1
2
3

Luận Kim Cang Đỉnh Du Già Trung Phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề

Kim Cang Đỉnh Du Già Trung Phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm Luận

Đường Bất Không dịch

Bản Việt dịch (1) của Thích Như Điển

Bản Việt dịch (2) của Huyền Thanh

Bản Việt dịch (3) của Nguyên Hồng

***

Luận Kim Cang Đỉnh Du Già Trung Phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề

Việt dịch: Thích Như Điển

Đại Quảng Trí A Xà Lê nói rằng: Nếu có kẻ thượng căn thượng trí chẳng vui theo ngoại đạo và pháp nhị thừa, có lòng từ rộng lớn mạnh mẽ, chẳng nghi hoặc; nên tu theo Phật thừa. Phải phát tâm như thế nầy: Con nay chí thiết cầu vô thượng chánh đẳng chánh giác, chẳng cầu quả khác, tâm phải quyết định thệ nguyện như thế, thì ma cung chấn động, mười phương chư Phật đều chứng biết. Ngay cõi trời, người đều hoan hỷ vui mừng, sanh vào nơi ấy, nhớ giữ chẳng quên, nguyện thành Du Già với thân của các Bồ Tát. Lại có tên là phát Bồ Đề tâm. Những người như thếấy đều đồng với thân của Đại Tỳ Lô Giá Na Phật. Như người tham danh quan lại thì phát cầu danh quan, tâm ấy sẽ tu theo hạnh danh quan. Nếu có người tham của quý, phát tâm cầucủa quý thì tâm ấy trải qua kinh doanh tài vật. Kẻ phạmhạnh muốncầu việc lành cùng dữ, tất cả đầu tiên đều lệ thuộc vào tâm nầy mà sau đó thành cái ý chí đó. Kẻ nào cầu giác ngộ thì phát tâm Bồ Đề, tu Bồ Tát hạnh. Liền phát tâm như thế rồi tu theo hành tướng của tâm Bồ Tát. Kẻ tu theo hành tướng phân biệt 3 cửa của chư Phật và Bồ Tát. Xưa tại nơi nầy đã phát tâm như thế rồi, thắng nghĩa hạnh nguyện, lấy Tam Ma Đại (chánh định) làm giới cho đến thành Phật, chẳng lúc nào quên trễ, luôn ở trong pháp chơn ngôn, tức thân thành Phật vậy. Cho nên nói Tam Ma Địa ở nơi giáo, yên lặng lịch lãm mà chẳng có lời. Một là Hạnh Nguyện, hai là Thắng Nghĩa và ba là Tam Ma Địa.

Người mới phát nguyện nghĩa là kẻ mới tu tập thường hay nhớ tâm nầy là ta đang làm lợi ích an lạc cho các loài hữu tình ở khắpnơi. Quán xem mười phương chúng sanh giống như thân của mình. Cho nên nói lời lợi ích mà khuyên phát tất cả loài hữu tình tất làm cho họ an trụ nơi vô thượng Bồ Đề. Cuối cùng chẳng rơi vào pháp nhị thừa mà hay độ được những người thực hành chơn thật. Hãy biết tất cả loài hữu tình đều hàm chứa tánh Như Lai và tất cả đều có thể an trụ nơi cõi giác ngộ. Cho nên chẳng phải pháp nhị thừa mà độ được. Vậy nên kinh Hoa Nghiêm nói rằng: Chẳng một chúng sanh nào đầy đủ như trí tuệ của Như Lai. Bởi vì vọng tưởng, điên đảo, chấp trước mà chẳng chứng được. Nếu lìa vọng tưởng -nhứt thiết trí, tự nhiên trí, vô ngại trí tức chứng đắc được ngay trong hiệntại. Cho nên nói rằng người ấy an lạc. Nghĩa là hành giả kia, tức biết tất cả chúng sanh cứu cánh thành Phật vậy. Chẳng dám khinh mạn, lại ở nơi cửa đại bi, lại hay cứu chúng sanh, những sở cầu đều toại nguyện. Cho đến thân mạng mà chẳng hối tiếc, cốt làm cho mệnh kia được an toàn. Làm cho vui vẻ, liền thân cậngầngũi rồi, tin tưởng lời nói của Thầy mà gầngũi, lại có thể chỉ vẽ những gì chúng sanh ngu muội, chẳng nên rời khỏi, thực hành lời nói chân thật, phương tiện dẫn đi tiếp tục.

