1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

QUYỂN 17

VII. PHẨM DẠY BẢO TRAO TRUYỀN 07

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính chơn như của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính chơn như của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát; trong chơn như của bậc Cực hỷ chẳng có đại Bồ-tát; trong chơn như của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng có đại Bồ-tát; trong đại Bồ-tát chẳng có chơn như của bậc Cực hỷ; trong đại Bồ-tát chẳng có chơn như của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân; lìa chơn như của bậc Cực hỷ chẳng có đại Bồ-tát; lìa chơn như của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng có đại Bồ-tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc bậc Cực hỷ, hoặc bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có chơn như của bậc Cực hỷ và chơn như của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các chơn như này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính chơn như của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính chơn như của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát; trong chơn như của bậc Cực hỷ có đại Bồ-tát; trong chơn như của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân có đại Bồ-tát; trong đại Bồ-tát có chơn như của bậc Cực hỷ; trong đại Bồ-tát có chơn như của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân; lìa Chơn như của bậc Cực hỷ có đại Bồ-tát; lìa chơn như của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân có đại Bồ-tát?

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính chơn như của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính chơn như của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát; trong chơn như của năm loại mắt chẳng có đại Bồ-tát; trong chơn như của sáu phép thần thông chẳng có đại Bồ-tát; trong đại Bồ-tát chẳng có chơn như của năm loại mắt; trong đại Bồ-tát chẳng có chơn như của sáu phép thần thông; lìa chơn như của năm loại mắt chẳng có đại Bồ-tát; lìa chơn như của sáu phép thần thông chẳng có đại Bồ-tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc năm loại mắt, hoặc sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có chơn như của năm loại mắt và chơn như của sáu phép thần thông! Các chơn như này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính chơn như của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính chơn như của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của năm loại mắt là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát; trong chơn như của năm loại mắt có đại Bồ-tát; trong chơn như của sáu phép thần thông có đại Bồ-tát; trong đại Bồ-tát có chơn như của năm loại mắt; trong đại Bồ-tát có chơn như của sáu phép thần thông; lìa chơn như của năm loại mắt có đại Bồ-tát; lìa chơn như của sáu phép thần thông có đại Bồ-tát?

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính chơn như của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát; trong chơn như của mười lực của Phật chẳng có đại Bồ-tát; trong chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng có đại Bồ-tát; trong đại Bồ-tát chẳng có chơn như của mười lực của Phật; trong đại Bồ-tát chẳng có chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; lìa chơn như của mười lực của Phật chẳng có đại Bồ-tát; lìa chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng có đại Bồ-tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc mười lực của Phật, hoặc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có chơn như của mười lực của Phật và chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các chơn như này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính chơn như của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát; trong chơn như của mười lực của Phật có đại Bồ-tát; trong chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng có đại Bồ-tát; trong đại Bồ-tát có chơn như của mười lực của Phật; trong đại Bồ-tát có chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; lìa chơn như của mười lực của Phật có đại Bồ-tát; lìa chơn như của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng có đại Bồ-tát?

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính chơn như của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính chơn như của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát; trong chơn như của đại từ chẳng có đại Bồ-tát; trong chơn như của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng có đại Bồ-tát; trong đại Bồ-tát chẳng có chơn như của đại từ; trong đại Bồ-tát chẳng có chơn như của đại bi, đại hỷ, đại xả; lìa chơn như của đại từ chẳng có đại Bồ-tát; lìa chơn như của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng có đại Bồ-tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc đại từ, hoặc đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có chơn như của đại từ và chơn như của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các chơn như này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính chơn như của đại từ là đại Bồ-tát; chính chơn như của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của đại từ là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát; trong chơn như của đại từ có đại Bồ-tát; trong chơn như của đại bi, đại hỷ, đại xả có đại Bồ-tát; trong đại Bồ-tát có chơn như của đại từ; trong đại Bồ-tát có chơn như của đại bi, đại hỷ, đại xả; lìa chơn như của đại từ có đại Bồ-tát; lìa chơn như của đại bi, đại hỷ, đại xả có đại Bồ-tát?

