Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa
Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận
Tống Pháp Hộ Đẳng dịch
Bản Việt dịch của Thích Như Điển
***
Quyển 1
Quy mạng mười phương vô biên tế
Ở tại tất cả trong thế giới
Quá, vị, hiện tại các Như Lai
Bồ Tát Thanh Văn cùng Duyên Giác
Người trí nên biết: Thân người khó được, ở trong từng khoảnh khắc, thành tựu được cái thắng hạnh lại còn khó khăn. Nếu ở trong ấy mà chẳng khởi suy nghĩ làm những việc lợi ích thì sự sanh nầydẫn đến trống rỗng ở đời sau. Vì sao hay ở nơilờidạy thanh tịnh của Như Lai mà phát tâm dõng mãnh lãnh nạp nghe thọ. Ởđây có 2 việc. Nghĩa là thân người khó được và chánh pháp khó nghe, gặp Phật ra đờilại càng khó hơn nữa.
Hỏi rằng: Ở nơi đây vìsao mà ấn chứng cho rằng gặp Phật lại khó?
Đáp rằng: Trong vô số kinh điển đều nói như thế. Không thể định lượng. Riêng nương vào kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phật nói: Chư Tỳ Kheo! Như Lai ứng cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, trải qua trăm ngàn Cu Ti Na Do Tha Kiếp như thếở một lúc nọ trong đời hoặc có hoặc không Như Lai xuất thế thật là hy hữu. Như hoa Ưu Đàm chỉ một lần hiện.
Trong kinh Quyết Định Vương nói rằng:
Phật bảo: Nầy A Nan! Chư Phật ra đời như hoa Ưu Đàm kia đúng thời mới xuất hiện. Hoa nầy như vàng có ánh sáng mát dịu. Nở ra mùi hương lạ bay khắp do tuần. Ánh sáng của hoa nầy hay phá chỗ tốităm. Hay làm cho người ta nhớ nghĩ liền được thanh tịnh. Hay làm tiêu các bịnh khổ, hay chiếu sáng, hay xua đuổi mùi độc, hay cho hương lành. Hương thơm kia hay làm tiêu hoa 4 thế giớisự tổn hại. Hương nầylại không tùy theo Chuyển Luân Vương biến xứ đều ra khỏi. Chi có Kim Luân Vương lại có thểứng hiện. Huống nữa những kẻ phá giới loài hữu tình, chỉ Phật xuất thế thì hoa nầymới xuất hiện. Ở trong ấy sao lại có thể biết hoa Ưu Đàm kia ở nơi xa có lúc có hoặc không. Như có duyên khởi mà nói ở trong hồ Vô Nhiệt Não. So sánh bề mặt có núi tên là Ngũ Phong mà núi kia trên có một rừng hoa Ưu Đàm. Nếu Phật Thế Tôn từ Đẩu Suất Thiên Cung chưa giáng sanh vào nhơn gian trong lúc ở trong thai mẹ thì hoa Ưu Đàm kia còn khép lại. Nếu Phật Thế Tôn ra khỏi thai mẹ thì hoa kia tăng trưởng nở ra tướng lành. Nếu Đức Phật Thế Tôn thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề thì hoa Ưu Đàm kia nở rộ tất cả. Nếu Phật Thế Tôn xả bỏ thọ mệnh và duyên hạnh thì hoa kia tiều tụy. Nếu Phật Thế Tôn nhập Niết Bàn thì cành lá của hoa kia cùng hoa quả tất cả đều rụng hết. Hoa nầyrất lớn như bánh xe. Kinh Giác Tri Phương Quảng nói rằng: Tên gọi là Tiên Vương. Nghĩa là các tiên chúng nói: Những người hiền, bậc Bồ Tát liền được gặp Như Lai xuất thế nói pháp hóa độ lợilạc, tức thời tương ưng.
Trong kinh Hoa Nghiêm nói: Ở trong Cu Ti kiếp mà gặp được Phật ra đời, nghe thọ chánh pháp, tôn trọng tin tưởng phụng hành thì điều nầy thật là khó thấy được.
Hiền Kiếp kinh nói rằng: Trong Hiền Kiếp nầy sau 65 kiếp chẳng có Phật ra đời. Sau đó có một kiếp hiệu là Đại Danh. Ở kiếp kia có mười ngàn vị Phật xuất hiện trong đời. Sau kiếp gọi là Đại Danh có tám mươi ngàn kiếp không có Phật xuất thế. Sau kiếp nầy có kiếp tên là Tinh Dụ. Ở kiếp kia có 80.000 Phật xuất hiệnnơi đời. Sau kiếp Tinh Dụ trải qua 300 kiếp chẳng có Phật xuất thế. Sau thờikỳ nầy có một kiếp tên là Công Đức Trang Nghiêm. Ở kiếp kia có tám vạn bốn ngàn chư Phật xuất hiện nơi đời.
Ởđây có câu hỏi rằng vì sao có thể biết là thân người khó được?
Đáp rằng: Như trong tất cả các thể kinh đều nói. Như kinh Tạp A Hàm nói rằng: Phật bảo -Nầy các Tỳ Kheo! Giống như đại địanước chảy đầycả, có ngườilấy cái cây đục một lỗ trống rồi bỏ vào nước. Gỗ nầy nhẹ nổi theo gió lưu chuyển, gió đông qua tây, gió tây qua đông, thổi qua lại nam bắc như thế lại có một con rùa một mắt ở trong nước thọ mệnh sống đến vô số trăm tuổi. Trải qua trămnămtừ nước một lần nổi lên đưa đầu vào lỗ trống kia. Nầy các Tỳ Kheo! Ý các ông như thế nào? Con rùa mộtmắt kia có tuổi thọ thật là dài lâu mà một trămnămmột lần nổi có thể gặp được cái lỗ hổng của bộng cây không?
Các vị Tỳ Kheo trả lời: Khó lắm bạch Ngài.
Phật bảo: Nầy các Tỳ Kheo! Gặp Phật xuất thế thuyết pháp giáo hóa, độ cho giác ngộ con đường chơn chánh được đến Niết Bàn lạicũng như thế. Thật là khó khăn. Hoặc được thân người mà đầy đủ tay chân cũng lại khó khăn như thế.
Ởđây được hỏi rằng: Vì sao có thể biết là tay chân khó đầy đủ ?
Đáp rằng: Như trong khế kinh đã nói: Như tăng Nhứt A Hàm kinh nói rằng: Phật bảo -Nầy các Tỳ Kheo! Có 8 loạinạn mà chẳng biết thì người đó chẳng thể tu phạm hạnh. Thế nào là tám?
Nếu Phật ra đời nói các pháp yếu, hóa độ loài hữu tình cho đến Niết Bàn mà một loạihữu tình ở địa ngục, mà loạinầy tu phạmhạnh thật là khó.
Nếu khi Phật xuất thế tuyên thuyết pháp yếu hóa độ có loài hữu tình làm cho đến Niết Bàn mà có một loạihữu tình ở loài súc sanh mà loài nầy là loại thứ hai muốn tu phạm hạnh thì thật là khó.
Nếu Phật xuất thế tuyên nói các pháp yếu hóa độ loài hữu tình làm cho đến Niết Bàn, mà một loạihữu tình tại ngạ quỷ thì đây là điều thứ ba khó tu phạm hạnh.
Nếu lúc Phật xuất thế tuyên nói các pháp yếu để hóa độ loài hữu tình làm cho đến Niết Bàn mà một loạihữu tình tại Trường Thọ Thiên, mà điều nầy là cái khó thứ 4 của người tu phạm hạnh.
Nếu khi Phật xuất thế tuyên nói các pháp yếu, hóa độ loài hữu tình làm cho đến Niết Bàn mà có một loài hữu tình tạinơi biên ác si hại. Đây là thứ 5 của người tu phạm hạnh thật là khó.
Nếu lúc Phật xuất thế tuyên nói pháp yếu, hóa độ loài hữu tình làm cho đến Niết Bàn mà có một loài hữu tình chỉ sanh ở nước giữa, hoặc câm hoặc ngọng, các căn không đầy đủ, nói lành, nói dữ cũng chẳng hiểu nghĩanầy. Đây là cái khó thứ 6 của người tu phạm hạnh.
Nếu lúc Phật xuất thế tuyên thuyết pháp yếu, hóa độ loài hữu tình làm cho đến Niết Bàn mà một loạihữu tình sanh ở nước giữa, chẳng điếc, chẳng ngọng, lục căn đầy đủ, nói lành, nói dữ đều hay biết nhưng sau đó khởi tà kiến, điên đảo tính toán chấp trước. Nghĩa là chẳng bố thí, chẳng làm việc lợilạclại khi không nổilửa. Chẳng làm việc lành, tạo điều ác, tạo ra những quả báo của nghiệp, không ở thế giớinầy, không ở thế giới khác, không cha, không mẹ, không thế gian, Sa Môn, Bà La Môn, chẳng đứng đắn với con đường chơn chánh. Chẳng ALa Hán tri giảinơi đờinầy, đời khác, tự thông lực mà chẳng thánh quả thì đây là điều khó thứ bảycủa người tu phạm hạnh.
Hoặc lại có một loạihữu tình sanh ở giữanước chẳng bịđiếc, chẳng ngọng, lụccăn đầy đủ, nói lành, nói dữ đều biết. Lại hay chánh kiến, chẳng điên đảokế chấp. Nghĩa là có bố thí làm lợilạc cho đến có A La Hán thủ chứng thánh quả; nhưng Phật không xuất thế, chẳng nói pháp yếu. Đây là điều khó thứ 8 của người tu phạm hạnh.
Nầy các Tỳ Kheo! Hãy nên biết có một loại hòa hợp để tu phạmhạnh. Nghĩa là khi Phật xuất thế nói các pháp yếu, đầu tốt, giữatốt, cuốitốt. Văn nghĩa sâu xa thuần nhất không tạp, đầy đủ thanh bạch tướng phạmhạnh mà có một loài hữu tình sanh ở giữanước chẳng điếc, chẳng ngọng, lục căn đầy đủ, nói lành nói dữ đều hay biết. Chánh kiến đầy đủ, chẳng khởi điên đảokế chấp. Nghĩa là có bố thí, có làm lợilạc lại có tạo nên lửa. Có việc lành, việc dữ, các nghiệp quả báo. Có ở đờinầy và đời khác. Có cha, có mẹ, có thế gian, Sa Môn, Bà La Môn, có chánh thú, chánh đạo, có A La Hán trí giải. Ở nơi đờinầy đời khác, tự thông lực mà chứng thánh quả. Thì đây là một loại phần hòa hợp. Trong kinh ĐạiTập phẩm NguyệtTạng nói rằng: Nầy các người hiền, thời phân hòa hợp như gặp lúc cây trổ hương. Thật là khó được.
Ởđây nên hỏi: Như nói được thân người sao có thể được thanh tịnh bình đẳng và thanh tịnh sở thuyết?
Đáp rằng: Có 10 loại công đức nếu hay đầy đủ thì kia được thân người thanh tịnh bình đẳng. Thế nào là 10?
Như kinh Siêu ViệtHạ Tộc nói rằng: Một là thiện nam tử thiện nữ nhơn nội phát bồ đề tâm rồitức sanh tịnh tín. Hai là quảng đa thanh tịnh muốn thấy thánh hiền. Ba là vui nghe chánh pháp. Bốn là chẳng sanh keo kiết mà hay bố thí lớn. Năm là thân đoan chánh, nhớ nghĩ vui vẻ nơi con đường Niết Bàn. Sáu là chẳng ngại tâm lành, tâm rộng rãi bố thí. Bảy là tin có nghiệp và các nghiệp báo. Tám là chẳng khởi phân biệt. Chín là chẳng cầu chứng nghi lại chẳng nhiễm huệ. Mười là chẳng hoại thiện ác nghiệp quả. Như thế 10 loại nếu đã biết rồi. Ở nơi nầy mệnh duyên các ác mạt tác.
Ở nơi đây nên hỏi: Thế nào gọi là tín?
Đáp rằng: Tín nghĩa là thuận hướng thánh hiền, các việc ác không làm. Như kinh Phá Nhiễm Huệ nói rằng: Các thiện pháp, tin là con đường đầu tiên. Trong ấy tín nghĩa là gì? Nghĩa tín ởđây là thuận nghĩa. Điều nầy có thể đầy đủ Như Lai vô chướng ngại trí, mà có thể nói, khó thấy, khó biết sâu xa chánh pháp. Vĩnh viễn đoạn lìa dây ái. Nghĩa là không nhẫn, không mất nhẫn. Chẳng tai, mũi, lưỡi, thân, ý và không có tai, mũi, lưỡi, thân, ý diệt. Chẳng trụ, chẳng chẳng trụ, chẳngý vui, chẳng chẳng ý vui. Đầy đủ 60 loại âm thanh văn cú. Cho đếnlời nói thanh tịnh sạch sẽ. Thân nầysạch. Tâm nầy hiện nhiều loạisắc tướng mà Phật Như Lai chẳng thể chẳng biết, chẳng thể chẳng thấy. Chẳng thể chứng thành, chứng vô bất giác liễu. Như Lai mắt thanh tịnh và Như Lai phổ nhãn vĩnh viễn xa lìa sự sai trái, xa rời sự tham ái, phá các si ám, qua khỏimắt thịt, mà có thể quán chiếu sâu xa đảnh tướng, tuyên nói vô thượng đệ nhất nghĩa đế. Tất cả Phật Pháp tuy lại phân biệt, như thế Phật Pháp mà chẳng hủy báng duyên khởi. Đây có tên là Tín.
Trong kinh Tín Lực Nhập Ấn Pháp Môn nói rằng:
Phật bảo: Diệu Cát Tường! Thế nào là tín lực? Nghĩa là ở nơitất cả Phật Pháp hiện tiền ấn thuận, tín giải chẳng nghi, lại chẳng cầu điều khác. Quyết định thật tín nghiệp và nghiệp báo. Tín tâm vô tạp. Ở nơi không, vô tướng, vô nguyện mà làm các việc cùng tất cả pháp đều sanh tịnh tín. Nghĩa là bố thí có quả củasự bố thí. Trì giới thì có quả trì giới. Nhẫn nhục có quả nhẫn nhục. Tinh tấn có quả tinh tấn. Thiền định có quả thiền định. Trí huệ có quả trí huệ. Điều ấy như thế nói là tướng thanh tịnh. Ở nơi Đại Thừa thắng giải hay sanh tịnh tín. Điều nầygọi tên là Tín Lực.
Nếu lại hiểu rõ các đắm trước, cótên là tín căn. Hoặc căn hoặc lực, tổng nói là Tín. Lạinữa ở trong nầy sao tên là Tín Lực. Tín nghĩa là ấn thuận, hay tin nghe kia. Sao là kẻ tu Bồ Tát tin nghe kia?
Bởi vì nghe kia chỉ dạy phát tâm Bồ Đề tu Bồ Tát hạnh. Bồ Tát nương nơi Ba La Mật Đa mà thiện xảo phương tiện cùng 4 nhiếp pháp, tất cả Phật Pháp, Bồ Tát pháp và nghe. Từ kia nghe rồicực sanh tịnh tín. Đây gọi tên là Tín Lực.
Trong kinh Bồ Tát Tạng nói rằng:
Phật bảo: Nầy Xá LợiTử! Người tu Bồ Tát hạnh nầy, trong phát tâm Bồ Đề rồi, liền sanh tịnh tín. Rộng nhiều thanh tịnh muốn thấy thánh hiền, vui nghe chánh pháp. Quyết định tín có các nghiệp và nghiệp quả báo. Đoạn 10 nghiệp bất thiện, tu 10 thiện nghiệp. Tin có Sa Môn, Bà La Môn và chánh thú, chánh đạo, mà lại đavăn. Chỗ nghe tương ưng, tâm ý hòa hợp, ra khỏi nghi hoặc, chẳng thọ hậu hữu. Ở nơi chư Phật, chư Bồ Tát và Thanh Văn cùng chơn thiện trí thức. Thường hay thân cận khởi tâm thương mến. Tin kia thiện tri thức mà nói các nghiệp cùng nghiệp quả báo. Biết được việc ấyrồi như thế mà nói sâu xa ngôn luận. Nghĩa là không, vô tướng, vô nguyện, vô hạnh, vô sanh, vô khởi các hiện nghị. Vô ngã, vô nhơn, vô hữu tình, vô thọ giả để luận và cùng duyên sanh luận. Những ngôn luận nầy nghe rồi nghe rồi không nghi, lại chẳng chấp. Tùy vào tấtcả pháp uẩn, xứ, giới v.v… tất chẳng đắm trước. Tin tất cả pháp tự tánh đều không, mà Phật trí chỉ cầu thuần nhất, không buông lung.
Sao có tên là bất phóng dật?
Nghĩa là nếu các căn lúc khởi tán loạn; nên tự tâm điều phục, tâm kia tùy hộ. Trong kinh Nguyệt Quang Bồ Tát, nói rằng: Nếu các hữu tình ở nơi Tam Bảo khởi tâm tịnh tín, mà thật khó được. Cũng giống như Như ÝBảo Châu cầu được lạicũng khó như thế. Vào Như Lai cũng trí đức bất khả tư nghì cảnh giới kinh nói rằng: Thánh Trừ Uẩn chứng Bồ Tát bạch Ngài Bồ Tát Diệu Cát Tường rằng: Có 5 loại pháp, mà chư Bồ Tát Ma Ha Tát sẽ sanh thắng giải. Hoặc nầy hoặc kia A Tăng Kỳ tối thắng công đức mà có được. Thế nàolà 5 ?
Một là tất cả pháp không. Hai là tất cả pháp vô đối trị. Ba là tất cả pháp vô sanh. Bốn là tất cả pháp vô diệt. Năm là tất cả pháp chẳng thể ghi nói. Như thế 5 loạisẽ sanh thắng giải. Như đất Diêm Phù Đề qua số vi trần và số các uy nghi cùng chỗ tác dụng. Như Lai đều chẳng phát ngộ, lại không phân biệt mà tùy theo tâm ý của chúng sanh. Hoặc đúng lúc, hoặc không đúng lúc tấtcả thường hay chuyển. Các Bồ Tát Ma Ha Tát ở nơinầysẽ sanh thắng giải.
Kinh Tinh Hạ Lạc Na Nhĩ Duyên Khởi nói rằng: Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Như Lai là vì hóa độ các loài hữu tình mà làm nên lợi ích vậy. Ở nơiHằng Hà sa số kiếp trải qua tu các hạnh, hiện thành chánh giác. Chư Bồ Tát Ma Ha Tát ở nơinầy sanh tín giải. Lại Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Như Lai ở nơi Phật Nhiên Đăng mà được thọ ký riêng. Ở khoảng giữa ấy trải qua tu hành thắng hạnh, vào ra các cảnh giới chư Phật, trải qua vô biên tế kiếp. Cho đến hiệntại thành chánh giác. Ở nơinầy nên sanh tín giải.
Lại Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai thấy nhơn duyên dòng họ Thích bị giết mà hóa độ loài hữu tình cho đượclợi ích vậy. Trải qua vô biên tế kiếp hằng tu thắng hạnh, hiện thành chánh giác. Ở nơinầy sanh tín giải. Cho nên phải biết tất cả loài hữu tình nếu phát tâm Bồ Đề thì đây là điều khó được.
Hỏirằng phát tâm Bồ Đề thật là khó được. Thì điều nầy làm sao phát khởi được?
Đáp rằng: Trong nhiều kinh nói: Căncứ vào kinh Pháp Hoa nói rằng: Thế gian hữu tình nếu phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm thì thật khó được. Phải biết Bồ Đề tâm như chủng tử của thế gian, mà thế gian tất cả thiện pháp tất đã trồng được. Như tất cả cảnh giới Phật Pháp. Tất cả việc làm ác mà có thể hết đi giống như kiếp lửa, tất cả bất thiện pháp hay tiêu hoại; giống như đại địa, tất cả nghĩa có thể thành tựu. Như Ma Ni Bảo Vương tất cả ýlạc tất viên mãn. Giống như hiền bình (?), đánh bạt sự lưu chuyển sanh tử, như Thắng Câu Nhị, tất cả thế gian, trời người A Tu La cho đến tất cả Phật Pháp, tất cả Phật công đức đều tất xưng tán công đức Bồ Đề tâm kia vậy. Như Phật tháp miếu. Vì sao vậy? Ở trong nầy đầy đủ chư Bồ Tát hành thắng cảnh giới. Lạinữa ởđây Bồ Đề tâm xuất sanh quá khứ, vị lai, hiện tạitất cả chư Phật. Thiện Nam Tử? Giống như có loại thuốc tên là Thiết Kim Quang là loại thuốc mà 1.000 sinh ra 2.000, tất cả đều biến thành vàng. Chẳng có 2.000 thiết đó mà hay hoại thì 1.000 Thánh dược nầy. Phát Bồ Đề tâm lạicũng như thế. Nếu có thể mộtlần phát, tất cả trí tâm vi diệu, thánh dược thiện căn, hồihướng trísở nhiếp thọ. Hay làm cho tất cả nghiệp phiền não chứng tất thành tấtcả pháp, tất cả trí vàng. Chẳng phải kia, tấtcả nghiệp phiền não chứng mà hay nhiễmôtất cả trí tâm.
Nầy Thiện Nam Tử! Lại như cần một ngọn đèn vào trong phòng tối. Tùy theo khi vào trong phòng ấy tích chứa tối tăm cả trăm ngàn năm đều bị phá diệt, hốt nhiên sáng rỡ. Phát Bồ Đề tâm lạilạicũng như vậy. Cần tất cả trí nơi tâm, đuốc đại quang minh vào trong tâm ý tốitămcủahữu tình. Tùy theo khi vào trong ấy chẳng thể nói trăm ngàn kiếp đã qua tích chứatất cả nghiệp phiền não chứng, vô minh hắc ám đều tất tiêu trừ, mà ánh sáng đại trí xuất sanh chiếu sáng.
Nầy Thiện Nam Tử! Lại như Đại Long Vương trên đầu có mũ Như Ý BảoVương, chẳng vì kia giận mà đến xâm nhập khủng bố. Các Bồ Tát Ma Ha Tát lạicũng như thế. Đỉnh củaBồ Tát tâm cùng tâm Đại Bi là cái mũ Diệu BảoVương chẳng làm tất cả ác thú và các ác thú ấy đến xâm phạm, khủng bố.Lại như ánh sáng mặt trời, mặt trăng tròn đầy chiếu sáng, ở trong ấy hiện có tất cả vàng bạc trân bảo, y phục và những đồ âm nhạc hay ho cùng vớitấtcả kia đều sở hữu, đều chẳng thể cùng với Như ÝBảo Vương đây so sánh giá trị. Phát tâm Bồ Đề lạicũng như vậy. Cho đến 3 đời tất cả trí tri pháp giới đạo tràng đều được chiếu diệu. Ở trong ấy ứng hiện tất cả hữu tình, tất cả trời người và tất cả Thanh Văn Duyên Giác. Nếu có lậu hoặc vô lậu, tấtcả thiện căn đều chẳng thể cùng phát tâm Bồ Đề tự tại bảovương và giá trị nầy. Lại như sữacủa bò dê đầy trên biển cả. Hoặc sữa của sư tử, dấu chân thấm vào biển thì sữa của bò dê chẳng thể ngưng kết lại chẳng thể hòa hợp. Bồ Đề tâm lạicũng như vậy. Chẳng thể nói trăm ngàn kiếp tích tụ các nghiệp phiền não cũng giống như biển lớn. Như Lai làbậc Đại Trượng Phu Sư Tử phát tất cả trí tâm, khi một giọt sữa thấm vào biển cả thì các nghiệp phiền não vĩnh viễn tận trừ không còn nữa. Cho nên tất cả Thanh Văn Duyên Giác giải thoát lại chẳng hòa hợp.
Lại như thân cận ngườimạnh khỏe tất cả nộ ác chẳng thể xâm hại. Kẻ phát Bồ Đề tâm lạicũng như thế. Nếu thân cận Bồ Tát dũng mãnh thì tấtcả các việc ác, giận hờn chẳng thể xâm nhập hại được. Lại như chỗ khuyết của quý kim cương tuy có tổn hoại; nhưng trong các loại quý lạicũng là tối thắng, mà có thể ra khỏi, làm cho thật trang nghiêm đẹp đẽ, thì tên gọicủa quý kim cương kia cũng lại chẳng tổn diệt. Hay có công năng giúp đỡ cho những kẻ nghèo hèn. Một ít phần củaBồ Đề tâm lạicũng như thế. Thí dụ của quý kim cương bị sứt mẻ là chói chỗ chưa đầy đủ mà cũng đã qua khỏi tất cả Thanh Văn Duyên Giác công đức thật trang nghiêm. Bồ Tát kia cũng chẳng bị tổn diệt. Có thể cứu giúp cho những người nghèo, không có tài sản của cải.
Trong kinh Thắng Quân Vương nói rằng:
Phật bảo: Nầy ĐạiVương lành thay! lành thay! Ngươi hay ở nơi Phật Pháp mà yêu mến mong cầu như ĐạiVương đây hiện đang trị vì giáo hóa xứ Kiều Tát La làm lợi ích an lạc cho tất cả nhân dân, cứutế giúp đỡ, làm an ổn tiếp dẫn khiến cho nhiều người trở về chánh đạo mà Ngươi hay vì lợi ích rộng lớn cho tất cả loài hữu tình, làm cho họ phát tấtcả trí tâm, đầy đủ tất cả Phật Pháp cho đến chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Thật là lợi ích!
Lạinữanầy ĐạiVương! Ở nơivườnKỳĐà kia thường cóvôsố trăm ngàn thánh hiền ở yên nơi ấy nên sanh tôn trọng tưởng nhớ. ĐạiVương! Những bậc Thánh hiền ấy ở nơi chánh đẳng giác có niềm vui muốn có tín, có cầu, có nguyện, có xưng tán nên sanh tín tâm tùy hỷ. Đốivớitất cả những bậc Thánh hiền ấy từ thân ngữ ý hay sanh chỗ tin sâu. Vì sao vậy?
Nầy ĐạiVương! Mà ở địa phương kia có vô số trăm Phật xuất hiện vô số trăm liền chuyển pháp luân. Vô số trăm thánh chúng tiếp tục được đắc độ. Như thế cho đến vô số trăm ngàn Cu Ti Na Do Tha Hằng Hà Sa Số chư Phật xuất hiện, chuyển chánh pháp luân hóa độ chúng sanh. Như thế những bậc Thánh hiền kia tất cả đều phát sanh Bồ Đề, vui muốn tin cầu nguyện v.v…
Quyển 2
Trong kinh A Xà Thế Vương nói rằng: Tôn Giả Đại Ca Diếp bạch với Ngài Diệu Cát Tường Bồ Tát (Ngài Văn Thù) rằng: Giống như sư tử con mới sanh, tùy theo nơi sanh ấy mà có sức mạnh. Phàm chỗ hướng đến hoặc có bầyhươu vừa nghe mùi của sư tử liền chạy trốn. Cũng giống như con voi mạnh khỏe nếu nghe mùi sư tử bức não kinh sợ, ghì dây cương và làm đứt dây cương rồi chạy đitứ hướng. Tìm đến chỗ núi cao, đất thấp để tìm chỗ nấp an ổn. Loại thủytộc (cá, tôm), phi cầm (bay, nhảy) khi nghe mùi sư tử lại thất kinh. Nầy Diệu Cát Tường! Nếu các Bồ Tát đầy đủ huệ lựclạicũng như vậy. Khai bắt đầu phát tâm Bồ Tát liền phát tâm đạiBồ Đề. Tức hay qua khỏitất cả Thanh Văn Duyên Giác, ma cung chấn động. Tất cả thiên ma hoặc sanh sợ run rẩy và chẳng thểở yên nơi cung điện của mình.
Kinh Bảo Tích nói rằng:
Phật bảo: Nầy A Nan! Ý ông nghĩ sao? Giống như có người chặt hết2 tay chân có thể sống được chăng?
A Nan thưa: Bạch Thế Tôn! Tay chân cắt lìa, mệnh nầycũng còn có thể sống được.
Phật bảo: Nầy A Nan! Nếu có ngườicắt lìa tâm nầy thì người ấy có toàn mệnh chăng?
A Nan thưa: Chẳng thể. Thế Tôn.
Phật bảo: A Nan ngươi nên biết! Đệ tử của ta là Mục Kiền Liên và Xá LợiTử giống như là tay chân mà các Bồ Tát thì giống như tâm của ta. Nầy A Nan! nếu có Bồ Tát ngồitrên xe quýmà 5dục công đức làm thần thông du hí mà chẳng có người vì đây lên xe. Như Lai lúc ấy vì Bồ Tát kia dùng lực để ngự lên xe rồi tiến về phía trước đường. Nếu Xá LợiTử và Mục Kiền Liên tu ba môn giải thoát. Nếu trải qua một kiếp hoặc hơnmột kiếp Như Lai chẳng lại cùng với lực nầy mà sách tấn.
Kinh Phụ Tử hợp tập nói rằng: Nầy các Tỳ Kheo! Cho đếnhằng hà sa số các Đức Như Lai ở nơihằng hà sa số kiếp ấyxưng tán kia phát tấtcả trí tương ưng, tâm kia cùng các công đức tạng, nói chẳng cùng tận. Vì sao vậy? Như Lai từ xưa tu Bồ Tát hạnh gặp chẳng phải lúc chẳng phát tâm nầy. Tất cả loài hữu tình đều nhiếp thọ. Khi nhiếp thọ rồi, ở nơi các loài hữu tình lại chẳng khởitư tưởng hóa độ. Cho đến vô lượng các cõi hữu tình, Như Lai biến vào trong những cõi hữu tình đó, trải qua tu Bồ Tát, rộng về hạnh nguyện thắng giải, mỗimỗi phát tâm tập trung lạitạo nên phước uẩn. Vì sao vậy?
Nầy các Tỳ Kheo! Cõi hữu tình vô tận, mà ở nơi cõi hữu tình cũng vô tận vậy. Như Lai rộng tu Bồ Tát thắng hạnh mỗimỗisự phát tâm lại huân tập phước đức lại cũng vô tận.
Trong kinh Như Lai bí mật nói rằng: Nếu các Bồ Tát phát tâm Bồ Đề tu thắng hạnh thì làm cho chủng tử của Tam Bảo chẳng mất chẳng tuyệt. Lạinữa! Khi Bồ Đề tâm nơiBồ Tát sanh phước uẩn thì liền dùng hồi hướng đến tất cả loài hữu tình. Như thế hồihướng công đức mãn cả hư không giới mà lại còn cao hơn, tất cả loài hữu tình phước uẩn ấy được nhiếp tất do tâm Bồ Đề của Bồ Tát chuyển.
Trong kinh Pháp Tập nói rằng: Bồ Tát phát tâm Bồ Đề giác ngộ tất cả pháp, biết tất cả pháp và pháp giới mà tất cả pháp thì không có chỗ từ nơi nào đến và không có chỗ dừng nghỉ. Lại chẳng thể biết, rồi như lượng trí tri pháp tánh đều không, làm cho tất cả loài hữu tình lại như thế giác liễu. Bồ Tát nếu phát tâm như thế thì đây có thể gọi là Bồ Tát. Bồ Đề tâm là lợilạc cho tất cả tâm của loài hữu tình. Là vô thượng tâm, đạitừ nhu nhuyến tâm, đại bi vô quyện (chẳng mỏimệt) tâm, đạihỷ bất thoái tâm, đạixả vô cấu tâm. Không, vô vị tác tâm, vô tướng tịch tịnh tâm, vô nguyện vô trụ tâm.