Thứ hai là Thắng Nghĩa, có nghĩa là quan sát tất cả tự tánh pháp môn. Vì sao gọi là vô tự tánh? Nghĩa là kẻ phàm phu chấp trước, danh lợi, lợi dưỡng, ích kỷ. Có nhiệm vụ làm cho an ổn thân mình và chỉ nghĩ đến tam độc ngũ dục. Kẻ thực hành lời nói chân thật có thể xa rời sự xung đột, có thể rời bỏ tạp khí. Lại như ngoại đạo luyến ái thân mệnh nầy, hoặc giúp cho thuốc men để đượcsống lâu nơi cõi tiên, hoặc sanh lại làm trời lấy làm cứu cánh thì kẻ thực hành chơn ngôn nên quán nơi kia và nghiệp lực đã hết, hoặc chưa rời tam giới, phiền não vẫn còn, túc nghiệp chưa tiêu, ác niệm còn khởi thì sau đó bị trầm luân khổải, khó có thể xa lìa, thì phải biết rằng đó là pháp của ngoại đạo, lại giống như huyễn mộng, sức nóng vậy. Lại nữa người nhị thừa như Thanh Văn chấp vào pháp Tứ Đế, Duyên Giác chấp vào 12 nhơn duyên, biết tứ đại ngũấm cuối cùng bị băng hoại, sâu khởi chán chường, phá chấpcủa chúng sanh, khuyên tu pháp môn nầy, tức chứng được quả. Vui nơi Niết Bàn, đó là cứu cánh. Kẻ thực hành lời nói chơn thật nên quán người tu theo nhị thừa tuy phá chấp giống như chấp vào pháp. Tuy nhiên ở nơi ý thức sâu xa vẫn chưa rõ biết hết. Lại nữa lâu thành quả vị. Biết rằng thân nầy diệt rồi sẽ chứng Niết Bàn. Như mặt trời không nhiễm, thường an tịnh. Người có tánh định thì khó có thể phát sanh để chờ đợi cho kiếp căn đầy đủ, huống nữa phát sanh. Còn nếu kẻ tánh không định thì chẳng hiện kiếp căn, ngẫu nhiên liền hồi tâm hướng đại. Từ hóa thành mà hiện ra rời khỏi nơi tam giới. Nghĩa là đời trước có lòng tin nơi Phật Pháp. Nhờ vào lựccủa chư Phật và Bồ Tát mà tạo nên phương tiện tùy theo đó mà phát tâm lớn. Từ lúc sơ thập tín và sau đó khắp các địa vị, trải qua 3 vô số kiếp, hay tu khổ hạnh. Sau đó thành Phật, mà biết được Thanh Văn, Duyên Giác trí huệ thấp kém, lại chẳng có vui. Lại có chúng sanh phát tâm Đại Thừa, hành Bồ Tát hạnh ở nơi các pháp môn, tu chẳng giới hạn. Lại trải qua 3 A Tăng Kỳ Kiếp, tu 6 độ vạn hạnh, tất cả đầy đủ, liền chứng quả Phật. Vĩnh viễn mà thành là do sự tu tập giáo pháp; giáo hóa theo thứ lớp. Nay những người thực hành theo lời nói chơn thật như trước quan sát rồi lại phát tâm làm cho lợi ích an lạc cho nhiều chúng sanh giới và tấtcả tâm của chúng sanh. Lấy đại bi mà quyết định, vĩnh viễn xa rời ngoại đạo, nhị thừa cảnh giới. Lại tu pháp Du Già Thắng Thượng, hay từ phàm phu nhập vào Thánh vị. Lại qua khỏi thập địa, cảnh giới của Bồ Tát, lại sâu vào tất cả tự tánh pháp môn.

