QUYỂN 2
Đoạn 8: Thọ trì giảng thuyết Kinh chưa thoát được quả khổ: nghi. Luận rằng, nói đến xả thân là nói kết quả thân khổ nên được phước kém. Nếu thế thì dựa theo pháp môn trì thuyết chư vị Bồ Tát tu khổ hạnh cũng là quả khổ, tại sao pháp ấy không thành quả khổ?
Đoạn văn có 2 ý: Siêu nhẫn để trừ dứt nghi, nêu rõ cách nhẫn.
“Này Tu Bồ Đề nhẫn nhục ba la mật Như Lai nói chẳng phải nhẫn nhục ba la mật”.
Nhẫn tới bờ giác là đã xa lìa tướng khổ, huống nữa bờ kia chẳng phải bờ còn ai khổ ai nhẫn?
Nêu lên nhẫn có 2:
1. Dẫn chứng một đời khổ nhẫn
2. Chứng minh
“Tại sao? Này Tu Bồ Đề, như ta xưa kia vì vua Ca Lợi mà cắt xẻ thân thể. Ta lúc đó không tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, không tướng thọ mạng”.
Ca Lợi, Trung Hoa dịch là cực ác. Phật xưa kia làm vị tiên tu trong núi, vua dẫn đoàn tùy tùng đi săn, bị mệt nên ngủ say. Các cung nữ thấy tiên nhơn bèn tới cúng dường. Vua tỉnh giấc nhìn quanh không thấy các cung phi bèn đi tìm gặp. Vua hỏi tiên nhơn ông đạt được 4 quả chăng, tiên đều trả lời không đạt được. Vua giận cắt xẻ tiên nhơn, làm trời nổi cơn thịnh nộ đỗ trận mưa đá xuống. Nhà vua hoảng kinh lo sám hối, còn vị tiên tu chứng pháp nhẫn không sân, nên vua khỏi bị hại. Luận rằng, không những không khổ mà lại còn vui nữa, do lòng từ bi vậy.
“Tại sao? Vì ta thuở xưa lúc thân thể bị cắt xẻ từng mãnh đó, nếu có tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ mạng thì phải sanh sân hận”.
1) Dẫn chứng nhiều đời tu nhẫn liên tục:
“Này Tu Bồ Đề, lại nghĩ về quá khứ trong 500 đời làm tiên nhơn tu nhẫn nhục. Trong những đời ấy, ta không tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, không tướng thọ mạng”.
Chồng chất khổ nên lấy nhẫn chịu đựng, lớp lớp khổ nên tôi luyện nhẫn mà vui, chỉ có chánh định, từ bi ứng hợp.
Có câu kệ rằng:
Lìa ngã và tướng sân
Không khổ não đích thật
Niệm từ bi an lạc
Khổ hạnh quả chánh chân.
2) Khuyên lìa tướng để an nhẫn.
Luận rằng, nếu như Bồ Tát không lìa tướng ngã, thấy khổ chịu khổ muốn bỏ Bồ Đề tâm nên khuyên lìa tướng. Ngài Vô Trước nói rằng, vì đối trị nhân không nhẫn có 3 loại khổ, đó là khổ lưu chuyển, chúng sanh lầm lỗi khổ, khổ thiếu hụt vì nhu cầu.
“Vì thế này Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên lìa hết thảy tướng phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác”.
Nếu lìa tướng phát tâm, dù gặp đại khổ vẫn có thể không bỏ. Ngài Vô Trước nói: lìa hết thảy các tướng là lìa 3 tướng khổ như nêu trên.
1) Đối trị không thể nhẫn khổ lưu chuyển:
“Không nên trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm. Nên sanh tâm vô sở trụ , nếu tâm có chỗ trụ thời là chẳng phải trụ. Vì thế, Phật thuyết tâm Bồ Tát không nên trụ sắc bố thí”.
Trước hết nêu rõ lưu là tập đế, chuyển là khổ đế. Ngài Vô Trước nói: nếu chấp sắc v.v… tức là lưu chuyển trong khổ bị vất vả nên Bồ Đề tâm không sanh. Sau dẫn chứng như trên nói bố thí không trụ tướng có đủ nơi sáu độ.
2) Đối trị không nhẫn khổ trái nghịch:
“Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát vì lợi ích tất cả chúng sanh nên bố thí như thế. Như Lai nói hết thảy các tướng tức là phi tướng; cũng nói tất cả chúng sanh là phi chúng sanh”.