Ở nơi đây có thể hỏi. Vì sao có ít thiện căn mà hồihướng tất cả trí? Cho đến ngồi tòa Bồ Đề. Ở trong khoảng giữa ấy mà chẳng tận được?
Đáp rằng: Như kinh Vô Tận Ý nói rằng: Phật bảo Ngài Xá LợiTử rằng: Giống như một giọt nước nhỏ vào trong biển lớn cho đến cùng kiếp. Ở khoảng trung gian đó mà chẳng thể cùng tận. Bồ Tát mà ít thiện căn hồi hướng tấtcả trí lạicũng như thế. Cho đến ngồinơi đạo tràng ở nơi khoảng giữa lại chẳng thể tận.
Trong kinh Thiện Xảo Phương Tiện nói rằng: Hoặc có Bồ Tát thấykẻ bần cùng khởi tâm bi mẫn thí cho một ít thức ăn như Phật đã nói. Tâm nầy rộng lớn có tên là thí tối thượng hà huống là bố thí pháp. Thí nầy tuy ít mà tất cả tâm trí công đức vôlượng.
Kinh Hiền Kiếp nói rằng: Tinh Vương Như Lai ở nơi nghe thọ chỗ Như Lai, sơ phát tâm Bồ Đề, Vua Tinh Vương Như Lai kia xưa làm kẻ chăn cừu rồi hái hoa Mạt Cụ La đem cúng thí từ nhơn duyên đó mà phát tâm, tên xưng là Như Lai ở nơi chỗđiện quang của Như Lai. Sơ phát Bồ Đề tâm, tâm kia gọi là Như Lai trước làm nghề dệt mà đã cúng thí nhiều loại vảitốt, từ nhơn duyên phát tâm ấy mà có. Minh Diện Như Lai ở nơi ánh sáng vô biên của Như Lai, mà sơ phát Bồ Đề tâm. Vị Minh Diệm Như Lai kia trước làm người giữ thành đem một ít cỏ đốt để cúng dường mà với nhơn duyên đótừấy phát tâm. Nan Thắng Như Lai ở nơi kiên cố bộ của Như Lai, sơ phát tâm Bồ Đề mà vị Nan Thắng Như Lai kia trước làm người tiều phu đốn củi, đem củi cúng thí. Với nhơn duyên ấytừđó phát tâm. Công Đức Tràng Như Lai ở nơi diệu xưng của Như Lai, sơ phát tâm Bồ Đề mà vị Công Đức Tràng Như Lai đó ngày xưa làm người gánh nước, dùng bình nước đầy để cúng dường, với nhơn duyên từđó mà phát tâm. Lực Quân Như Lai ở nơi Đại Thệ Như Lai sơ phát tâm Bồ Đề mà vị Lực Quân Như Lai đóxưa làm Thầy thuốc cúng thí một quả Ám Ma Lặc (quả cau), với nhơn duyên từđó phát tâm.
Kinh Bảo Tích nói rằng: Hoặc có người vì cầu quả A La Hán mà dùng Ma Ni bảo châu đầy đủ rất nhiều đi trong nhiều thế giới để bố thí, lại có người tu Bồ Tát thừa thấyrồi phát tất cả trí tương ưng, tâm tùy hỷ mà sự tương ưng nầy ở chỗ tùy hỷđó có phước đức chất chứa. So sánh với phước đức củasự bố thí trước trăm phần chẳng bằng một. Cho đến Ô Ba Ni Sát Đàm phần lại cũng chẳng bằng một (Upanisad = cận thiểu, vi tế, nhỏ nhất).
Hỏirằng: Bồ Tát mà có thế thắng xuất bố thí trước kia hay sao?
Đáp rằng: Hồihướng nhất thiết trí vậy. Như kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng:
Phật bảo: Xá LợiTử! Bồ Tát Ma Ha Tát nếu muốn ra khỏitất cả chỗ tu của Thanh Văn Duyên Giác thì phảibố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, phải nên một lòng phát tất cả trí tương ưng tùy hỷ tâm, tu học Bát Nhã Ba La Mật Đa mà dùng tâm đại bi làm kẻ dẫn đường mà chư Bồ Tát sau đó phát tâm Bồ Đề. Cho nên phải biết đạiBồ Đề tâm lấy đại bi tâm dẫn đầu. Điều nầy làm sao biết được?
Như trong kinh Bồ Tát Tạng nói rằng: Nếu các Bồ Tát muốn cầu Bồ Đề thì nên dùng tâm đại bi mà chỉđạo. Giống như sĩ phu làm chủ mệnh căn vào ra hơi thở làm chủ đạo. Chư Bồ Tát Ma Ha Tát lạicũng như thế. Ở nơi pháp Đại Thừa dùng tâm đại bi chỉ đạo. Lại như Chuyển Luân Thánh Vương ở nơi những của quý thì luân bảo là chỉ đạo (dẫn đầu). Bồ Tát Ma Ha Tát lạicũng như vậy. Ở nơitất cả Phật Pháp dùng tâm đại bi dẫn đầu.
Lạinữa các Bồ Tát ở nơinầybỏ mất những việc làm nhỏ nhặt. Ở nơi kia thiếu sót tâm bi hộ niệm.
Trong kinh Vô Úy Thọ Sở Vấn Đại Thừa nói rằng:
Phật bảo: Nầy Trưởng Giả! Nếu các Bồ Tát vì muốn thành tựu đạibồ đề thì nên ở nơitấtcả loài hữu tình khởi tâm đại bi. Ở chính thân mệnh mình chẳng sinh ái nhiễm cho đến tất cả tài sản lúa mè, nhà cửa, vợ con, ăn uống, áo quần, xe cộ, chỗ ngủ nghỉ, chỗ ngồi, hương hoa, trầm v.v… cùng tất cảđồ âm nhạc, tất cả chẳng nên đắm trước. Vì saovậy?
Nầy Trưởng Giả! Nhiều loài hữu tình ở nơi thân mệnh đều sanh ái trước. Ái trước là rộng tạotội nghiệp, đọa vào ác thú. Nếu lại có loài hữu tình khởi tâm đại bi rồi, ở nơi thân mệnh chẳng sanh ái trước. Vìchẳng chấp trước nên sanh vào đường lành. Lại hay ở nơitất cả loài hữu tình vận tâm rộng lớn mà làm việc bố thí, tất cả pháp lành tương ưng mà làm. Kẻ tu Bồ Tát là người dùng tâm đại bi mà thành thân nầy. Điều nầy làm sao biết được?
Như kinh Bảo Vân nói rằng:
Phật dạy: Nầy Thiện Nam Tử! Nếu chư Bồ Tát đầy đủ 10 pháp là vì đại bi mà thành thân nầy. Thế nào là 10?
Một là thấytất cả loài hữu tình vì khổ bức bách, không cứu, không chỗ nương tựa, không chỗ quay về; thấyrồi liền phát đại bi tâm mà làm chỗ nương tựa.
Hai là phát Bồ Đề tâm rồi làm cho loài hữu tình kia được thành tựu pháp.
Ba là tùy theo chỗ được pháp mà làm cho loài hữu tình tạo nên đạilợi ích.
Bốn là có loài hữu tình keo kiệt làm cho họ bố thí.
Năm là nếu có kẻ hủy báng giới cấm thì làm cho họ tu tịnh giới.
Sáu là nếu nhiều giận hờn thì làm cho họ nhẫn nại.
Bảy là nếu nhiều giải đãi thì làm cho phát sinh tinh tấn.
Tám là nếu nhiều tán loạn thì làm cho tu tỉnh lự (thiền).
Chín là nếu vô trí huệ thì làm cho được thắng huệ.
Mười là tất cả loài hữu tình cực khổ chỗ bức bách thì Bồ Tát liền vi tiêu trừ mà làm cho nơi Bồ Đề chẳngvì chướng nạn.
Như thế tên là 10 pháp.
Theo kinh Tổng Trì Tự TạiVương nói rằng: Bồ Tát hoặc thấymột loại hữu tình tham ái kết chặt. Ở nơi chính vợ con quyến thuộc mà sanh đắm nhiễm thì sợi dây ái đó chẳng thể được tự tại. Bồ Tát nên vì đó mà nói pháp yếu làm cho giải trừ dây ái ràng buộc, làm cho được tự tại. Bồ Tát vì các loài hữu tình mà khởi tâm đại bi vậy.
Hoặc thấymột loạihữu tình khởi tâm phẫn nhuế, lại làm sai trái tổn hại quá nhiều thì Bồ Tát nên vì đó mà nói pháp yếu. Làm cho đoạn trừ tâm phẫn nhuế sai trái đó. Bồ Tát vì các loài hữu tình mà khởi tâm đại bi vậy.
Hoặc thấymột loạihữu tình làm bạn ác nhiếp rồi xa lìa bạn lành thường tạotội nghiệp. Bồ Tát nên vì đó mà nói pháp yếu, làm cho thường được thân cận bạn hiền, xa lìa bạn ác. Bồ Tát vì các loài hữu tình khởi tâm đại bi vậy.
Hoặc thấymột loài hữu tình tốicực bần áo, chẳng biết đủ, xa lìa thắng huệ. Bồ Tát hãy nên vì đó mà nói pháp yếu, làm cho đoạn trừ bần ái, phát sanh thắng huệ. Bồ Tát vì các loài hữu tình mà khởi tâm đại bi vậy.
Hoặc thấymột loại hữu tình cho không có nghiệp báo, chấp đoạn, chấp thường. Bồ Tát nên vì đó mà nói pháp yếu, làm cho vào nơi thậm thâm duyên khởi biết các hành nghiệp. Bồ tát vì các loài hữu tình mà khởi đại bi tâm vậy.
Hoặc thấymột loài hữu tình vì vô minh si ám che khuất chấp chặt ta, người, hữu tình thọ mạng thì Bồ Tát nên vì đó mà nói pháp yếu, làm cho huệ nhãn thanh tịnh đoạn trừ kiến chấp. Bồ Tát vì các loài hữu tình mà khởi tâm đại bi vậy.
Hoặc thấymột loạihữu tình vui nơi sanh tử, chấp trước ngũ uẩn như sát hại, thì Bồ Tát nên vì đó nói các pháp yếu, làmcho xa lìa tất cả tam giới. Bồ Tát vì các loài hữu tình mà khởi tâm đại bi vậy.
Hoặc thấymột loạihữu tình bị ma trói chặt vào chỗ ái khổ ác rồi sanh đắm trước. Bồ Tát nên vì đó mà nói pháp yếu, làm cho giải thoát sự trói buộc của ma, đoạn trừ ái ác ở nơi tâm pháp trước kia. Bồ Tát vì các loài hữu tình mà khởi tâm đại bi vậy.
Hoặc có một loài hữu tình đóng chặt cửa Niết Bàn, mở lối vào đường ác thì Bồ Tát nên vì đó mà nói pháp yếu, làm cho kia mở cửa Niết Bàn và đóng lối vào đường ác. Bồ Tát vì các loài hữu tình mà khởi tâm đại bi để phát tâm Bồ Đề. Nếu ở nơiBồ Tát pháp nhẫn có kẻ hủy báng, kia sanh tâm kiêu mạn ở pháp chướng nạn muốn làm cho Bồ Tát xa lìa nhiễm pháp thì Bồ Tát nên biết là ma sựđã khởi lên.
Trong kinh Tín Lực Nhập Ấn Pháp Môn, Phật có dạyrằng: Nầy Diệu Cát Tường! Giả sử có người ở nơitất cả thế giớicực vi trần cùng vớitất cả loài hữu tình có được căn lành tức vì chướng nạn. Nếu lại ở nơimột Ưu Bà Tắc chẳng khác ThầyTổ đều tu 10 nghiệp lành thì kẻ kia ít căn lành mà vì chướng nạn. Như thế tộigấp đôi ở nơi A Tăng Kỳ số.
Giả sử có người ở nơicực vi trần cùng vớitất cả thế giới các Ưu Bà Tắc có được căn lành tấtcả vì chướng nạn. Nếulại có người ở nơimột Tỳ Kheo mà ít căn lành, mà vì chướng nạn, như thế tội ấytăng gấp đôi ở nơiA Tăng Kỳ Kiếp Số trước, như thế lần lượt nếu ở nơi tùy tin hành nhơn, tùy theo pháp hành nhơn Tu Đà Hoàn, TưĐà Hoàn, A Na Hàm, A La Hán. Người ở địa thứ 8 và người Duyên Giác, xe dê, người hành Bồ Tát, xe voi, người hành Bồ Tát. Nhựt Nguyệt thần thông, người hành Bồ Tát. Thanh Văn thần thông người hành Bồ Tát. Nếu có người ở nơicực vi trần cùng tất cả thế giới các Thanh Văn thần thông, ngườiBồ Tát cùng các thiện căntất cả vì chướng ngại. Nếu lại có người ở nơi thần thông của Như Lai hành chỗ Bồ Tát thì một căn lành kia mà vì chướng nạn, khởi tâm tư mạn, sanh phẫn nhuế, như thế tội lại gấp đôi ở A Tăng Kỳ kiếp trước.
Giả sử có người ở mười phương tất cả thế giớicực vi trần và tất cả loài hữu tình lấy giữ con mắt nầy mà lại kiếp đoạt tất cả chỗ tư sanh tài vật. Nếu lại có người ở nơi chỗ Bồ Tát mà khởi tâm khi mạn (dốilừa) sanh phẫn nhuế, mạ lỵ, hủy báng thêm vào xúc hại thì tội ấygấp đôi ở ATăng Kỳ số trước. Nếu lại có người ở nơi chỗ Bồ Tát tùy theo duyên gì mà khởi tâm khi mạn (dốilừa), sanh phẫn nhuế. Do tội nghiệp nầy mà đọa vào Đại Khiếu Địa Ngục, thêm nặng 500 do tuần, có 500 cái đầu. Ở mỗimỗi cái đầu có 500 cái lưỡi, mà mỗi lưỡi có 500 cái cây trên lưỡi. Có lửa cháy lớn.
Giả sử có người ở nơi 3.000 đại thiên thế giớitất cả loài hữu tình tất cả dùng dao gậy mà đánh phá lại thêm xâm đoạtsở hữu tất cả tư sanh tài vật. Nếu lại có người ở nơiBồ Tát khởi tâm khi mạn (dốilừa) mà sanh phẫn nhuế (giận dữ) và hoại tổn não, như thế tội tăng hơn A Tăng Kỳ số trước.
Giả sử có người phát tâm cực ác, tấtcả loài hữu tình tâm bất lợi ích, ở nơiHằng Hà sasố thế giới, mỗimỗi thế giới có hằng hàsasố chư vị A La Hán mà tất cả sát hại. Lại có hằng hà sa số tháp miếu chư Phật do các đồ quý tạo thành và những đồ quý dựng nên tràng phang thù diệu trang sức tất cả đều bị phá hoại. Nếulại có người ở nơi tín giải Đại ThừaBồ Tát mà cùng trồng chủng tử đại thừarồi, tùy theo duyên gì mà khởi tâm khi mạn (dối lừa) mà sanh phẫn nhuế (giận dữ), mạ lỵ, hủy báng gia thâm xúc nhiễu, như thế tội kia gấp đôi ở trướcATăng Kỳ số. Vì sao vậy? Vì Bồ Tát hay sanh Như Lai vậy, làm cho giống Phật chẳng mất tuyệt đi. Nếu có kẻ hủy báng Bồ Tát tức là hủy báng chánh pháp. Nếukẻ hủy báng Bồ Tát thì kẻ kia chẳng có pháp gì có thể nhiếp thọ được. Tuy pháp Bồ Tát hay nhiếp thọ.
Giả sử có người ở 10 phương tất cả thế giới các chỗ hữu tình tất sanh phẫn nhuế. Nếu lại có người ở nơi chỗ Bồ Tát sanh phẫn nhuế rồi, xảđi mà đằng sau chẳng vui gì. Như thế tội tăng hơn ở A Tăng Kỳ số trước.
Giả sử có người ở Diêm Phù Đề tất cả loài hữu tình đều bị sát hại, lại thêm xâm đoạt tất cả sở hữu. Nếu lại có người tùy theo nơi đó mà sanh hủy báng một Bồ Tát thì tội kia tăng gấp đôi so với A Tăng Kỳ số về trước.
Kinh Từ Thị Sư Tử Hống nói rằng: Nếu Bồ Tát ở đầy 3.000 đại thiên thế giới, ở nơitất cả loài hữu tình tất sanh phẫn nhuế, mạ lỵ, đánh đập mà Bồ Tát kia lại chẳng vì đó mà hoại thất tổn não. Nếu Bồ Tát nầy hoặc ở nơi một Bồ Tát khác mà chỉ khởi lên tâm sân nhuế tuy thật là nhỏ mà Bồ Tát nầylại làm hãm thất tổn não. Vì sao vậy? Bồ Tát kia trải qua nhiều kiếp bị nhẫn nhụcvậy thường chẳng xa lìa tất cả tâm trí cho nên Bồ Tát nầy chẳng nên ở nơi kia sanh phẫn nhuế.
Trong kinh Diệu Cát Tường Thần Thông Du Hí nói rằng:
Phật bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Ngươi hãy nên biết! Những lời nói tổn hại, nghĩa là trong một trăm kiếp tích tu căn lành biệt biệt hoại thất. Đây tên là tổnhại. Kẻ tu hành Bồ Tát hạnh nên biết như thế. Nếu ở nơi Phật Thế Tôn mà chẳng làm lợi ích thì bị tội báo lớn. Những kẻ làm lợi ích thì phước đức rộng lớn vô cùng.
Quyển 3
Trong kinh Nhập Định Bất Định Ấn, Phật dạy rằng:
Nầy Diệu Cát Tường! Giả sử có người ở mười phương tất cả thế giới tất cả loài hữu tình lấy đimột con mắt cho mãn một kiếp. Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn ở nơi kia nhưở trên loài hữu tình mà khởi tâm từ mẫn, tất làm cho mắt ấy bình phục lại như xưa cho đến mãn một kiếp.
Nầy Diệu Cát Tường! Nếu lại có người ở nơi lòng tin Đại Thừa mà Bồ Tát ở nơi ấy phát tâm thanh tịnh cho đến một cái xem thấy như thế phước chứarất nhiều so vớiATăng Kỳ Số về trước. Giả sử có người qua lạimười phương tất cả loài hữu tình cùng trong ngục tốitất vì giải trừ ngục sắt trói cột ấy mà làm cho được Chuyển Luân Thánh Vương hoặc Đế Thích Thiên Chủ diệu khoái lạc.
Nầy Diệu Cát Tường! Nếulại có người ở nơi lòng tin Đại Thừa và ở chỗ Bồ Tát mà phát tâm thanh tịnh chiêm ngưỡng tán thán, như thế phước đức bội phần hơn A Tăng Kỳ Số về trước.
Trong kinh Tín Lực Nhiệp Ấn Pháp Môn, Phật dạy rằng:
Nầy Diệu Cát Tường! Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn ở nơitất cả thế giớicực vi trần cùng với các loài hữu tình ngày ngày thường hay dùng trăm thứ mùi vịăn uống ở cõi trời và y phục tốt đẹp ở cõi trời ở nơiHằng Hà sa số kiếp phổ hạnh bố thí. Cũng lại có người ở nơimột Ưu Bà Tắc chẳng khác ThầyTổ đầy đủ tu thập thiện hay khởi niệmrằng đây là người học Phật giớihạnh. Ở mỗi ngày như vậy cúng thí một bữa ăn, như thế phước đức tích tụ nhiều hơn ở trước ATăng Kỳ Số. Như thế lần lượt. Nếu có một Tỳ Kheo, hoặc tùy theo kẻ tin hành, hoặc tùy theo kẻ pháp hành cho đến bậc Duyên Giác tăng lên cúng dường.
Nếu lại có người thấyhọamột hình tượng Phật hoặc chép kinh điển, họavẽ tượng Như Lai thì phước ấy tích tụ nhiều hơn ATăng Kỳ Số về trước. Hà huống chắp tay tôn trọng, hoặc lấy hoa hương, tẩmbột, đèn sáng dùng tâm thanh tịnh để cúng dường, như thế phước đức tụ lạibội phần hơn cả ATăng Kỳ Số về trước. Lạinữanếu có hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn và chúng Thanh Văn mỗi ngày thường dùng trăm thứ mùi vị thức ăn và y phục đẹp đẽ cõi trời, ở nơihằng hà sa số kiếp ấybố thí cúng dường. Cũng lại có người ở nơimột xe dê hành Bồ Tát, tùy theo Phật đó mà trồng thiện căn, tịnh tâm đầy đủ nhiếp phục ngườinầy, ở mỗi ngày cúng dường một bữa ăn, như thế phước đức tích tụ hơn ở những A Tăng Kỳ Số về trước.
Nếu lại có người ở tất cả thế giớicực vi trần và cùng với những xe dê của người hành Bồ Tát mỗi ngày thường hay dùng trăm thứ mùi vị thức ăn cõi trời và đồ mặc đẹp đẽ cõi trời, ở nơihằng hà sa số kiếp bố thí cúng dường. Lạinếu có người ở nơimột xe voi hành Bồ Tát, mỗi ngày nơi ấy cúng thí một bữa ăn, như thế phước tụ lạigấpbội, hơn cả ATăng Kỳ Số về trước.
Nếu có người ở tất cả thế giớicực vi trần và những người hành Bồ Tát nơi xe voi, mỗi ngày thường dùng đồ ănuống mùi vị cõi trời, cùng áo quần đẹp đẽ cõi trời, ở trong hằng hà sa số kiếp mà bố thí cúng dường. Lạicũng có người ở nơimỗi ngày tháng hành thần thông Bồ Tát, mỗi ngày cúng thí một bữa ăn, như thế phước chứagấp bội hơn A Tăng Kỳ Số về trước.
Nếu có người ở nơitấtcả thế giớicực vi trần và nhựt nguyệt thần thông, người hành Bồ Tát, mỗi ngày thường đem trăm thứ mùi đồ ăn uống cõi trời và y áo đẹp đẽ cõi trời ở nơihằng hà sa số kiếp mà bố thí cúng dường.
Lạicũngcó người ở một Thanh Văn hành Bồ Tát mỗi ngày cúng một bữa ăn, như thế phước chứagấp đôi về A Tăng Kỳ Số về trước.
Nếu có người ở nơitất cả thế giớicực vi trần và các Thanh Văn Thần Thông hành Bồ Tát mỗi ngày thường dùng trăm loại mùi vịăn uống cõi trờivày phục đẹp đẽ cõi trời, ở nơihằng hà sa số kiếp bố thí cúng dường. Nếu lại có người ở nơimột Như Lai thần thông hành Bồ Tát, trong mỗi ngày cúng thí một bữa ăn, như thế phước đứctụ lạigấpbộihơn cả ATăng Kỳ Kiếp Số về trước.
Điều nầy nên hỏi:Sao gọi là Xe Dê của người hành Bồ Tát cho đến Như Lai thần thông người hành Bồ Tát vậy?
Đáp rằng: Như trong kinh Như Nhập Định Bất Định Ấn, Phật bảo Ngài Diệu Cát Tường rằng: Bồ Tát có5 hạnh. Đó là hạnh Xe Dê, hạnh Xe Voi, hạnh Nhựt Nguyệt Thần Thông, hạnh Thanh Văn Thần Thông, hạnh Như Lai Thần Thông. Trong nầy có hạnh Xe Dê và hạnh Xe Voi của người hành Bồ Tát là ở nơiANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề có chỗ thoái chuyển. Còn người hành Nhựt Nguyệt thần thông, Thanh Văn thần thông và Như Lai thần thông là 3 hành củaBồ Tát mà ở nơiANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề chẳng thể thoái chuyển. Người hành xe dê củaBồ Tát kia là như thế nào?
Giống như có người muốn qua 5 Phật sát vi trần số thế giớilạitự suy nghĩ đương cỡi xe dê, nhớ rồi liền lên xe tùy theo đường mà đến. Lúc bấy giờ con đường dài trải qua chịu biết bao nhiêu khổ hạnh cả trăm do tuần chịu đựng gió lớn thổi thối lui 80 do tuần. Nầy Diệu Cát Tường! Ý ông nghĩ sao? Ngườinầy lên xe dê kia trải qua một kiếp cho đến bất khả thuyết, bất khả thuyết kiếp hay qua khỏi thế giới ấy hoặc một thế giới chăng?
Diệu Cát Tường trả lờirằng: Thưa chẳng thể được. Nếukẻấy muốn qua chắc chắn không qua khỏi.
Phật bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Như thếấy hoặc có Bồ Tát trước phát tâm Bồ Đề rồi. Sau đó ở nơi pháp Đại Thừa chẳng trì chẳng tụng. Ngược lại ở nơi pháp Thanh Văn hay vui theo tu tập cùng nhau xưng tán, thọ trì đọc tụng, giải thích nghĩanầy. Lại làm cho người kia trì giữ, tu tập hiểu rõ. Do duyên nầy mà trí tuệ độn liệt, ở nơi vô thượng trí đạo có chỗ thối chuyển thì Bồ Tát ấy tuy trước có tu tập ĐạiBồ Đề tâm, huệ căn huệ nhãn mà trí huệ kia bị độn liệt cho nên bị hư mất. Đây có tên là hạnh xe dê của người hành Bồ Tát.
Sao gọilà hạnh Xe Voi của người hành Bồ Tát?
Giống như có người muốn qua như trước Phật sát, vi trần số thế giới, lạitự suy nghĩ ta đang cỡi trên xe 8 gọng đầy đủ đồ trang sức đẹp của xe voi. Suy nghĩ như thế rồi liền leo lên tùy theo đường mà đến. Trải qua ngàn trămnăm đi 2.000 do tuần, nhẫn chịu gió lớn thổi lài lại 1.000 do tuần. Nầy Diệu Cát Tường! Ý ông nghĩ sao? Cho đến ngườinầy có thể trải qua một thế giới chăng?
Diệu Cát Tường đáp: Chẳng thể Thế Tôn. Kẻ nầy không thể qua khỏi nơi nầy.
Phật bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Như thế, như thế đấy. Hoặc có Bồ Tát trước phát đạiBồ Đề tâm rồi, sau ở nơi pháp Đại Thừa chẳng trì chẳng tụng. Ngược lại pháp Thanh Văn vui yêu tu tập cho đến trì đọc giải nghĩa rõ ràng. Đây có tên là hành xe voi của Bồ Tát.
Sao lại có Nhựt Nguyệt Thần Thông người hành Bồ Tát?
Giống như có người muốn qua như trước Phật sát, vi trần số thế giới cho đến ngườinầytạo Nhựt Nguyệt thần thông hành tùy theo đường mà đi.
Nầy Diệu Cát Tường! Ý ông nghĩ sao? Ngườinầy có thể qua khỏi thế giới nầy được chăng?
Ngài Diệu Cát Tường bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, ngườinầy có thể qua được. Lúc ấy trải qua thời gian dài lâu chịu cực khổ.
Phật bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Như thế như thế. Hoặc có Bồ Tát trước phát đạiBồ Đề tâm rồi, chẳng ở nơi pháp Thanh Văn yêu mến tu tập, cho đếnmột, bốn câu kệ lại chẳng trì tụng. Duy chỉở nơi pháp Đại Thừa ưa vui đọc tụng giải thích, ý nghĩa rõ ràng. Đây có tên là Nhựt Nguyệt Thần Thông hành Bồ Tát nhơn.
Sao lạigọi là Thanh Văn Thần Thông người hành Bồ Tát?
Giống như có người muốn qua như trước Phật sát, vi trần số thế giới, cho đến ngườinầy làm Thanh Văn Thần Thông đi theo đường mà đến. Nầy Diệu Cát Tường! Ý ông nghĩ thế nào? Ngườinầy có thể qua được thế giới kia chăng?
Diệu Cát Tường bạch Phật rằng: Kính bạch Thế Tôn, người nầy có thể qua được.
Phật nói: Nầy Diệu Cát Tường! Như thế như thế. Hoặc có Bồ Tát phát tâm đạiBồ Đề rồi. Ở nơi pháp Đại Thừa mà yêu mến tu tập, mà còn ở nơi kia tu theo chỗ Đại ThừaBồ Tát, tin phụng quy hướng, thân cận nơi kia, hy cầu Đại Thừa thọ trì đọc tụng cho đếngặp cả mất mạng nhơn duyên lại cũng chẳngxa rời Đại Thừa mà lại ở nơi kia tu Đại Thừa, rồi dùng hương hoa tôn trọng cúng dường. Ở Bồ Tát chưahọc lại chẳng khởi tâm kiêu mạn. Đây có tên là Thanh Văn Thần Thông hành Bồ Tát nhơn.
Sao gọi là Như Lai Thần Thông hành Bồ Tát nhơn?
Giống như có người muốn qua như trước Phật sát, vi trần số thế giới cho đến ngườinầycầu Phật thần thông đi theo con đường để đến. Nầy Diệu Cát Tường! Ý ông nghĩ sao? Ngườinầy liền bay qua khỏi thế giới kia chăng?
Diệu Cát Tường bạch Phật rằng: Thế Tôn! Ngườinầy chỉ trong một khoảnh sát na phát tâm rồi tức bay liền qua đến thế giới kia.
Phật bảo: Diệu Cát Tường! Như thế như thế! Hoặc có Bồ Tát phát đại Bồ Đề tâm rồi cho đến lành giải Đại Thừatối thượng thậm thâm quảng đại nghĩa lý. Thường vì cứu độ tất cả loài hữu tình, phát đạiBồ Đề tâm, từ bi nhiếp thọ. Ở nơi 6 Ba La Mật Đa, Tứ Nhiếp Pháp v.v… phát tâm dũng mãnh rồi, lại làm cho người kia lại ở yên như vậy. Đây có tên là Như Lai Thần Thông hành Bồ Tát nhơn.
Ở trong nầycũng nói: Nếu có kẻ hủy báng chánh pháp tức thì ở nơi pháp làm việc chướng ngại, thật cực đạitội. Như kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Hoặc có kẻ tu Bồ Tát thừa, tuy gặp thấy được trăm ngàn Cu Ti Na Do Tha các Đức Phật Như Lai. Rồi ở nơi các Đức Phật đórộng làm việc bố thí, cho đến tu tập trí tuệ mà khởi được tâm ấy. Tuy quy nơi chư Phật gặp nghe, thọ trì tuyên thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa nhưng không sanh tôn trọng. Hoặc thân, hoặc tâm tất chẳng thanh tịnh, khởi nhiễmônơi huệ, thành đạitội nghiệp, tức ở nơi sâu xa Bát Nhã Ba La Mật Đatức sanh hủy báng. Do sự hủy báng sâu xa Bát Nhã Ba La Mật Đanầy mà liền hủy báng quá khứ, vị lai, hiện tại các Phật Thế Tôn cùng Phật tất cả trí. Do duyên nầy mà ở nơi pháp làm việc chướng ngại. Nghiệp nầytương tục đọa vào đại địa ngục. Trải qua Cu Ti Na Do Tha trăm ngàn năm, từ một địa ngục ra khỏi, lại vào một địa ngục khác. Như thế cứ luân phiên vô số thành hoại. Địa ngục ra khỏi rồi lại đọa vào ngạ quỷ, rồi súc sanh.
Ngài Xá LợiTử bạch Phậtrằng: Thế Tôn! Chướng ngại chánh pháp nầytội nghiệp tiếp nốirồi đọa vào ngũ vô gián địa ngục, làm cho có thể nói rằng rất nhiều tội nghiệp không thế nói hết phải chăng?
Phật bảo: Hãy dừng lại Xá Lợi Tử! Ngươi chẳng nên nói nữa.