Sao gọi là vô tự tánh? Như trước đã thuật. Phàm chọn pháp mê do vọng tưởng sanh cho đến luân chuyển thành vô lượng vô biên phiền não, luân hồi trong lục đạo. Nếu giác ngộ rồi thì vọng tưởng tiêu trừ. Tất cả mọi pháp đều diệt. Cho nên nói là vô tự tánh. Lại nữa chư Phật từ bi, từ chơn khởi dụng, cứu nhiếp tất cả chúng sanh, vì bịnh cho thuốc, thí cho các pháp môn. Tùy theo phiền não đối trị mê mờ gặp được bờ kia. Pháp ấy cũng bỏ; nên gọi là vô tự tánh vậy.

Như kinh ĐạiTỳ Lô Giá Na Thành Phật nói rằng: Các pháp vô tướng. Nghĩa là tướng của hư không. Quán như thế rồi có tên là Thắng Nghĩa Bồ Đề Tâm. Nên biết tất cả các pháp đều là không. Ngộ đượcbổn tánh là vô sanh, tâm thể tự như, chẳng thấy thân tâm, ở nơi tịch diệt, bình đẳng cứu cánh chơn thật trí, làm cho những thoái mất. Vọng tâm nếu khởi, biết vậy chớ tùy thuận. Vọng kia nếu diệt, tâm nguyên không tịch, vạn đức đủ đầy, diệu dụng vô cùng. Cho nên 10 phương chư Phật lấy Thắng Nghĩa hạnh nguyện làm giới. Người có tâm nầy hay chuyển pháp luân, tự tha đềulợi, như Hoa Nghiêm kinh nói:

Từ tâm huệ làm chủ

Phương tiện cùng tương ưng

Tín giải tâm thanh tịnh

Như Lai vô lượng lực

Vô ngại trí hiện tiền

Tự ngộ chứng do kia

Đầy đủ giống Như Lai

Phát tối thắng tâm nầy

Phật Tử mới phát sanh

Như thế tâm diệu bảo

Tức khỏi chỗ phàm phu

Nhập vào nơi cửa Phật

Sanh vào nhà Như Lai

Chủng tộc chẳng quan hệ

Cùng Phật đều bình đẳng

Quyết thành vô thượng giác

Liền sanh tâm thế nầy

Tức được vào sơ địa

Tâm vui chẳng thể động

Giống như núi to lớn.

Lại nữa Chuẩn Hoa Nghiêm kinh nói rằng: Từ Sơ Địa đến Thập Địa, ở mỗi địa, tất cả đềulấy Đại Bi làm chủ. Như kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: Tâm Phật làm tâm Đại Từ Đại Bi. Lại kinh Niết Bàn nói rằng: Nam Mô Thuần Đà. Thân tuy là thân người; nhưng tâm đồng với tâm Phật. Lại nói:

Lân mẫn thế gian Đại Y Vương

Thân cùng trí huệ đều tịch tịnh

Trong pháp vô ngã có chơn ngã

Cho nên kỉnh lễ đấng Vô Thượng

Phát tâm cứu cánh chẳng khác hai

Như thế hai tâm, tâm trước khó

Tự mình chưa chứng, độ người trước

Cho nên ta lạy sơ phát tâm

Phát tâm rồi là Thầy trời người

Ra khỏi Thanh Văn cùng Duyên Giác

Như thế phát tâm khỏi ba cõi

Cho nên có tên tối vô thượng.

Như trong kinh Đại Tỳ Lô Giá Na nói: Bồ Tát là nhơn, đại bi là gốc, phương tiện là cứu cánh.

Lời nói thứ ba tức là Tam Ma Địa. Người nói lời chơn thật quán sát như thế rồi hỏi tại sao có thể chứng vô thượng Bồ Đề? -Phải biết rằng pháp đó có thể trụ ở Đại Bồ Đề Tâm của Phổ Hiền. Tất cả chúng sanh gốc vốn có Tát Đỏa (Sattva = hữu tình). Vì tham sân si phiền não bị buộc ràng. Nên chư Phật thì đại bi, dùng thiện xảo trí nói bí mật thậm thâm Du Già làm cho kẻ tu hành ở nơi nội tâm quán trời trăng tròn khắp. Do tác dụng của quán nầy mà chiếu thấy bản tâm, tự nhiên thanh tịnh. Giống như ánh sáng mặt trăng tròn đầy chiếu khắp hư không, chẳng thể phân biệt. Lại có tên là Giác Liễu, lại có tên là Tịnh Pháp giới. Lại có tên là thật tướng Bát Nhã Ba La Mật Đa, hay chứa nhiều loại trân bảo Tam Ma Địa; giống như mặt trăng tròn đầy thanh khiết rõ ràng phân minh.