Ngài Vô Trước nói rằng, đã vì chúng sanh mà làm việc bố thí tại sao đối với kia còn sanh lòng sân; tại vì không thể tưởng không chúng sanh. Chúng sanh khi lầm lỗi hay sanh mỏi mệt nên biểu hiện nhơn vô ngã và pháp vô ngã. Luận về các tướng tức là tướng chúng sanh; phi tướng là vô ngã. Trong các ấm (1) thấy ngã là tướng chúng sanh; tất cả chúng sanh là nói chung pháp 5 ấm. Phi chúng sanh tức là KHÔNG ấm nên pháp vô ngã. Khổ thọ dụng thiếu hụt được trình bày trong đoạn sau.
Đoạn 9: Chứng thể KHÔNG chẳng nhân, nghi: luận về chứng quả là không, tại sao đối với quả lại hay tạo nhân?
“Này Tu Bồ Đề, Như Lai là chân ngữ, thật ngữ, như ngữ, lời không hư dối, lời không khác”.
Những gì Phật đã nói đều như sự thật, nay nói chứng quả tại sao nghi không hẳn vậy. Chân ngữ như nói Phật thân là pháp đại Bồ Đề, là chân trí vậy. Thật ngữ như nói Tiểu Thừa, pháp Tứ đế đúng sự thật; đế có nghĩa là thật. Như ngữ như nói pháp Đại Thừa là chân như, Tiểu Thừa là Vô. Chẳng lời khác như nói Phật thọ ký 3 đời việc vẫn NHƯ không có sai khác. Phật đưa ra 4 lời này là không dối chúng sanh, vì thế bản dịch Đời Trần thêm vào không lời gian dối.
“Này Tu Bồ Đề, pháp Như Lai đạt được, pháp này không thật không hư”.
Không thật như nói tánh chẳng có; không hư như không nói tự tánh nên Hữu.
Đoạn 10: như Hữu cùng khắp nghi có đắc hay không đắc. Luận rằng, nếu Thánh nhân dùng pháp; vô vi chân như mà đắc danh thì chân nhưấy ở mọi thời đều hằng hữu sao lại có đắc hay không đắc? Đoạn văn có 2 ý:
1. Nêu thí dụ để dứt nghi
“Này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát trụ tâm nơi pháp mà hành bố thí như người vào chỗ tối, thời không thấy đường. Nếu tâm Bồ Tát không trụ nơi pháp mà hành bố thí như người có mắt sáng, như mặt trời chiếu sáng thấy hết mọi vật”.
Luận rằng, kẻ vô trí trụ pháp tâm không thanh tịnh nên không đắc; người có trí không trụ pháp, ánh mặt trời như trừ hết tối nên ánh sáng hiện. Không dụ chân như, sắc dụ tánh chất trên các đức.
2. Tán thán công đức của Kinh này
“Này Tu Bồ Đề vào đời sau, nếu có người thiện nam, tín nữ nào hay thọ trì, đọc tụng Kinh này thì được Phật đem trí tuệ Phật cho; ắt biết người đó, ắt thấy người đó đều được thành tựu vô lượng công đức”. Ngài Vô Trước nói rằng, người đọc tụng mà ở đây nói thọ trì, tức là muốn thọ nên đọc; vì muốn trì (duy trì, gìn giữ) nên tụng. Luận về thọ trì tức là tu hành; dựa pháp tổng trì nên đọc tụng, tu hành. Dựa văn huệ nghe nhiều tức là nghe pháp từ vị khác trong tự suy xét để tu tập đạt trí huệ. Có bài kệ rằng:
Tu trì trong nhẫn nghe
Cả hai hiển mười điều
Trước xả thân không bằng
Sau xả mạng phước tăng.
“Này Tu Bồ Đề, nếu có người thiện nam, tín nữ nào, vào đầu ngày đem thân mạng như cát sông Hằng bố thí, giữa ngày lại đem thân như cát sông Hằng bố thí, ban đêm cũng đem thân mạng như cát sông Hằng bố thí. Trải qua vô số trăm nghìn, vạn ức kiếp đem thân mạng bố thí như thế”.
Có kệ rằng:
Cho mạng qua thời gian
Phước đức khó nghĩ bàn.