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính chơn như của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính chơn như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát; trong chơn như của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng có đại Bồ-tát; trong chơn như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng có đại Bồ-tát; trong đại Bồ-tát chẳng có chơn như của ba mươi hai tướng đại sĩ; trong đại Bồ-tát chẳng có chơn như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo; lìa chơn như của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng có đại Bồ-tát; lìa chơn như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng có đại Bồ-tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có chơn như của ba mươi hai tướng đại sĩ và chơn như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các chơn như này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính chơn như của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính chơn như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát; trong chơn như của ba mươi hai tướng đại sĩ có đại Bồ-tát; trong chơn như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo có đại Bồ-tát; trong đại Bồ-tát có chơn như của ba mươi hai tướng đại sĩ; trong đại Bồ-tát có chơn như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo; lìa chơn như của ba mươi hai tướng đại sĩ có đại Bồ-tát; lìa chơn như của tám mươi vẻ đẹp kèm theo có đại Bồ-tát?

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính chơn như của pháp không quên mất chẳng phải là đại Bồ-tát; chính chơn như của tánh luôn luôn xả chẳng phải là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của pháp không quên mất chẳng phải là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của tánh luôn luôn xả chẳng phải là đại Bồ-tát; trong chơn như của pháp không quên mất chẳng có đại Bồ-tát; trong chơn như của tánh luôn luôn xả chẳng có đại Bồ-tát; trong đại Bồ-tát chẳng có chơn như của pháp không quên mất; trong đại Bồ-tát chẳng có chơn như của tánh luôn luôn xả; lìa chơn như của pháp không quên mất chẳng có đại Bồ-tát; lìa chơn như của tánh luôn luôn xả chẳng có đại Bồ-tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc pháp không quên mất, hoặc tánh luôn luôn xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có chơn như của pháp không quên mất và chơn như của tánh luôn luôn xả! Các chơn như này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính chơn như của pháp không quên mất là đại Bồ-tát; chính chơn như của tánh luôn luôn xả là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của pháp không quên mất là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của tánh luôn luôn xả là đại Bồ-tát; trong chơn như của pháp không quên mất có đại Bồ-tát; trong chơn như của tánh luôn luôn xả có đại Bồ-tát; trong đại Bồ-tát có chơn như của pháp không quên mất; trong đại Bồ-tát có chơn như của tánh luôn luôn xả; lìa chơn như của pháp không quên mất có đại Bồ-tát; lìa chơn như của tánh luôn luôn xả có đại Bồ-tát?

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính chơn như của trí nhất thiết chẳng phải là đại Bồ-tát; chính chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của trí nhất thiết chẳng phải là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải là đại Bồ-tát; trong chơn như của trí nhất thiết chẳng có đại Bồ-tát; trong chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng có đại Bồ-tát; trong đại Bồ-tát chẳng có chơn như của trí nhất thiết; trong đại Bồ-tát chẳng có chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; lìa chơn như của trí nhất thiết chẳng có đại Bồ-tát; lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng có đại Bồ-tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc trí nhất thiết, hoặc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có chơn như của trí nhất thiết và chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng! Các chơn như này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính chơn như của trí nhất thiết là đại Bồ-tát; chính chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của trí nhất thiết là đại Bồ-tát; cái khác với chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là đại Bồ-tát; trong chơn như của trí nhất thiết có đại Bồ-tát; trong chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có đại Bồ-tát; trong đại Bồ-tát có chơn như của trí nhất thiết; trong đại Bồ-tát có chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; lìa chơn như của trí nhất thiết có đại Bồ-tát; lìa chơn như của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Sắc … các pháp và chơn như đã chẳng thể nắm bắt được, mà nói là chính chơn như của sắc … các pháp là đại Bồ-tát; hoặc cái khác với chơn như của sắc … các pháp là đại Bồ-tát; hoặc trong chơn như của sắc … các pháp có đại Bồ-tát; hoặc trong đại Bồ-tát có chơn như của sắc … các pháp; hoặc lìa chơn như của sắc … các pháp có đại Bồ-tát, điều đó không có!

Phật bảo Thiện Hiện: Hay thay! Hay thay! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Thiện Hiện! Vì Sắc … các pháp chẳng thể nắm bắt được, nên chơn như của sắc … các pháp cũng chẳng thể nắm bắt được; vì pháp và chơn như chẳng thể nắm bắt được, nên đại Bồ-tát cũng chẳng thể nắm bắt được; vì đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được, nên việc tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được. Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên học như vậy!