Lạinữa những người tu Bồ Tát hạnh có rất nhiều loại ma. Như kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Lạinữa Tu Bồ Đề! Nếu có tạolập các tên tuổi thì Bồ Tát nên biết. Đó là việc ma. Nếu có ma đến nghinh tiếp Bồ Tát thì nên nói như thế nầy. Ngươi biết, đây là Bồ Tát hiện thành chánh giác kiến lập tên nầy. Bồ Tát lúc ấy tùy khởi nhỏ nhen, lại ở tướng bất thối chuyển. Tức ma kia thay đổi chẳng được điều nầy. Nếu khởi tâm giải thích nghĩa là ta được thọ ký tức sanh tâm kiêu mạn. Ở nơinầy cùng vớiBồ Tát lại khởi khi mạn. Đây là ác ma xảo phương tiện muốn làm cho Bồ Tát sớm lìa bát nhã. Bạn lành chẳng nhiếp, bạn ác lại theo. Hoặc đọa vào Thanh Văn địa. Hoặc đọa vào Duyên Giác địa, khởi tâm khi mạn tương ưng, làm cho tộilỗi dày sâu qua 4 việc căn bản. Bồ Tát phải biết đây là ma sự.
Trong kinh Diệu Cát Tường Thần Thông Du Hí nói rằng: Bồ Tát Diệu Cát Tường bảo: Nầy Thiên Tử! Tùy theo sự nghiệp mà thành ra điềunầy. Tất cả đều là ma sự.Nếu ở nơicầu hoặc có chỗ chấp, hoặc có chỗ xả, đều là ma sự. Hoặc có chỗ muốn, hoặc có tưởng tượng, hoặc có lãnh nạp, hoặc có đolường. Tất cả đều là ma sự. Lạinữa Thiên Tử! Hoặc ở nơiBồ Đề tâm có chỗ chấp trước. Đều là ma sự. Ở nơibố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ tâm mà có chấp trước. Đều là ma sự. Lại khi thí khởi tâm kiêu mạn, giới trụ phân biệt, nhẫn sanh phẫn nhuế, siêng năng đùa giỡn, thiền định chấp tướng, trí huệ tác ý. Đây tất cả những thứ nầy đều là ma sự. Nếu khởi tâm xa lìa. vui ở nơitịch tĩnh thì đây cũng là ma sự. Hoặc ở nơi thiểu dục tri túc đầu đà công đức, khởi lãnh giải ý. Đây cũng là ma sự. Hoặc hành nơi không, hoặc hành vô tướng, hoặc hành vô nguyện, hoặc hành ở vô hí luận, hoặc hành viễn ly. Ở nơi Như Lai nói dạy chỗ hành khởi ý ngã mạn, có chỗ phân biệt. Tất cảđều là ma sự.
Nầy Thiên Tử! Cho đến hoặc có phân biệt, hoặc không phân biệt, kiến văn giác tri, tưởng niệm sanh thì tất cả việc ấy cũnglà ma sự.
Thiên Tử hỏi rằng: Ngài Diệu Cát Tường. Đây là những masự mà do nhơn gì khởi lên?
Ngài Diệu Cát Tường đáp: Nầy Thiên Tử! Các ma sựđótất cả đều do từ tăng thượng tương ưng mà khởi. Vì sao vậy? Mà các ma sựấy ở nơităng thượng tương ưng pháp chỉ cầu liền được. Hoặc chẳng phảitương ưng thắng pháp ma thì làm sao?
Thiên Tửđáp: Ngài Diệu Cát Tường: Thế nào là Bồ Tát Tăng Thượng Tương Ưng? Thế nào là chẳng tương ưng? Vì sao vậy. Ở nơi 2 pháp tương ưng là vì thế gian hòa hợp nương tựa. Tăng thượng tương ưng nầytức là chánh tương ưng tăng ngữ. Chánh tương ưng nầytức là chẳng tương ưng tăng ngữ. Chẳng tương ưng nầytức là chẳng hí luận tăng ngữ. Chẳng hí luậnnầytức là chánh tương ưng tăng ngữ. Hoặc tương ưng, hoặc chẳng tương ưng đều đượctạo thành. Cho nên Thiên Tử chẳng mắt tương ưng, vô sắc tương ưng cho đến vô ýtương ưng, vô pháp tương ưng. Đây nói tên là Bồ Tát chánh tương ưng.
Lạinữa Thiên Tử! Nên biết các Bồ Tát có 20 loại pháp theo đó mà khởi ma sự làm cho ma mạnh hơn. Thế nàolà 20 ?
Một là ở nơi việc tu giải thoát nghiệp thì hay sợ chỗ sanh tử. Ở nơi tu tương ưng thắng hạnh thì phương tiện thân cận thừasự cúng dường. Những điều nầy đều là Bồ Tát ma sự.
Hai là hoặc hay quán không, thí xả hữu tình. Đó là Bồ Tát ma sự.
Ba là hay quán vô vi ở nơikẻ có thiện căn mà sanh giải quyện (giải đãi, mệt mỏi). Đây là Bồ Tát ma sự.
Bốn là tuy khởi định ý mà chẳng tu hành định. Đây là Bồ Tát ma sự.
Năm là thuyết pháp cho kẻ vui nói nghe mà chẳng khởi lòng từ bi. Đây là Bồ Tát ma sự.
Sáu là ở nơi giới, người có đức hay cầu làm việc bố thí. Ở nơi người phá giới mà sanh hủy báng. Đây là Bồ Tát ma sự.
Bảy là vui nói Thanh Văn, Duyên Giác lời an ổn trong Đại Thừa ngôn luận. Đâylà Bồ Tát ma sự.
Tám là riêng sâu nói lời vui các loại ngôn luận. Đâylà Bồ Tát ma sự.
Chín là tuy biết Bồ Tát đạo mà chẳng cầu tu Ba La Mật Đa đạo. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mười là xưng tán lời nói thượng căn tương ưng chẳng tương ưng các loài hữu tình mà vì sự dạy bảo. Đâylà Bồ Tát ma sự.
Mườimột là tuy trồng thiện căn mà thối tâm Bồ Đề. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mười hai tuy ở nơitương ưng quán hạnh tương tục sở hạnh mà chẳng làm cho các loài hữu tình như dạy bảo. Đâylà Bồ Tát ma sự.
Mười ba tuy cầu tận kia vô dư phiền não. Ở nơi sanh tử tiếp tục phiền não dính chặt. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mườibốn tuy lại nhỏ nhăn thắng huệ mà chẳng giữ đại bi chỗ duyên nơi cảnh. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mườilăm là ở nơitất cả thiện hạnh hoặc chẳng đầy đủ phương tiện. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mười sáu tuy lại hy cầu Bồ Tát tụng pháp mà vui thọ trì Lộ Già Gia Đà ngoại đạo điển tịch. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mườibảy tuy lại đavăn khi nghe pháp mà thường chứa riêng không làm cho kia biết. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mười tám tuy là đavănnơi thế gian duyên vì kia nói thọ, rồi giữ riêng của cải làm việc vô nghĩa. Đây là Bồ Tát ma sự.
Mười chín ở nơi Đại Thừa các pháp sư, mà chẳng gần gũi tôn trọng thừasự. Ngược lại ở nơi Thanh Văn, Duyên Giác thừa kia là người chẳng đồng phần mà cũng đồng xưng tán. Đâylà Bồ Tát ma sự.
Hai mươi là nếu khi Bồ Tát cậy nhờ nơicủa báu mà uy đức được lớn. Hoặc Thiên Đế Thích, hoặc Phạn Vương, hoặc hộ thế, hoặc Vua cùng Trưởng Giả tất cả chẳng thân cận tôn trọng, thừasựở nơi uy đức giàu có đó. Đâylà Bồ Tát ma sự.
Những điều nầy làBồ Tát 20 loại pháp tùy khởi ma sự làm cho ma càng mạnh hơn.
Trong kinh Hải Ý nói rằng: Nếu có Bồ Tát đầy đủ đại danh xưng, giàu có tự tại, chủng tộc cao quý, quyến thuộc sốđông đều có phước hạnh. Do như thế mà sanh giải đãi chẳng biết cầu tương ưng thắng hành, kiêu kỳ buông lung. Hoặc thấyBồ Tát xuất gia đầy đủ thường hành cầu tương ưng pháp. Càng lao nhẫn khổ, gió lớn, nóng nhiều, tất cả đều có thể cam thọ. Máu thịt tơitả, dung nhan tiều tụy mà trước Bồ Tát như thế thấy kia hơn công năng rồi sanh ý khi mạn. Kia có nói lành mà chẳng nghe thọ, mà lại tăng khởi kiêu kỳ, tật mạn. Đây là Bồ tát ma lực câu chế.
Lại nữa có 4 loại pháp hay ở nơi Đại Thừa mà làm chứng nạn.
Một là hiển lộ cái đức của mình.
Hai là che đậy cái đức của người khác.
Ba là ngã mạn cao ngất.
Bốn là phẫn nhuế (giận hờn giỗi) kiên cố (lâu dài).
Lại các Bồ Tát chớ nên phát tâm Bồ Đề liền vì vui đủ, mà phải nên rộng tu tương ưng thắng hạnh.
Ởđây nên hỏi: Tại gia Bồ Tát phải làm cái gì?
Đáp rằng: Như Dũng Thọ Trưởng Giả vấn kinh nói rằng: Phật bảo: Nầy Trưởng Giả! Tại gia Bồ Tát tuy vẫn còn ở nhà nhưng thường tu chánh hạnh ở các nghiệp. Chẳng phải chánh hạnh thì chẳng làm. Nương vào pháp thọ dụng chẳng cần phi pháp. Hay khổ công cần cù chánh mệnh cho mình. Chẳng sống với tà mệnh. Chẳng làmnão hại người khác. Tự nơilợilạc có được thường thọ dụng thì khởi tâm quán về vô thường. Rộng vìthật pháp mà hành hạnh bố thí, đạixả, chẳng tham. Tôn trọng cha mẹ, ở nơivợ con, nô tỳ và những người làm việc cho đến bằng hữu, tri thức thường ở nơi chánh pháp hay chỉ bảo cho nhau.
Lạinữa những gì mà ngườitại gia Bồ Tát không chính đáng thì không làm. Như kinh Xuất Gia Chướng Nạn nói rằng: Phậtbảo Tôn Giả Đại Danh rằng: Ngươi hãy nên biết. Những kẻ mù kia, câm ngọng kia và Thủ Đà La chẳng biết vui, nhiều phỉ báng, diễm khúc, chẳng phải người nam, thường làm kẻ hầu hạ, chuyển thành thân ngườinữ. Lạc đà, lừa, heo, chó cho đến rắn độc như thế các loại, đời đời sanh ra ở nơi Phật dạy mà chẳng sanh niềm vui. Lạinữa Đại Danh! Tại gia Bồ Tát nếu có 4 loại pháp là những điều chướng nạn.
Một là ở nơi trước Phật gặp các căn lành cùng các loạihữu tình. Lại có tên cầu xuất ly, vui theo tâm thánh đạo. Ở nơi kia nếu làm chướng nạn thì ở đâylà tại gia Bồ Tát đệ nhất chướng sự.
Hai là nghèo nàn tài vật, con cái quyến thuộc chẳng tin nghiệp báo. Nếu người nam hoặc ngườinữ, hoặc vợ cùng thân bằng quyến thuộc ở nơi giàu có mà bỏ tục xuất gia thì ở nơi kia sẽ tạo nên chướng nạn. Đây là tại gia Bồ Tát có cái khó thứ hai.
Thứ ba là tại gia Bồ Tát hủy lý chánh pháp, chưa nghe pháp mà đã thọ trì. Nghe rồi chẳng tin, ngược lại sanh hủy báng. Đây là tại gia Bồ Tát có cái khó thứ ba.
Bốn là ở nơi giới đức Sa Môn, Bà La Môn khởi tâm làm tổn hại và có nhiều loại tâm sai trái. Đây là tại gia Bồ Tát có cái khó thứ tư.
Như thế 4 loại và riêng biệt khởi lên các pháp chướng nạn. Tất cả là tại gia Bồ Tát cho đến đời đời chỗ sanh ra đều khó khăn. Như có một người rớt xuống giếnglàmô uế, rồi người khác nói: Khoái quá, đây là cái giếng có nước tinh khiết. Người kia nghe rồi ở nơinước dơ khởitưởng nước sạch. Chẳng uếố làm chẳng thanh tịnh. Các dục nhiễm của hữu tình lại cũng như thế, tự nhiễmdục như bùn mà lạidạy cho người khác lạicũng ô nhiễm. Tự xấu ác mà dạy cho kia thì cũng lại như vậy. Tự mình tham sân si và ở vào chỗ hiểmnạn mà lạidạy cho người khác lạicũng sa đọa. Lại như có người hay oán hờn đối trước hầm lửa, mà lửa thì cháy, thiêu đốt 7 người lại chẳng có củi, chẳng có khói.
Những kẻ nhiễm dục cũng lại như thế. Gần gũi với người nữ tán gẫu nói chuyện ham muốn, đọa vào hầm lửa, mà lại dạy người khác cũng bị đọa như vậy. Làm cho kia đọa rồi bịnh khổ ưu não thường xâm nhập bức bách. Lại như một người dạy làm cho người kia leo lên ngọn núi thì được khoái lạc, mà lại nói: Núi kia bằng thẳng chẳng có hiểm nguy gì, có thể leo núi, nhận sự hứng khởi. Thế gian cha mẹ ái luyến con cái lạicũng như thế. Vì thương con mà ở nơi dục nhiễm, tùy theo sanh mà chấp trước, mà pháp dục nhiễm thì thật là đại ác. Giống như con rắn độc. Ngườinầy tâm nhiễm, ở nơi trước ngườivợ ngược lại nói những lời hay đẹp để tán tỉnh muốn nói chuyện dục lạc. Kialà 3 đường dữ cực đại hiểmbố. Lại những lời hoa mỹ đó phản lại việc nói lành. Kẻ nói lời như thế phải đọa vào đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Quyển 4
Như kinh Nhựt Tứ Vương Sở Vấn, Phật dạy rằng:
Nầy ĐạiVương! Người đắm trước ái nhiễm kia có ý muốn vui thấy nữ nhơn để làm phép nhiễm dục, chẳng vui thân cận các bậy giới đức Sa Môn và Bà La Môn, vì kia có giới đức mà đã cùng hiềm (ngờ)yểm (che đậy), giảm mất chỗ tín tâm giới, bỏ rơi phép trí tuệ. Cửa uế ác kia cùng khí ác đầy chỗ bất tịnh lưu xuất cho nên khởi lên chỗ trầm nhiễm, chẳng sanh chỗ tốt mà là chỗ uế ác cùng với những loài trùng bọ và chẳng nương tựa được nơi đâu, xa rời tàm quý (sự xấuhổ). Pháp của trời người diệt, tàn nhẫnhủy báng thân mệnh. Kẻ trí bị yểm tài vì ngườinữ kia đã hàng phục. Cùng với ngườinữa kia mà làm nô bộc để được sai sử. Nước dãi, nước mũilưu chuyển toàn là đồ bất tịnh. Chấp đó làm mùi vị. Ở nơicảnh bất tịnh ấy cùng với bò, dê, gà, heo, chồn và lừa cùng chỗ giống nhau. Ở nơi cha mẹ, Sa Môn, Bà La Môn thì xa rời hiếu ái. Ở nơi Phật Pháp Tăng thì giảmrất nhiều tín tâm thanh tịnh. Sẽ rơi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ở nơi hiểm ác nầysợ hãi nơihờ có cây thiết xoa. Đọa vào nơi Đẳng Hoạt (Sonytra), Hắc Thằng (Kàlasùtra), Chúng Hợp địa ngục, Hảo Khiếu địa ngục (Rovuva), ĐạiHảo Khiếu (Maha -Rovuva), Viêm Nhiệt (Tapana), Cực Viêm Nhiệt (Pratapana), A Tỳ địa ngục (Avisi) hay còn gọi là Vô Gián. Tất cả đều do cùng ngườinữ kia gần gũi đùa bỡn, ái luyến, hỉ tiếu, vui đùa, hưởng lạc, ca, vũ, xướng, kỵ như thế thường nhớ nghĩ đến. Ở nơi ấy việc xa lìa chẳng bao giờ nhớ nghĩ đến. Lạicũng chẳng nhớ nghĩ đến cha mẹ sanh thành dưỡng dục, cực trọng tâm ân, vì ta khó nhọc. Mười tháng hoài thai, chỗ dơ nhớp chấp nhận. Ở nơi ấy chịu cam chịu khổ. Lại đến lúc sanh tăng trưởng sựđau đớn khổ não đến dường nào. Để dưỡng nuôi phải lo cho có sữa, lân mẫn từ ái. Kịp đến trưởng thành thì lo dạy đỗ nơi cõi Diêm Phù Đề nầy cho nghề nghiệp, muốn làm cho con mình được an ổn lợilạc. Vì cha mẹ muốn cho con mình được an lạc nên đã chọn dòng giống mà dựng vợ gả chồng. Cho đến khi lấy chồng sinh con vẫn còn thương mến. Vì say mê trói buộc loạn tâm nên yêu đắmvợ con chẳng hề nhớ nghĩ tôn trọng hiếu dưỡng với cha mẹ. Ngược lại còn khinh chê cha mẹ rẻ rúng. Đến khi cha mẹ về già các căn yếu dần thì con cái lại tìm kế xua đuổi cha mẹ ra khỏi nhà.
Phật dạy: Nầy Đại Vương! Ngài xem kẻ kia chẳng có tâm từ mẫn, sanh tâm xa lìa, khởi ra tâm tổn hại. Chẳng nhớơn cha mẹ sanh ra, dưỡng dục khó khăn mà cha mẹ thường cùng con cái tạo cho sự an lạc. Tìm đủ mọi phương tiện cho con được an ổn. Thế mà con kia lại quên ơn cha mẹ, đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, lại còn cùng với vợ con thường hay tụ tập ăn uống, áo quần tùy ý thọ dụng. Do nhơn duyên nầy mà xa rời đường lành làm chuyện phi pháp, quyết định sẽ đọa vào đường ác. Lạinữa nói rằng tất cả loài hữu tình đều cùng làm tà hạnh. Duy chỉ có các Bồ Tát là không làm. Cho nên sát sanh, trộmcướp, dục tà hạnh v.v… như thế làm rồi quyết định sẽ rộng mở quả chẳng đẹp đẽ gì.
Như kinh Nguyệt Đăng Tam Muội có kệ rằng:
Kẻ ngu chìm đắm nơi dục lạc
Gần gũi người nữ nhiễm uế thân
Lại còn hướng dẫn chỗ nhơ uế
Tùy nghiệp đọa vào nơi đường dữ
Phật chẳng tán thán, nói nhiễm dục
Lại chẳng nghe, mà gần nữ nhơn
Sợ hãi lớn, dây kia trói buộc
Muốn gái, sợi dây cột thật ác
Lửa muốn, mạnh quá làm xa lìa
Như con rắn độc, nên phải biết
Người nữ chẳng tin, chẳng thể tựa
Biết ởđường nầy, nên phải hiểu
Nên xem Bồ Đề con đường tốt
Cho nên chỗ Phật, cần thân cận
Quán rồi, Bồ Đề Thánh Đạo tròn
Liền được chư Phật, trí vô thượng.
Như kinh Chánh Pháp NiệmXứ nói rằng: Ở trong các địa ngục đều có tội nhơn thì bị ngục tốt ngày đêm nhiều lần ra lệnh rằng: Ngươi là tội nhơn, tự tạo các ác nghiệp, quyết định chẳng thể tha chỗ tạo ra. Kia có vô số những loại nghiệp bất thiệncũng lại như vậy. Bây giờ thọ vô số loại khổ. Nhơn đã là vậy thì nhận quả không sai khác.Hạt giống đã gieo thì thọ quả lạicũng vậy. Do như thế mà người và các tội nhơnbị đọa vào tại đại địa ngục Diệm Nhiệt. Do tự mình tạo nghiệp bất thiện và nhơnxưa đã đầy đủ và bây giờ phải thọ nghiệp quả bất thiện lạicũng đầy đủ như thế. Như vậy trải qua hằng trăm ngàn nămtạo nên những tội nghiệp. Ở nơi chẳng chết đó chẳng thể muốn một niềm vui. Thì tội nhơn kia thọ tội cho đến quả địa ngục mãn rồi hoặc được phóng thích, liền kêu cầucứu giúp đỡ. Tội nhơn dáo dác nhìn nhưđám mây đen lớn đột nhiên ùn ùn nổi lên, rồi thì các thần Kim Cang cùng với những con chó ác, nghe tiếng rống thật to đến vây quanh. Tội nhơn thấyrồibốn hướng đều bị vây bủa. Tức thời những con chó ấy chạylại, gầm thét, cấu xé tội nhơn để ăn thịt. Da thịt, phèo phổi ruột gan đứt ra từng đoạn. Tay chân xương cốt mỗimỗi phân ly. Cho đếntất cả thân phận đều bịăn nốt. Chẳng còn gì sót lạicả. Như thếăn xong nghiệp lực vẫn còn rồi sanh trở lại, trải qua nhiều năm tháng, lạibịăn nữa. Phàm những nghiệp quả báo như thế đều do sát sanh để ăn thịt, hại những loài hữu tình. Cho nên quả báo là như thế.
Lại như quả báo củasự trộmcắp như tội nhơn kia tuy thấy quả báo của nghiệp làm chơn thật mà lại làm nghiệp ác. Khi bị huyễn hoặc mê muội không thôi, xâm phạm tài sản của kẻ khác. Chỉ thủ lấy cho mình. Do tội nầy mà ngục tốt kia cầm giữ tội nhơn. Nắmrồitức thì dùng dao để cắt tay chân ra từng khúc. Dứt xong rồi hoàn lại. Thấytội nhơn khác lạibỏ chạy. Vì bị ngục tốt bắt giữ rồi, hoặc bị xẻobằng kiếm, hoặc cho uống thuốc, hoặc tra tấn, hoặc thọ hình. Tất cả đều dùng bằng lửa xe kéo, đâm dao đủ loại để trị tội. Tất cả những việc nầy đều do tội trộmcướp, là kết quả của nghiệp bất thiện. Trải qua vô số trăm ngàn nămtạinơi địa ngục. Cho đến nghiệp trộm cướp hoại tan, đến chỗ cuối cùng sau đómới phóng thích.
Lạinữa bây giờ nói đến cái quả của lòng dục làm tà hạnh. Nghĩa là kẻ nhiễmdục thấy ngườinữ kia tại địa ngục Hôi Hà (sông tro) hoặc nổi hoặc chìm kêu la sợ hãi, mà địa ngục kia bị đốt cháy thật cực ác. Lửa giống như dòng nước chảy. Lúc ấy ngườinữa kia khóc lóc bi ai kêu la nói rằng: Tôi tự làm nghiệpnầy, bây giờđọa xuống địa ngục Hôi Hà thật là cực hiểm ác; nơi ấy chẳng cứu được, chẳng có chỗ dựanương. Nguyện vì tôi mà cứu hộ. Lúc ấykẻ nhiễmdục nghe ngườinữ nầy la khóc rồi nghiệp huyễn si mê, tức thời chạy đến nhập vào sông ấy. Người ấylạibị lửa đốt toàn thân thể, cuốn trôi chảy đi. Chẳng còn dấu tích, chỉ như một quả cam. Nghiệp lực ấytức lại hoạt động, lại thấy như trước ngườinữ kia ở sông tro (Hôi Hà) kêu la cầu cứu. Ngườinầy thấyrồilại chạy đến gần trước ngườinữ kia. Lúc ấy người nữ kia ngược lạinắmbắt người ấy trước, tức thời thành lửa trở thành gậy gộc đánh vào tội nhơn. Người ấybị gậy đánh nên máu chảy đầy mình, toàn thân bị tan nhỏ ra. Vô phương cứu chữa như một trái cây. Nghiệp lực của kẻ nhiễmdục nầy kéo dài rồi phục hoạt trở lại. Vì nhiễm ấynặng nên lại chạy đến trước ngườinữ và nằmbắt ngườinữ kia cùng nhau nhào xuống sông tro ấy. Ở nơi địa ngục lớn nầy trải qua vô số kiếp, trăm ngàn năm cho đến nhiễmdục nghiệp quả tan hoại, cho đến không còn gì nữa, sau đólại phóng thích. Lại sanh trở lại như kinh đã rộng nói.
Ở nơi đây biết tài, phú, thọ mệnh chớ có sanh chấp trước. Kẻ sanh chấp giữ làm kẻ tà hạnh.
Như kinh Thắng Quân Vương Sở Thuyết, Phật bảo rằng:
Nầy ĐạiVương! Giống như thế gian nếu có người nam, người nữ trong giấc mộng thấyvườn rừng tốt đẹp hoặc sông núi dễ thương; hoặc thấy người dễ thương ở ngoài cửa chợ. Lại mê muội thấy cho là có.
Nầy ĐạiVương! Lại như các trái cây đơm hoa kết trái trên cành. Đầu tiên là màu xanh rồi biến thành màu đỏ. Sau đó thành búp rồinở hoa. Hoa nở chẳng bao lâu thì có trái. Trái rơirồi sau đó chỉ thấy cành trơ trụi. Như trước đó thì hoa và quả chẳng có. Bây giờ ĐạiVương cũng lại như thế. Ở thế gian vua luôn luôn muốn sung sướng, vua giàu có vui khỏe, vua say nơi ngũ dục. Có nhiều voi, ngựa, xe cộ,của kho, tài vật, lúa thóc, cung khuyết, vườn tược, tiền bạc, trân bảo, đại thần, tể quan, hậu phi, cung điện, đồng nam, đồng nữ. Cho đến tất cả vương tộc thân thuộc. Phàm như thế mà tất cả đều xả bỏ muốn xa lìa. Vì tất cả những thứ nầy đều là vô thường, chẳng có gì kiên cố, chẳng phảicứu cánh, đó là pháp biến đổi, đó chẳng phải chân thật, đó chẳng phải dài lâu, đó là động, là giao, sát na tiêu tán. Cứu cánh là tộilỗi. Những thứ nầymất rồi thì cuối cùng cũng chẳng còn chi cả. Vì sợ vì não nên sinh ra lo âu nhiều. Đây là tổn, đây là đọa, đây là đoạn, đây là phá. Đây là pháp ly tán.
Nầy ĐạiVương! Như thế nên biết! Lại như có 4 núi lớn từ 4 phương đến. Núi nầy chắc thật, chẳng phá, chẳng hoại. Trên đỉnh cao ấy đầy đủ cả hư không, rồimột thờirơi xuống đất. Lúc ấy đại địa các loài hữu tình, cho đến tất cả cây cối thảomộc đầu bị gãy đổ. Những loài hữu tình ởđây và loài thảomộc tất cả đều chẳng thể chạy trốn. Dầu cho có thế lực đinữacũng không thể chạy khỏi. Lại chẳng có phương thuật và cũng chẳng có tác dụng để dừng lại.
Nầy ĐạiVương! Bốn loạisợ hãi ấycứ tiếptục đến lạicũng như vậy. Tất cả các loài hữu tình đều chẳng thể chạy. Dẫu cho có sức mạnh, thế lực cũng không thể tránh khỏi. Lại vô phương thuật và các tác dụng dùng để chế ngự lại.
Thế nào là 4 ? Nầy Đại Vương! Sợ cái già đến nó hoại tướng thiếu niên. Sợ bịnh đến, nó hoạisự an lạc. Sợ chết đến nó hoại giảm tuổi thọ. Tà hạnh nếu sanh thì mất chánh hạnh. Nầy ĐạiVương, con Sư Tử là chúa của loài thú. Nếu bị lạc vào trong bầy thú để bắt một con ăn thịt thì tùy theo sự ham muốn ấy chẳng lấy làm khó. Tuy nhiên vì con sư tử kia có sức mạnh. Nếu vào chỗ hổ báo và những con chim ác thú khác thì khó tự tại, bịăn thịt chẳng còn.
Nầy ĐạiVương! Mũi tên củasự chết, bắn ngườicũng như thế. Trúng mũi tên ấylạibị mê loạn chẳng thể cứu, chẳng thể về. Tay chân rã rời máu me khô cạn, não khô, thấymặt mày cả sợ. Tay chân dư thừa không cựa quậynổi. Nếu uống nước dãi chảy đầy, đại tiểu tiện làm cho dơ nhớpcả thân mình, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thức chẳng hoạt động. Yết hầu đóng chặt, muốn nói chẳng ra lời. Y sư cũng đành bó tay chẳng có thuốc chữa. Những mùi vịăn uống lúc ấy sao có thể được. Ngườinầy lúc ấy tùy theo nghiệp lực ham muốn mà vui say; nhưng từ vô thỉ đến nay, lại sanh rồi già, bịnh chết. Luân hồilưu chuyển qua lại chẳng dừng. Thần thức lại xa lìa rồi lại hoàn lại. Mạng nầy vì nghiệp nên mới có thân nầy. Diệm Ma ngụctốt thật là đáng sợ. Đêm dài tăm tối thường lại dài lâu.
Lúc mớibỏ thức, lại ra vào chỗ hơi thở cạn dần, đơn độc một mình chẳng có bạn lữ chẳng chỗ tin tưởng. Bỏ thế giớinầy đi thế giới kia. Đường dài cô độc phải đi, đến nơibị khủng bố lại sanh sợ hãi, tìm con đường thật an ổn mà đi; nhưng lại vào chỗ tốităm, đạinạn nguy hiểm, chưahết sinh tử nổi trôi trong biển lớn, gió nghiệp lại thổi đến làm cho trôi giạt vô định. Chẳng biết phương hướng, chẳng biết ai nghinh tiếp. Lúc ấy vô cứu, vô quy. Phật bảo: Nầy ĐạiVương! Chỉ trừ những pháp lành là lúc ấymới có nơi quy thuận mà cứu hộđược. Nầy ĐạiVương! Thế gian giàu có vui sướng chẳng nên sanh tâm đắm trước. Tất cả những việc làm ấy đều là tà hạnh. Cho nên Đại Vương nên tu chánh hạnh.
Nói về chánh hạnh thì như Chơn Thật Phẩm nói rằng: Kẻ làm vua làm 8 loại để giúp đời, tương ưng với chánh pháp. Thế nàolà8 ?
Một là thế gian không con, cô độc như người tưởng nhớ vì con.
Hai là giúp đỡ cho bạn ác như tưởng nhớ đến bịnh nhơn.
Ba là thấy có các khổ nạn, tưởng đến khởi tâm cứu giúp.
Bốn là thấy có niềm vui khởi tưởng sự hoan hỷ.
Năm là oán giận mà xem tưởng kia là duyên để lìa sự sai trái.
Sáu là ở nơi bạn lành khởi tưởng tùy theo giúp đỡ.
Bảy là thấy các sự vui, giàu có tưởng là thuốc men.
Tám là ở nơi thân thể thì nên nhớ đến vô thường.
Lạinữa như trong kinh Phá Ác Huệ nói rằng: Kẻ làm vua nên đầy đủ 4 phép thì mới thọ lễ quán đảnh của vua, tức thành pháp bất thoái đọa. Xa hơn nữa thì được Như Lai ứng cúng chánh giác nhớ nghĩ thương mến. Rộng được giàu có đầy đủ. Thế nào là bốn ?
Một là hộ trì giáo pháp Như Lai làm cho được tồn tại lâu dài.
Hailà bỏđi tội bất thiện pháp.
Ba là gìn giữ không, vô tướng, vô nguyện pháp môn.
Bốn là phát khởi tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (vô thượng chánh đẳng chánh giác).