3) Tin Kinh được phước: “Nếu lại có người nghe được Kinh này tín tâm không trái nghịch thì phước hơn người kia. Huống gì còn biên chép, thọ trì, đọc tụng, vì người mà giảng giải”.
Tin Kinh kém hơn việc thọ trì diễn thuyết; bố thí nhiều thân mạng hơn cả thí dụở trên.
“Này Tu Bồ Đề, lấy lời tóm tắt mà nói thì Kinh này không thể nghĩ bàn, không thể đo lường với vô biên công đức”.
Có câu kệ rằng: “Công đức không phải là cảnh giới”. Ngài Vô Trước nói rằng, không thể nghĩ bàn mà chỉ tự giác, không thể đo lường tức không so sánh hơn nhiều hay ít.
“Như Lai vì người phát tâm Đại Thừa mà thuyết, vì người phát tối thượng thừa mà thuyết”.
Tối thượng thừa ấy chỉ có một Phật thừa mà thôi.
4) Đủ đức hay truyền đạt
“Nếu có người hay thọ trì, đọc tụng, vì người mà giảng rộng. Như Lai hẳn biết người đó, ắt thấy người đó đều được thành tựu không thể lường, không thể tính, không có biên tế, công đức không thể nghĩ bàn. Những người như thế thời được gánh vác đạo vô thượng Bồ Đề của Như Lai”, tức là thành tựu hết thảy… nên có kệ rằng: “Viên mãn vô thượng Bồ Đề”. Ngài Vô Trước nói đảm nhận tức là vai mang tuệ giác như gánh nặng trên vai.
5) Ít vui không kham (không chịu được)
“Tại sao thế? Này Tu Bồ Đề, như người ưa pháp nhỏ chấp ngã nhơn, chúng sanh, thọ giả (thọ mạng) thì đối với Kinh này không thể nghe, thọ trì, đọc tụng, vì người giảng giải”.
6) Kinh này có ở đâu xem như tháp Phật
“Này Tu Bồ Đề, ở tại nơi nào nếu có Kinh này thời hết thảy trời, người, a tu la nên cúng dường. Nên biết chỗ đó chính là tháp đều phải cung kính đảnh lễ đi nhiễu chung quanh, đem các thứ hoa hương cúng dường”.
7) Chuyển tội được phước
“Lại này Tu Bồ Đề, có thiện nam, tín nữ nào thọ trì đọc tụng Kinh này, nếu bị người khinh khi, người ấy nghiệp tội đời trước liền được tiêu trừ, nên đạt được vô thượng chánh đẳng chánh giác”.
Bị khinh khi nói chung trong đó hoặc đánh hoặc mắng chửi… Bản dịch đời Tùy cho rằng, khinh rẻ thật là đáng khinh. Ngài Vô Trước nói rằng, đây là việc hủy nhục có bằng chứng hay không. Lại nói, thật đáng khinh khi nên đạt Bồ Đề thì tội tiêu diệt.
8) Việc cao cả đáng tôn kính
Luận về thị hiện mau chứng Bồ Đề. Đoạn này có 2 ý:
a) Cúng Phật nhiều được đầy đủ phước đức
“Này Tu Bồ Đề, ta nhớ lại trong quá khứ vô lượng a tăng kỳ kiếp, trước Phật Nhiên Đăng ta gặp 840,000,000 (tám mươi bốn ngàn ức) vô số Chư Phật thảy đều cúng dường phụng sự không để bỏ qua”.
Na do tha: số đếm 10 ức là một lạc xoa, 10 lạc xoa là một cu chi, 10 cu chi là một na do tha.
b) Trì Kinh nhiều mà lại ít phước
“Nếu lại có người ở đời mạt pháp về sau mà hay thọ trì đọc tụng kinh này đạt được công đức, đối với công đức cúng dường Chư Phật của ta trăm phần không bằng một; ngàn vạn ức phần cho chí dùng toán số thí dụ cũng không thể bì kịp”.
9) Nghe rồi sanh nghi
“Này Tu Bồ Đề, nếu người thiện nam tín nữ nào ở đời mạt pháp về sau mà thọ trì đọc tụng Kinh này, đạt được công đức nếu ta nói đủ hoặc có người nghe nơi tâm ắt cuồng loạn, hồ nghi không tin”.
10) Tổng kết chỗ thâm diệu
“Này Tu Bồ Đề, nên biết rằng nghĩa của Kinh này không thể nghĩ bàn, quả báo cũng không thể nghĩ bàn”.
