Bài Tụng Xưng Tán Pháp Giới

Tán Pháp Giới Tụng

Long Thọ Bồ Tát tạo Tống Thí Hộ dịch

Bản Việt dịch của Thích Như Điển

***

Quy mạng mười phương Phật

Pháp thân và báo thân

Nguyện cùng các chúng sanh

Sớm thành pháp giới tánh

Luân hồi ba đường ác

Pháp giới lý ngưng lại

Bổn lai thường thanh tịnh

Các tướng chẳng thể rời

Tịch tịnh như hư không

Nơi nơi đều khắp cả

Thể đều lìa bỉ, thử

Không sâu cũng không cạn

Lúc chưa biến thành sữa

Chết đề hồ không thấy

Phiền não chưa dứt sạch

Pháp giới không do biển

Như chất chua trong sữa

Gốc chua thành tốt đẹp

Pháp giới phiền não che

Đầy đủ thể thanh tịnh

Như đèn bị chướng ngại

Chẳng thể chiếu ngoài vật

Vô minh thường che tâm

Pháp giới không rõ biết

Như đèn lìa chướng ngại

Nơi nơi vật được sáng

Lúc phiền não hoại diệt

Chơn như hằng hiển hiện

Đầu giữa và sau cuối

Hai chướng chẳng thể quấy

Sạch như lưu ly châu

Thường hay chiếu sáng đẹp

Ánh sáng vật bị che

Bị tối, sáng chẳng thấy

Pháp giới phiền não che

Lý chơn như khó hiện

Viên tịch thể sáng trong

Luân hồi chẳng thể nhiễm

Siêng cầu nơi pháp giới

Luân hồi chẳng thể che

Như gạo, trấu che khuất

Thể gạo ấy chẳng không

Phiền não che chơn như

Chơn như có phiền não

Như gạo đã sạch trấu

Thể gạo tự nhiên thấy

Nếu lìa vỏ phiền não

Lý pháp giới liền hiện

Vọng chấp của thế gian

Cây chuối rốt chẳng thật

Pháp giới phi thế gian

Lại chẳng thấy hư vọng

Như người uống nước ngọt

Nhiệt não đều sạch tan

Nếu chứng pháp giới tánh

Phiền não nhiệt đều bỏ

Diệt trừ những phiền não

Pháp giới cam lồ hiện

Tất cả trong hữu tình

Cao thấp đều bình đẳng

Thể thật, quả chẳng sanh

Chấp trồng, quả chẳng có

Khi trí huệ phát sanh

Hữu vi, phi pháp giới

Pháp giới vốn không nơi

Cứu cánh có thể chứng

Thanh tịnh hằng sáng sạch

Trời trăng đều tỏ rõ

Pháp giới không dơ sạch

Như rồng, đêm mưa bụi

Huống giống mặt La Hầu

Sáng sủa thường chiếu tỏ

Giống như lửa thấm bao

Nơi lửa hay lìa nhiễm

Dơ mất, vải hãy còn

Quang minh chuyển thành sáng

Tham ái làm tâm nhiễm

Hư vọng nên luân hồi

Lại như lửa thấm bao

Chơn không, vọng chẳng có

Tam độc, gốc sanh tử

Trí tuệ lửa hay đốt

Pháp giới thể thường hằng

Đương nhiên thường chiếu diệu

Phiền não nhiễm gọi dơ

Thế Tôn thường dạy bảo

Cấu uế, chơn như hiện

Như trong đất có suối

Pháp giới thể chẳng dơ

Gốc, theo đó chứa nhóm

Nếu diệt trừ phiền não

Sạch đẹp khó nghĩ lường

Pháp giới gốc vô ngã

Hai hình và nam nữ

Thể không, hư vọng chấp

Nơi nào liền tư duy

Pháp giới lìa giận yêu

Căn trần cảnh gốc không

Hư vọng chấp làm nhơn

Sai biệt từ đây sanh

Chơn không, chẳng khổ não

Tham ái, nhơn khổ não

Đắm nhiễm do vọng tưởng

Tam giới và luân hồi

Hoài thai ở nơi bụng

Con cái chưa thấy nói

Hai chướng che chơn như

Pháp giới chẳng thể chứng

Chủng chủng sanh nghi ngờ

Kiến mạng và sân nhuế

Vọng tính về chơn thật

Chơn thật, thật chẳng có

Sừng thỏ gốc chẳng thật

Vọng chấp cho chơn thật

Pháp giới lìa vọng chấp

Vọng chấp thật chẳg có

Như màu liền phá hoại

Vi trần có thể rõ

Pháp giới chẳng phá hoại

Ba lúc chẳng thể được

Có sanh lại có diệt

Vinh nhục lại tùy theo

Pháp giới chẳng sanh diệt

Nói sao chỗ rõ biết

Sừng thỏ vốn không có

Ba đời có thể rõ

Chơn không chẳng sừng thỏ

Suy nghĩ chẳng thể biết