Ở trong đây có nói bỏđitộibất thiện pháp là thế nào? Như trong phẩm Nhựt Tụng nói rằng:
Phật dạy: Nầy ĐạiVương! Trong đờivị lai các vị Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Phệ Xá, ThủĐà. Ở trong đó cómột loại tu hành chánh pháp. Người nầyxả bỏ nhà cửa, ruộng vườn, nô tỳ, giường nằm, đồ đạc, bịnh duyên, thuốc men cho đến tay chân. Như thế tất cả đều xâm đoạt. Hoặc tự thọ dụng, hoặc cùng người khác thọ dụng thì những Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Phệ Xá, ThủĐànầytức liền hiện sanh 20 loại pháp bất khả ái (chẳng dễ thương). Thế nào là 20?
Một là hiền thánh xa rời.
Hailà gặp đối phương hủy báng lưu bố.
Ba là có yêu, xa lìa.
Bốn là sanh ra nhiều oán giận.
Năm là tài vật đồ riêng đều bị phá hoại.
Sáu là sanh ra nhiều tán loạn.
Bảy là thân thể tàn tật thiếu sót.
Tám là chẳng được ngủ nghỉ.
Chín là thường gặp đói khát.
Mười là trong đồ uống có độc.
Mười một là bạn bè khinh nhờn.
Mười hai là thường cùng kẻ khác tranh tụng.
Mười ba là cha mẹ vợ con, nô tỳ, quyến thuộc chỉ vẽ mà chẳng làm.
Mườibốn là tự sống pháp riêng, cất chứacủa riêng, vì kẻ khác mà hiển bày.
Mười lăm là tự giấu người và giấu việc để nói cho người khác.
Mười sáu là tài vật tiêu phí mất mát 5 phần.
Mười bảylà bịnh khổ nặng nhẹ đến bức hại.
Mười tám là người giúp thuốc men lại cho xa rời.
Mười chín là máu thịt khô khan, thọ các khổ não.
Hai mươi là thân trôi nổi, đại tiểu tiện, dơ nhớp mà mất.
Nầy ĐạiVương! Như thế 20 loại pháp chẳng dễ thương. Chúng hiện sanh quyết định rộng khắp đều do kia tu hành chánh pháp, người có xâm đoạt kia, có thọ dụng đồ riêng, hoặc tự thọ dụng cùng tha nhơn thì do nhân duyên nầy mà khi mạn kia chung rồibị đọa vào A Tỳ Địa Ngục. Cho đến một kiếp đói khát, uống nước đồng, ăn hòn sắt nóng, thân bị lửa đốt cháy áo quần. Như thế nhiều loại thọ đại ác khổ. Hết rồi ở kiếp kia từ địa ngục ấy mà ra, rồi sanh trở lại ở nơi chốn ngạ quỷ. Ở nơi khoáng giả cực ác hiểm nạn, đất đai khô cằn. Bốn bên đều bị lửa đốt, gió thổi nóng nực. Đất ấy cứng như dao kiếm. Trải qua vô số trăm ngàn tuổi thọ khổở chỗ kia. Sau đó thời gian hoặc bị mất rồi ở nơi biển lớn cả thịt làm mồi. Cả trăm do tuần, vì túc nghiệp ấy nên làm cho biển kia chu vi trăm do tuần tất thành nước đồng chảy nóng, như thế trải qua nhiều trăm ngàn năm. Ở nơi biển lớn ấy thọ cái khổ của địa ngục. Từ nơi kia diệt rồi, lại trở lạinơicực ác hiểmnạn đại khoáng giảấy hóa thành từng tốp thịt giống như núi cao, chu vi bốn phương gió thổi. Ở bốn mặt loài chim chóc chạy nhảy, thúvật đến ăn thịt, qua thời gian dài lâu hoặc bị mất nơi kia, rồi sanh trở lạinơi địa ngục nầy. Địa ngục hết rồisố số thọ nhận quả báo khổ ác. Sau đó mãn một kiếp lại được làm thân người.Tuy sanh vào nước có Phật nhưng ngũ trược đầy đủ không, vô trí huệ, mắt bị yếu kém, lại bị câm ngọng.
Nầy ĐạiVương! Phàm như thế đều do kia tu hành, xâm đoạt người tu chánh pháp và thọ dụng riêng tư. Như trong phẩm Nguyệt Tạng nóirằng: Nầy các hiền giả! Ở nơi pháp của ta kẻ xuất gia là khởi đạitội. Cho nên sát sanh, trộmcướp, tà hạnh, vọng ngữ v.v… là những bất thiện nghiệp. Nghĩa là Sát Đế Lợi kia sai trái cho đến châu thành, làng xóm, cung cấm. Còn người xuất gia thì ở nơi quốc thổ, châu thành, trụ xứ, chùa viện, đa phần cấm tuyệt không cho ởđó. Hoặc nói điều phục, nghĩa là nói lời ác hủy báng, hoặc thân điều phục. Nghĩa là thêm trọng trách. Ở tất cả nơi kia như thế trở lạitất cả chẳng giải thoát. Ở nơi cõi trời người thì có chỗ giảm thất, phải đọa và nơiA Tỳđịa ngục.
Lúc đo chư thiên cho đến Yết Thác Bố Đơn Na tùy theo chỗ đến cùng tất cả đại chúng, hoặc ở nơi Tam Bảo phát sanh tối thượng tâm thanh tịnh, cùng các loạitướng, hay sanh tôn trọng. Rồi liền nói lờirằng: Chúng ta từ nầy trởđi thệư tấtcả Thế Tôn, những điều dạydỗ sẽ hộ vệ. Cùng với các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Dưới đến kẻ phá giớicủa Phật, dướinữa là những người ở nơi Phật Pháp mà chẳng giữ giớihạnh, lại cạo tóc mặc áo cà-sa mà không nhiếp thọ. Chúng tôi ở nơi ấy khởi tưởng ơn lớn, tất cả đều vì đó mà giúp đỡ. Tất cả đồ đạc đều tưởng dưỡng làm cho nhiếp trì. Hoặc lại tùy theo chỗ nơi, hoặc có quan chức ở nơi kia cạobỏ râu tóc mặc áo cà-sa, vì nhiều nhơn duyên thêm vào trọng trách. Ở những nơi như thế chúng tôi không ủng hộ giữ gìn. Xả bỏ tất cả cảnh giới, tùy theo đất nước mà khởi đủ loại siểm cuồng, chẳng thật đấu tranh, sát hại, tật bịnh, đói khát, cùng binh lính xâm nhập, mưa gió không đúng lúc hoặc sớm hoặc chậm những hạt giống ấy tan hoại. Có những sự nhiễu não như vậy. Ta chẳng vì kia mà làmcho dừng lại. Chúng tôi đang đến ở nước khác, trong ấy có đệ tử Phật sẽ làm sự hộ trì, gìn giữ tôi, lại không có cảnh giớixả ly mà đi.
Như trong kinh ĐịaTạng có nói: Phậtdạyrằng: Nầy ĐịaTạng trong quá khứ có nước tên là Bán Tả La. Vua tên là Tối Thắng Quân. Lúc ấy vua kia có pháp muốn hình phạt người. Vì hộ mệnh mà cạobỏ râu tóc, quấn y cà-sa trên mình. Lúc ấy người giết (đô phủ) mang tội nhơn trói chặt 5 chỗ, đuổi chạy đến đồi Mao Thế Yết Lan Phạt Già, nơirừng sâu rồibỏđó mà về. Tức thời trong đêm ấy ở đồi kia có La Sát nữ tên là Ác Nhãn cùng với
5.000 quyến thuộc lại xâm nhập vào rừng. Thấy được ngườinầybị trói 5 chỗ mà đầu cạo nhẵn và mặc áo cà-sa. Thấy vậytức thời đi quanh phía hữu đảnh lễ, rồi ra, khỏirừng. Sau đó có La Sát nữ tên là Khư Di La Cấm Đế cùng với 1.000 quyến thuộc. Sau đó có La Sát nữ tên là Tránh Mãnh Phát. Sau đó có La Sát nữ tên là Kiếm Khẩu tiếp theo mà đến, rồi vào rừng, mỗi mỗi đều thấyvị nầy đầucạo nhẵn và mặc áo cà-sa, thấyrồi tuy chúng đói khát nhưng chẳng xâm phạm ăn thịt, đảnh lễ rồi lui.
Lạinữa trong quá khứ có một vị vua tên là Tối Thắng Phước. Vua kia có trí thần mà pháp nầy là hình phạt là con voi say. Ngườinầylạimặc áo cà-sa và giấu kín trong thân người kia và cho con voi say đến ngửi, rồi bó tội nhân để đó, cho đến dùng sứcmạnh quăng lên đất. Lúc đó con voi thấy tội nhơn thân lại có áo cà-sa, thấyrồi liền sanh tâm thanh tịnh và dựng cho tội nhơn kia ngồidậy, rồi quỳ xuống trước mà khóc lóc hốitạ. Lại dùng vòi xịt vào hai chân. Phật bảo: Nầy ĐịaTạng! Thấy con voi kia tuy thọ thân là loài thú nhưng khi thấy áo cà-sa còn bỏ mà đi,chẳng tạotội nghiệp, huống nữa ởđời vị lai có Chiên Đà La Sa Nặc cùng với quan thuộc, Sa Môn, Bà La Môn, Trưởng Giả và trong đó có người Chiên Đà La. Thật ra thì ngu si khởi, thông minh kiêu mạn cho nên nói lời ngọt dịu để cảm hóa thế gian. Nghĩa là ta đãcầu vô thượng Đại Thừa thì những kẻ ngu si Chiên Đà La kia, chẳng sợ, chẳng xem quả báo ở đời sau mà ở nơi pháp của ta xuất gia làm người. Nếu là pháp khí, hoặc chẳng phải pháp khí do nhiều duyên khác nhau tự cầu ra khỏi. Nghĩa là lời nói ác tức khắc làm hại thân nầy. Dừng lại riêng tư những đồ thọ dụng. Hoặc lại ở những phong tục khác nhau do sự nghiệp chế ra, hoặc dòm ngó trì trệ, hoặc do thừa hành cầu ra khỏi chỗ nầy mà điều chế lại. Như thế cho đến muốn hạimạng nầy. Những người kia ở nơi3 đờitất cả chư Phật Thế Tôn khi sanh ra không gặp. Lúc ấy đang ở A Tỳ Đại Địa Ngục. Làm mất căn lành, thiêu cháy liên tục. Tất cả người trí thường nên xa rời vậy.
Quyển 5
Như kinh ĐịaTạngnói rằng: Lạinữa có Sát Đế Lợi Chiên Đà La cho đến Trưởng Giả người Chiên Đà La. Ở nơi ấy vì bốn phương tăng chúng mà tạolập chùa viện, tăng xá, vườntược, chỗ nghỉ ngơi. Cung cấpcả ruộng đất và người làm v.v… đồ ăn uống, áo quần, giường nằm, thuốc men hoặc cây ăn trái, hoặc cây trổ hoa, cây cho bóng mát cho đến nhiều loại đồ đạc để dùng. Nếu tự xâm chiếm, hoặc bảo người khác chiếm đoạt, hoặc tự mình lấy dùng, hoặc bảo người khác dùng. Ở nơi giáo pháp của ta, người xuất gia như thế hoặc sanh sân nhuế hoặc bị mạ lỵ cấm đoán, khinh nhờn. Ở nơi chánh pháp làm việc chướng nạn. Ở nơi pháp sư mà cùng nhiễu loạn. Những kẻ như thếở trong 3 đờitất cả chư Phật Thế Tôn không sanh vào chỗấy. Cho đến tất cả kẻ trí cũng đều xa lìa. Lạinữa ở trong ấykẻđó Phật dạy như thế nầy: Cho đến các Bồ Tát Ma Ha Tát nên thọ lễ quán đảnh của Vua Sát Đế Lợi và thọ dụng những sự giàu có vui sướng. Ta tức bằng lòng.
Kim Cang Tạng Bồ Tát bạch Phật rằng:
Kính bạch Đức Thế Tôn: Sát Đế LợiVương được thọ lễ quán đảnh, lại chẳng được nhẫn Bồ Tát. Sự giàu có kia sẽ bịđọa vào đường ác nào?
Phật bảo: Nầy Kim Cang Tạng! Nếu chẳng có nhẫn Bồ Tát thì nên tu thập thiện nghiệp đạo. Thọ lễ quán đảnh của Vua Sát Đế Lợi và thọ dụng củacải giàu có vui tươi. Ta cũng lại vui lòng.
Kim Cang Tạng bạch Phật rằng:
Kính bạch Đức Thế Tôn! Nếu chẳng được nhẫn Bồ Tát lại chẳng đủ tu thập thiện nghiệp đạo thì Chiên Đà La, Sát Đế Lợi Sa Nặc kia ở nơi đây Thế Tôn đãdạy bảo sâu xa mà còn giảm thất, đọa vào địa ngục ATỳ. Như thế làm sao mà được giải thoát?
Phật bảo: Nầy Thiện Nam Tử! Vua Sát Đế Lợi thọ quán đảnh nếu được tín lực kiên cố khởi lên ở nơi Tam Bảo, lại sanh lòng tin thanh tịnh rộng khắp, lại chẳng ở nơi 3 Thừacủa ta ra khỏi pháp mà sanh hủy báng cho đến 4 câu kệ lại chẳng khinh hủy. Ở nơi người trì giới phá giớitất chẳng nhiễu loạn. Dưới đến chẳng thọ tịnh giới mà cạo đầu, mặc áo cà-sa làm Tỳ Kheo mà chẳng nhiễu loạn.
Nếu sở thuộc chúng tăng, hoặc riêng lẻ sở thuộc, tất cả vật thọ dụng tất chẳng xâm đoạt, ngừng lại, thường hay nghe thọ tam thừa, ra khỏi chánh pháp. Như thế nghe rồi tùy theo khả năng tu hành. Ở nơi kia tu hành tam thừa, chỗ các Tỳ Kheo mà thường hay thân cận. Nguyện lực kiên cố chẳng khởi tâm sai trái. Chỉ dẫn cho loài hữu tình pháp Đại Thừa, làm cho vui vào chỗ an trụ. Nếu có thể đầy đủ tướng như thế như Vua Sát Đế Lợi thì nên thọ rộng rãi, giàu có, vui vẻđồ thọ dụng, mà chẳng thoái đọa. Trước tấtcả các Đức Phật Như Lai đều được hứa khả. Ta nay lạicũng đương nhiên đồng ý việc nầy. Lạinữanơi kia liền nói rằng: Nếu có thật lành Vua Sát Đế Lợi cho đến thật lành Trưởng Giả. Hoặc bây giờ hay cho đến đờivị lai. Cho đến sau 500 năm lúc pháp muốn diệt; hoặc tự mình hoặc người khác đều hộ vệ. Ở nơilờidạycủa Phật thanh tịnh, kiên cố giữ gìn. Lại an trụở nơi Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa cùng Đại Thừa. Các Bổ Đặc Già La (Pudgala = Chúng sanh) đều tu hành tịnh hạnh giới đức rộng vì đại chúng. Pháp khí như thế hoặc phi pháp khí cho đến cạo tóc, mặc áo cà-sa, tất vì giữ gìn bảohộ. Lại vì hộ trì chùa tháp và những vật sở thuộc, tất chẳng xâm đoạt; hoặc tự thọ dụng, hoặc cùng kia thọ dụng. Kia mà xâm phạmtức liền cấm đoán. Như thế phước đức tích tụ vô lượng vô số. Chẳng có hạn lượng.
Lúc bấy giờ trong chúng hộitất cả những chủ cõi trời cho đến những người làm chủ nhà cửa đều nói lời rằng:
Kính bạch Thế Tôn: Nếu vua chơn thiện Sát Đế Lợi cho đến chơn thiện Trưởng Giả đầy đủ công đức như thế thì chúng tôi đều giữ gìn thủ hộ. Làm cho đầy đủ 10 loại tăng trưởng. Thế nào là 10 ?
Một là tăng trưởng đờisống
Hailà tăng trưởng chẳng có nạn
Ba là tăng trưởng chẳng có bịnh
Bốn là tăng trưởng quyến thuộc
Năm là tăng trưởng tài vật
Sáu là tăng trưởng đồđạc
Bảy là tăng trưởng tự tại
Tám là tăng trưởng danh xưng
Chín là tăng trưởng bạn lành
Mười là tăng trưởng trí huệ.
Chúng tôi cùng với quyến thuộc thườnghay hộ trì vua chơn thật Sát Đế Lợi kia cho đến biên giớicủanước. Có 10 pháp làm cho xa lìa, mà vì sự giữ gìn. Thế nào là 10 ?
Một là binh địch của nước kia
Hai là binh địch của nước mình
Ba là ngườicó tội
Bốn là người sát hại
Năm là mưa chẳng đúng lúc
Sáu là gió độc nhiều nóng bức
Bảy là ở chỗ cực ác
Tám là đói khát
Chín là bịnh dịch hoành hành chết chóc Mười là tà kiến.
Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói rằng: Nếu chư Thiên Long Dạ Xoa v.v… ở nơilờidạycủa ta mà hộ trì thì những người kia là đại thí chủ, làm cho con mắt pháp của ta được dài lâu. Làm cho hạt giống Tam Bảo chẳng mất chẳng tuyệt. Từ miệng của ta sanh ra. Từ pháp hóa sanh các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di cho đến tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhơn vì thắng nghĩa đế pháp. Cho đến vì cầu ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, tất cả đều hộ trì. Ta nay cũng gần gũi phụ thuộc nơi trờirồng Dạ Xoa v.v… là những đại thí chủ. Cho đến Từ Thịở Hiền Kiếp cùng với các Bồ Tát Ma Ha Tát, như ta dạybảo hãy nên hộ trì. Nếu có kẻ muốn an trụ tu hành chánh pháp, tức được tâm lành. Sao có thể được tâm lành nầy?
Như trong kinh Bảo Vân nói rằng: Bồ Tát được tâm lành. Đây sao gọi là tâm lành? Nghĩa là ở kia nếu thân tâm lìa tức được tâm lành; nên sanh tâm như thế để biết và xem xét, rồi thì pháp gì mà tâm ta hay làm. Lạinữa vì cái gì mà tên gọi là thiện. Nếu làm việc thiện, tức tâm vui vẻ thanh tịnh. Do tâm vui vẻ mà gọi là tâm thiện. Hay sanh nhiều loại xa lìa. Hay khởi nhiều loại nhỏ nhặt, các bất thiện pháp mà hay đoạn diệt.
Trong kinh A Xà Thế Vương nói rằng: Chư Bồ Tát chẳng nên như thế sanh tâm. Nếu tâm có sanh như thế tức là ác ma được ích lợi. Chư Phật Như Lai lại chẳng yêu mến. Hiền Thánh chẳng sanh tâm hoan hỷ. Từ các phần căn lành lạibị giảmmất. Hoặc lại sanh tâm mà chẳng có chỗ sanh. Tức các ác ma hiểm chẳng thể được. Chư Phật Như Lai lại yêu quý điều nầy. Tâm hiền thánh hoan hỷ, từ thiện căn chia ra lại chẳng giảm thiểu.
Kia nếu như thế tu hành, tức ở nơitất cả chỗ sanh tâm, sanh tâm chuyển pháp luân để nói pháp mà chẳng tạp hoạn. Tuy lại đavăn, ngượclại sanh kiêu kỳ, mê túy, vọng thất. Nội tâm tán loạn mà chẳng chuyên chú. Tâm diễm khúc kia tương tục như thế mà sanh. Xa lìa Sa Ma Tha (Chỉ), Tỳ Bát Xá Na (Quán). Chẳng vì người kia làm chỗ tôn trọng. Thiên Long Dạ Xoa lại chẳng tùy thuận. Có tu chánh hạnh mà chẳng thành tựu. Nếu ở nơi việc làm đều chẳng thể được. Đó là chánh hạnh. Nếu muốn rõ biết kẻ hành chánh hạnh nầy, nghĩa là khuyên làm sự tu tập, nghe nhiều, ở yên.
Lạinữa, ở nơi kia còn nói rằng: Nếu có Bồ Tát khuyên tu thắng hạnh mà vì thống lãnh, tạo ra bảybảo diệu tháp biếu đầy ba ngàn đại thiên thế giới thì ta lại ở nơi kia mà chẳng hứa khả lạicũng có người. Nghe, thọ chánh pháp một cho đến 4 câu kệ và tương ưng với Bát Nhã Ba La Mật Đa. Ta tức ở nơi kia tôn trọng, xưng tán. Vì sao vậy? Nghe nhiều hay sanh các Phật, Bồ Đề. Lại từ thế gian mà sanh vào chỗ không chấp trước. Nếu có Bồ Tát khuyên tu thắng hạnh vì thống lãnh thì nên vì kia mà nói pháp giảng thọ. Bồ Tát và sự chỉ dẫn nầy làm cho sự đắm trước chẳng sanh vào chỗđắm trước. Làm cho phước đức tụ lại, rộng ra vô lượng nghiệp chướng được tiêu tan.
NầyTừ Thị! Giả sử đầycả cõi Diêm Phù Đề nầy khuyên tu thắng hạnh tổng lãnh Bồ Tát mà họ nếu có thểở nơi khuyến hạnh thuyết pháp giảng thô Bồ Tát mà thừasự cúng dường. Lại ở đầy cõi Diêm Phù Đề nầy mà hay khuyến tu thuyết pháp giảng thọ Bồ Tát mà tất cảở nơimột việc khuyên làm yên ổn Bồ Tát thừasự cúng dường. Như thếấy Phật tấtbằng lòng, mà lại còn tùy hỷ. Vì sao vậy? Trí huệ sự nghiệp ở nơi khó làm là sự nghiệp cao cả. Tất cả tam giới cao hiển là tối thắng.
Lại nữa tuyên nói chánh pháp hành giả như trong kinh Bảo Tích nói rằng:
Phật bảo: Nầy Ca Diếp! Như có người lái buôn muốn vào biển lớn cầu đồ quý giá, trước lành quan sát thuyền của mình cho vững chắc, cho đến sau khi lấy đồ quý rồi trở lại nhà mình. Nầy Ca Diếp! Bồ Tát Ma Ha Tát lạicũng như vậy, muốn vào tất cả biển trí tuệ, trước tiên phải nên quán sát khuyến hành 6 Ba La Mật Đa cho đến qua khỏi tất cả ngu phu, dị sanh vào chỗ Thanh Văn Duyên Giác. Sau đó ở nơi địavị Phật quả.
Kinh A Xà Thế Vương nói rằng:
Phật dạy: Nầy ĐạiVương! Tấtcả tâm trí căn bản chẳng đoạn lìa. Như thế cái gốc ấysẽ khởi lên tinh tấn, sách tấn chỉ bảo cho nhau. Bố thí chẳng mong cầu, sự hồihướng kia cho tất cả trí huệ vậy. Trì giới vô yểm túc, hồihướng đến tấtcả chúng sanh hữu tình vậy. Nhẫn nhục vô yểm túc, cầu Phật sắc tướng vậy. Tinh tấn vô yểm túc, ở nơi các căn lành thường hay siêng năng tu tập. Thiền định vô yểm túc là chỗ sở duyên tương ưng vậy. Trí huệ vô yểm túc, ở nơitất cả nơi lành suy nghĩ tuyển chọn vì sự lợi lạc của pháp mà làm. Sẽ sống đờisống an vui dài lâu ở tất cả nơi. Tất cả đều chẳng có gì hư mất. Lại hay tu chánh hạnh, sẽ vì tấtcả loài hữu tình mà khởi tâm bình đẳng.
Như trong kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói rằng: Phật dạy: Nầy Đồng Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát sẽđầy đủ tất cả. Nếu thành, là công đức. Tức liền chứng được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Thế nào là một pháp? Nầy Đồng Tử! Đó là Bồ Tát Ma Ha Tát ở nơitấtcả loài hữu tình khởi tâm bình đẳng, tâm lợi ích, tâm vô chướng ngại, tâm vô độc. Đó là một pháp. Nếu muốn tu chánh pháp hạnh thì phải xả bỏ những sự lợi dưỡng.
Như kinh Khai Phát Nội Tâm nói rằng: Phải rõ ràng xa rời những lợidưỡng. Vì chỗ đắm trước ấy làm mất chánh niệm. Nếu si mê khởi lên thì sự tự lợisẽ kéo theo, sự xiểmnịnh khởi lên thì chẳng thể tùy thuận những lờidạybảocủa chư Phật vậy. Sự kiêu cứ (ngông cuồng) ngã mạn khởi lên thì sẽ hướng đến chỗ hiểm ác là căn bản. Những thứ nầy làm hoạimất các căn lành vậy. Tuy bây giờ thọ được đó; nhưng sau nầy cái quả không lường được. Tất cả thiền định đều bị xa rời. Phải đọa vào chốn địa ngục ngạ quỷ, súc sanh. Kẻ trí lại nên xa rời lợi dưỡng, giống như nước chảy không bao giờ dừng. Xa rời điều nầy như sanh tâm muốn ít biết đủ.
Như trong kinh Tạp AHàmdạyrằng: Giống như một loại dê câm ở trong đoàn. Ở nơi cây Ni Câu Luật Đà đi chung quanh. Nơi đó có một con dê câm. Độc trong bầy nai ở trên núi ấy có người giữ nai. Cho đến khi bầy nai ở trước, dao động thấy cái đầu quỳ mọp xuống để cầu cứu có đồ ăn và cầu được bảohộ. Như thế lạicũng hoàn là con dê câm, những con nai khác sinh khinh mạn. Đây có một loạixưng tán lợidưỡng ngã mạn Tỳ Kheo cũng lại như thế. Chẳng khởi tâm xa lìa mà sống xa chúng. Chỉ vì sựănuống mà vào thành ấp tuần hành khất thực lạicầu được đón mời, đượctối thượng thanh tịnh chỉ vì ăn uống. Tự phân chia thức ăn ra rồi còn muốn mang về nơi chỗở nơi các Tỳ Kheo ở nữa. RồiTỳ Kheo ấy nói rằng: Nầy chư Tôn Giả! Tôi hôm nay đi đến nhà bạch y để cầu giúp mạng, đượctối thượng thanh tịnh ăn uống rồi. Bây giờ tôi đã có chỗ để đi khất thực. Đây là phép ăn lâu dài còn pháp thì bỏđi. Nầy chư Tôn Giả! Nếu muốn ăn uống thì nên tùy ý. Nói như thế rồi cómột Tỳ Kheo trẻ đều sinh khinh mạn. Người trí nên biết! Nếu nói ra lời ngu ác ấy, tất cả cũng chỉ vì sự lợidưỡng. Như trong kinh rộng nói: Đây là nhữnggì xa rời xiểm cuồng 2 pháp.
Như trong kinh Vô Nhiệt Não nói: Có 2 loại pháp. Ở nơitất cả tâm trí mà vì chướng ngại. Cho nên một là cuồng, hai là xiểm. Có 2 loại pháp nầy không chướng ngại. Một là ngay thẳng. Hai là không xiểmnịnh. Nếu muốn thành tựu các chánh hạnh thường nên thân cận các thiện hữu trí thức.Cái nhơngần gũi thiện trí thức đó có thể thành các chánh hạnh. Rất nhiều kinh điển nói vềđiều nầy.
Như kinh Thắng Sanh Thắng Phược Giải Thoát nói rằng: Chư Bồ Tát Ma Ha Tát có cái nhơn là Thiện Tri Thức nên lưu xuất vào tất cả các hạnh của Bồ Tát.
Thiện Tri Thức là có đại uy lực mà có thể viên thành các Bồ Tát hạnh vậy.
Thiện Tri Thức là kẻ mà có thể sinh ra tất cả Bồ Tát thiện căn.
Thiện Tri Thức là gom lại tất cả Bồ Tát chỗ tu hành.
Thiện Tri Thức lấy đó làm căn bản. Hay làm cho tất cả Bồ Tát nhiễm tâm thanh tịnh vậy.
Thiện Tri Thức là kẻ mà có thể giữ gìn làm tăng trưởng tất cả chỗ phước đức.
Thiện Tri Thức là chỗ vui mến, hay rộng làm cho tất cả Phật Bồ Đề vậy.
Thiện Tri Thức là kẻ hay nhiếp trì, làm cho các Bồ Tát chẳng đọa vào nơi đường dữ, lại làm cho những thối chuyển nơi Đại Thừa mà vượt qua những Bồ Tát học xứ. Ra khỏi chỗ ngu muội, sanh vào chỗ khác. Lại chẳng xả bỏ pháp Thanh Văn, Duyên Giác. Lại vì đó mà tác hộ.
Thiện Tri Thức là kẻ hay làm cho tất cả kẻđi không đúng đường trở về lại chỗđúng đường. Nghe được chánh pháp dẫn dắt giải bày cho họ vào tất cả nơi Phật Pháp.
Thiện Tri Thức như ngườimẹ hay làm cho tất cả chúng sanh tất sanh vào ngôi nhà của Phật.
Thiện Tri Thức như cha, rộngvìloài hữu tình mà giáo dục lợi ích.
Thiện Tri Thức như nhũ mẫu hay lành giúp tất cả, làm cho xa lìa tội nghiệp vậy.
Thiện Tri Thức như nô bộc cần khổ, hay làm cho biển sanh tử phiền não xa lìa.
Thiện Tri Thức như ngườicầm mái chèo, chuyên chở loài hữu tình đến tấtcả trí bên kia bờ bảo châu. Những kẻ tu hành nếu muốn đến gần Thiện Tri Thức thì nên suy nghĩ và làm như thế nầy, làm cho thân tâm nầy thanh tịnh mạnh khỏe. Tâm nầy như đất, tất cá thể mang tải các sức nặng. Tâm nầy như đầytớ. Tùy theo sự sai bảo mà làm. Tâm nầy như chó thường hay canh sủa để giữ gìn nhà cửa. Hãy quán tự thân như người bịnh.
Thiện Tri Thức là bậc thầy thuốc, chỉ bảo phương pháp cũng giống như là thuốc hay. Nương vào chỗ chỉ bảo ấy như mình đang bị bịnh. Phàm là như thế là cái nhơn của Thiện Tri Thức vậy. Do vậy thâm tâm có thể thanh tịnh. Rồi tùy theo các Thiện Tri Thức dạybảo mà theo pháp ấy thiện tu hành, tức có thể tăng trưởng tất cả thiện căn. Như vua núi tuyết, tất cả dược thảo, cây rừng đều phảinương tựa vào đó. Nương tựa nơi Thiện Tri Thức lại cũng như vậy. Hay thành tựu tất cả Phật Pháp đại khí. Lại như giữa biểnlớn trôi nổi được trở về. Bồ Tát là nhơncủa Thiện Tri Thức từđó mà sanh ra vậy. Tức được tròn đủ tấtcả Bồ Tát hạnh pháp và tất cả Phật Pháp.
Như kinh Bảo Tích có dạy rằng:
Phật bảo: Nầy Ca Diếp! Như người lên thuyền đi vào biển lớn mà ở nơi đó thuyềnbị trôi giạt và hư hại. Trong ấylại có ngườinương vào một miếng gỗ hoặc cột buồm, rồi theo đó mà được an ổn trôi giạt vào bờ. Ca Diếp Bồ Tát ở nơitấtcả tâm trí của chiếc thuyền ấycũng lại như vậy. Cho đến trong đó có kẻ bị trôi nổi mất mát nơi thuyền pháp củaBồ Tát, hoặc gặp Thiện Tri Thức mà làm nơi y chỉ. Thì kia đósẽ được hoàn lạitất cả tâm trí. Lên thuyền pháp Bát Nhã Ba La Mật vận chuyển đểđi đến bến bờ của pháp giới.
Nầy Ca Diếp! Cho đến ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề pháp mà tất cả đều nương nhờ thiện tri thứcvậy. Cho nên ở nơi Thiện Tri Thức phải thừasự cúng dường, đó là việc tối thượng.
Hoặc khi Phật còn tại thế, hoặc sau khi Phật nhập Niết Bàn đều nên tinh tấn siêng làm, thì sẽ được vô lượng phước hạnh viên mãn. Cứu cánh quả báo tấtsẽ thành tựu.