Ngài Vô Trước nói rằng, đây là hiển bày phước và quả không thể đo lường.
Đoạn 11: An trụ, tu hành, hàng phục là nghi về NGÃ: Phật dạy ta an trụ tu hành, hàng phục tâm kể cả không trụ tâm 10 nghi vấn trước chấp gây lỗi quấy. Nếu vô ngã thời ai thọ giáo, ai trụ, ai tu… nên phải lìa lỗi như thế. Cũng nói rằng, trừ phi chấp vi tế (nhỏ nhặt);
Có kệ rằng:
Nơi nội tâm tu hành
Còn nghĩ ta là Bồ Tát.
Đây là chướng nơi tâm trái hẳn không trụ đạo. Đoạn này có 2 ý:
a) Trước nêu hỏi:
“Bấy giờ ngài Tu Bồ Đề bạch Phật rằng, bạch Đức Thế Tôn, nếu có thiện nam tín nữ nào phát tâm vô thượng Bồ Đề làm sao an trụ tâm, làm thế nào hàng phục tâm?”
b) Câu trả lời có 3 ý:
1- Như gọi Bồ Tát hẳn vô ngã
“Phật dạy, này Tu Bồ Đề, nếu có thiện nam tín nữ nào phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, nên sanh tâm như thế. Ta phải diệt độ hết thảy chúng sanh; diệt độ chúng sanh xong mà thật ra không có một chúng sanh nào thật diệt độ cả”.
2. Nếu có tướng ngã không phải Bồ Tát
“Tại sao? Như Bồ Tát còn có tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ mạng thì không phải Bồ Tát”.
3. Năng sở đều là Bồ Đề
“Tại sao thế? Này Tu Bồ Đề thật không có pháp phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác”.
Đoạn 12: Có Phật nghi nhân Bồ Tát. Luận rằng, nếu không Bồ Tát, tại sao Phật Thích Ca Như Lai chỗ Phật Nhiên Đăng có tu Bồ Tát hạnh? Đoạn sau chia làm 4 ý”
1) Nêu điểm nghi nơi chốn
“Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Như Lai chỗ Phật Nhiên Đăng có pháp đạt được vô thượng Bồ Đề không?”.
Hàng Oán vương thỉnh Phật Nhiên Đăng nhập diệt, trong thành già trẻ đều hết sức nghinh đón. Đường đi sình lầy nên Thiện Huệ trải tóc cho Phật bước qua và được thọ ký, nên nêu vấn đề này hỏi.
2) Đoạn tâm nghi
“Không, bạch Đức Thế Tôn, như con hiểu chỗ Phật nói nghĩa, Phật ở chỗ Phật Nhiên Đăng không có pháp chi đạt được vô thượng Bồ Đề”.
Lúc ấy ngài Thiện Huệ hoàn toàn vô sở đắc (không có chỗ đắc). Lìa các sự phân biệt do không có pháp nên được thọ ký. Nếu có pháp là có tâm tướng không hợp Bồ Đề thời Phật không thọ ký.
3) Ấn chứng dứt khoát
“Phật dạy: đúng thế, đúng thế! Này Tu Bồ Đề thật không có pháp Như Lai đạt được vô thượng chánh đẳng chánh giác”.
Luận rằng, ta lúc bấy giờ tu các hạnh không có một pháp nào đạt được vô thượng Bồ Đề. Kinh Công Đức Thí luận dẫn Phật nói rằng: nếu thấy nơi Phật tức thấy tự thân. Thấy thân thanh tịnh là thấy Phật thanh tịnh. Thấy tất cả trí trí thảy đều thanh tịnh, trong đó thấy trí thanh tịnh cũng lại thanh tịnh, ấy là thấy Phật.
Ta thấy Nhiên Đăng Như Lai như thế là đạt vô sanh nhẫn. Hết thảy trí trí rõ ràng hiện tiền tức là được thọ ký. Tiếng thọ ký ấy không tới lỗ tai, cũng không phải trí biết được, ta trong lúc đó cũng mờ mịt không biết, là vô sở đắc.
