduct is accordance with the Dhamma, righteous conduct, should wish: ‘Oh, that on the dissolution of the body, after death, I might reappear in the company of the brahmins of great property!’ it is possible…

17. “If a householder who observes conduct in accordance with the Dhamma,…’…I might reappear in the company of householders of great property!’ it is possible…

18. “If a householder who observes conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct, should wish: ‘Oh, that on the dissolution of the body, after death, I might reappear in the company of the gods of the Four Kings!’ it is possible that on the dissolution of the body, after death, he may do so. Why is that? Because he observes conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct.

19. …of the gods of the Realm of the Thirty-three…[3]
20. …of the gods that have Gone to Bliss…
21. …of the Contented gods…
22. …of the gods that Delight in Creating…
23. …of the gods that Wield Power over others’ Creations…
24. …of the gods of Brahma’s Retinue…
25. …of the Radiant gods…
26. …of the gods of Limited Radiance…
27. …of the gods of Measureless Radiance…
28. …of the gods of Streaming Radiance…
29. …of the Glorious gods…
30. …of the gods of Limited Glory…
31. …of the gods of Measureless Glory…
32. …of the gods of Refulgent Glory…
33. …of the Very Fruitful gods…
34. …of the gods Bathed in their own Prosperity…
35. …of the Untormenting gods…
36. …of the Fair-to-see gods…
37. …of the Fair-seeing gods…
38. …of the gods who are Junior to None…
39. …of the gods of the base consisting of the infinity of space…
40. …of the gods of the base consisting of the infinity of consciousness…
41. …of the gods of the base consisting of nothingness…

42. “If a householder who observes conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct, should wish: ‘Oh, that on the dissolution of the body, after death, I might reappear in the company of the gods of the base consisting of neither-perception-nor-non-perception!’ it is possible that, on the dissolution of the body, after death, he may do so. Why is that? Because he observes conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct.

43. “If a householder who observes conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct, should wish: ‘Oh, that by realization myself with direct knowledge, I may here and now enter upon and abide in the deliverance of the heart and the deliverance by wisdom that are taint-free with exhaustion of taints!’ it is possible that, by realization himself with direct knowledge, he may here and now enter upon and abide in the deliverance of the heart and the deliverance by wisdom that are taint-free with exhaustion of taints. Why is that? Because he observes conduct in accordance with the Dhamma, righteous conduct.”

44. When this was said, the brahmin householders of Sala said to the Blessed One:

“Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! The Dhamma has been made clear in many ways by Master Gotama, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing the hidden, showing the way to one who was lost, holding up a lamp in the darkness for those with eyes to see forms.

45. “We go to Master Gotama for refuge, and to the Dhamma, and to the Sangha of bhikkhus. From today let Master Gotama accept us as followers who have gone to him for refuge for life.”


Notes:

1. Beings who appear due to the force of past action (kamma) in some states of birth: all gods and divinities, ghosts, inhabitants of hells.

2. For an explanation of these views held by some teachers in the Buddhist time, and which were a rejection of all moral values, see Ledi Sayadaw, The Eightfold Path and its Factors Explained (BPS Wheel No. 245/247).

3. The rendering of the various gods’ names are based on the commentary to the Hadayavibhanga (in the Vibhanga, second book of the Abhidhamma: see The Book of Analysis, P.T.S. Translation Series).

Mục lục Đầu trang

    Xem thêm:

  • Kinh Trung Bộ 136 – Ðại Kinh Nghiệp Phân Biệt (Mahàkammavibhanga) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 57 – Kinh Hạnh Con Chó (Kukkuravatika sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 135 – Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt (Cùlakammavibhanga sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 72 – Kinh Dạy Vacchagotta Về Lửa (Aggivacchagotta sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 9 – Kinh Chánh Tri Kiến (Sammàditthi sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 4 – Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm (Bhayabherava sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Bộ 12 – Kinh Lô Hi Gia (Lohicca Sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 75 – Kinh Màgandiya (Màgandiya sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 12 – Ðại Kinh Sư Tử Hống (Mahàsìhanàda sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 108 – Kinh Gopaka Moggallàna (Gopaka Moggallàna sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 63 – Tiểu Kinh Màlunkyà (Cula Màlunkyà sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Bộ 21 – Kinh Ðế Thích Sở Vấn (Sakka-panha Sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 1 – Kinh Pháp Môn Căn Bản (Mùlapariyàya sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 82 – Kinh Ratthapàla (Ratthapàla sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 11 – Tiểu Kinh Sư Tử Hống (Cùlasìhanàda sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 19 – Kinh Song Tầm (Dvedhàvitakka sutta) - Kinh Tạng
  • Tâm Kinh Phổ Biến Trí Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 105 – Kinh Thiện Tinh (Sunakkhatta sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 10 – Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 7 – Kinh Ví Dụ Tấm Vải (Vatthùpama sutta) - Kinh Tạng