Như kinh Hoa Tích nói rằng: Nếu thấySư Tử du hí Như Lai, thấyrồi phát tâm thanh tịnh mà vì đó cúng dường. Lạinữa, nếu như Phật kia sau khi nhập Niết Bàn, thu lấy xá lợi như hạt cải để cúng dường. Như thế quả báo rộng khắp tất đều lan xa. Trong nầylại có vô lượng chẳng loại khác biệt.
Như trong kinh Đại Bi, Phậtdạyrằng: Nầy A Nan! Nếu có người ở trước ta mà cúng dường, làm việc ấyrồilại có người sau khi ta nhập Niết Bàn thu lấy xá lợi như hạt cải để làm lễ cúng dường, rồilại an trí. Lạicũng có người ở nơi pháp của ta mà tạolập các bảo tháp, lại làm xong việc ấy. Nếu lại có người chỉ dùng một cành hoa tung lên hư không quán tưởng như Phật mà vì đó cúng dường, ta nói người nầy đã có căn lành. Cứu cánh sẽ chứng được quả Niết Bàn.
Nầy A Nan! Phải nói rằng: Dưới cho đến loài bàng sanh ở trong các loạihữu tình, nếu hay tưởng nhớ đến chư Phật, ta nói người kia là có thiệncăn. Cứu cánh lại cũng thành tựu quảĐại Niết Bàn.
Nầy A Nan! Ngươi xem ở nơi Phật Thế Tôn vì sao mà hay hành hạnh thí cao cả. Vì sao mà phát tâm đại uy lực?
Nầy A Nan! Nếu có người hay chỉ xưng Nam Mô Phật Đà Da. Đây là thắng nghĩa. Vì sao vậy? Vì chư Phật Thế Tôn đầy đủ, chứ không thiếu danh xưng. Đây không phải là không có nghĩa. Cho nên niệm Nam Mô Phật Đà Da là ở nơi Như Lai tùy theo đó mà có ít nhiều căn lành, mà chẳng hoại thất. Dưới cho đến một sự phát tâm thanh tịnh. Đây là tất cả cho đến cứu cánh chứng quả Niết Bàn.
Nầy A Nan! Giống như người câu cá đi vào hồ lớn muốn bắt cá, tức liền để cần câu vào nước, cá tức thời đến bên mồi để ăn. Lúc ấy người đi câu biết đã có cá. Liền kéo cần câu lại nhử cá tức thời cá mắc câu rồi đưa lên mặt đất, tùy theo chỗ muốn mà thu dụng. Thế gian có một loạihữu tình cũng lại như vậy. Ở trước Phật Thế Tôn phát tâm thanh tịnh, trồng các thiệncăn. Dưới cho đến phát tâm thanh tịnh tin rồi mà kia có tình, sau đólại ác. Nghiệp chướng chứa nhóm rồi sanh vào chỗ có nạn. Sau đó trở lạigặp Phật Thế Tôn. Dùng trí Bồ Đề và cần câu tứ nhiếp, lùa họ và loài hữu tình ra khỏi sanh tử an trí vào bờ Niết Bàn.
Trong kinh Hải Long Vương Vấn nói rằng:
Phật dạy: Nầy Long Vương! Chư Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc có thể đầy đủ 8 pháp tức thời thường chẳnglìa xa chư Phật. Thế nàolà8 ?
Một là chỉ bày quán sát hình tượng Phật
Hai là thừasự Như Lai
Ba là thường tán thán Như Lai
Bốn là tạo hình tượng Phật
Năm là dạy bảo quán sắc thân Phật
Sáu là tùy theo Phật sát mà xưng danh hiệu Phật
Bảy là chẳng sanh tâm yếu kém
Tám là khởi tâm quảng đại cầu trí huệ Phật.
Như kinh Bồ Tát Tạng nói rằng: Hoặc có thể nghiêm tịnh Như Lai tháp miếu, sẽđược 4 loại thanh tịnh tối thượng thệ nguyện. Thế nàolà4 ?
Một là rộng được tối cao sắc tướng thanh tịnh thệ nguyện
Hailà tối thượng các tướng đầy đủ thanh tịnh thệ nguyện
Ba là tối thượng kiên cố tu tập thanh tịnh thệ nguyện
Bốn là tối thượng quán thấy Như Lai thanh tịnh thệ nguyện.
Kinh nầycũng còn nói: Nếu có người ở nơi Như Lai tháp miếu rải hoa, đốt hương để cúng dường thì người nầysẽđược 8 loại pháp chẳng hoại. Thế nào là 8 ?
Một là chẳng hoạisắc tướng
Hai là chẳng hoại giàu vui
Ba là chẳng hoại quyến thuộc
Bốn là chẳng hoại tịnh giới
Năm là chẳng hoại đa văn
Sáu là chẳng hoại tịch định
Bảy là chẳng hoại trí huệ
Tám là chẳng hoại thệ nguyện.
Nếu có người muốn tạo hình tượng của Như Lai thì nên tùy ý làm; hoặc bằng gỗ, đất, thép, đá. Hoặc bằng ngà voi. Hoặc bằng vàng, bạc, lưu ly, thủy tinh, xích châu, san hô, mã não và các loại sa-cừ cùng những loại thơm quý v.v… hoặcvẽ thành hình; hoặc ở nơibản gỗ, trên tường, làm các hình tượng; hoặc ở trên giấy hoặc các đồ bằng vải mà tạo thành; hoặc tự mình làm mới, hoặc tu bổ những tượng Như Lai bị hư hoại. Như thế làm rồi thì ở đờivị lai chẳng sanh vào dòng dõi thấp hèn, chẳng sanh vào gia tộc tạo nghiệp ác, chẳng sanh vào gia tộc tà kiến. Ở nơi thân thể thường chẳng khuyết tật, để tạo nên tội ngũ vô gián. Ở nơi Như Lai hay phát tín tâm thanh tịnh tạo lập hình tượng của Như Lai. Ngườinầy ở đờivị lai địa ngục nghiệp báo chuyển nặng thành nhẹ. Ở nơi pháp 3 Thừa hoặc dư thừa mà được ra khỏi. Như ngườibất tịnh uế nhiễmnơi thân có thể trở thành thanh khiết, tắmrửahương thơmkỳ diệu với đồ trang sức, mà sự uế ác kia nhờ hương thơm ấy bay đi không còn xấu. Kẻ tạotội ngũ vô gián lạicũng như vậy. Tạotượng Phật rồi thì tội nghiệp củahọ được tiêu diệt không còn nữa. Lạinếu có kẻ làm nghiệp thập bất thiện thì ở nơi Như Lai phát tâm tịnh tín, thì tội nghiệp của người kia lạitất tiêu diệt. Như sữa đổ vào lửa thì sẽ thành ánh sáng. Nghiệp tan không còn; nghĩa nầycũng như thế. Hà huống đầy đủ tối thắng tâm Bồ Đề và kẻ xuất gia kia đều là kẻđầy đủ tịnh giới.
Quyển 6
Như kinh Bảo Tích nói rằng: Giả sử đầy đủ cả tam giới trong đótấtcả loài hữu tình, mà những hữu tình đómỗimỗi đều lập tháp miếu của Như Lai. Như thế sắctướng từng cái cao hiển, giống như Tu Di sơnvương, mà các loài hữu tình đã trải qua Hằng Hà sa số kiếp, mỗimỗi đều tôn trọng cúng dường tháp nầy. Nếu có, chẳng rờitất cả trí tâm Bồ Tát, cho đến đặt một cành hoa để cúng dường, thì phước nầy hơn cả phước kia rất nhiều.
Kinh kia lại còn nói: Giả sử trong tam thiên đại thiên thế giớitất cả loài hữu tình tất trụ nơi Đại Thừa mà đều thành Chuyển Luân Thánh Vương dùng dầu thơm như nước biển, nhóm chứacỏ Nhiên Đăng nhiều như Tu Di. Mỗimỗi chỗ rộng khắp ánh đèn sáng để cúng dường Như Lai ở nơi tháp miếu. Nếu có Bồ Tát xuất gia lấycỏ Nhiên Đăng cho vào một ít dầu rồi ở nơi trước tháp ấy mà đốt lên cúng dường thì phước nầygấp bội ở phía trước dùng ánh sáng để bố thí, trăm phần chưabằng một cho đến Ô Ba Ni Sát Đàm phần (Upanisad = số đếm nhỏ nhất) lại cũng chẳng bằng một.
Lạinữanếu vị Chuyển Luân Vương kia, mỗivịở nơi Phật và chư vị Tỳ Kheo đều phổ thí tất cả đồ thọ dụng đầy đủ. Nếu có kẻ xuất gia Bồ Tát mà tự mang bình bát đi khất thực; trước thì giảm người cho, sau đómới ăn. Phước nầylạihơn phước kia rất nhiều.
Lạinếu vị Chuyển Luân Vương kia gom chứa những áo quần đẹp tốt như cả Tu Di để phổ thí chư Phật và các vị Tỳ Kheo. Nếu có kẻ xuất gia Bồ Tát chỉ có 3 y, hoặc thí 10 tín tâm củaBồ Tát; hoặc thí nơi Phật và các vị Tỳ Kheo; hoặc thí nơi tháp miếu của Như Lai thì phước nầy so với trước cực vi thù thắng.
Lạinữanếu vị Chuyển Luân Vương kia nơinơi đều bố trí toàn cõi Diêm Phù Đề nầy đầy hoa thơm, rộng vì cúng dường tháp miếu của Như Lai mà nếu có kẻ xuất gia Bồ Tát, dưới cho đến chỉđem một cành hoa cúng dường tháp miếu của Như Lai thì kẻấy phước đức so với trước về sự bố thí ấy trăm phần chẳng bằng một. Cho đến Ô BaNi Sát Đàm phần lại cũng chẳng bằng một.
Tiếp theo kinh Xuất Sanh nói rằng: Hãy quán Bồ Tát có 4 loại hiền thiện xưng tán. Vì nơi Như Lai mà siêng năng cúng dường. Thế nàolà bốn ?
Một là tự làm tối thượng bố thí cúng dường làm cho loài hữu tình kia lạicũng như thế mà làm việc cúng dường thắng hạnh.
Hai là thành thật khuyến tấn cúng dường chư Như Lai rồi, chuyển đổi kiên cố đại BồĐề tâm.
Ba là hiện tiền thấy được 32 loại tướng đại trượng phu.
Bốn là trồng chủng tử thiện căn mà được tăng thắng.
Đây là 4 pháp. Là vì tối thượng thừasự cúng dường chư Phật Như Lai.
Kinh Hải Huệ Vấn nói rằng: Phật bảo: NầyHải Huệ! Có3 loạitối thượng thừa sự cúng dường pháp của Như Lai. Thế nào là ba ?
Một là phát sanh đại BồĐề tâm
Hai là nhiếp thọ chánh pháp của Như Lai
Ba là rộngvì loài hữu tình mà khởi tâm đại bi.
Đây là vìviệc làm thắng nghĩa cúng dường vậy.
Kinh Từ Thị Sư Tử Hống nói rằng: Không Phật có thể nghĩ, không Phật có thể quán, hà huống là có Phật có thể cúng dường sao? Kẻ mà có chỗ được thì không có chỗ. Nơinầy đâu có chỗ nào gọi là cúng dường Phật. Cho nên cúng dường đúng phép là nên khởi tâm vô tưởng vô tướng. Nếu chẳng có tâm hay thuộc về tâm tác ý thì không Phật tưởng, không Pháp tưởng, không chúng sanh tưởng, không Bổ Đặc Già La (chúng sanh) tưởng, chẳng tự tha tưởng, như thế mà cúng dường thì đó là cúng dường chơn thật đốivới các Đức Như Lai.
Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Phật bảo -Nầy Thiên Chủ! Giả sử hằng hà sa số thế giới trong ấy chứa nhóm để đầy xá lợicủa Như Lai ở trên sát phan, nếu có người viết chép kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa đều vì đó mà hiến thí thì kẻ kia nơi 2 phần ấy sẽ giữ lại phần nào?
Đế Thích bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn. Con ở nơi 2 phần ấysẽ lấy phần Bát Nhã Ba La Mật Đa. Vì sao vậy? Vì Bát Nhã hay sanh xá lợicủa Như Lai vậy. Hoặc có kẻ cúng dường tu tập Bát Nhã Ba La Mật Đa thì kẻấytức cúng dườngxá lợi của Như Lai.
Phật bảo: Đế Thích! Nếu trong loài hữu tình có kẻ tin giải Như Lai như thật Niết Bàn cũng thật khó được. Ở nơi ấy làm sao có được Như Lai như thật Niết Bàn. Rất nhiều kinh nói như thế.
Như kinh Như Lai Hưng Hiển Kinh nói rằng: Phậtbảo -Nầy Phật Tử!Nếu có Bồ Tát muốn rõ chư Phật Như Lai Đại Niết Bàn, thì dùng trí huệ để quan sát; trước nên rõ tánh của pháp tự tánh. Pháp tự tánh nghĩa là chơn như thực tế. Pháp giớihư không giới, tự tánh thanh tịnh tế, vô tướng tế, ngã tự tánh tế. Tất cả pháp tự tánh như như Niết Bàn. Như thế nên hiểu rõ Như Lai như thật Niết Bàn. Vì sao vậy?
Nầy Phật Tử! Chư pháp bổn lai như thế, chẳng sanh và chẳng có chỗ sanh. Nếu mà pháp bổn lai không sanh và không có chỗ sanh cho nên chẳng có pháp nào có thể được; mà Phật Như Lai nếu có chỗ sanh thì đó là vì loài hữu tình có tướng vui tiếp diễn nên có sanh vậy. Như Lai nhập Niết Bàn lạicũng vì loài hữu tình mà cất giấusự sanh vậy, mà thật ra Như Lai chẳng có chỗ sanh ra lạicũng chẳng Niết Bàn. Đó là Như Lai hay thường trụ trong pháp giới.
Nầy Phật Tử! Giống như bánh xe mặt trời xuất hiện, phổ biến chiếu diện tất cả thế giớimỗimỗi đều thanh tịnh và trong bình nước thấy ánh sáng mặt trời, lại chẳng phải là bánh xe mặt trời ở tấtcả nơi. Tùy khi vào bình cho đến hiện ra. Nếu bình kia trong sạch thì nước ấy trong. Hoặc bị phá hoại hoặc bị vẩn đục, hoặc lúc ít đi thì ánh sáng mặt trời kia tất chẳng thấy được, mà cái ảnh của ánh sáng mặt trời đó tuy ở nơi bình mà chẳng hiển hiện, chẳng phải là mặt trời. Do bình kia sạch mà tự phá hoại vậy.
Nầy Phật Tử! Như Lai cũng lại như thế. Vòng mặt trời pháp giớirộng lớn sáng chói. Từ nơi pháp giới ấy thường hay xuất hiện, phổ biến chiếu diện tùy thuận tấtcả thế gian. Nếu các loài hữu tình tâm thanh tịnh tương tục thì Như Lai sẽ xuất hiện ảnh tượng. Tất cả loài hữu tình tuy thường thấy Như Lai nhựt luân ảnh tượng lại chẳng phải Như Lai biến tất cả nơi, tùy theo đó mà xuất hiện. Lại có loài hữu tình như cái bình hư kia, chẳng có tâm thanh tịnh tương tục, bị não phiền che khuất, chẳng thấy Như Lai nhựt quang ảnh tượng. Loài hữu tình kia tức khởi Như Lai nhập Niết Bàn tưởng, mà Như Lai nhập Niết Bàn chẳng phải là Như Lai. Hay vì loài hữu tình tương tục thiện căn có phá hoạivậy. Lại ở nơi pháp Niết Bàn là chỗ có thể hóa độ các loài hữu tình vậy. Cho nên Như Lai hiện tướng nhập Niết Bàn, mà thật ra Như Lai chẳng đến chẳng đilại chẳng có chỗ trụ.
Nầy Phật Tử! Giống như tất cả thế gian tất làm hỏasự. Hoặc sau đó thì làng ấp, quốc gia khác hỏasự cũng mất mà chẳng phải cho đếntấtcả thế gian đềubị lửa đốt.
Nầy Phật Tử! Như Lai cũng lại như thế, phổ tận tất cả thế giới tùy thuận thí tác tấtcả các Phật sự. Nếu cùng Phật sát mà làm Phật sự rồimới thị hiện nhập Niết Bàn, lại chẳng phảitất cả thế giới chư Phật đều phải nhập Niết Bàn, như xảo huyễn sư lành học huyễn pháp. Tất cả các chú thuật đều làm cho biết rõ. Ở nơitất cả tam thiên đại thiên thế giới phổ phổ hiện thân nầy làm các việc huyễn, tất cả tụ lạc, quốc thổ, thành ấp, tất cả hiển thị. Tùy theo huyễn lực nầy. Nếu ở một kiếp hoặc hơn một kiếp, hoặc cùng tụ lạc, hoặc thành ấp làm huyễn sự rồi liền biến hóa thân nầy, lại chẳng phải tất cả huyễn sự thế gian đều ẩn núp.
Nầy Phật Tử! Như Lai cũng lại như vậy, dùng trí tuệ để hóa ra vô lượng như huyễn ấy, lành học phương tiện, thắng huệ trí minh, thị hiện tất cả pháp giới huyễnsự. Như Lai tùy theo đó mà thị hiện mà Như Lai vẫn an trụ nơi thân cứu cánh. Pháp giới và hư không giớitất cả loài hữu tình, bình đẳng sự nghiệp, mỗi mỗi sát độ tùy thuận làm rồi thị hiện Niết Bàn, lại chẳng phải trong một Phật sát nhập Niết Bàn vậy. Tất cả pháp giới Như Lai đều nhập Niết Bàn.
Nầy Phật Tử! Các Bồ Tát nên biết như thế. Chư Phật Như Lai Đại Niết Bàn nên biết là vô lượng cứu cánh chẳng dính mắc. Pháp giới vô biên lại chẳng có gì, như hư không giới, tự tánh rộng lớn. Chơn như vô sanh mà lại vô diệt, an trụ thật tế. Mà vì phương tiện tùy thời thị hiện. Cho nên phải biếttấtcả thế gian chẳng sanh yếm đối. Tùy theo hạnh nguyện trước mà tự an trụ. Tất cả thế gian tất cả sát độ, thành tựu các pháp thắng hạnh.
Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Đại Niết Bàn là tự tánh không.
Diệu Pháp Liên Hoa kinh Phật bảo: Nầy Ca Diếp! Khi đã có thể giác rồi thì tất cả tánh của các pháp đều bình đẳng. Đó là Đại Niết Bàn. Kinh nầylạicũng nói. Phật bảo: Thiện Nam Tử! Như Lai những việc đáng làm đã làm xong. Từ khi thành Phật đến nay thật lâu xa thọ mệnh vô cùng. Như Lai thường trú chẳng vào Niết Bàn. Vì để độ cho loài hữu tình vậy, cho nên thị hiện Niết Bàn. Vì sao vậy? Vì duyên ấy đã thành thục nơi loài hữu tình vậy.
Kinh Đại Bi nói: Phật bảo -Nầy Đại Phạm! Như thế đờinầy nghiệp hết, phiền não hết, khổ hết, khổ duyên liền diệt, tịch nhiên xa rời. Đây là nói Niết Bàn. Nầy Đại Phạm! Ở trong đólại chẳng có người liễu chứng Niết Bàn. Nghĩa là nghiệp, phiền não tận, tự tánh thanh tịnh.
Xuất Thế phẩm nói rằng: Chư Phật phương tiện khai thị vô biên pháp Niết Bàn.
Phạn Vương Vấn kinh nói: PhạmVương bạch Phật rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn! Những kẻ xuất gia ở nơitất cả tướng vui phải nên dừng nghỉ. Đây gọi là Niết Bàn. Phật bảo: Nầy Đại Phạm! Đâylà do sự hỗ tương duyên nhau thành lập vậy.
Kinh Giác Tri Phương Quảng nói rằng: Phật bảo -ĐạiMục Kiền Liên! Quá khứ có Phật có tên là Cao Hiển. Ở nơi Phật sát kia chỉ có chúng Thanh Văn. Lúc ấy có một vị Tỳ Kheo cùng với những vị khác quán các duyên sanh mà ở nơi pháp Đại Thừa. Ngườinầytừng ở nơi vô lượng Cu Ti Na Do Tha Phật đã trồng được căn lành. Ở nơiANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm từng chẳng thối chuyển. An trụ nơi pháp vô thượng Đại Thừa. Muốn làm cho nghiêm tịnh bất khả thuyết, bất khả thuyết Phật sát. Ở nơi Phật sát nầy chẳng có phân biệt loài hữu tình mà phát tâm Bồ Đề. Lúc ấyvị Tỳ Kheo kia chỉ rộng trồng căn lành mà ở nơi pháp sâu xa ấy sanh tâm khinh mạn và duyên vào đó nên sanh vào cõi trời Trường Thọ. Lúc ấy có vị Cao Hiển Như Lai như thế mà làm Phật sự rồi; tức thời chiếu soi tấtcả Phật sát; ở trong những quốc độ đónơi nào có loài hữu tình chẳng làm Phật sự. Rồi lại quán sát xem thấy sát độ của mình. Có một Tỳ Kheo trụ nơi pháp Đại Thừa mà thực hành. Đây là công cụ củasự giác ngộ. Rồi thì vị Tỳ Kheo kia có chướng nạn; nên đã sanh vào Trường Thọ thiên vậy. Với cái thân khí kia chẳng thể kham nhận làm cho trồng được Bồ Đề thiện căn nầy. Người ấy sau khi mệnh chung bị đọa vào địa ngục ATỳ. Lại chẳng thể kham nhẫn trồng Bồ Đề thiện căn. Sau khi ra khỏi địa ngục rồi ở nơi cõi ngườibị câm ngọng. Những gì đã làm đều là kết quả hiển bày. Hoặc giả do duyên kia làm phương hại. Lúc ấy vị có tên là Cao Hiển Như Lai vì muốn hóa độ vị Tỳ Kheo kia vì phương tiện lành ở nơi 60 Cu Ti Na Do Tha sanh ra khó khăn lao khổ nhẫn nại để hóa hiện làm các việc rồi làm cho thành thục.
Phật bảo: Nầy ĐạiMục Kiền Liên! Ngươi nên quán Đức Như Lai kia vì tâm đại bi vậy. Vì tất cả loài hữu tình trải qua như thế thì thọ lao khổ nầy. Cho đến vị Tỳ Kheo kia khi duyên đã thành thục thì an trụ vào địa bất thối chuyển.
Nầy ĐạiMục Kiền Liên! Ý ông nghĩ sao? Tâm gọi là Cao Hiển Như Lai ấy đâu phải người nào lạ. Tức là hiện thân củatất nghĩa Như Lai vậy. Họđã quán các duyên nơivị Tỳ Kheo tức là Vô Lượng Quang Như Lai.
Trong kinh Phụ Tử HợpTập, phẩm Tiên Hành nói rằng: Phật bảo -Nầy Diệu Cát Tường! Ở một kiếp quá khứ nọ khi thay đổi trong vô lượng A Tăng Kỳ bất khả tư nghì chẳng thể so sánh chẳng cóngằn mé. Thì có một Đức Như Lai tên là Đế Tràng trải qua hằnghà sa số thế giới Phật sát. Ở nơi những Phật sát ở những loài hữu tình ấytất cả đều được năm loại vui thích. Hoặc có loài hữu tình được dục lạcnầy. Hoặc được xa lìa dụclạc. Hoặc được thiền định lạc. Hoặc được Tam Ma Địalạc. Hoặc được ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề lạc mà loài hữu tình kia tuy thọ các lạc mà chẳng đắm trước. Giống như chim hay tung cánh và không trung vẫn được tự tại. Những chúng hữu tình ấy thọ lạc cũng lại như vậy. Tất đều chẳng đắm trước. Diệu Cát Tường bạch Phậtrằng: Bạch Đức Thế Tôn! Lúc ấyvị Đế Tràng Như Lai đó chính là ta Thích Ca Mâu Ni Phật Thế Tôn vậy.
Nhập Lăng Già kinh có kệ rằng:
Ta chẳng xem tịch tịnh
Lại chẳng khởi hành tướng
Lại chẳng tâm phân biệt
Nên ta chứng Niết Bàn
Trong nầy nên biết! Ở nơi nhứt thừa tin giải thật là khó được. Nhứt thừa ở đây mà các kinh tất cả đều nói. Như kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói: Ta phải khởi nhứt thừa là vì loài hữu tình mà nói pháp. Cho nên Phật Thừa không có hai mà chẳng ba. Mười phương tất cả thế giới pháp lạicũng như vậy. Vì sao thế? Hoặc ở đời quá khứ mười phương tất cả thế giới chư Phật Như Lai đều phát khởi nhứt thừa vì loài hữu tình mà thuyết pháp. Nếu ở đờivị lai mười phương tất cả thế giới các Đức Phật Như Lai lạicũng phát khởi nhứt thừa vì chúng hữu tình mà thuyết pháp. Hoặc hiện tạimười phương tất cả thế giới Đức Phật Như Lai lại phát khởi nhứt thừa và vì loài hữu tình mà thuyết pháp cho đến Phật Thừa. Đâylà nhơn duyên cho nên mười phương thế giới chẳng có nhị thừa mà có thể kiến lập nên được. Hà huống là có ba.
Chơn Thật Phẩm nói rằng: Phật bảo -Nầy Diệu Cát Tường! Do chứa nhóm khi xưanơicảnh giới nhứt thừa nên hay đầy đủ vậy. Làm cho ở nơi Phật sát chỉ có pháp nhứt thừa mà làm cho ra khỏi; chẳng có Thanh Văn, Duyên Giác nhị thừa được kiến lập. Vì sao vậy? Vì Như Lai đã lìa nhiều loại suy nghĩ vậy. Nếu có người nói: Như Lai hoặc nói pháp Đại Thừa; hoặc nói Duyên Giác thừa thì ngườicũng ở nơi Như Lai khởi tâm không thanh tịnh, tâm không bình đẳng, tâm thủ trước.
Kinh Đại Bi nói rằng: Phật bảo -Nếu ta nói có nhiều loạitưởng, tức ở nơi pháp ấytự sanh siểm khúc (dốigạt) mà ta đã vì các loài hữu tình để nói pháp. Tất cả đều làm cho vui thú nơiBồ Đề, muốn được pháp Địa Thừa nhứt thiết trí nhiếp. Làm cho các loài hữu tình cùng đến tất cả nơi trí tri. Cho nên nơi ấy chẳng có thừa nào được phân ra để mà có thể kiến lậpcả. Lạicũng chẳng có nơi chốn để mà kiến lập. Lạicũng chẳng kiến lập nơiBổ Đặc Già La (Pudgala = chúng sanh = người). Lạicũng chẳng ít hạnh và nhiều hạnh mà kiến lập. Lại chẳng có tamthừa mà có thể phân biệt. Tánh không phân biệt kia nhập vào cửa pháp giới, chỉ vì thế tục đế mà khai thị dẫn đạo phương tiện để nói. Thắng nghĩa đế chỉ là pháp nhứt thừa, mà chẳng có hai.
Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Phật bảo -Nầy Thiên Chủ!Nếu các Thiên Chủ phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm thì ta sẽ làm cho phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm. Nếu lại chẳng có thể quyết định phát tâm Bồ Đề thì ta lại làm cho tùy hỷ phát tâm ở nơiANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Vì sao vậy? Sự sanh tử kia lưu chuyển tương tục chẳng gián đoạn vậy. Ý của ta chẳng muốn làm cho kia nơicăn lành bịổn một (mất mát). Sẽ làm cho kia tối thắng pháp mà có chỗđược.
ĐạiTập Hội Phẩm nói rằng: Nhứt thừa phổ nhiếp tấtcả thừa kia. Ở nơi nhứt thừanầy nhiếp các thừavậy. Đồng trở về một lý, phổ nhập pháp giới, chẳng có tánh phân biệt.
Kinh Tổng Trì Tự TạiVương nói rằng: Phật chẳng nói có nhiều loạitưởng, mà Phật ra đời làm tất cả các việc chỉ giống nhau một vị. Pháp giới không có chướng ngại, dung nạp tất cả loài hữu tình. Khi tự thành chánh giác rồi, lại làm cho những loài hữu tình lạicũng được giác ngộ, sau đó chuyển diệu pháp luân. Nên gọi là bất thối chuyển luân. Giống như thầy thuốc trị giỏi. Ở nơibảosởấylại nhận lấy giả sắc lưu ly. Trước dùng nước thuốc để có xác làm cho sạch. Sau đó dùng tóc màu đen để trị, mà Thầy giỏinầy chẳng có mệt mỏi. Sau đó dùng nước thịt cùng dây cột, chồng lên nhau rồi trị.Lại dùng nước thuốc và vải bó mỏng, sau đó chữakỹ. Tiếp đótẩysạch thành màu sắc giả giống như lưu ly thật. Như Lai lại cũng như thế. Biết có cảnh giớihữu tình gốc chẳng thanh tịnh, liền vì đó nói vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh pháp, làm cho nhớ nghĩ đến luân hồi mà khởi tâm xa lìa. Sau đómới dùng đến Thánh Pháp để điều phục phương tiện khai đạo. Như Lai lại chẳng vì sanh tử khó nhọc, sau đó tuyên nói pháp không, vô tưởng, vô nguyện, làm cho mở được con mắt tuệ của Như Lai. Như Lai lạicũng chẳng sanh tâm mệt mỏi, sau đólại nói bất thối chuyển luân cho đến nói tam luân thanh tịnh. Dẫn đạo các loài hữu tình làm cho nhập vào cảnh giớicủa Như Lai. Bình đẳng qua khỏi nhiều loại nhơn tánh. Hoặc chứng Như Lai thanh tịnh pháp tánh. Đây nói là vì thế gian cứu cánh được quả vô thượng.
A Duy Việt Trí kinh nói rằng: Biết thoái chuyển luân bình đẳng; nên chư Phật nói pháp lạicũng bình đẳng. Cho nên Như Lai vì chẳng phải vì kẻ chẳng tín giải thuộc loài hữu tình, chẳng thể giải rõ phát nhứt thừavậy. Cho đến ra khỏi thế giới Ta Bà ngũ trược nầy thì dùng phương tiện lành vì chúng hữu tình kia mà kiến lập nên Phật sự, khiến cho thành quả vị Phật.
Kinh Thắng Phát Sư Tử Hống nói rằng: Chư Phật Như Lai phương tiện tuyên thuyết phát Niết Bàn nầy; từ nơi tam thừa xuất sanh ra các thừa, mà chỉ vì nhứt thừa pháp để chứng được A Nậu Tam Miệu Tam Bồ Đề.
Nhập Lăng Già kinh nói rằng: Những chủng tử phiền não vào Tam Ma Địa, Tam Ma Bát Để như thật giác rồi, ở nơicảnh giới vô lậu. Rồi vào Thanh Văn, Duyên Giác, cảnh giớivô lậu, ra đời thắng hạnh đầy đủ thành tựu. Được bất khả tư nghì pháp thân tự tại Như Lai. Vì để giáo hóa loài hữu tình thành thiện hạnh vậy. Cũng vì phương tiện mà nói nhiều thừa. Cho nên các Đức Như Lai ở nơi nhiều thế giới chẳng hay nói tam thừa. Lại nói pháp nhứt thừa.