4) Giải thích đảo ngược lại
“Này Tu Bồ Đề, nếu có pháp Như Lai đạt được vô thượng Bồ Đề thì Phật Nhiên Đăng không thọ ký cho ta và nói: ngươi ở đời sau được làm Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni. Vì thật không có pháp đạt được vô thượng Bồ Đề, vì thế Phật Nhiên Đăng mới thọ ký cho ta mà nói như thế này: ngươi ở đời sau phải được làm Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni”.
Ngài Vô Trước nói rằng, như pháp Bồ Đề có thể thuyết như Phật Nhiên Đăng đã nói, Ta lúc bấy giờ liền đạt chánh giác, thì Phật Nhiên Đăng không thọ ký nói đời sau ta đạt được. Vì pháp bất khả thuyết nên Ta lúc bấy giờ không đạt chánh giác. Vì thế lời thọ ký rằng đời sau phải được.
Đoạn 13: Không nhân thì không có Phật pháp, trong đó có 3 ý:
1) Đoạn một chiều nói không có Phật. Luận rằng, nếu không Bồ Đề thì không có chư Phật Như Lai. Vì có sự kích bác đó cứ một chiều cho không có Phật. Để đoạn dứt nghi này nên nói rằng Như Lai tức là chân thật.
Đoạn sau có 2 ý: chỉ rõ Chân Như là Phật. “Tại sao? Như Lai đó tức là như nghĩa các pháp”. Ngài Vô Trước nói rằng, Như thanh tịnh cho nên gọi là Như Lai, cũng giống như vàng thật. Phật tức là Bồ Đề nên không đắc .
“Như có người nói, Như Lai đạt vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu Bồ Đề, thật không có pháp Phật đạt vô thượng Bồ Đề”.
Trước nêu chỗ hiểu lầm, bản dịch đời Ngụy rằng, như có người cho rằng, Như Lai đạt được vô thượng chánh đẳng chánh giác, là người ấy không nói đúng thật. Sau đây giải thích đúng như có kệ rằng: “Bồ Đề người ấy thực hành như so sánh hạnh Bồ Tát trên là không đạt được”. Ngài Vô Trước nói rằng, hoặc nói nơi Phật Nhiên Đăng đối với pháp không đạt chánh giác; Đức Thế Tôn sau này tự đạt được chánh giác là để lìa chấp này.
2) Cho rằng như có người nói, trong đó có ý: nghi không có pháp. Luận nói rằng, có người nói lời hủy báng, nếu không nhân hạnh thì Phật không thể đạt vô thượng Bồ Đề. Để đoạn trừ nghi này nên nói rằng Như Lai có đạt được.
Đoạn văn có 2 ý: trước do chấp mới nghi
“Này Tu Bồ Đề, Như Lai đạt được vô thượng chánh đẳng chánh giác trong đó là không thật, không hư”.
Luận: các tướng vô sắc v.v… đó chính là Bồ Đề vậy. Ngài Vô Trước nói rằng, hiển bày chân như là bất nhị (2) nên nói là ngôn thuyết. Vì ngôn thuyết nên Phật đạt chánh giác chẳng phải không có ngôn thuyết thế gian. Tiếp theo giải thích đoạn dứt nghi.
“Vì thế Như Lai nói tất cả các pháp đều là Phật pháp. Này Tu Bồ Đề như nói tất cả pháp đó tức là chẳng phải tất cả pháp, thế nên gọi là tất cả pháp”.
Luận rằng, tất cả pháp đều là thể chân như và đều là Phật pháp. Tức chẳng phải ấy là do sắc v.v… mà pháp là chân như, tức chẳng phải sắc v.v… là pháp chân như; thường vô sắc v.v… các tướng. Ấy gọi là chân như – tự tánh các pháp.
3) Hiển bày chân Phật, chân pháp:
“Này Tu Bồ Đề, thí như có người thân to lớn. Ngài Tu Bồ Đề nói, bạch Đức Thế Tôn: Như Lai nói thân người to lớn thì không phải là to lớn, ấy gọi là to lớn”.
Có câu kệ rằng:
Y theo pháp thân Phật
Ví dụ thân to lớn
Thân lìa mọi ngăn chướng
Là cùng khắp cảnh giới.
Công đức và thể lớn nên nói thân lớn; không phải thân tức là thân, vì thế cho là thân lớn. Luận rằng, chẳng phải thân là nói không có các tướng; thân lớn là thể chân như. Ngài Vô Trước nói rằng, bao hàm hết thảy chúng sanh là thân lớn; đối với thân rõ ràng là không tự không tha.