Chơn không gọi Thiện Thệ

Sắc tướng tất đều mất

Ứng hóa tùy theo duyên

Tu nhơn, lìa chấp không

Viên thông như trời trăng

Nước hiện, ảnh đều giống

Sắc, thinh cả hai mất

Sai biệt nào có gì

Ba đời có nghĩ suy

Sanh duyên thì quyết định

Nếu rõ thân pháp nầy

Thân nầy sao lại có

Như nước ở chỗ nóng

Nóng ấy, rõ rằng không

Mùa đông lại cũng thế

Viên thông đều như vậy

Tâm thường phiền não che

Mê hoặc chẳng thể rõ

Nếu lìa giây phiền não

Giác ngộ lại cũng không

Như mắt thấy màu sắc

Lìa chướng hay chiếu sáng

Chơn không lý cũng vậy

Chiếu sáng lìa sanh diệt

Nhĩ thức nghe nơi tiếng

Lìa vọng và phân biệt

Pháp giới tánh cũng thế

Phân biệt vọng, chẳng có

Mũi hay ngửi các mùi

Vọng chấp tánh chẳng có

Sắc tướng cả hai không

Chơn không lại cũng thế

Thiệt căn tự tánh không

Mùi ấy hằng xa lìa

Thức không, thể cũng vậy

Lý pháp giới như thế

Thân căn tự tánh tịnh

Lạnh nóng xúc chẳng có

Lý pháp giới cũng thế

Nơi xúc thường xa lìa

Ý duyên pháp gọi có

Tự tánh hằng lìa xa

Chư pháp tánh, vốn không

Viên thông, lý như vậy

Thấy nghe và rõ biết

Pháp tương ưng cũng không

Rõ biết các vọng tưởng

Thấy nghe, lý lại không

Căn trần khởi vọng chấp

Thanh tịnh thể nguyên không

Mê chấp có căn trần

Căn trần lý chẳng có

Thế gian cùng xuất thế

Không tánh gốc chẳng sai

Ngã pháp do mê khởi

Biến kế tự luân hồi

Pháp giới lý thanh tịnh

Tham sân si gốc không

Mê ngộ từ tâm khởi

Tam độc pháp chẳng thật

Mê chấp tự trói buộc

Rõ biết thật giả danh

Bồ Đề chẳng gần xa

Ba đời lý không có

Phiền não lầm mê chấp

Thế Tôn đã dạy thế

Trí sanh, hoặc nhiễm mất

Vọng chấp chớ buộc ràng

Đến đi khắp hơn cả

Thể không, có thể suy

Bồ Đề chẳng vọng chấp

Chứng ngộ cũng rõ không

Nước, sữa cùng một nơi

Uống ngay sữa chẳng tạp

Sanh không, phiền não ly

Hai chướng lại chẳng tạp

Vọng chấp, ngã phi vô

Liễu đạt, gốc chẳng có

Niết Bàn, lý thanh tịnh

Hai ngả đều chẳng lập

Ba đàn chay, cấp phát

Giới luật lìa hơn thua

Nhẫn, nhơn đoan chánh quả

Tinh tấn mạnh nương vào

Thiền định làm tâm yên

Bát nhã rõ chẳng ngờ

Nguyện cùng lực phương tiện

An trụ chốn Bồ Đề

Bồ Đề khó vọng báo

Chơn không, sanh diệt không

Liễu đạt bổn tánh không

Một tướng lại chẳng có

Sữa, đường lìa ngọt mật

Lìa ngọt đường chẳng có

Tam thừa chốn Bồ Đề

Lìa gốc, thể chẳng có

Giữ gìn hạt lúa giống

Mầm mống tất sanh duyên

Giữ gìn giống Bồ Đề

Bồ Đề từ đây khởi

Giống như tháng không trăng

Ánh sáng chưa thấy được

Hữu tình, phiền não trói

Chơn như chưa rõ hiện

Ánh sáng trăng ban đầu

Dần dần sáng hẳn lên

Sơ địa chứng Bồ Đề

Bồ Đề chưa viên mãn

Mười lăm ngày trăng tròn

Nơi nơi ánh sáng chiếu

Giải thoát hiển pháp thân

Pháp thân lý chẳng thiếu

Nhiễm ô ý tương ưng

Trói chặt đều sanh mất

Giải thoát mọi chướng ngại

Tam thế ngộ có không

Đầu, đại tăng đầy đủ

Tam đàn, khắp cả tu

Đoạn trừ, chướng phân biệt

Hoan hỷ trí khó khăn

Ba nghiệp sai cùng phạm

Phòng giữ nặng và nhẹ

Thi La đầy đủ giới

Lìa dơ gọi độc lập

Hai chướng thường hay nhiễm

Đều không, dao huệ trừ

Phát sáng hay chiếu diệu

Phá diệt tận vô dư

Xa lìa gốc gác nhiễm

Dần tăng lửa huệ mạnh

Bồ Đề xưng tối thắng

Đốt sáng chuyển tốt hơn

Chơn tục gọi hai trí

Tương ưng cùng khởi lên

Hợp lại không chỗ ngại

Khó hơn việc thường có