Quyển 7
Như kinh Hoa Nghiêm nói rằng: ĐạiTỳ Lô Giá Na giải thoát kiết tường ở trong thế giới Phổ Biến Trí Diễm Công Đức Tràng Vương Như Lai kiến lập vô lượng hữu tình, trụở Thanh Văn địa. Vô lượng hữu tình thành thục Duyên Giác bồ đề. Vô lượng hữu tình thành thục Tấn Tật biện tài xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình thành thục vô cấu tinh tấn tràng xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình thành thục pháp hiện tài xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình thành thục căn thanh tịnh biện tài xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình thành thục thập lực các hạnh viên mãn xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình an trụ pháp thành hiện tiền cảnh giới nhứt thừa xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình ở nơitất cả chỗ tùy hiện đủ loại thần thông nhứt thừa lý pháp xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình kiến lập các hạnh, phổ nhiếp vô lượng phương tiện xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình an trụ Tam Ma Địa phần vị lý pháp xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình an trụ tất cả chỗ duyên vớicảnh giới thanh tịnh đạo tràng lý pháp xuất sanh bồ đề. Vô lượng hữu tình phát Bồ Tát bồ đề tâm. Vô lượng hữu tình trụ nơiBồ Tát đạo. Vô lượng hữu tình an trụ thanh tịnh BaLa Mật Đa đạo. Vô lượng hữu tình trụở sơ địaBồ Tát cho đến trụở thập địa Bồ Tát.
Ởđây nên biết: Bồ Tát thường hay nhiếp thọ tấtcả chánh pháp. Thế nào là nhiếp thọ chánh pháp? Như kinh Tín Lực Nhập Ấn Pháp Môn nói rằng: Phậtbảo -Nầy Diệu Cát Tường! Chánh pháp nhiếp thọ tức là Bồ Tát nhiếp thọ. Bồ Tát nhiếp thọ cho nên chánh pháp nhiếp thọ. Chánh pháp nhiếp thọ cho nên tất cả hữu tình nhiếp thọ. Tấtcả hữu tình nhiếp thọ nên Phật chủng chẳng đoạn chỗ làm thành tựu.
Lạinữanếu muốn làm cho Phật chủng chẳng mất, muốn phá tất cả nghiệp phiền não của chúng hữu tình, muốn đóng cửatất cả cửa vào đường ác, muốn thọ vô lượng vô số Chuyển Luân Thánh Vương thượng diệu khoái lạc, cho đến Phạm Vương Đế Thích, hộ thế v.v… về những niềm vui, muốn đoạn trừ tất cả ác ma tổn hại. Cho đến muốn thành quả vị ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tất phải nhiếp thọ chánh pháp.
Ởđây nên hỏi -Sơ phát tâm Bồ Tát có ít căn lành thì làm sao có thể nhiếp thọ chánh pháp được?
Như kinh Bồ Tát Tạng nói: Bồ Tát có đầy đủ 4 loại pháp. Kia tức chẳng giảm bồ đề, chẳng sanh sẽ làm chuyển luân Thánh Vương. Như nguyện lực nầy tức được tất cả căn lành, tùy chuyển được như đạilực kiên cố thân Na La Diên. Kia được chuyển luân Thánh Vương rồi liền tu 4 phạmhạnh, sanh ở nơi phạm thế vì chủ cõi Phạm Thiên. Thế nào là bốn ?
Một là Bồ Tát hoặc thấy tháp miếu của Như Lai bị hoại liền phát tâm dũng mãnh mà tu bổ lại. Cho đến một giọt bùn dùng để cúng hiến.
Hai là ở nơibốnvệ đường hoặc bờ thành của chợ mà kiến lập tháp miếu cao đẹp của Như Lai; hoặc tượng nơimả miếu, hoặc tùy lập tướng phan, hoặc dùng hình tượng cây tre, hoặc để hình tượng Như Lai, hoặc riêng biệt để hình tướng khác của Như Lai, cho đến tướng chuyển pháp luân hoặc tướng rời thành xuất gia; hoặc tướng ngồidướigốc cây Bồ Đề thành chánh giác. Hoặc tướng hiện đại thần thông hàng ma; hoặc tướng thị hiện nhập Đại Niết Bàn. Hoặc tướng giáng trần từ cõi trời Đao Lợi.
Ba là hoặc thấy ở nơi chúng đệ tử Thanh Văn mà có sự ly gián, liền làm hòa hợp.
Bốn là ở nơisự dạy bảocủa Như Lai, khi thấy chánh pháp muốn giảm diệt thì cho đến một hay bốn câu kệ tinh tấn hộ trì làm cho kia lưu thông, làm cho chẳng bị mất đi. Lại ở nơi chánh pháp hoặc vị Pháp sư thuyết pháp tất cả đều nhiếp thọ. Cho đến tổn khí thân mệnh có mất cũng chẳng bỏ pháp.
Kinh Bảo Vân nói rằng: Phật dạy -Nầy Thiện Nam Tử! Bồ Tát đầy đủ 10 loại pháp tức là hay nhiếp thọ chánh pháp. Thế nào là 10 ?
Một là ở đờivị lai sau 500 năm chánh pháp bị giảm thì trong lờidạycủa Như Lai khởi lên việc tạp loạn mà trong loài hữu tình phần nhiều ở nơi tà đạo, liền mất trí chứng vô thượng sư thọ. Lúc ấy nên dùng nhiều kinh điểncó uylực lớn để nhiếp lấy nghĩarộng lớn như tất cả pháp gốc mà tôn trọng cúng dường, thọ trì đọc tụng tuyên thuyết giải thích.
Hai là vì kia mà diễn nói nghĩa sâu của kinh điển, giải thích khai thị làm cho hiểu rõ.
Ba là ở nơi người tu chứng đạo làm chỗ phát sanh tâm hoan hỷ thanh tịnh.
Bốn là được hoan hỷ rồi vì kia mà nhiếp thọ.
Năm là tâm chẳng đắm trước mà vì kia thuyết pháp làm cho chịu nghe.
Sáu là ở nơi người thuyết pháp khởi lên sự tôn trọng tin tưởng.
Bảy là ở nơi chánh pháp khởi lên nghĩ tưởng đến cam lồ.
Tám là ở nơi chánh pháp nghĩ tưởng như thuốc hay.
Chín là chẳng tiếc thân mệnh để cầu chánh pháp.
Mười là khi đã được pháp như thuyết tu hành.
Đó là 10 pháp.
Theo kinh Tịch Tịnh Quyết Định Thần Biến nói rằng: Phật bảo -Nầy Hiền Hộ! Bồ Tát đầy đủ 4 pháp tức là hay nhiếp thọ chánh pháp. Thế nào là bốn ?
Một là ở nơi tự sung sướng mà chẳng ái nhiễm đắm trước.
Hailà cho kẻ khác lại có một niềm vui.
Ba là đầy đủ tâm đại bi.
Bốn là cầu pháp không chán.
Kinh nầycũng lại nói rằng: Ở một thời quá khứ có vị Vô Cấu Uy Quang Vương ở nơi Đại Như Lai, suốt 1.000 năm trường các căn lành và dùng tấtcả những đồ vui để cúng dường vị Phật kia. Cho đến tứ sự cấp thí 84.000 vị Tỳ Kheo. Như thế qua khỏi 1.000 nămrồi. Vị Đại Cao Như Lai mớibảoVô Cấu Uy Quang Vương rằng:
Nầy ĐạiVương! Như thế đầycả một ngàn năm ở nơi Như Lai mà làm việc thí pháp. Nếu so sánh việc làm siêng năng nầy để cầu pháp Bồ Tát chỉ trong mộthơi thở ra vào đều có căn lành, trăm phần chẳng bằng một. Cho đến Ô Ba Ni Sát Đàm phần, lạicũng chẳng bằng một. Hà huống ở nơi chánh pháp cho đến một hay bốn câu kệ không làm, tuyên thuyết giải thích nghĩanầy. Cái biên tế của phước kia ta chẳng thể nói được.
Nầy ĐạiVương! Vả lại ở nơi việc nầy chính là làm cho như thế đầy đủ một ngàn năm. Cho đếncả việc bố thí cúng dường. Như cúng dường một vị Tỳ Kheo du phương hay cúng thí tất cả chúng Tỳ Kheo. Nếu nơi ấy khuyên làm, tuyên thuyết giảng bày chỗ Bồ Tát, thì pháp lạc kia được tôn trọng, khởi lên tịnh tín giữ việc ăn uống. Sanh tâm như thế. Ta vì cầu chánh giác mà pháp ấy sovớisựăn uống nầy mà lại hiếm thí. Sự bố thí pháp phía trước so với thiện căn nầy thì trăm phần chẳng bằng một. Cho đến Ô Ba Ni Sát Đàm phần lại cũng chẳng bằng một.
Kinh Như Lai Bí Mật nói rằng: Cho đến Bồ Tát Phước Uẩn nếu so sánh với nhiếp thọ chánh pháp phước uẩn thì điều nầylạigấp đôi. Chính là làm cho tất cả chư Phật siêng năng, tuyên thuyết trải qua Cu Ti kiếp. Chẳng có thể thọ trì chánh pháp phước uẩn biên tế. Thế nào là chánh pháp ?
Như kinh Thắng Phát Sư Tử Hống dạyrằng: Chánh pháp nầytức là Đại Thừatăng ngữ. Vì sao vậy? Đại Thừa sinh ra thừa Thanh Văn, Duyên Giác cho đến thế xuất thế gian tất cả thiện pháp vậy.
Kinh Pháp Tập nói rằng: Chánh pháp nhiếp thọ kia là ở nơitất cả Như Lai, các thuyết ấy thậm thâm, thậm thâm kinh điển, tuyên thuyết giảng thọ chuyên chú tư duy. Đó là chánh pháp nhiếp thọ. Nên biết các Bồ Tát nếu nương vào chỗ đắm trước để được làm tuy trải qua vô lượng lúc cúng dường các Đức Như Lai. Ở nơi Phật kia lại chẳng được thọ ký; huống lại thành được giác ngộ.
Như kinh PhạmVương Vấn nói rằng: Phật bảo -Nầy Đại Phạm! Ta ở nơi một kiếp hay hơn một kiếp tuyên nói tên tuổicủa Đức Như Lai kia rồi ta cúng dường các Đức Như Lai ấy. Hoặc ở nơi ta lại tu phạmhạnh và tu 6 Ba La Mật. Ta ở nơi những vị Phật ấy chưa được thọ ký. Vì sao vậy? Vì ta làm nhưng có chỗ nương vào đắm trước vậy. Nếu ta lúc ấy ở nơi Nhiên Đăng Như Lai, khiến thấy Phật kia tức được vô sanh pháp nhẫn. Đức Phật Thế Tôn kia thọ ký cho ta. Ta lúc ấyvượt khỏitất cả chỗ có làm mà lại đầy đủ 6 Ba La Mật. Ở nơi pháp thậm thâm ấy hay sinh tín giải. Cho nên chư Bồ Tát tự lợilợi tha làm việc tối thắng, tất được chu toàn.
Kinh ĐạiTập, Phẩm Nguyệt Tạng nói rằng: Phật bảo -Nầy Nguyệt Tạng! Thắng nghĩa đế kia tức hay thành tựu ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Chẳng cùng tất cả Thanh Văn, Duyên Giác sở hữu. Cho nên thế tục đế chẳng thể thành tựu ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tối thượng thiệncăn cùng các thắng hạnh. Nguyệt Tạng! Như ngườicầm bó đuốc chẳng thể làm khô được biển lớn. Ở thế tục đế kia lạicũng như vậy. Lại chẳng thể thiêu đốt chính biển phiền não của mình, huống lại làm cho các loài hữu tình kia. Trong đây làm sao có thể tín giải pháp sâu xa kia?
Như kinh Bồ Tát Tạng nói: Bồ Tát có 2 loại huệ. Một là từ Thanh Văn kia. Hai là tự tâm thâm cố tác ý.
Ởđây sao lại từ Thanh Văn kia?
Nếu có Bồ Tát tuy vui tu với các tương ưng hạnh; nhưng mà ở nơiBồ Tát Tạng chánh pháp chẳng vui nghe thọ. Lạinữa chẳng vui nghe các Thánh Pháp luật. Ở nơi định thiểu vịđã sanh tâm đầy đủ. Tâm kiêu mạn đốt cháy thạnh hành nên đọa vào Tăng thượng mạn mà Bồ Tát kia chẳng thể giải thoát sanh lão bệnh tử ưu bi khổ não. Lại chẳng giải thoát 6 cõi luân hồi. Lại chẳng thể giải thoát khổ uẩn, mà nơi duyên kia Như Lai nói rằng từ Thanh Văn kia, mà chỗ nghe ấy chẳng thế giải thoát phép lão tử v.v…
Thế nào mà làm việc thâm cố tác ý?
Nghĩa là Bồ Tát tự mình tác ý học. Chẳng có pháp nào mà có thể hòa hợp hay cũng chẳng có phi hòa hợp. Đó là hạnh thâm cố. Hạnh thâm cố nầytức là chẳng phảihạnh tăng ngữ. Kia nghe như thế, hoặc trước hoặc sau như thật rõ ràng. Từ đâu mà sanh, từđâu mà diệt. Lại hay nói nghĩa lý, hoặc đoạn hoặc chứng; hoặc nói rồi, hoặc sẽ nói. Kia là tất cả như thật rõ ràng. Chẳng có tướng quá khứ, không có tướng vị lai, chẳng có tướng hiện tại có thể được. Tức là tất cả pháp tự tánh đều tịch diệt. Tự tánh tịch tịnh, tự tánh viên mãn, cứu cánh vô sanh khởi, chẳng thật. Nên quán các pháp cứu cánh Niết Bàn. Nếu quán được như thế tức là không có chỗ quán, lại chẳng phải chẳng quán. Đây có tên là chánh quán. Huống là tấtcả pháp như thật có thể quán sao? Đây tức là vô sở quán. Vô sở quán nầylạitức là vô sanh tăng ngữ. Nếu tất cả pháp vô sanh tức chẳng vượt qua chánh lý. Tất cả pháp đều bình đẳng, tức là Phật pháp bình đẳng. Như thế mà nói -Đây là chẳng vượt chánh lý. Đây gọi tên là thâm cố tác ý. Như thế cho đến có thể giải nhậptối thượng thâm thâm chánh pháp.
Kinh Phụ Tử Tập nói rằng: Phật bảo Tịnh Phạn Vương rằng:
Nầy ĐạiVương! Ở lúc không kiếp hoặc có Phạm Thiên lầu các xuất hiện ở trước. Thấtbảotạo thành tánh cứng cáp chơn thật. Nếu sanh khởi thì từđâu mà đến. Như thế dục giới, Tha Hóa Tự Tại Thiên, Hóa Lạc Thiên, Đẩu Suất Thiên, Dạ Ma Thiên, Đao Lợi Thiên, Tứ Đại Thiên Vương v.v… các lầu các đều hiện bảy báu mà thành. Lạinơi Thiết Vi Sơn, Đại Thiết Vi Sơn được bao bọc bởimột loại kim cương mà thành. Như thế các núi kia kiên cố chơn thật tánh từđâu mà lại?Lại nữaTu Di Sơn, Nhĩ Dân Đạt La Sơn, Trì Song Sơn, Trì Trục Sơn, Trì Kim Cang Sơn, Yết Ma Lý Chiến Sơn, Vĩ Na Hằng Chiến Sơn, Mã Nhĩ Sơn, Thiện Kiến Sơn, ĐạiHỉ Kiến Sơn, Ô Đáp Nga Lô Sơn, Hương Túy Sơn, Tuyết Sơn và cho đến Hắc Sơn tất cả đều hiện ra trước cho đến tất cả tam thiên đại thiên thế giới mà tấtcả đều xuất hiện. Làm cho Tu Di Sơn Vương kia thay đổi đến8vạn do tuần. Sự kiên cố chơn thật tánh nầy tất tập hiện tiền từđâu đến ?
Nầy ĐạiVương! Nếu thế giớinầy sau khi thành, đại địabị lửa thiêu; nước dâng cao, gió thổimạnh. Ngọn lửa ấy cháy cao lên không trung, thiêu rụitất cả chẳng còn. Như lấydầu đổ vào lửa để thiêu đốt, chẳng dứt. Nước ấy dâng cao không chỗ dừng như muốn bỏ vào nước tất cả đều hòa tan, tất cả đều hỗn tạp, chẳng thể ngăn được. Gió ấy thổimạnh chẳng có vật nào còn. Như gió Tỳ Lan đang thổi thì chẳng có con chim nào có thể tồn tại. Cả 3.000 Đại Thiên thế giớinầy đều như vậycả. Lửa đốt, nước trôi, gió thổi thì lúc ấy chẳng thấy được và tánh cứng chân thật ấy như thế mà hoại diệt. Từđó đi đâu? Nói điều nầy ở ngoài địa giới, ở trong địa giớicũng lại như thế. Cùng với các thế giới khác, hoặc trong hoặc ngoài lạicũng như vậy. Cho nên lúc tất cả các pháp sanh thì chẳng từđâu đến. Mất thờicũng chẳng có chỗđi. Đó là có sanh thì quyết định đều trở về không. Sanh rồi, lại cũng tự tánh đều là không.
Kinh AXà Thế Vương nói rằng: Lúc bây giờ vua A Xà Thếở nơi cung cúng dường thức ăn cho Đức Thế Tôn và các Bồ Tát Thanh Văn đại chúng. Rửa tay và rửa bát xong rồi, ở nơi trước Ngài Diệu Cát Tường Bồ Tát thành kính ngồi nghe thọ chánh pháp.
Vua nói: Bồ Tát nguyện làm cho ta giải trừ việc ác.
Ngài Diệu Cát Tường nói: Nầy ĐạiVương! Giả sử hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn lại cũng chẳng thể làm cho Ngài giải trừđược việc ác.
Khi vua A Xà Thế nghe lờinầyrồi kinh sợ, chẳng cứu được và rập mình xuống đất. Lúc ấy Tôn Giả Đại Ca Diếp liền bảo vua rằng: Hãy dừng ĐạiVương! Chớ sanh kinh sợ. Đây là Ngài Diệu Cát Tường Bồ Tát vì lành nói cho Ngài về nhơn duyên; nên hỏi như thế nầy. Vìsao và do duyên gì mà Bồ Tát nói như thế?
Lúc ấy vua A Xà Thế từ nơimặt đất đứng dậy, bạch Ngài Diệu Cát Tường Bồ Tát rằng: Vì duyên gì mà Bồ Tát đã nói như thế?
Ngài Diệu Cát Tường bảorằng: Nầy ĐạiVương! Vì sao vậy? Vì tâm Ngài có duyên để xem nơi Phật Thế Tôn chăng?
Vua bảo: Chẳng có.
Diệu Cát Tường bảo: Ngài làm thế nào để quán tâm kia sanh?
Vua bảo: Không được.
Ngài Diệu Cát Tường bảo: Quán tâm diệt.
Vua bảo: Không thể.
Diệu Cát Tường bảo: Quán pháp hữu vi.
Vua bảo: Chẳng thể.
Diệu Cát Tường bảo: Quán Phật Thế tôn ở nơi hữu vi pháp có biểu thị chăng?
Vua đáp: Chẳng có.
Diệu Cát Tường bảo: Nầy ĐạiVương! Ngài nghĩ sao? Nếu ở trong các pháp chẳng có pháp nào để quán mà dung chứa được các pháp có thể giải trừ chăng?
Vua đáp: Chẳng thể.
Diệu Cát Tường bảo: Nầy ĐạiVương! Duyên nầy mà ta làm và nói. Giả sử có hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn lạicũng chẳng thể vì Ngài mà giải trừ ác được. Lạinữa ĐạiVương! Nếu từ trong không hoặc khói hoặc bụi muốn làm nhiễmhư không thì ý Ngài nghĩ sao? Khói và bụinầy có thể làm nhiễm hư không chăng?
Vua bảo: Chẳng thể.
Ngài Diệu Cát Tường bảo: Nầy ĐạiVương! Lại hoặc như có người nói lời như thế nầy: Ta muốn thanh tịnh hư không mà hư không kia có thể tịnh được chăng?
Vua đáp: Chẳng thể.
Diệu Cát Tường bảo: Nầy ĐạiVương! Như Lai lạicũng như thế, cùng vớihư không vậy. Nói tất cả pháp bổn lai tương tụctự tánh chẳng nhiễm. Kia chẳng là pháp hoặc nhiễm hoặc tịnh mà thật có thể quán được. Thì nơi đó làm sao có thể nói chỗ để giải trừ. ĐạiVương! Ta ở nơi nghĩanầy như thật thấy rõ nói và làm. Giả sử có hằng hà sasố chư Phật Thế Tôn lạicũng chẳng thể vì Ngài mà giải trừ việc ác được.
Lạinữa ĐạiVương! Chư Phật Thế Tôn nội tâm chẳng có chỗ được, chẳng có chỗ bắt đầu. Bên ngoài cũng lại chẳng chỗ được, lại chẳng chỗ bắt đầu. Vì sao vậy? Vì tất cả tự tánh của các pháp đều chẳng có chỗ khởi lên. Lại pháp tự tánh chẳng có chỗ khởi, tức chẳngcó nơi chứa nhóm chỗ tánh khởi lên. Vì sao vậy? Vì tất cả pháp tự tánh chẳng có chỗ khởivậytức là chẳng có chỗ thành lập. Tất cả các pháp không có chỗ thành lập tức là không có chỗ chứa nhóm. Tấtcả pháp không có chỗ chứa nhóm tức chẳng có sanh ra. Tất cả pháp chẳng có chỗ sanh ra tức pháp ấy lìa tánh. Tất cả pháp lìa tánh tức chẳng thể tác hại. Tất cả pháp chẳng thể tác hạitức chẳng có sanh. Tất cả các pháp chẳng có sanh tức không có pháp dị thục. Tấtcả pháp không có chỗ dị thụctức chẳng khởi tác. Tất cả pháp không có chỗ khởi tác tức chẳng có chỗ nhiễm. Tất cả pháp không có chỗ nhiễmtức tự tánh sáng suốt. Tất cả pháp tự tánh sáng suốt tức pháp ấy thanh tịnh. Tất cả pháp thanh tịnh tức là sánh vớihư không. Tất cả pháp sánh vớihư không tức là chẳng có đối trị. Tất cả pháp chẳng có chỗ đối trị tức lìa nơi hai. Tấtcả pháp lìa nơi hai bên tức là pháp chẳng có biên giới. Tất cả pháp không có biên giớitức chẳng có bờ bến. Tất cả pháp chẳng có bờ bến tức chẳng có cứu cánh. Tất cả pháp chẳng cócứu cánh tức chẳng có chỗ để nương. Tất cả pháp chẳng có chỗ nương tức tấtcả nơi chẳng điên đảo trụ. Tất cả pháp ở tất cả nơi chẳng điên đảo trụ nên thường, lạc, ngã, tịnh tất chẳng thể được. Tất cả pháp thường tức tương ưng với vô động chuyển. Tấtcả pháp tịnh tức là tự tánh sáng suốt, tạo thành các pháp lạc; tức là tương ưng (giống với) vô phân biệt. Tất cả pháp ngã tự tánh tức vô ngã biểu thị tương ưng. Tất cả pháp vô ác tác tức nội tâm dừng yên lặng. Tất cả pháp chẳng thật tức thắng nghĩa đế, chẳng thể có chỗ an lập. Tất cả pháp tịch tịnh tức biến tịch tướng. Tất cả pháp vô ngã tức là ngã và ngã sở lìa nhau. Tất cả pháp vô vi tức là tướng giải thoát. Tất cả pháp lìa tên, tức tên sai biệt chẳng thể được. Tất cả pháp vô phân biệt tức lìa nhiều loại tánh. Tấtcả pháp một vị tức là giải thoát phổ nhiếp. Tất cả pháp lìa tướng tức chẳng có tướng nhỏ. Tất cả pháp vô tướng nên chẳng giải được chỗ duyên thanh tịnh. Tất cả pháp không, nên tất cả thấy làm đều lìa. Tất cả pháp vô nguyện tức là qua khỏi ba đời. Tất cả pháp ba đời đoạn trừ tức quá khứ, vị lai, hiện tại đều chẳng thể được. Tất cả pháp Niết Bàn phổ nhiếp tức là cứu cánh vô sanh.
Nầy ĐạiVương! Ý Ngài nghĩ sao? Nếu pháp vô sanh lại chẳng chứa nhóm thì ở trong đó lại có thể có chỗ nhiễm chăng?
Vua đáp: Không có.
Diệu Cát Tường bảo: Lại cũng có pháp có thể giải trừ chăng?
Vua bảo: Chẳng thể.
Diệu Cát Tường bảo: Nầy ĐạiVương! Do như thếấy nên Như Lai biếttất cả pháp cùng Niết Bàn cho đến trong ấy chẳng có ác tác mà có thể giải trừ được. Cho nên ĐạiVương! Cái kia tương ưng với thâm cố (sâu xa kiên cố) nên như thế mà làm. Lấy tâm vô điên đảo, phải nên như thật mà làm cho rõ điềunầy. Nhưđiều nầyrõ rồi tùy theo từng lúc mà chẳng có pháp nhỏ nào có thể lấy, có thể bỏ hoặc chẳng có pháp mà có thể cộng (?) trụ được. Nếu tấtcả pháp chẳng thể cộng (?) trụ thì thuyếtnầylà vì sự nhẹ nhàng. Nếu pháp nhẹ nhàng tức pháp tịch tịnh. Nếu pháp tịch tịnh tức pháp tự tánh. Nếu pháp tự tánh tức vô tự tánh. Tất cả pháp vô tự tánh tức là vô chủ tể. Nầy ĐạiVương! Ở nơi ấy nên làm pháp nhẫn. Tức điều nầylạicũng không có pháp có thể làm. Vì sao vậy? Nầy ĐạiVương! Chỗ làm tịch tịnh vậy. Như thế rõ biếtrồi liền chứng Niết Bàn. Ở trong nầylại chẳng có pháp nào có thể làm. Lại chẳng không chỗ làm. Nếu làm hoặc không làm. Điều nầy đều quy về Niết Bàn tịch tịnh.
Quyển 8
Lúc bấy giờ vua A Xà Thế cho mang đến cả trăm ngàn áo tốt đẹp hiến dâng Ngài Diệu Cát Tường Bồ Tát; nhưng Bồ Tát chẳng chịu thọ nhận. Vua lúc ấy cho lấy y báu nầy quấn lên thân của Ngài Diệu Cát Tường. Y chưa đắp vào thân, Bồ Tát tức thời liền lúc ấy ẩn mất thân. Vua lúc ấy chẳng thấy thân củaBồ Tát nữa. Liền nghe trên không trung tiếng nóirằng:
Nầy ĐạiVương! Ngài nếu thấy được thân tướng của Diệu Cát Tường thì có thể thấy được chỗ làm việc ác của Ngài. Nếu thấy được việc làm ác, tức thấy được tất cả pháp kia. Như thấytất cả pháp, lại có thể thấy được chỗ thí y áo đẹp. Nếu Ngài chẳng thể thấy, lạicũng như thấy.
Nầy ĐạiVương! Nếu Ngài có thể thấy có tướng của thân thì như thế mới đem y ấy phụng thí. Nhà vua lúc ấy liền đem y ấymỗimỗi biếu thí tất cả Bồ Tát Thanh Văn đại chúng, cho đến những người trong cung, tỳ nữ, quyến thuộc mà chẳng hề thấy thân tướng của những người kia. Lúc ấy nhà vua nhập vào định để quan sát. Cũng không có một chút màu sắc nào do chỗ thấycủamắt, chẳng có cảnh của tướng có thể hiện ra. Ở nơi ấy chỉ còn có tự thân suy nghĩ chuyển đổi. Lại nghe trên không nói như thế nầy: Ngài nếu có thể thấytự thân tướng của mình thì như thế mới đem y áo phụng thí.
Vua lúc ấytự quán chiếu lại chẳng thấy có tướng củatự thân. Lúc đó đã lìa tất cả các sắc tướng và suy nghĩ. Lại nghe trên không trung nói rằng:
Nầy ĐạiVương! Ngài như thế chẳng có sắc tướng. Dầu thô, dầu tế mà có thể thấy, lạicũng như thế nên thấy được việc làm ác. Rồilại như thế thấy được tất cả pháp. Nếu Ngài chẳng thấy điều kia, tức đã lìa sự thấy. Khilìa sự thấy mà nếu Ngài có thể thấy thì điều nầy tức là chẳng thấy.
Nầy ĐạiVương! Nếu đã chẳng thấy và chẳng phải chẳng thấy thì điều nầy là chánh kiến. Sự thấy như thế của tất cả pháp lại tức là chẳng thấy.
Nầy ĐạiVương! Sự chẳng thấynầy là chánh kiến. Lúc ấy vua A Xà Thếở nơi tất cả pháp đốivớisự nghi ngờ đều được xa rời. Từ định khởidậylại xem xét tất cả đại chúng kia lại hoàn toàn chẳng thấy.
Kinh Huyễn Sĩ Nhơn Hiền nói rằng: Bồ Tát có 4 loại pháp tư duy trải qua những ý nghĩa. Thế nàolà bốn ?
Một là nương nơi pháp sanh khởi chẳng hề chẳng có nguyên nhân của việc làm.
Hai là chẳng có pháp nào có thể sanh, lại chẳng có Bổ Đặc Già La (chúng sanh) tánh.
Ba là nếu có pháp nương vào để sanh thì sự sanh kia vô tánh.
Bốn là ở nơi pháp thậm thâm chẳng có cửa sai biệt. Lại chẳng hoạisự giác ngộ.
Kinh Bồ Tát Thập Trụ nói rằng: Phật bảo -Nầy Diệu Cát Tường! Các Bồ Tát có 5 pháp làm cho được an ổn có thể thanh tịnh ở Sơ Địa. Thế nào là năm ?
Một là ở nơi vô sở duyên, giải thoát trí, tự an trụ rồi liền làm cho người kia lại được an trụ nơi vô sở duyên, giải thoát trí. Đây là Bồ Tát được an ổn pháp.
Hai là chỗ vô sở duyên nầy, giải thoát trí tức không hai, không hai thanh tịnh duyên vào pháp vô sanh. Sự giải thoát nầytự an trụ rồi, lại làm cho người khác lại tất được an trụ duyên vào pháp vô sanh, pháp giải thoát. Đây là Bồ Tát được pháp an ổn.
Ba là duyên vào pháp vô sanh kia tức là tự tánh của các duyên vô sanh; nên tất cả pháp không có chỗ nơi. Sự giải thoát nầytự yên ở rồilại làm cho người khác tất được ở yên. Tất cả pháp không có chỗ nơi, nơi pháp giải thoát. Đây làBồ Tát được pháp an ổn.
Bốn là tất cả các pháp kia không có chỗ tức là phân lập phân biệt, tất cả chẳng có tự tánh, phải biết quán như hư không. Sự giải thoát nầytựở yên rồi, lại làm cho người kia lạitất được ở yên như hư không trí, trong pháp giải thoát. Đây là Bồ Tát được pháp an ổn.
Năm là trí như hư không nầytức là chẳng tạp loạn, chẳng nương tựa, trí lìa tâmý thức. Sự giải thoát nầytựở yên rồilại làm cho người khác tất được ở yên, lìa xa tâm, ý, thức, trí, pháp giải thoát. Đây là Bồ Tát được pháp an ổn.
Phải nên biết trong ấy có trí lìa tâm, ý, thức. Tức là vô phát ngộ. Có sở đắc trí là 5 pháp vậy.
Trong kinh Thắng Tư Duy Phạm Thiên sở vấn nói rằng: Phạm Thiên hỏi Quang Võng Bồ Tát rằng: Tất cả pháp đều sâu xa khó hiểu sao? Tất cả pháp chẳng sâu xa khó hiểu sao?
Bồ Tát trả lờirằng: Như Ngài là Phạm Thiên sao lại nói tất cả pháp sâu xa khó hiểu và chẳng sâu xa khó hiểu?