Đoạn 14: Không người độ nên sanh nghi nghiêm tịnh quốc độ. Luận rằng, nếu không Bồ Tát, chư Phật cũng không thành Bồ Đề, không độ chúng sanh cũng không nhập Niết Bàn; cũng không thanh tịnh cõi Phật, làm sao chư Bồ Tát phát tâm, và muốn làm cho chúng sanh vào Niết Bàn, phát tâm tu hành trang nghiêm cõi Phật?
Đoạn văn sau có 3 ý:
1) Trước nói rõ việc mất chánh niệm.
“Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát cũng như thế, nếu cho rằng Ta nên diệt độ vô số chúng sanh thời không gọi là Bồ Tát”.
Có câu kệ rằng:
Không đạt pháp chân như
Mà phát tâm độ sanh
Và thanh tịnh Phật độ
Tức là tâm điên đảo.
2) Thứ đến nêu rõ không người độ:
“Tại sao? Này Tu Bồ Đề, thật không có pháp chi gọi là Bồ Tát. Không pháp gọi là Bồ Tát, cũng đâu có Ta độ chúng sanh”.
3) Nêu dẫn chứng lời trên: “Vì thế Phật nói hết thảy pháp không ngã, không nhơn, không chúng sanh, không thọ mạng”.
Nói về trang nghiêm quốc độ, trước nêu rõ thất niệm (mất chánh niệm).
“Này Tu Bồ Đề, nếu Bồ Tát cho rằng, ta phải trang nghiêm Phật độ, đó không gọi là Bồ Tát”.
Nêu lý do giải thích:
“Tại sao thế? Như Lai nói trang nghiêm cõi Phật tức phi trang nghiêm ấy là trang nghiêm”.
Giải thích thành tựu Bồ Tát
“Này Tu Bồ Đề, như Bồ Tát thông đạt pháp vô ngã, Như Lai nói đó đúng là Bồ Tát”.
Luận rằng, nếu khởi tâm độ chúng sanh, trang nghiêm quốc độ là điên đảo không phải Bồ Tát. Khởi những tâm nào là tâm Bồ Tát? Kinh nói là tâm KHÔNG đạt pháp. Ngài Vô Trước nói như nhơn Vô ngã và pháp vô ngã.
Đoạn 15: Nghi chư Phật không thấy các pháp. Luận rằng, trước nói Bồ Tát không thấy chúng sanh, không thấy ngã là Bồ Tát, không thấy quốc độ thanh tịnh. Nếu như thế thì chư Phật không thấy pháp. Đoạn văn có 2 ý: dựa theo 5 loại mắt có thể rõ ràng thấy thanh tịnh.
Có kệ rằng:
Dù Không thấy các pháp
Chẳng phải không rõ cảnh
Chư Phật đủ ngũ nhãn
Để thấy kia điên đảo.
Nói về 5 loại mắt, trước về nhục nhãn:
1) Nhục nhãn:
“Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Như Lai có nhục nhãn không? Đúng vậy Thế Tôn, Như Lai có nhục nhãn”.
Trong con ngươi có sắc thanh tịnh thấy nội sắc bị trở ngại gọi là nhục nhãn. Phật đủ các căn nên cũng có mắt thịt (của người).
2) Thiên nhãn:
“Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Như Lai có thiên nhãn không? Đúng vậy Thế Tôn, Như Lai có thiên nhãn”.
Bên nhục nhãn dẫn tới trong suốt là thiên nhãn, thấy trở ngại ngoại sắc. Theo Đại Bát Nhã, nhục nhãn Phật có thể thấy vô số thế giới của cõi người không bị chướng bên trong. Nếu thiên nhãn Phật có thể thấy chư Thiên do có sắc tinh tế; trừ chư Thiên ra, thấy đủ mọi việc cõi người gọi là nhục nhãn. Ngài Tịnh Danh nói rằng, chỉ Phật Thế Tôn mới có chân thiên nhãn xem thấy vô số cõi Phật không bị 2 chướng (nội, ngoại).
3) Huệ nhãn:
“Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Như Lai có huệ nhãn không? Đúng vậy Thế Tôn, Như Lai có huệ nhãn”.
Lấy căn bản trí (3) soi tỏ chân lý.
4) Pháp nhãn:
“Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Như Lai có pháp nhãn không? Đúng vậy Thế Tôn, Như Lai có pháp nhãn”.