Vì sao thế ? Vì tất cả hữu tình tất nhiên chứa tâm Phổ Hiền. Ta xem tự tâm hình như mặt trăng tròn. Vì sao mà lấy mặt trăng để làm thí dụ? -Vì mặt trăng tròn đầy đủ thể sáng, tức giống với tâm Bồ Đề. Phàm mặt trăng tròn thì vào ngày 16. Dụ cho Du Già Kim Cang Tát Đỏa đến. Kim Cang quyền có 16 Đại Bồ Tát ở nơi 37 hình tướng, ở 5 phương Phật vị. Mỗi vị đều biểu hiện trí huệ.

Đông Phương A Súc Phật, nhơn thành Đại Viên Cảnh Trí. Lại có tên là Kim Cang Trí Nam Phương Bảo Sanh Phật, do thành Bình Đẳng Tánh Trí. Lại có tên là Quán Đảnh Trí.

Tây Phương A Di Đà Phật, do thành Diệu Quan Sát Trí. Lại có tên là Liên Hoa Trí. Lại có tên là Chuyển Pháp Luân Trí.

Bắc Phương có Bất Không Thành Tựu Phật, do thành Thành Sở Tác Trí. Lại có tên là Yết Ma Trí.

Trung Phương Tỳ Lô Giá Na Phật, do thành Pháp Giới Trí làm căn bản.

Như trên bốn Phật trí xuất sanh bốn Ba La Mật Bồ Tát. Bốn Bồ Tát tức là Kim Bảo Pháp Nghiệp và 3 đời tất cả các Thánh Hiền, là người mẹ sanh thành dưỡng dục. Ở đây ấn chứng trở thành pháp giới thể tánh, rộng khắp của 4 vị Phật. Bốn phương Như Lai mỗi mỗi nhiếp hộ 4 Bồ Tát.

Đông Phương A Súc Phật nhiếp giữ 4 Bồ Tát Kim Cang Tát Đỏa, Kim Cang Vương, Kim Cang Ái, Thiện Tài làm 4 Bồ Tát.

Nam Phương Bảo Sanh Phật nhiếp giữ 4 Bồ Tát Kim Cang Bảo, Kim Cang Quang, Kim Cang Tràng, Kim Cang Tiếu là 4 vị Bồ Tát.

Tây Phương A Di Đà Phật nhiếp giữ 4 Bồ Tát là Kim Cang Pháp, Kim Cang Lợi, Kim Cang Nhơn, Kim Cang Ngữ làm 4 vị Bồ Tát.

Bắc Phương Bất Không Thành Tựu Phật nhiếp hóa 4 Bồ Tát là Kim Cang Nghiệp, Kim Cang Hộ, Kim Cang Tài, Kim Cang Quyền làm 4 vị Bồ Tát.

Bốn phương Phật mỗi nơi có 4 vị Bồ Tát. Thành 16 vị Đại Bồ Tát ở nơi 37 vị, trừ Ngũ Phật tức Ba La Mật và sau đó 4 nhiếp 8 pháp cúng dường, liền lấy 16 vị Đại Bồ Tát của 4 phương Phật mà nhiếp hóa.

Lại nữa trong kinh Ma Ha Bát Nhã từ Nội Không cho đến vô tánh tự tánh không lại có 16 nghĩa, tất cả loài hữu tình ở nơi tâm đều có một phần tánh thanh tịnh. Các hạnh đều đầy đủ. Cái thể nầy thật vi diệu. Thật là minh bạch cho đến luân hồi trong 6 đường, lại chẳng dễ luyến ái như trăng 16. Nếu chỉ một phần có tướng sáng trăng nầy mà hợplại với nhau như ánh sáng mặt trời đoạt được tánh sáng nầy, cho nên chẳng hiện. Sau đó thì trăng bắt đầu, ngày ngày gia giảm cho đến 15 thì tròn đầy vô ngại. Cho nên hành giả quán đầu tiên chữ A phát khởi từ bổn tâm rõ ràng, rồi giảm đi làm cho thanh khiết trong sáng chứng được trí vô sanh. Phàm là chữ A thì tất cả các pháp gốc nó có nghĩa là chẳng sanh.