Phạm Thiên nói: Nếu chẳng tư duy tức tất cả pháp đều sâu xa khó hiểu. Nếu tâm và sự suy nghĩ có chỗ hòa hợp tức chẳng sâu xa khó hiểu. Lạinữatất cả pháp lìa tướng. Đây tức là sâu xa khó hiểu. Nếu lại lìa mà có chỗ hòa hợp thì điều nầy tức là có sai biệt chỗ làm. Nếu trong ấy có sai biệt chỗ làm tức là các việc làm ấy đều chẳng sâu xa khó hiểu.
Bồ Tát nói: Nếu như người kia nói các pháp mà có thể sanh ư?
PhạmVương đáp: Nầy Thiện Nam Tử! Nếu tự cảnh giới lìa sự thanh tịnh thực tế thì các pháp ấy có sanh.
Kinh 700 kệ tụng Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Phật bảo -Nầy Diệu Cát Tường! Lúc ngươi tu hành Bát Nhã Ba La Mật Đa thì trụ nơi nào mà tu Bát Nhã Ba La Mật Đa?
Diệu Cát Tường bạch Phật rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn! Con tu Bát Nhã Ba La Mật Đa cả chẳng có chỗ trụ lẫn tu Bá Nhã Ba La Mật Đa.
Phật bảo: Diệu Cát Tường! Vô trụ làm sao mà tu Bát Nhã Ba La Mật Đa được?
Ngài Diệu Cát Tường đáp: Kính bạch Đức Thế Tôn! Lúc con tu Bát Nhã Ba La Mật Đa thì thật chẳng có pháp để trụ.
Phật bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Lúc ngươi tu Bát Nhã Ba La Mật Đa có được thiện căn gì mà có tăng cógiảm?
Bạch Thế Tôn! Kẻ tu Bát Nhã Ba LaMật Đatất chẳng có pháp tăng hoặc giảm.
Nơi Diệu Cát Tường Bồ Tát Thần Thông phẩm có nói: Có một vị Thiên Tử bạch Ngài Diệu Cát Tường Bồ Tát rằng: Như Ngài đã nói: Ít người có thể giải rõ nghĩa nầy.
Ngài Diệu Cát Tường bảo: Nầy Thiên Tử! Như ta đã nói trí huệ Phật sâu xa, hoặc ít hoặc nhiều chẳng thể giải rõ. Vì sao vậy? Vì trí Phật chẳng đắm trước, chẳng phân biệt, chẳng thể ghi nhận, chẳng thể nói, chẳng có tác dụng, chẳng phải là do con đường của ngôn ngữ, lìa tâm ý thức. Nếu có kẻ trí cạn, trí hạn hẹp thì chẳng dễ gì giải rõ.
Thiên Tử nói: Nếu trí Phật chẳng thể biết thì các Thanh Văn làm sao có thể giải nổi. Bồ Tát làm sao ở chỗ bất thoái chuyển?
Diệu Cát Tường nói: Nầy Thiên Tử! Như Lai dùng thiện phương tiện giả tạo trí bằng văn tự, tùy theo đó mà khai triển giác ngộ. Đây là trí chẳng cóvăntự. Giống như trong lửa tìm lửa thì được gì? Nầy Thiên Tử! Như Lai lạicũng như thế. Đầu tiên liền nói phương tiện về trí của Phật, tức chẳng có loài hữu tình nào có thể hiểu trí của Phật. Cho nên như thế tuyên thuyết đủ loạilời nói khai thị cho trí kia. Đây là trí chẳng có văn tự.
Thiên Tử bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Thế nào là nhiều loại lời nói?
Ngài Diệu Cát Tường đáp: Nầy Thiên Tử! Nếu nói trì giới cho đến pháp dừng nghỉ; hoặc nói pháp tương ưng của Bát Nhã Ba La Mật Đa; hoặc nói 8 phần pháp Bồ Đề. Đây là nó nhiều loạilời nói vậy. Nầy Thiên Tử! Hoặc nói lìa sanh, lìa pháp sanh diệt, lìa tạp, chẳng tạp, lời nói lìa nhiễm, lìa tịnh, lời nói chẳng xa rời sanh tử, nói chẳng ham vui Niết Bàn; chẳng trí, chẳng đoạn, chẳng tu, chẳng chứng, chẳng được. Lạicũng không hiện tiền tam muội có thể chuyển. Đây là những điều đã nói. Là những lời nói chơn thật thanh tịnh bất khả tư nghì âm thanh.
Kinh tất cả pháp quyết định vô sở đắc nói rằng: Phật hỏi Diệu Cát Tường: Các Đức Như Lai đã nói bất tư nghì, bất tư nghì cảnh giới. Sao lại như thế?
Diệu Cát Tường thưa: Đây là bất tư nghì, bất tư nghì cảnh giới. Đây là Như Lai nói. Bạch Đức Thế Tôn! Giới ấy lìa sự suy nghĩ, chẳng phải tâm sở hành, chẳng phải tâm so sánh, chẳng phải tâm kén chọn. Bạch Thế Tôn! Tâm nầy như thếđó, tức bấttư nghì giới. Vì sao vậy? Chẳng có tâm có thể suy nghĩ. Tâm nầy lìa suy nghĩ vậy. Tức tâm tự tánh lại chẳng chỗ có, mà tâm nầy là tâm chẳng suy nghĩ, tâm nầy chơn thật. Bạch Thế Tôn! Điều nầy cho đến bất tư nghì giới như trong kinh nầy lại nói.
Phật bảo: Diệu Cát Tường! Ngươi chớ nên làm cho kia bị hóa độ chúng hữu tình.
Diệu Cát Tường thưa: Bạch Thế Tôn. Nếu biếtnơihữu tình giới chẳng tăng chẳng giảm thì nơi ấy có hữu tình nào mà có thể hóa độ để làm cho nhập Niết Bàn. Bạch Thế Tôn! Nếuhư không kia có người hay độ thì hữu tình giới kia lại có thể hóa độ. Lạinữa muốn cho Bồ Đề tâm có chỗ hóa độ mà loài hữu tình kia lại có thể phát khởi mà vì đó hóa độ. Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp là Bồ Đề. Lại chẳng phải bồ đề nhiễmtịnh có thể được. Cho nên Thế tôn đãtạo ra như thế. Ngươi chớ bị kia mà hóa độ loài hữu tình.
Đức Phật: Loài hữu tình chẳng nhiễm, ta lại chẳng ở để độ tâm loài hữu tình. Vì sao vậy? Vì Thế Tôn có hữu tình tức có nhiễmtịnh mà vì đó biểu thị.Lại chẳng có hữu tình há có nhiễm tịnh có thể biểu thị sao?
Thế Tôn: Pháp duyên sanh mà thật vô nhiễm, vôtịnh có thể được, mà tất cả pháp tự tánh vô thật duyên sanh tánh vậy. Nếu ở nơi duyên sanh lại nghĩa vô duyên nhiễm tịnh có thểđược.
Thế Tôn! Đây là vô sở hữu nghĩacủa nghĩa duyên sanh. Người trí đều rõ. Lại là cái nghĩacủa duyên sanh như thế. Kẻ trí nơi đó chẳng có phân biệt. Nếu nghĩa vô phân biệt tức là vô nhiễmtịnh. Giống như huyễn sư hoặc đệ tử của huyễn sư, giả tạolầu các hoặc nhà cửa. Đều có ánh sáng rộng lớn cháy khắp. Hoặc có người nói: Ta có thể mạnh mẽở nơilầu các kia ánh sáng tụ lại mà làm ngưng thở. Người
nầy cho đến tổn hoại thân thể. Từđó sanh ra mỏi mệt rồi mất, chẳng thể thành.
Phật bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Như thế, như thế.
Diệu Cát Tường thưa: Bạch Thế Tôn. Nếu bị tinh tấn hóa độ loài hữu tình lại cũng như thế. Từ sự tự mệt nhọc rồimất lại chẳng được. Kinh nầy lạicũng nói rằng:
Phật bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Ông nên như thật rõ ràng là vì nói pháp nầy tăng chăng?
Diệu Cát Tường thưa: Đây nghĩa là như thật rõ ràng. Mà ở nơi như thật rõ ràng ấylại chẳng có một tánh. Lạicũng chẳng có nhiều tánh mà có thể tạo tác được. Bạch Thế Tôn! Nếu vô chủng loại, vô phân biệt mà làm như thật rõ ràng tức là chẳng như thật rõ ràng. Thế Tôn. Tức điều nầy chẳng như thật rõ ràng. Đây là tăng ngữ. Cho nên nếu như thật rõ ràng thành rồi thì trong nầy chẳng khởi ta là phàm phu, ta là thánh nhơn về cái thấy ấy. Vì sao vậy? Vì các pháp không có chỗ để xem. Nếu pháp mà không lập phàm phu, thánh nhơn để thấy, tức được như thật rõ ràng thành tựu. Thế Tôn. Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn! Hãy nên như thế mà ở, tức được pháp giớitương ưng. Trong đó chẳng có ít pháp bình đẳng, sai biệt có thể được. Nếu nói pháp phàm phu sai biệt đều chẳng có sanh phân biệt. Mà cả pháp thanh nhơn bình đẳng lại chẳng có sanh phân biệt. Vì sao vậy? Vì chỗ duyên vào không thể đượcvậy. Nếu mà nơi ấy có chỗ duyên vào hoặc sai biệt bình đẳng có chỗ chấp thủ thì điều nầytức là phân biệt. Là tánh phân biệt cả hai đều chẳng có. Nếu nơi kia có chỗ duyên mà sai biệt bình đẳng mà có thể chấp thủ, tức là pháp của ta, pháp kia lại có sự sai biệt. Phàm như thế nên biết quyết định chẳng có pháp có thể giữ.
Kinh Duy Ma Cật nói rằng: Căn bản củabịnh là gì? Nghĩa là có phan duyên tức là căn bản củabịnh. Nếu có phan duyên tức là có bịnh nầy. Chỗ nào là chỗ phan duyên? Đó là 3 cõi. Nếu không có phan duyên thì kia đâu có chỗ biểu hiện. Nếu phan duyên chẳng thể được tức là chẳng có chỗ được. Sao lại chẳng có chỗ được? Nghĩa là hai cái thấy chẳng cóchỗ được. Thế nào là hai cái thấy? Nghĩa là cái thấy bên trong và cái thấy bên ngoài. Cái kia chẳng có chỗ được.
Kinh nầycũng nói rằng: Ái Kiến Bồ Tát nói rằng: Sắc không là hai. Sắc tức là không. Phi sắc lại không. Sắc tánh tự không, như thế cho đến thức tức là không. Phi thức lại không. Thức tánh tự không. Những điều nầy ngũ uẩn đều giải rõ. Đây là vào nơi pháp môn bất nhị.
Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Xá LợiTử hỏi Tôn Giả Tu Bồ Đề rằng: Nếu có Bồ Tát Ma Ha Tát tu hành Bát Nhã Ba La Mật thì làm sao có thể biết được thiện xảo phương tiện?
Tu Bồ Đề trả lời: Nầy Tôn Giả Xá LợiTử! Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát tu hành Bát Nhã BaLaMật Đa thì chẳng hành sắc, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức. Chẳng hành sắc có tướng. Cho đến chẳng hành thọ tưởng hành thức có tướng. Chẳng hành sắc phi thường, phi vô thường. Phi khổ, phi lạc. Phi ngã, phi vô ngã. Phi tịch, phi động. Phi không, phi bất không. Phi tướng, phi vô tướng. Phi nguyện, phi vô nguyện. Phi ly, phi bất ly. Như thế cho đến bất hành thức, phi thường, phi vô thường. Cho đến phi ly, phi bất ly. Ngũ uẩn như thế sở hữu giớixứ, duyên sanh nơi pháp củaBồ Đề phần. Thần thông Ba La Mật Đa, lực vô úy, vô ngại giải, bất cộng Phật Pháp v.v… cho đến phi ly, phi bất ly mà tất cả chẳng làm. Vì sao vậy?
Nầy Tôn Giả Xá LợiTử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Cho đến thức cũng chẳng khác không, không cũng chẳng khác thức. Thức tức là không, không tức là thức. Như thế giớixứ duyên sanh cho đến bất cộng Phật Pháp. Bất cộng Phật Pháp tức là không. Không tức là bất cộng Phật Pháp. Bồ Tát Ma HaTátnếu như thế tu hành Bát Nhã Ba La Mật Đa thì tức có thể biết thiện xảo phương tiện, mà Bồ Tát kia ở nơi Bát Nhã Ba La Mật Đalại chẳng nhớ về ta làm, chẳng nhớ ta chẳng làm. Chẳng nhớ ta lại làm, lại chẳng làm. Chẳng nhớ ta chẳng làm, chẳng phải chẳng làm. Vì sao vậy? Vô tánh tự tánh tức là Bát Nhã Ba La Mật Đa vậy.
Kinh nầycũng nói rằng: Phật bảo: Nầy Kiều Thi Ca! Như người con trai lành gái tốt nào mà tuyên thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa thì hoặc có phỉ báng Bát Nhã BaLa Mật Đa, mà làm sao phỉ báng Bát Nhã Ba La Mật Đavậy? Vì vậy cho nên nói sắc là vô thường là khổ, vô ngã, bất tịnh. Như thế thọ tưởng hành thức cho đến giớixứ, thiền định vô lượng vô sắc định, niệmxứ, chánh cần, thần túc, căn lực, giác đạo, thánh đế, vô sở úy, vô ngại giải, bất cộng Phật Pháp. Cho đến tất cả nên biết là vô thường, là khổ, vô ngã, bất tịnh. Nếu hành như thế là hành Bát Nhã Ba La Mật Đa. Làm điều nầy rồi nói là phỉ báng Bát Nhã Ba La Mật Đa. Sao lại chẳng hủy báng Bát Nhã Ba La Mật Đa? Nghĩa là nếu nói -Thiện Nam Tử! Ngươi tu Bát Nhã Ba La Mật Đa thì chớ quán sắc vô thường, chớ quán sắc khổ vô ngã, bất tịnh. Cho đến tất cả nên biết lại cũng như thế. Vì sao vậy?
Vì sắc tự tánh vốn không. Nếu mà sắc tự tánh không thì tức là Bát Nhã Ba La Mật Đa. Nếu trong Bát Nhã Ba La Mật Đa vô sắc là thường có thể được thì sắc kia như thế là vô sở hữu vậy. Huống là thường hoặc vô thường mà có thể được sao? Thọ tưởng hành thức cho đến tất cả nên biết lạicũng như vậy. Kẻ làm điều nầy và nói là chẳng hủy báng Bát Nhã Ba La Mật Đa. Lạinữanếu nói: Thiện Nam Tử! Ngươi tu Bát Nhã Ba La Mật Đa thì chớ có nghĩa là có pháp mà có thể vượt qua được. Chớ hiểu là có pháp có thể an trụđược. Vì saovậy?
Bát Nhã Ba La Mật Đa ở trong tất cả pháp đều chẳng có chỗ nương tựavậy. Nếu pháp chẳng vượt qua, chẳng có chỗ trụ tức tất cả pháp tự tánh đều không. Nếu pháp tự tánh đều không tức là pháp vô tánh. Nếu pháp vô tánh tức là Bát Nhã Ba La Mật Đa. Bát Nhã Ba La Mật Đanầy tức chẳng có pháp ra vào hay sanh diệt. Như thế nói rằng: Đây chẳng hủy báng Bát Nhã Ba La Mật Đa.
Tu Bồ Đề lạibạch Phật rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn. Bát Nhã Ba La Mật Đa làm sao có thểđược? Làm sao không chỗ được?
Phật dạy: Nầy Tu Bồ Đề! Nếu là pháp thì có hai, tức có chỗ được. Nếu pháp không hai tức không chỗđược.
Tu BồĐề thưa: Bạch Thế Tôn! Thế nào là hai?
Phật bảo: Nầy Tu Bồ Đề! Nhân, sắc là hai. Ý, pháp là hai. Cho đến Bồ Đề pháp, Phật Pháp là hai.
Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Có chỗ được, không chỗ được là gì? Không chỗđược tức là không chỗđược sao?
Phật bảo: Nầy Tu Bồ Đề! Chẳngkia cóchỗ được là chẳng chỗ được. Lại chẳng phải không chỗđược là chẳng cóchỗ được. Tu Bồ Đề! Nếu có chỗ được hoặc không chỗđược mà đều bình đẳng thì điều nầy tức là không chỗ được.
Lạinữa Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Há chẳng trụ nơi thắng nghĩa đế để chứng A Nậu Đa la Tam Miệu Tam BồĐề quả sao?
Phật bảo: Chẳng phải.
Tu BồĐề lại bạch: Ở nơi pháp điên đảo sao?
Phật bảo: Chẳng phải.
Tu Bồ Đề lạibạch: Nếu chẳng trụở thắng nghĩa đế lại chẳng trụở pháp điên đảo để thành chánh giác thì há chẳng phải Như Lai đã chẳng chứng quả Bồ Đề sao?
Phật bảo:Tu Bồ Đề! Ta đã chứng quả Bồ Đề. Mà ở nơi ấy có giới, vôvi giới tất vô chỗ trụ. Lạinữa Phật bảo: Tu Bồ Đề! Ta chẳng thể vô tánh, nơi vô tánh ấy mà thành chánh giác.
Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Há chẳng phải có tánh, vô tánh có thể thành chánh giác chăng?
Phật bảo: Chẳng phải thế.
Tu Bồ Đề thưa: Nếu mà trong vô tánh, vô tánh có thể thành chánh giác chăng?
Phật bảo: Chẳng thể.
Lạinữa Tu Bồ Đề! Ta ở nơi Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh đãtừng nói với ngươi rằng: Tu BồĐề. Ý ông nghĩ sao? Như Lai có được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam BồĐề chăng? Như Lai có thuyết pháp chăng?
Tu Bồ Đề thưa: Theo như chỗ con hiểu nghĩacủa Phật thì chẳng có pháp nào mà Như Lai đã được ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.Lạicũng chẳng có pháp nào mà Như Lai có thể nói cả. Vì sao vậy? Nếu có pháp mà Như Lai đã giảng nói thì pháp kia chẳng thể giữ, chẳng thể nói, phi pháp, phi phi pháp. Vì sao vậy? Vì tất cả các hiền thánh đều từ chỗ vô vi pháp mà có sự sai biệt. Cho nên Như Lai vì đó hóa độ các loài hữu tình vậy. Dùng thiện phương tiện, khai mở nhiều cửa ngõ khác nhau để tuyên thuyết đây là chánh pháp sâu xa vậy.
Quyển 9
Như kinh Nhập Lăng Già nói: Đại Huệ Bồ Tát hỏi về Như Lai Tạng.
Phật bảo: Nầy Đại Huệ! Vì sao mà ngươi nay hỏi ở tại tánh Như Lai rõ ràng thanh tịnh, bổn lai thanh tịnh, như thế mà nói. Như Lai đầy đủ 32 tướng. Tại tất cả thân của loài hữu tình nhưđồ quý vô giá mà bị cột chặt nơi áo dơ bẩn. Uẩn xứ giới y ấy che khuất cũng lại như vậy. Sư tham sân si kia chẳng thật kế chấp. Điều nầy là cấu nhiễm, là pháp vô thường, là chẳng kiên cố, là chẳng cứu cánh.
Đại Huệ bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Ngoại đạo nói về thần ngã. Vì sao chẳng thể so sánh vớitạng ngữ của Như Lai. Vì ngoại đạo nói thần ngã là thường. Ngã ấy hay tạo tác. Lìa phược tự tại mà vĩnh viễn bất diệt. Thuyết kia như thế nói về thần ngã.
Phật bảo: Đại Huệ! Ngoại đạo và lời nói của ta chẳng thể sánh với Như Lai tạng ngữ được. Đại Huệ! mà chỗ ta nói thực tế Niết Bàn vô sanh, không, vô tướng, vô nguyện v.v… là những câu nghĩa. Như Lai, ứng cúng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, vì những kẻ ngu muội làm cho xa lìa, vô ngã, sợ hãi. Vì thế cho nên phương tiện nói vô phân biệt, vô sở đối ngại ở cửa Như Lai tạng. Điều nầylại chẳng phảivị lai hiện tại. Chư Bồ Tát Ma Ha Tát chấp trước chỗ làm của ta. Nầy Đại Huệ! Giống như người làm đồ gốm dùng nước nhồi đất thành bùn và tạo nên công cụ cùng nhiều loại hình tướng khác nhau. Như Lai lạicũng như thế. Trụở pháp vô ngã, lìa tướng phân biệt. Cho nên nhiều loại thắng huệ phương tiện thiện xảotương ưng. Hoặc nói Như Lai tạng. Hoặc nói pháp vô ngã, có ít nhiềuxảovăn cú, ngôn từ, thí dụ mà nói. Đây là duyên mà ngoại đạo và lời nói của ta chẳng thể so sánh vớilời nói của Như Lai Tạng được.
Nầy Đại Huệ!Lạinơi ta nói Như Lai tạng ngữ chỉ vì hàng phục ngoại đạovội chấp vào lời nói của ta. Cho nên phương tiện nói Như Lai tạng. Như thế và vội chấp thế về ýlạc, rơi vào chỗ không thật chủ tế, thấykế chấp. Nếu ở nơi3cửa giải thoát ý lạc đầy đủ. Tức hay xa chứng quả ANậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Do nghĩanầy mà Như Lai, ứng cúng, Chánh Đẳng, Chánh Giác đã nói Như Lai tạng pháp cùng ngoại đạo là lời nói của ta chẳng thể so sánh cùng. Cho nên Đại Huệ! Vì làm cho ngoại đạo lìa các kiến chấp, làm cho điều nầysẽ được tùy thuận Như Lai vô ngã tạng pháp. Điều nầy nói là vô thượng thành tựu pháp cứu cánh. Nghĩa là chư Bồ Tát không, vô sanh, vô nhị, vô tự tánh pháp. Nghĩa là pháp thậm thâm. Nếu có tuyên thuyết cùng thọ trì tức hay phổ nhiếp tất cả kinh Đại Thừa trong ý nghĩa sâu xa. Kinh nầylạicũng nói rằng: Đại Huệ! Không nầy, vô sanh, vô nhị, vô tự tánh tướnglà phổ nhiếp tất cả chư Phật và tất cả kinh điển vậy.
Trong Nguyệt Đăng Tam Muội kinh, Như Lai đã nói kệ rằng:
Ở trong ba ngàn đại thế giới
Ta đã tuyên nói các kinh điển
Nhiều loại câu văn đều một nghĩa
Cho nên chẳng thể nói khắp cả
Cho đến tất cả các Như Lai Lại rộng nói đến nhiều loại pháp
Ở nơi một câu tu học rồi
Tất cả tu tập được thành tựu
Tất cả các pháp đều tánh không
Nếu người ở nghĩa hiểu rõ ràng
Thì nghĩa câu nầy học sẽ thành
Mà nơi Phật Pháp chẳng lìa, được
Ở chỗ sâu xa hay tin giải
Rộng được tất cả thắng phước sanh
Các cõi thế gian, xuất thế gian
Làm công việc nầy đến thành Phật.
Kinh Bảo Thọ nói rằng: Lạinữa Diệu Cát Tường! Nếu có Bồ Tát trải qua trăm ngàn kiếp, lành tu 6 Ba La Mật Đa đầy đủ thiện xảo phương tiện. Nếu có người ở nơi chánh pháp nầy mà cầncầu nghe thọ thì so sánh với phước trước, ở đây gấpbội phần. Hà huống có tâm vô sở cầu để nghe, thọ, biên chép, vì kia mà rộng nói.
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa nói rằng: Phậtbảo -Nầy Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ sao? Trong hằng hà ấy mà có thiểu số lại có mỗimỗi cát sông hằng thì hằng hà nầysố cát ấy nhiều chăng?
Tu BồĐề thưarằng: Hằng hà ấy nhiều vô số, hà huống là số cát kia.
Phật bảo: Tu Bồ Đề! Ta nay nói lời thật cho ngươirằng: Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn ở nơiHằng Hà ấy có nhiều cát như cát của thế giới dùng bảy thứ quý đầydẫycả thế giới để mà bố thí chư Phật Như Lai thì thiện nam tử, thiện nữ nhơn kia nương vào phước ấy được nhiều chăng?
Tu Bồ Đề thưa: Thật nhiều, bạch Đức Thế Tôn. Thật nhiều, bạch Đức Thiện Thệ.
Phật bảo: Tu Bồ Đề! Nếu có người ở nơi chánh pháp cho đến thọ trì một đến bốn câu kệ và vì người khác mà diễn nói thì phước nầy hơn kia.
Trong kinh PhạmVương Vấn nói rằng: Nầy Nhơn Giả! Nếu có thiện nam tử, thiệnnữ nhơn ở nơi Như Lai mà vui tu việc phước thì nên biết ở nơi chánh pháp nầy nghe, tin giải và thọ trì v.v… tức có thể rộng được sắc tướng. Cao đẹprộng nhiều quyến thuộc ở nơi pháp tự tại. Ở trong cõi trời người luôn thọ được những niềm vui.
Theo kinh Xá LợiTử nói Bát Nhã Ba La Mật Đarằng: Xá LợiTử bạch Phật rằng: Kính bạch Thế Tôn. Nếu lại có người được nghe nói Bát Nhã Ba La Mật Đa nầy; nghe rồi tin giải thì người nầy tức ở nơi Bồ Đề được bất thối Bồ Đề.
Từ chuyển Thị Tát thưa: Bạch Thế Tôn! Nếu có nghe nói Bát Nhã Ba La Mật Đa nầy rồi liền tin giải thì Bồ Tát tức được gần quả vị Phật.
Diệu Cát Tường Bồ Tát thưa: Bạch Thế Tôn. Nếu có nghe nói Bát Nhã Ba La Mật Đa, nghe rồi tín giải, thấy đó là Bồ Tát sẽ như Phật, tưởng tất cả tội nhiễm ác tác mà tất được giải trừ. Tất cả nghiệp chứng đều được thanh tịnh. Ở nơi pháp sâu xa ấy có thể sanh thắng giải.
Kinh Như Lai Tạng nói rằng: Phật bảo -Nầy Ca Diếp! Tối cực 10 bất thiện nghiệp, gọi:
Thứ nhất là giả sử có người Duyên Giác vì cha mà cùng sát hại. Đây là tộicực ác sát sanh.
Hai là xâm đoạt tài vật của Tam Bảo. Đâylà tội cực ác trộm lấy.
Ba là giả sử có người A La Hán vì mẹ mà sanh tâm nhiễm trước thì đây là tội cực ác tà nhiễm vậy.
Bốn là hoặc có nói ta là Như Lai v.v… Đâylà tội vọng ngữ cực ác.
Năm là ở nơi Thánh Chúng mà làm ly gián. Đâylà tội lưỡng thiệt tối cực.
Sáu là hủy báng Thánh Chúng. Đâylà tội cực ác về miệng.
Bảy là ở nơi chánh pháp muốn tạp sức vì chướng. Đâylà tội cực ác vì ỷ ngữ.
Tám là ở nơi đường chánh, đườngngaymà có sự lợidưỡng khởi lên, có tâm xâm đoạt. Đâylà tội tối cực của tham dự.
Chín là xưng tán nghiệp ngũ vô gián. Đây là tội tối cực của sân si.
Mười là khởi tâm hẹp hòi thấy ác. Đây là tội tà kiến tối cực.
Nầy Ca Diếp! Những điều nầy là nghiệpbất thiện. Đều là tộicực đại. Ca Diếp! Nếu có một loài hữu tình nào có tội như thế làm đủ 10 điều bất thiện thì Như Lai tức vì đó mà tuyên nói nhơn duyên hòa hợp pháp, làm cho kia được giải nhập. Lúc ấylại chứng có ngã nhơn, hữu tình thọ, tưởng. Nếu hay giải pháp nầyrồi vô tác, vô vi như huyễn pháp. Lìa nhiễm, thanh tịnh tự tánh sáng suốt; giảitất cả pháp bổn lai đều thanh tịnh. Ở nơitấtcả pháp tịnh tín thắng giải. Ta chẳng nói loài hữu tình kia đọanơi ác thú. Vì sao vậy? Chẳng có phiền não tụ tánh có thể được. Sanh rồi tức thờitất cả được phá tán. Cho nên phải biết các phiền não do một nhơn duyên hòa hợp mà sanh. Sanh rồitức diệt. Nếu khởi tâm khiển trừ mà các phiền não theo, tức là có sanh. Nếu như tín giải thì kia lại nào có tội phân vị. Chẳng có nơi nào dung thọ mà nói có tội chướng mà có thể trụ. Chẳng cóxứ nào cả.
Như Trì Luật Ưu Bà Ly Tôn Giả hỏi trong hàng Ma phẩmrằng: Những ác ma kia thế nào mà các Tỳ Kheo chơn trì luật thực hành?
Ma Thưa: Thưa Tôn Giả! Nếu Tỳ Kheo hiểu rõ tất cả pháp luật cứu cánh điều phục rằng các tộigốc gác chẳng có trước sau, lìa những sự nhỏ nhặt vậy. Nếu phạmtội đọa và làm việc ác thì được giải trừ chớ sanh cứng nhắc đắm trước. Những pháp như thế vì kia mà khai thị. Tội kia đáng tội ngũ vô gián, cũng được giải trừ, hà huống là những kẻ chỉ phá giới ít hay cấu nhiễm. Theo pháp luật mà nói thì chẳng phải vì khách trần phiền não nhiễm ô, sanh xuất và lìa sự suy nghĩ, phải biết những phiền não ấy chẳng trong chẳng ngoài, lại chẳng ở giữa. Chẳng lìa nhiễmtức biết có thể trừ được phiền não. Tánh lìa nhiễm ấylại chẳng thể phân tán. Kẻ biết quán như thật về các phiền não giống như gió mây trôi nổi làm tan ra, tùy theo phương hướng thích hợp mà tụ lại. Lạinữa những phiền não ấycũng giống như trong nước có ánh trăng. Những ảnh tượng ấy hiện ra nên đốilạivới hiện tiền. Lại các phiền não ấy là cảnh giớihắc ám mà đèn trí huệ sáng suốt có thể chiếu phá được. Lạinữa phiền não kia là loại giặc làm não hạisắc tướng như những Dạ Xoa La Sát. Nếu tác ý sâu xa như thật quán sát tức thời chẳng có chỗ để tồn tại. Lạinữa những phiền não thường hay ti tiện nhỏ nhặt. Nếu chẳng có ý chí sâu xa thì phiền não ấysẽ tăng trưởng ở nơi không, vô tướng, vô nguyện, trí huệ pháp mà những pháp nầy chẳng bị di hại. Lạinữa như thế các phiền não kẻ trí thì biết sự nhiễm trước kia, phiền não ấy là chỗ đối trụ của loài hữu tình. Đứng trước việc nầy nên khởi tâm bi mẫn vì đó nói vô ngã, vô hữu tình pháp, làm cho đây lìa nhiễm ô. Điều nầy tức là vì chơn thật trì luật.
Trong kinh A Xà Thế Vương nói rằng: Phật dạy -Nầy A Nan! Ta nay đem lời thật bảo cho ngươirằng nếu kẻ tạo ngũ vô gián tội mà được nghe chánh pháp như thế nầyrồi thì có thể sanh thắng giải. Ta chẳng nói người kia có nghiệp và nghiệp chướng. Nầy A Nan! Đây là lời quan trọng. Điều nầy ở nơi tuyên thuyết chánh pháp sâu xa hay sanh thắng giải nên xưng tán rộng ra. Trong rất nhiều kinh chuyên cần nghe thọ, chẳng lìa thiện xảo phương tiệnmà Bồ Tát nên như thế mà không làm, nói pháp sâu xa. Cho nên trí huệ và phương tiện là 2 pháp chẳng lìa xa. Đây là Bồ Tát vì tương ưng với chánh pháp.