Hậu đắc trí (4) thuyết pháp độ chúng.
5) Phật nhãn:
“Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Như Lai có Phật nhãn không? Đúng vậy Thế Tôn, Như Lai có Phật nhãn”.
Bốn loại mắt trước Phật có đủ gọi là Phật nhãn. Ngoài ra thấy Phật tánh viên minh gọi là Phật nhãn. Ngài Vô Trước nói rằng, vì muốn làm cho sự thấy biết thanh tịnh hơn nên biểu hiện 5 loại mắt. Lược nói có 4 loại như sắc bao hàm đệ nhứt đế, gồm thế tục đế, nhứt thiết chủng (5) nên biết rằng bao hàm tất cả.
Cổ đức có bài kệ rằng:
Thiên nhãn thấy không ngại
Nhục nhãn lại chẳng thông
Pháp nhãn quán thế gian
Huệ nhãn thật duyên không
Phật nhãn như vừng hồng
Soi sáng mọi thể đồng.
Dựa theo chỗ biết của các tâm thanh tịnh có 5:
1. Căn cứ sông Hằng để nói số cát:
“Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Như cát của sông Hằng, Phật có nói cát đó không? Đúng vậy Thế Tôn, Như Lai nói cát ấy”
2. Phỏng theo cát của một con sông để nêu cát nhiều sông:
“Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Như cát của một sông Hằng so với cát của nhiều sông Hằng”.
3. Phỏng cát của nhiều sông Hằng để chỉ số thế giới:
“Như thế cát những sông Hằng và thế giới chư Phật nhiều như số cát đó, như vậy là có nhiều không? Thật nhiều, bạch Đức Thế Tôn”.
4. Phỏng các thế giới có chúng sanh:
“ Phật dạy, này Tu Bồ Đề, trong ngần ấy quốc độ có chúng sanh”.
5. Dựa theo mỗi một tâm chúng sanh:
“Ngần ấy loại tâm Như Lai hẳn biết”.
Ngài Vô Trước nói: Ngần ấy loại tâm gồm 2 loại: như tâm nhiễm và tâm tịnh; bao hàm hết thảy tâm dục và tâm ly dục.
a) Hiện vọng quy chân giải thích hẳn biết
“Tại sao? Như Lai nói các tâm đều phi tâm, vì thế gọi là tâm”.
Ngài Đại Vân nói rằng, do hết thảy vọng tâm nương thể chân như nên ắt biết rõ. Các tâm chỉ tiêu biểu; phi tâm do vọng thức vốn không; ấy gọi là tâm tức chân tâm không mất. Nếu so bổn luận giải thích thì Kinh nầy hơn.
Có bài kệ rằng:
Mỗi mỗi thức điên đảo Do lìa nơi thật niệm Không trụ tại thật trí Nói điên đảo là thế.
b. Tìm chấm dứt cái tạp nhiễm để giải thích phi tâm
“Sở dĩ vì sao? Này Tu Bồ Đề, tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại không thể đạt được, tâm vị lai không thể được”.
Ngài Vô Trước nói: quá khứ đã qua, vị lai chưa đến, hiện tại là đệ nhứt nghĩa.
Đoạn 16: Nghi phước đức vì tâm điên đảo. Luận rằng nói về trụ tâm trong điên đảo đều không thể được, nếu như thế thời phước đức cũng là điên đảo làm sao gọi là thiện pháp?
“Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Nếu có người đem bảy báu đầy cõi tam thiên đại thiên dùng để bố thí, người đó do nhân duyên như thế được phước có nhiều không? Đúng vậy Thế Tôn, người ấy do nhân duyên như vậy được phước rất nhiều”.
Vì lìa tướng không điên đảo mà làm việc bố thí được phước vô lậu lìa hẳn hai chướng, đã không điên đảo nên được phước nhiều.
“Này Tu Bồ Đề, nếu phước đức có thật, Như Lai không nói là phước đức nhiều. Vì phước đức KHÔNG nên Phật nói được phước đức nhiều”.
Có kệ rằng:
Trí huệ Phật là gốc
Không làm giảm công đức.
Luận rằng, biểu hiện phước không có điên đảo. Phật trí là gốc nên có phước là chấp tướng, không phước tức lìa tướng.
Hỏi: phước tánh KHÔNG nên phước nhiều; trên nói vọng tâm tánh không, vọng cũng phải nhiều chứ?