Trong kinh Chuẩn Tỳ Lô Giá Na giải thích chữ A gồm đủ 5 nghĩa:

Một là chữ A âm ngắn là Tâm Bồ Đề.

Thứ 2 chữ A âm kéo ra là Hạnh Bồ Đề.

Thứ 3 là Ám (tối) âm dài ra là chứng nghĩa Bồ Đề.

Thứ 4 chữ Ác âm ngắn là nghĩa Bát Nhã.

Thứ 5 chữ Ác âm dẫn dài ra có nghĩa là đầy đủ Phương Tiện Trí.

Lại nữa giống như chữ A được giải nghĩa nơi kinh Pháp Hoa là khai, thị, ngộ, nhập 4 chữ vậy. Khai Phật tri kiến, cùng khai Bồ Đề Niết Bàn như chữ A đầu tiên, có nghĩa là Bồ Đề Tâm vậy. Chỉ rõ chữ đó, chỉ rõ tri kiến Phật. Như chữ A thứ 2 thì nghĩa Bồ Đề Hạnh vậy. Kẻ ngộ chữ nầy là ngộ tri kiến Phật. Như chữ Ám thứ 3 là nghĩa chứng Bồ Đề. Vào chữ nầy là nhập vào tri kiến Phật. Như chữ Ác thứ 4 là nghĩa Bát Nhã. Tổng quát mà nói: Đầy đủ thành tựu. Chữ Ác thứ 5 là phương tiện thiện xảo trí viên mãn vậy. Liền tán thán nghĩa của chữ A là Bồ Đề Tâm như sau:

Tám lá sen trắng một cửa ngõ

Liền hiện chữ A đầy ánh sáng.

Thần trí đều nhập vào Kim Cang

Liền vào trí tịch tịnh Như Lai.

Phàm gặp chữ A thì nên quyết định quán. Hãy quán tròn đầy tịnh thức. Nếu vừa thấy tức là thấy Chơn Thắng Nghĩa Đế. Nếu kẻ thường hay thấy, tức nhập vào Bồ Tát sơ địa. Nếu tới lui tăng trưởng, tức biến khắp pháp giới giống như hư không, ra vào tự tại, sẽ được đầy đủ tất cả trí. Thường người hay tu tập theo Du Già quán thì người ấy đang làm đầy đủ 3 mật hạnh, chứng ngộ ngũ tướng, thành thân nghĩa vậy. Nói là tam mật đó là:

Một là thân mật như bắt ấn, triệu thỉnh Thánh chúng.

Hai là ngữ mật, như mật tụng chơn ngôn, câu văn rõ ràng phân minh, chẳng lầm lẫn.

Ba là ý mật, như ở Du Già tương ưng với sáng trăng thanh tịnh tròn đầy khi quán tâm Bồ Đề.

Sau đó là làm sáng 5 tướng thành thân vậy:

Một là tâm thông đạt

Hai là Bồ Đề tâm

Ba là Kim Cang tâm

Bốn là Kim Cang thân

Năm là chứng vô thượng Bồ Đề, làm cho thân Kim Cang càng kiên cố vậy.

Sau đó 5 tướng đầy đủ thành 5 thân của Bổn Tôn. Sự tròn đầy sáng sủa ấy là thân của Phổ Hiền, lại cũng là tâm của Phổ Hiền cùng 10 phương chư Phật đồng một thể. Lại cùng 3 đời tu hành chứng được trước sau cho đến đạt ngộ rồi, chẳng khứ lai hiện tại. Người phàm tâm như hoa sen còn khép chặt. Tâm Phật thì như mặt trăng tròn. Nếu quán nầy thành tựu, mười phương quốc độ, hoặc sạch, hoặc dơ, 6 đạo hàm thức, 3 thừa hành vị cho đến 3 đời quốc độ thành hoại chúng sanh nghiệp sai biệt, Bồ Tát nhơn địa hành tướng, 3 đời chư Phật tất ở trong nầy hiện chứng thân Bổn Tôn, đầy đủ Phổ Hiền tất cả hạnh nguyện vậy.

Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na nói rằng: Như thế là tâm chơn thật. Cho nên chư Phật đã nói và hỏi lời như 2 thừa đã nói trước. Lại có chấp pháp nên chẳng được thành Phật. Bây giờ làm cho tu tâm Bồ Đề, Tam Ma Địa. Vì sao có sự sai biệt đó?

Đáp rằng: Kẻ nhị thừa là người chấp vào pháp, luôn luôn chứng về lý, chìm vào cái không yên lặng trong nhiều kiếp số. Cho nên khó thể xa lìa, khó thể nương tựa. Làm cho kẻ thực hành chơn ngôn liền phá người và pháp 2 chấp ấy. Tuy hay thấy đúng, biết chơn thật, hoặc vì vô thỉ gián đoạn chưa thể chứng nơi Như Lai tất cả trí mà muốn cầu diệu đạo, tu trì theo thứ lớp thì từ phàm phu sẽ nhập vào quả vị Phật. Tức là Tam Ma Địa vậy. Hay đạt được tự tánh chư Phật, ngộ được pháp thân của chư Phật, chứng được pháp giới thể tánh trí, thành được Đại Tỳ Lô Giá Na Phật. Tự tánh thân, thọ dụng thân, biến hóa thân, đẳng lưu thân đẳng lưu thân. Vì hành giả chưa chứng vậy, chỉ tu có lý. Cho nên kinh Tỳ Lô Giá Na nói rằng:

Tất cả địa đều từ tâm sanh. Như Kim Cang Đảnh Du Già kinh cũng nói: Tất cả nghĩa thành tựu Bồ Tát, sơ tọa Kim Cang tọa, rồi chứng vô thượng đạo, rộng khắp chư Phật giữ tâm địa nầy, sau đó có thể chứng quả. Người phàm bây giờ, nếu tâm quyết định như lời dạy mà tu hành, chẳng khởi chỗ ngồi. Tam Ma Địa hiện tiền thì sẽ liền thành thân Bổn Tôn. Cho nên Đại Tỳ Lô Giá Na kinh nói rằng: Cúng dường theo thứ lớp; nếu chẳng có sức mạnh tăng trưởng lợi ích thì ở nơi pháp ấy quán tâm Bồ Đề. Phật nói trong đó đầy đủ các việc làm, dần dần đầy đủ thanh tịnh thuần sáng pháp mầu vậy. Bồ Đề Tâm nầy hay bao trùm tất cả pháp công đức của chư Phật. Nếu tu chứng xuất hiện tức là tất cả đạo sư.Nếu quy về tức ở nơi quốc độ nghiêm mật chẳng khởi chỗ ngồi, hay thành tất cả sự việc. Đây là bài tán Bồ Đề Tâm.

Nếu người cầu Phật Huệ

Thông đạt tâm Bồ Đề

Cha mẹ sanh ra thân

Liễu chứng ngôi Đại Giác.

    Xem thêm:

  • Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn - Luận Tạng
  • Luận Chư Giáo Quyết Định Danh Nghĩa - Luận Tạng
  • Tam Luận Lược Chương - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Thích Ma Ha Diễn - Luận Tạng
  • Giảng Giải Kinh Viên Giác - Luận Tạng
  • Ngộ Tánh Luận - Luận Tạng
  • Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Luận Tạng
  • Luận Nhập Đại Thừa - Luận Tạng
  • Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Lược Sớ - Luận Tạng
  • Luận Tối Thượng Thừa - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 3 - Luận Tạng
  • Sớ Thần Bảo Ký Nhơn Vương Hộ Quốc Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Luận Tạng
  • Tán Thuật Kinh Kim Cang Bát Nhã - Luận Tạng
  • Một Trăm Câu Hỏi Đáp Về Pháp Môn Niệm Phật - Luận Tạng
  • Luận Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn - Luận Tạng
  • Thành Duy Thức Luận - Luận Tạng
  • Sớ Luận Toát Yếu Kinh Kim Cang Bát Nhã - Luận Tạng
  • Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Khai Tâm Hiển Tánh Đốn Ngộ Chơn Tông - Luận Tạng