Kinh Duy Ma Cật nói rằng: Không phương tiện, trí huệ bị trói buộc. Có phương tiện, trí huệđược giải rõ.
Thế nào là không phương tiện, trí huệ bị trói buộc?
Nếu Bồ Tát ở nơi không, vô tướng, vô nguyện mà điều phục tâm nầy thì không những tướng hảo trang nghiêm Phật độ, làm thành thục các loài hữu tình, mà điều nầy tức là chẳng có phương tiện nên huệ bị cột trói.
Thế nào là có phương tiện, trí huệđược giải bày?
Nếu Bồ Tát hay vì tướng hảo trang nghiêm Phật độ mà thành thục ở loài hữu tình thì ở nơi không, vô tướng, vô nguyện phải điều phục tâm nầy, siêng năng cần mẫn không làm mà chẳng mệt mỏi giải đãi. Đây tức là có phương tiện làm cho trí huệđược giải bày.
Thế nào là không trí tuệ, phương tiện cột chặt?
Nếu Bồ Tát ở nơi thấy các phiền não sanh khởi, tùy theo đó mà có chỗ dính mắc, rồi lại phát khởi tất cả thiện căn, hồi hướng vô thượng Bồ Đề. Đây tức là vì vô trí huệ, phương tiện ràng buộc.
Sao gọi là có trí huệ và phương tiện được giải bày?
Nếu Bồ Tát ở nơi thấy phiền não sanh khởi tùy duyên đoạn trừ các chấp trước mà phát khởitất cả thiện căn hồihướngvô thượng Bồ Đề tất chẳng cóchỗ chấp giữ thì đây tức là có trí huệ, phương tiện giải bày. Trí huệ nầy và phương tiện kia là 2 pháp hòa hợp. Phải nên biết tất cả là những hạnh của Bồ Tát.
Thế nào là hạnh của Bồ Tát?
Nghĩa là chẳng phải việc làm củakẻ phàm phu. Chẳng phải là việc làm của hiền thánh. Đó là Bồ Tát hạnh. Ở nơi sanh tử chẳng bị nhiễm ô. Ở nơi Niết Bàn chẳng vĩnh viễn tịch diệt. Đógọi là Bồ Tát hạnh. Tuy cầu trí tứ đế nhưng lại chẳng phải thủ chứng Niết Bàn. Đây là Bồ Tát hạnh. Tuy quán nội không mà thường nhớ nghĩở nơi ba cõi, thị hiện vào đó để thọ sanh. Đó là Bồ Tát hạnh. Tuy quán vô sanh mà chẳng nhập chánh vị. Đó là Bồ Tát hạnh. Tuy nhiếp tất cả loài hữu tình mà chẳng nhiễm trước. Đó là Bồ Tát hạnh. Tuy làm ở nơi không mà thường siêng năng cầu tướng công đức. Đó là Bồ Tát hạnh. Tuy làm chỗ không làm mà siêng tu tất cả thiện hạnh, rộng được nhẹ nhàng. Đây là Bồ Tát hạnh. Tuy tu chỉ quán mà chẳng rơi vào cứu cánh tịch diệt. Đó là Bồ Tát hạnh. Tuy chuyển pháp luân thị hiện Đại Niết Bàn mà chẳng bỏ việc Bồ Tát sở hạnh. Đó là Bồ Tát hạnh. Phàm như thế tất cảđều là chỗ làm của các vị Bồ Tát.
Kinh Hàng Ma nói rằng: Lạinữa ở nơi các Bồ Tát Ma Ha Tát tối thượng chánh hạnh tức là thắng huệ trí tăng thượng tương ưng. Mà phương tiện trí tức phổ nhiếp tất cả thiện pháp ấy. Thắng huệ trí nghĩa là vô ngã, vô nhơn, vô hữu tình, vô thọ giả, vô nhu đồng v.v… Phương tiện trí tức là thành thục tất cả hạnh của loài hữu tình. Thắng huệ trí tức là biến nhiếp tất cả hạnh của pháp. Phương tiện trí tức là hạnh chánh pháp nhiếp thọ. Thắng huệ trí là tất cả Phật Pháp giới, hạnh chẳng phân biệt. Phương tiện trí là tất cả Phật Pháp tôn trọng cúng dường, làm việc thừasựấy. Thắng huệ trí là tấtcả Phật sát, hạnh như hư không. Phương tiện trí là tất cả Phật sát công đức trang nghiêm đầy đủ, làm việc thanh tịnh trang nghiêm. Thắng huệ trí là tất cả hiền thánh tu hạnh vô vi. Phương tiện trí tức là ở nơi tấtcả ThầyTổ khởi tâm tôn trọng, bố thí đủ loại đầy đủ. Thắng huệ trí là quan sát thân Phật vô lậu. Phương tiện trí là hạnh tu Phật tướng tốt. Thắng huệ trí là quan sát tất cả hạnh vô sanh, vô khởi. Phương tiện trí là thường tư duy về 3 cõi thị hiện việc thọ sanh.
Kinh Vô Tận Ý nói rằng: Thế nào là vì Bồ Tát phương tiện? Lại thế nào là Bồ Tát thắng huệ?
Nghĩa là khi nhập định thì khởi đại bi, duyên vào chỗ sâu xa kiên cố, dùng tâm ấy để quan sát loài hữu tình. Đây tức là phương tiện. Ở nơi địnhmà trụ tịch biến tịch. Đây gọi là thắng huệ. Nếu lúc vào định mà khởi tâm đại bi tùy thuận Phật đạo thì đây tức là phương tiện. Nếu chẳng có nơi để nương tựa quan sát. Đây là thắng huệ. Nếu vào định mà quán sát phổ nhiếp tất cả pháp kia. Thì đây là phương tiện. Nếu quán pháp giới không có chỗ phân biệt thì đây là thắng huệ.Nếu lúc nhập định thì thân Phật trang nghiêm ở nơi hiện tiền. Đây tức là phương tiện. Nếu quan sát pháp thân có phần vị, thì đâylà thắng huệ.
Kinh Duy Ma Cật nói rằng: Phật bảo -NầyTừ Thị! Bồ Tát có 2 tướng. Một là hay vui tin câu văncấu trúc lộn lạo. Hai là chẳng sợ pháp sâu xa. Như thật giải nhập là vì 2 tướng. Nếu Bồ Tát vui tin tôn trọng văn cú lộn lạo thì phải biết đây là sơ học Bồ Tát. Nếu lại ở nơi thanh tịnh sâu xa kinh điển nầy mà phổ nhiếp nhiều loạivăn nghĩa sai biệt, nghe thọ tuyên thuyết sanh thắng giải. Phải biết đây làBồ Tát lâu tu phạmhạnh. Lại có 2 loại pháp. Đây tức là sơ học Bồ Tát vì tự hại mình, chẳng điều phục tâm nầy với pháp sâu xa kia.
Một là ở nơixưa chưa nghe kinh điển sâu xa, nghe rồisợ hãi sanh nghi, lại chẳng tùy thuận. Ngược lại sanh khi chê hủy báng và nói rằng: Ta ngày xưa chưa nghe pháp nầy từđâu đến.
Hai là ở nơi đại pháp khí tuyên nói pháp sâu xa. Kẻ thiện nam ấy chẳng vui gần gũilại chẳng tôn trọng. Hoặc lúc ấy ở nơimật thuyết qua khỏi. Đây là 2 pháp.
Lạicũng có 2 pháp.Bồ Tát tuy tín giải sâu xa pháp lạitự gây tổn thương, chẳng thể mau chứng vô sanh pháp nhiễm.
Một là khinh chê sơ học Bồ Tát chẳng vì nhiếp thọ, chẳng vì giải rõ lại chẳng dạy cho sám hối.
Hai là tuy tín giải pháp sâu xa mà chẳng học tậplại chẳng tôn trọng. Chẳng làm tài thí, pháp thí, để nhiếp thọ hữu tình. Đây là hai pháp. Ởđây nên biết. Nếu chư hữu tình giải nhập chư Phật và chư Bồ Tát về đại uy đức lực thì thật là khó được. Thế nàolà Bồ Tát đại uy đức lực?
Kinh Duy Ma Cật nói rằng: Duy Ma Cật bảo: Ngài Đại Ca Diếp! Ở nơi 10 phương thế giới hiện làm ma vương, tất cả đều ở chẳng thể suy nghĩ giải thoát Bồ Tát. Vì thiện phương tiện thành thụchữu tình mà hiện làm tướng ma. Lạinữa trong 10 phương thế giới hoặc có Bồ Tát từ việc tìm cầu ăn uống, tay chân, tai mũi, máu thịt, da cốt, đầu mắt, thân phận vợ con nô tỳ, nhơn dân quốc ấp, xe cộ, voi ngựa v.v… Phàm như thế hoặc có kẻ đến xin thì tất cả đều cho cả. Bồ Tát nầyvới tướng như thế là hành bức bách. Những điều nầytất cả đều trụở bất khả tư nghì giải thoát Bồ Tát.
Ngài Ca Diếp! Giống như voi tốt bước đi chẳng phải như con lừa. Phàm phu lạicũng như thế chẳng thể như bức bách Bồ Tát được. Mà Bồ Tát đây lại hay như thế nên gọilà Bồ Tát bức bách.
Quyển 10
Như kinh Hoa Nghiêm nói rằng: Pháp giớihạnh nguyện phần vị tuyên nói Bồ Tát có vô tận giống Phật ở nhiều thế giới. Đức Thế Tôn đã dùng âm thanh của Như Lai để phổ biến trí huệấy đến các cảnh giới. Từ quốc độ kia đã đến trước Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai, xuất hiện thành thân tướng uy đứccủaBồ Tát. Cho nên tất cả phân thân, tất cả tướng hảo, tất cả lỗ chơn lông, tất cả trang nghiêm, tất cả y phục và duyên cụ v.v… tất cả quyến thuộc củaBồ Tát đầy đủ nơi Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Đầu tiên có tấtcả những vị Phật trong quá khứ. Ở phía sau là những vịđã được thọ ký và chưa được thọ ký tất cả cùng đến với Như Lai. Hiện tại 10 phương tất cả Phật sát, phổ biến an trụ tất cả Bồ Tát. Đãhằng tu tập bố thí Ba La Mật Đatương ưng làm trước rất nhiều. Tất cả những kẻ thọ nhận và những vật bố thí đều được ảnh hiện. Tất cả thân tướng, tất cả lỗ chơn lông và các tướng tốt khác v.v… lại đều hiện rõ mà đều biểu thị.
Lạinữa thân kia chia ra và tùy theo lời nói. Tất cả y phục và những đồ trang sức v.v… mà cũng hiện ra mỗi mỗi rõ ràng.
Lạinữacũng có những vịđãtừng tu tập trì giới Ba La Mậttương ưng những việc đã làm trước rộng như biển.
Lại những vị tu nhẫn nhục Ba La Mật thị hiện cắt bỏ thân thể từng phần tương ưng với những việc làm ấy như biển.
Lại có Bồ Tát gia hạnh tinh tấn tương ưng với việc làm như biển. Lại có các Đức Như Lai rộng tu tĩnh lự (thiền định) bằng sự tương ưng với những việc làm trước như biển.
Lại chư Như Lai chuyển đại pháp luân pháp sự thành tựu xả bỏ chỗ tự tại thân tướng, các cửa ảnh hiện mỗimỗi biểu thị tương ưng với việc làm trước như biển.
Lại các Đức Như Lai vui thấy các con đường Bồ Tát ở tất cả thế gian tối thượngái lạc tương ưng những việc làm trước như biển.
Lại có chư vị Bồ Tát, các thắng nguyện hảităng thượng pháp môn, quảng đại trang nghiêm tương ưng với những việc làm trước như biển.
Lại chư Bồ Tát lực Ba La Mật Đa, các hạnh thành thục thanh tịnh tương ưng với những việc làm trước như biển.
Lại chư Bồ Tát quảng đại pháp giớitấtcả thần biến vân, quảng đại chỗ làm. Chư Bồ Tát biết cảnh giới tương ưng với việc làm trước.
Như thế cả 10 Ba La Mật Đa đều ảnh hiện biểu thị. Rộng trong pháp giớitất cả quảng đại chư thần biến vân lai nghệ trước Phật. Rồi thì Bồ Tát cùng quyến thuộc đảnh lễ Phật, liền ở trên không hóa hiện tất cả Kim Cang Đế, bảo tâm trang nghiêm tạng, lầu các lớn, giữa Kim Cang Đế đó có hoa sen xanh và tòa sư tử. Trên đó ngồi kiết già. Hiện ra các Bảo Diện Ma Ni Vương như vòng xích che ở trên. Lại cùng với3 đờitất cả chư Như Lai âm thanh bảovương anh lạc trang sức đẹp đẽ, dùng để đội lên trên đầu. Hiện ra thân Bồ Tát rồi gia trì mà ở. Những Bồ Tát cùng quyến thuộc ấytất cả đều từ Phổ HiềnBồ Tát hạnh nguyện mà xuất sanh. Ở nơi tất cả Như Lai, ở cửa tín căn biểu hiện thanh tịnh. Trí nhãn ở chỗ quán nghe tất cả Như Lai pháp luân kinh trong lý âm thanh thắng hải, phổ nhiếp tất cả Bồ Tát được tự tại. Lại được tối thượng Ba La Mật Đa. Tất cả Như Lai đều vân tập. Ở mỗi sát na sát na đều rộng hiện thần biến, xuất hiện các thân hữu tình cảnh giới rộng rãi. Tất cả Như Lai đều hội ở đạo tràng, nơi thân ánh sáng chiếu khắp tất cả thế giới. Ở nơitất cả thế giới phổ nhiếp ảnh hiện. Các tướng củacảnh giới như vi trầntụ lại. Cho nên tấtcả hữu tình thiện căn thành thục. Nên hóa độ mà tất cũng có thểứng hiện đến. Tất cả Như Lai chuyển pháp luân nơi mây. Tất cả lỗ chơn lông có âm thanh các cảnh giới. Tấtcả thế giới đều phổ biến. Tấtcả thiện căn xuất sanh, sanh rồitức thời thân của các loài hữu tình tất cả đều được bình đẳng. Tất cả các phương kia nơi biển mây một tâm sát na rộng hiện thần biến.
Kinh nầycũng nói rằng: Bồ Tát có đại uy đức lớn. Lúc ấy Thiện Tài Đồng Tử liền quán xem thân tướng của Ngài Phổ Hiền Bồ Tát. Cho đến thấyBồ Tát mỗi mỗi thân đền phân ra và mỗimỗi thân đều chia rõ ràng. Mỗimột giới thể, mỗimột giới thể nhỏ nhặt cũng chia ra rõ ràng. Mỗimột phân thân có phần vị riêng biệt. Mỗimột phân thân, mỗi chia riêng ra rõ ràng. Một một chỗ nương tựa, mỗimỗi phân minh. Mỗimột sợi lông, mỗimỗi lông đều rõ ràng. Hiện ra nơi 3.000 đại thiên thế giới có gió, lửa, đất. Ở nơi biểnlớn, sông ngòi, ao hồ, núi quý. Cho đến Tu Di Sơn, Thiết Vi Sơn v.v… quốc thổ, thành ấp, tục lạc, nơi chốn, cây rừng, nhà cửa cho đến nhân dân, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A Tu La giới, giớirồng, cảnh giới của ca lầu la. Cảnh giớicủa người, của trời và cảnh giớicủa Phạm. Dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Đó là những cảnh giới, tất do thần lực gia trì mà ở lại. Cho đến hình sắc, hiển sắc mây, điện chớp, tinh tú. Ngày đêm tròn bán nguyệt thì năm chia. Trụ kiếp hoại kiếp, hiện như thế, đây là thế giớitướng rồi. Lại ở nơi Đông Phương tất cả thế giớilại quán như thế. Nam Tây Bắc phương, tứ dung thiên hạ tất cả thế giới nhưđốilại quan sát hiện tiền cũng lại như vậy.
Lạinữa chư Phật giáng sanh chúng hội đạo tràng cùng loài hữu tình sở hữu cõi Ta Bà thế giới nầy. Trước từ chỗ quá khứ, tất cả thế giới, tất cả hỗ tương, tất cả thấy Phổ Hiền Bồ Tát mỗimỗi thân có tướng ngườilớn. Khi chư Phật giáng sanh tất cả Bồ Tát đều ngồinơi đạo tràng. Và nhà củacủa chúng hữu tình ngày đêm kiếp số như thế sau đó cho đến vị lai tấtcả thế giới Phật sát đều phổ biến tất cả lại cũng như vậy. Đều thấy như Ta Bà thế giới nầy trước sau, ở giữa tất cả thế giới, tất cả hỗ tương thấy các tướng ảnh. Như thế 10 phương trước sau ở giữatất cả thế giới. Tấtcả đều thấy Phổ HiềnBồ Tát mỗimỗi thân có tướng ngườilớn. Mỗimỗi sợi lông đềumỗimỗi phân minh hỗ tương chẳng tạp. Tất cả đều thấy Phổ HiềnBồ Tát ngồi trước Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Như Lai ở nơi hoa sen lớn trên tòa sư tử hiện du hí thần thông. Lúc ấy ở phương Đông nơi thế giới Liên Hoa Kiết Tường của Hiền Kiết Tường Như Lai, thấy ởđây hiện du hí thần thông. Đông phương như thế phổ biến 10 phương tất cả thế giớicũng lại như vậy. Những sự thấy tất cả các Đức Như Lai là có túc căn củamỗi người mà Ngài Phổ Hiền Bồ Tát ngồinơi hoa sen lớn nơisư tử tòa đang hiện du hí thần thông. Như vậycả 10 phương tất cả thế giới đều thấy được tất cả Đức Như Lai đầy đủ cũng có Ngài Phổ Hiền Bồ Tát ngồi trên tòa sư tử của liên hoa lớn hiện thi triển du hí thần thông. Cứ như thế lan ra trong 10 phương tất cả Phật sát như số vi trần. Mỗimỗi vi trần đều là pháp giới rộng lớn, nơi đạo tràng hộitụ các vị Phật. Tất thấytất cả Như Lai đầy đủ có Ngài Phổ Hiền ngồi trên tòa sư tử, trên liên hoa lớn, hiện đang thi triển thần thông du hí. Lúc ấymỗimột thân tướng tất được3 đờitất cả sở duyên ảnh tướng biểu hiện ra. Cho đến tấtcả sát độ tất cả loài hữu tình, chư Phật giáng sanh, rồi chư Bồ Tát chúng hộilại ở đạo tràng để biểu thịảnh hiện. Lúc ấytất cả đều nghe được tiếng nói của các loài hữu tình. Tất cả âm thanh của Phật, tất cả Đức Như Lai chuyển pháp luân lớn, tấtcả tuyên thuyết, chỉ bày thần thông biến hóa, tất cả Bồ Tát tập hội, chư Phật du hí cảnh tướng âm thanh. Những điều nầytổng lược như thế mà nói. Phải nên biết tất cả là Bồ Tát Ma Ha tát, có uy đức lớn. Trong ấy được hỏi. Thế nào là Như Lai đại uy đức lực?
Như trong kinh Bồ Tát Thập Địa nói rằng: Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát hỏi Kim Cang Tạng Bồ Tát rằng: Nầy Phật Tử! Chư Bồ Tát hành cảnh giới như thế. Gia trì thần lực lại cũng rất nhiều. Vậy sao phải vào nơi hạnh cảnh giới của Như Lai?
Kim Cang Tạng Bồ Tát thưa: Nầy Phật Tử! Giống như có người ở nơi 4 châu của thế giới, nơi ấylấymột hòn đá nhỏ, hoặc 2 hoặc 3 sách như hạt đậu và nói như thế nầy: Đại địa thế giới có hơn ởđây không? Hoặc nhiều vô lượng? Nói như thế theo như Ngài bây giờ chư Như Lai ứng cúng Chánh Đẳng Chánh Giác vô lượng trí pháp cùng với các Bồ Tát pháp mà cùng so sánh.
Nầy Phật Tử! Tứ đại châu thế giới như chỗ lấy được cùng đá sánh với đậu thì quá nhỏ chẳngcó thấm vào đâu. Cảnh giớicủa Như Lai cũng lại như thế. Ví như nơi Pháp Vân ĐịacủaBồ Tát có công đức trải qua vô lượng kiếp, giống như chẳng thể nói một phần nhỏ nào, hà huống Như Lai vô lượng cảnh trí.
Nầy PhậtTử! Ta nay nói lời thật cho Ngươi rằng: Ở trước các Đức Như Lai vì ta mà tác chứng. Giả sử 10 phương vô biên thế giới như vi trần ấy cùng tất cả Phật sát chứng Bồ Tát địa. Số nầy thật nhiều nhưĐáp Ma TrúcVĩ, cam giá tòng lâm. Những Bồ Tát kia trải qua vô biên kiếp. Tuyên nói khai thị Như Lai sở hữu một trí cảnh giới. Một trăm phần chứng bằng một cho đến Cu Ti Na Do Tha trăm ngàn phần chẳng bằng một. Vào công đức trí của Như Lai bất tư nghì cảnh giới kinh nói rằng:
Phật bảo: Nầy Diệu Cát Tường! Nay ở trong hộinầy hoặc có loài hữu tình. Nghĩa là Phật Như Lai đầu tiên xuất gia; hoặc xuất gia lâu rồi, hoặc tu khổ hạnh; hoặc ngồidướigốc cây Bồ Đề thành chánh giác. Hoặc phá các ma quân; hoặc PhạmVương Đế Thích hộ thế hay khuyến thỉnh chuyển đại pháp luân. Hoặc nghe tuyên thuyết pháp Thanh Văn thừa. Hoặc nói pháp Duyên Giác thừa; hoặc nói pháp Đại Thừa. Hoặc xem thân Phật cao một tầmlượng. Hoặc thấy thân Phật cao một Cu Lô Xá (Krosa = chừng 500 cung hoặc 5dặm). Hoặc thấy thân Phật cao hiển quá các do tuần trăm ngàn số lượng. Hoặc thấy thân Phật như màu vàng kim thật. Cho đến hoặc thấy như màu ma-ni bảo châu. Hoặc thấy thân tướng của Như Lai tịch tịnh. Hoặc thấy Như Lai tướng nhập Niết Bàn. Hoặc thấytướng của Như Lai tụ lạimột nơi. Hoặc thấy xá lợicủa Như Lai phân bố. Hoặc ở 10 năm thành chánh giác. Hoặc ở 10 năm nhập Đại Niết Bàn. Hoặc ở nơi Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Như Lai giáo dưỡng được viên mãn. Hoặc ẩn núp. Hoặc ở 10, 20, 30, 40 cho đến trăm ngàn Cu Ti Na Do Tha kiếp nhập Đại Niết Bàn. Hoặc Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Như Lai ở bất khả thuyết, bất khả thuyết kiếp thành đẳng chánh giác.
Diệu Cát Tường! Như thếở nơitướng sai biệt Như Lai tất chẳng phân biệt, chẳng lìa sự phân biệt, mà Phật Như Lai chẳng phát ngộ, chẳng phát phân biệt. Thường tùy theo tâm của hữu tình mà làm, tạo nên hành tướng.
Kinh Bồ Tát Thập Trụ nói rằng: Phậtbảo -Nầy Diệu Cát Tướng! Có nhiều cách nói: Như có ao lớn rộng dài độ 500.000 do tuần. Bờ của ao ấybằng phẳng; nước của ao ấy trong ngọt, lại có hoa sen mọc quanh trong hồ. Hoặc có ngườilấy sắt làm thành trục xe rồi cùng ngựatốt, thắng Ca Lầu La chạy nhanh mà lên ngựa. Xe nầy đi được chẳng bị nước hồ làm trở ngại. Dấu ngựalại chẳng đạp lên hoa sen. Nầy Diệu Cát Tường! Như Lai lạicũng như vậy. Lên xe lớn dạo chơinơi hồ kia, có rắn độc, trùng nước v.v… Trong khoảnh khắc mà rắn độc theo sau bánh xe. Xe nầytức thờibảylần ngượclại bên phải. Nếu lại có rắn độc theo thì sóng sẽ làmcho xe lớn mộtlần dộilại bên phải. Xe ấytức thì quay qua phải vô số lần. Giống như A Nan và các ĐạiTỳ Kheo thuyết pháp cũng lại như vậy. Có lúc A Nan nói 10 loại pháp biểu thị nghĩa nầy. Hoặc A Nan lại nói một loại pháp tức là Xá Lợi Tử nói ngàn loại pháp, biểu thị nghĩanầy. Lạinữa Xá LợiTử nói một loại pháp tức thời ĐạiMục Kiền Liên qua khỏi8vạn thế giới. Nếu mà ĐạiMục Kiền Liên qua khỏimột thế giớitức thời Như Lai ở nơi 10 phương thế giới. Tối thượng tự tại vượt qua khỏihư không, phổ biến khắp cả thế giớihải. Mỗimỗi thế giới, mỗimỗi châu lục, mỗimỗi đường củakẻ phàm phu thị hiện từ cõi trời Đẩu Suất Thiên Cung chưa giáng sanh xuống nhân gian, nhập vào thai, ở thai và ra khỏi thai. PhạmVương Đế Thích nâng đỡ tắmgội trang nghiêm. Đi chung quanh 7 bước, quán sát 10 phương rồi nói như Sư Tử hống. Tập học tất cả công xảo, kỹ nghệ, minh luận sự nghiệp, hiện làm địavị của Thái Tử. Ở nơi cung cấm vui say du hí, thưởng lãm vườn rừng. Xuất gia tu khổ hạnh. Dùng xong cháo nhũ mi rồi liền đến Bồ Đề Đạo Tràng thành Chánh Giác, hàng phục ma quân, kinh hành dướicội cây. Đại Phạm Thiên Vương thỉnh chuyển pháp luân, nhập Đao Lợi Thiên Cung rồi chia quốc độ ra từng kiếp số trước sau. Uy đức thân tướng thọ lượng ít nhiều. Chúng hội trang nghiêm Phật sát thanh tịnh. Giáo pháp trang nghiêm phát tâm Bồ Đề. Tu các hạnh nguyện, thành Ba La Mật Đa. Đầy đủ các địa, thần thông trí nhẫn. Đầy đủ Tổng Trì Tam Ma Địa các giải thoát môn. Như Lai vô lượng; những việc cúng dường cũng rất nhiều. Như Lai và Bồ Tát pháp cảnh giới vô lượng pháp vân rộng lớn phân chia. Thành thục hữu tình phương tiện phân vị sai biệt các sô lượng. Khởi đại du hí thần thông biến hóa. Thị hiện nhứt thừa Đại Bát Niết Bàn. Phân bố xá lợi, phân biệt giáo pháp. Giữ gìn lâu dài và lúc pháp diệt thì đều từ hồ nước lớnnầy mà xuất hiện. Lạinữa ở nơi ngoại đạo chỗ tu hành cho đếntất cả loài hữu tình nên làm công việc. Như Lai chẳng phát ngộ, chẳng có tâm phân biệt. Đồng thờitất hiện ở sau đócứu cánh phần vị, siêng năng thị hiện. Phàm như thế trong sát na đầy đủ thì 10 phương tấtcả mỗimỗi chân lông củatự thân đều biến ra các phương phân làm 3 đờitất cả Như Lai và các Bồ Tát chúng hội như biển. Rộng lớn tất cả Phật sát, công đức trang nghiêm.
Các loài hữu tình tụ lạinơi nhà cửa, cung thất, rộng lớn trang nghiêm. Những hữu tình ấytụ nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đềurộng bố thí cho. Các hạnh củaBồ Tát tất tích chứarộng lớn trang nghiêm. Tất cả cảnh giớicủa Như Lai rộng lớn trang nghiêm. Như thế các tướng Như Lai đầy đủ thì chẳng phát ngộ, chẳng sanh tâm phân biệt, phổ biến thị hiện. Ở nơihậu biên cứu cánh dõng mãnh sát na đầy đủ thì phổ nhiếp tấtcả 10 phương thế giới. Cho đến con đường phàm phu có tận, vô tận lại chẳng dư xa. Các loài hữu tình giớitất cả mỗimỗihữu tình, mỗimỗi thân tướng, hình sắc, hiển sắc, âm thanh, lời nói, thí dụ nói pháp phàm những việc như thế phân chia sai biệt. Như Lai đầy đủ rồi chẳng phát ngộ, chẳng phát tâm sai biệt phổ biến thị hiện. Tùy theo các loài hữu tình mỗimỗi tâm ý sai biệt, ở nơihậu biên cứu cánh dõng mãnh. Tùy theo sự biểu hiện, tùy theo chỗ bố thí.
Nầy Diệu Cát Tường! Giống như sáng trăng đêm 15. Lúc ấy biển Diêm Phù Đề tất cả nam tử, nữ nhơn, đồng nam đồng nữ, mỗimỗi hiện tiền xem tướng của trăng, mà trăng tròn kia tất chẳng phân biệt. Như Lai lạicũng như thế. Không phát ngộ, lại không có tâm phân biệt để làm các hình tướng. Do dự thành tựu chẳng cùng Phật Pháp vậy. Tùy theo tâm ý của loài hữu tình mà hóa độ. Tất cả các loài hữu tình mỗimỗi hiện tiền phổ quán Như Lai lại chẳng có phân biệt. Cho nên phải biết! Nếu có phân biệt hoặc không phân biệt, chư Phật Như Lai tất chẳng phát ngộ, mà thành tựu bất cộng Phật Pháp vậy. Tùy theo việc bố thí làm tất cả hành tướng. Ở nơi đó nên biết rộng lớn sâu xa trải qua, trong ấy riêng lẽ cao cả. Nói chư PhậtBồ Tát đại uy đứclực. Nếu có người hay sâu sanh tín tâm giải nói, biên chép, đọc tụng tôn trọng cúng dường, thì người đó được phước đức rộng lớn.
Kinh nầycũng nói rằng: Phật bảo -Nầy Diệu Cát Tường! Giống như Tu Di Sơn Vương hơn cả các núi khác, hiển chiếu thù diệu, lại cao lạirộng, mà cũng là cao hơn cả.
Diệu Cát Tường! Nếu Bồ Tát tín giải điều chánh pháp nầylạicũng như thế. Hơn tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát ở 10 phương tất cả thế giới như vi trần của chúng Bồ Tát. Nếu ở nơi chánh pháp đây sanh tín giải thì ở nơi 5 BaLa Mật Đa xuất sanh căn lành. Ở nơiATăng kỳ kiếp mà hay tích tụ lại. Hiển chiếu thù diệu càng cao càng rộng mà lại cao nhất.
Nầy Diệu Cát Tường! Nếu có kẻ thiện nam người thiệnnữở trong 10 phương tất cả thế giới, tấtcả loài hữu tình mà tất khuyên làm cho phát tâm Bồ Đề lại có thiện nam tử, thiện nữ nhơn, tin vui vô dư y Niết Bàn thì ởđây phước lớn. Phước nầygấp đôi ở trước chẳng thểđếm được.
Nầy Diệu Cát Tường! Hãy làm cho thiện nam tử, thiện nữ nhơn phổ cập tất cả loài hữu tình vui tin nơi vô dư y Niết Bàn. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào ở nơi chánh pháp nầy hay sanh vui tin, hoặc tự biên chép, hoặc làm cho kia biên chép; hoặc tự đọc tụng; hoặc làm cho kia đọc tụng. Cho đến có thể vui tin thọ trì, dùng hương hoa, dầu trầm đầy đủ để cúng dường. Đây là phước báu rấtlớn. Phước nầy gấp đôi phước trước chẳng thể tính đếm.