Mười hai duyên sanh trí

Tuần hoàn theo lý ấy

Sâu xa gọi tối thắng

Bát nhã ở trước hiện

Thế tục nhị thừa hạnh

Ròng tu đạo sẽ sáng

Tướng, vô công, dụng đủ

Tối hậu gọi viễn hành

Cảnh trí vô phân biệt

Hằng lúc nhiệm vận hành

Chúng ma tạo tới lui

Bất động, riêng gọi chướng

Thiện huệ chính vô ngại

Mười phương nói pháp hiếm

Thân mưa nước cam lồ

Mọi vật chỗ cậy nhờ

Chúng đức giống như nước

Hư không giống như thân

Nặng nhẹ đều có lối

Đại pháp trí gọi mây

Nói rõ chốn luân hồi

Thuần rồi miễn ngục tốt

Trí chính không khổ não

Tịnh độ chớ buộc ràng

Quy mạng thật con Phật

Nơi đèn mây trí tuệ

Vi tế đều đoạn hết

Qua khổ lìa các trần

Quán đảnh ánh sáng chiếu

Căn trần khắp châu thân

Kim Cang tịch đại định

Những khổ chớ gần gũi

Đại bảo hoa vua ngồi

Cu Ti đều thành tốt

Trang nghiêm đều phổ biến

Công đức thật khó lường

Mười phương chẳng sợ hãi

Tam thân, tứ trí đủ

Lục thông hằng tự tại

Các vật hóa cơ duyên

Chiếu diệu như trăng tròn

Lúc nào cũng chiếu sáng

Mười phương đều khắp cả

Cháy sáng chuyển sáng hơn

Đoạn tuyệt duyên sanh nhiễm

Hằng hay ở Niết Bàn

Bồ Đề gọi tối thắng

Hóa thành vật tịnh, vui

Trí dụng sâu như biển

Tùy cơ hiện ứng thân

Nước trong, ánh trăng hiện

Xứ xứ qua khỏi mê

Huống giống đồ quý báu

Tùy duyên hiện ảnh giống

Vật trong, gốc cá cảm

Chu biến thật vô cùng

Ngạ quỷ thường đói khát

Chẳng thể thấy nước suối

Chúng sanh ít tín tâm

Nghiệp trước tự buộc ràng

Hóa hiện thân các tướng

Quang minh đều chiếu sáng

Phật tuy ở giữa đời

Chẳng thấy trước không duyên

Sáng rỡ trần sa giới

Căn theo nhiễm không lâu

Nhị không, châu thắng trí

Diệu dụng hóa trẻ ngu

Thanh tịnh tuyệt chẳng dơ

Tự tha, thân thọ dụng

Hằng ở sắc cứu cánh

Lợi ích người Ngũ Thừa

Cứu giúp khổ chúng sanh

Cu Ti thọ mệnh lâu

Nhị nghiêm, chẳng có dứt

Công đức thật khó lường

Phật diễn pháp nhứt thừa

Tùy cơ ngộ cạn sâu

Hoa sen chẳng nhiễm dơ

Gốc ngọc thật tuyệt vời

Xưng tán một phần nhỏ

Nói rộng lý nhiệm mầu

Nguyện cùng các công đức

Phổ lợi đến trời người.

    Xem thêm:

  • Quy Nguyên Trực Chỉ - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Thọ Diệt Tội Và Thần Chú Bảo Hộ Các Em Bé - Kinh Tạng
  • Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông - Kinh Tạng
  • Đại luân Kim Cang Tổng Trì đà-ra-ni kinh - Kinh Tạng
  • Vạn Pháp Quy Tâm Lục - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn – Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Bản Hạnh Tập Phẩm 21 Đến Phẩm 30 - Kinh Tạng
  • Kinh Na Tiên Tỳ Kheo - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 2 - Kinh Tạng
  • Kinh Vua Sư Tử Tố Đà Bà Không Ăn Thịt - Kinh Tạng
  • Kinh Chú Tối Thắng Phật Đỉnh Đà La Ni Tịnh Trừ Nghiệp Chướng - Kinh Tạng
  • Kinh Tô Tất Địa Yết La - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn – Đoàn Trung Còn & Nguyễn Minh Tiến dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Bảo Đàn - Kinh Tạng
  • Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ - Kinh Tạng
  • Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Nguyên Thuận dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Hiền Ngu - Kinh Tạng
  • Kinh Tăng Nhất A-Hàm Tập 1 – HT Thích Thanh Từ dịch - Kinh Tạng
  • Đại Đường Tây Vực Ký - Kinh Tạng