Lại nữa, Thiện Hiện! Cái gọi là đại Bồ-tát, theo ý ông thì sao? – Chính cái danh của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thường của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thường của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô thường của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô thường của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh lạc của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh lạc của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh khổ của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh khổ của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh ngã của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh ngã của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô ngã của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô ngã của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tịnh của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tịnh của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất tịnh của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất tịnh của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh không của  sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh không của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất không của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất không của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu tướng của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu tướng của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô tướng của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô tướng của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu nguyện của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu nguyện của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô nguyện của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô nguyện của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tịch tịnh của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất tịch tịnh của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất tịch tịnh của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh viễn ly của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất viễn ly của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất viễn ly của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu vi của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu vi của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô vi của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô vi của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu lậu của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu lậu của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô lậu của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô lậu của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh sanh của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh sanh của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh diệt của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh diệt của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thiện của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thiện của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh phi thiện của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh phi thiện của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu tội của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu tội của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô tội của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô tội của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu phiền não của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu phiền não của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô phiền não của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô phiền não của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thế gian của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thế gian của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh xuất thế gian của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh xuất thế gian của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tạp nhiễm của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tạp nhiễm của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thanh tịnh của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thanh tịnh của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thuộc sanh tử của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thuộc sanh tử của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thuộc Niết-bàn của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thuộc Niết-bàn của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại nội của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại nội của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại ngoại của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại ngoại của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại lưỡng gian của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại lưỡng gian của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh khả đắc của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh khả đắc của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất khả đắc của sắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất khả đắc của thọ, tưởng, hành, thức là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

Lại nữa, Thiện Hiện! Cái gọi là đại Bồ-tát, theo ý ông thì sao?  Chính cái danh nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thường của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô thường của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh lạc của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh lạc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh khổ của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh ngã của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô ngã của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tịnh của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất tịnh của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh không của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất không của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu tướng của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô tướng của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu nguyện của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô nguyện của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tịch tịnh của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất tịch tịnh của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh viễn ly của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất viễn ly của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất viễn ly của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu vi của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu vi của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô vi của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô vi của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu lậu của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu lậu của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô lậu của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô lậu của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh sanh của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh sanh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh diệt của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh diệt của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thiện của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thiện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh phi thiện của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh phi thiện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu tội của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu tội của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô tội của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô tội của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu phiền não của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu phiền não của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô phiền não của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô phiền não của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thế gian của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thế gian của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh xuất thế gian của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh xuất thế gian của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tạp nhiễm của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tạp nhiễm của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thanh tịnh của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thanh tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thuộc sanh tử của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thuộc sanh tử của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thuộc Niết-bàn của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thuộc Niết-bàn của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại nội của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại nội của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại ngoại của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại ngoại của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại lưỡng gian của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại lưỡng gian của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh khả đắc của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh khả đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất khả đắc của nhãn xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất khả đắc của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

Lại nữa, Thiện Hiện! Cái gọi là đại Bồ-tát, theo ý ông thì sao?  Chính cái danh của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thường của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô thường của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô thường của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh lạc của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh của lạc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh khổ của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh khổ của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh ngã của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô ngã của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô ngã của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tịnh của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất tịnh của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh không của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất không của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu tướng của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô tướng của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu nguyện của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô nguyện của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô nguyện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tịch tịnh của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất tịch tịnh của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất tịch tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh viễn ly của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất viễn ly của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất viễn ly của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu vi của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu vi của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô vi của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô vi của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu lậu của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu lậu của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô lậu của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô lậu của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh sanh của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh sanh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh diệt của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh diệt của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thiện của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thiện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh phi thiện của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh phi thiện của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu tội của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu tội của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô tội của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô tội của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu phiền não của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh hữu phiền não của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô phiền não của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh vô phiền não của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thế gian của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thế gian của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh xuất thế gian của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh xuất thế gian của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tạp nhiễm của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tạp nhiễm của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thanh tịnh của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thanh tịnh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thuộc sanh tử của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thuộc sanh tử của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thuộc Niết-bàn của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh thuộc Niết-bàn của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại nội của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại nội của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại ngoại của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại ngoại của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại lưỡng gian của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh tại lưỡng gian của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh khả đắc của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh khả đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất khả đắc của sắc xứ là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

– Chính cái danh bất khả đắc của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ bất khả đắc là đại Bồ-tát chăng?

– Bạch Thế Tôn! Không!

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 5 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 4 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 12 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 8 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 6 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 15 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 14 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 2 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 13 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 3 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 7 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 16 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 24 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 17 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 20 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 23 - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 62 – Ðại Kinh Giáo Giới La Hầu La (Mahà Ràhulovàda sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 21 - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Trọn bộ 24 tập – 600 quyển) - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 18 - Kinh Tạng