Đáp: phước lấy Phật trí làm gốc, thuận với tánh không nên hiểu rõ tánh không thì phước rất nhiều. Tâm điên đảo trái với tánh không tức hiểu rõ tánh không nên tâm diệt.
Đoạn 17: Nghi vô vi mà được làm sao có tướng. Luận rằng nếu chư Phật lấy pháp vô vi mà được tại sao chư Phật thành tựu tướng tốt nên gọi là Phật? Đây dựa pháp thân Phật nên lấy đó nghi.
“Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Có thể dùng sắc thân cụ túc thấy được Phật không? Không bạch Thế Tôn, không thể lấy sắc thân cụ túc thấy Như Lai. Tại sao? Như Lai nói sắc thân cụ túc tức là phi cụ túc sắc thân, ấy gọi là sắc thân cụ túc là tướng hảo tùy hình. Như trong gương có vật mới hiện ra vật”.
Luận rằng, pháp thân rốt ráo không phải sắc thân chẳng phải là hình tướng, song tướng tốt có 2 loại cũng không phải chẳng Phật. Hai loại này không rời pháp thân vì thế cũng có thể nói Không nên nói chẳng phải thân, cũng có thể nói có cho nên nói thành tựu ( đạt được). Do vô tướng nên hiện tướng:
“Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Như Lai có thể dùng các tướng cụ túc thấy được không? Không thể, bạch Thế Tôn, Như Lai không thể dùng các tướng cụ túc thấy được. Tại sao? Như Lai nói các tướng cụ túc là phi cụ túc, ấy gọi là các tướng cụ túc”, tức là 32 tướng tốt, mỗi mỗi như trong phần sắc thân ở trước có nói.
Đoạn 18: Nghi không có thân làm sao thuyết pháp. Luận rằng nếu tướng hảo sắc thân Như Lai không thấy được, sao lại nói Phật thuyết pháp?
1) Để ngăn chặn sự hiểu sai lầm nầy:
“Này Tu Bồ Đề, thầy đừng cho Như Lai nghĩ rằng: ta phải có thuyết pháp; chớ nghĩ như thế; trong hang không người nào tạo nên âm thanh cả”
2) Giải thích nguyên do:
“Tại sao? Nếu có người cho rằng Như Lai có thuyết pháp là hủy báng Phật, không hiểu lời Phật dạy”.
3) Chỉ rõ chánh kiến
“Tu Bồ Đề, thuyết pháp đó là không pháp có thể thuyết, đó gọi là thuyết pháp”
Có kệ rằng:
Như Phật pháp hiển nhiên
Sai biệt nói có hai
Không lìa cõi pháp giới
Thuyết pháp không tướng loại.
Ngài Đại Vân nói rằng, nếu nói không thuyết là chân thuyết pháp. Nếu nói có thuyết không gọi là thuyết pháp mà là bài báng Phật.
Đoạn 19: Nghi không pháp làm sao tu chứng. Luận rằng, Như Lai không đạt một pháp làm sao lìa trên chứng nên cao thượng đạt chánh đẳng Bồ Đề. Điểm hồ nghi này biểu tỏ không thể chứng pháp gọi là vô thượng Bồ Đề. Đoạn này có 3 ý:
a) Do không pháp đạt chánh giác
“Tu Bồ Đề bạch Phật rằng, bạch Thế Tôn: đạt vô thượng Bồ Đề là không chỗ đạt được chăng? Phật bảo: đúng thế, đúng thế: Này Tu Bồ Đề, ta đối với vô thượng Bồ Đề cho chí không có một pháp nhỏ nào có thể đắc, ấy gọi là vô thượng Bồ Đề”.
Có câu kệ rằng:
Chỗ kia không pháp nhỏ
Là vô thượng Bồ Đề.
Luận rằng, nơi Bồ Đề không có một pháp nào để chứng đắc gọi là vô thượng Bồ Đề.
b) Do bình đẳng là chánh giác
“Lại này Tu Bồ Đề, là pháp bình đẳng không có cao thấp, ấy gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác”.
Có câu kệ rằng: “Pháp giới không có tăng giảm”. Luận rằng pháp ấy bình đẳng nên gọi là vô thượng; do vô thượng là trên hết.
c) Chánh nhân trợ tu chánh giác
“Vì không ngã, không nhơn, không chúng sanh, không thọ mạng tu hết thảy các thiện pháp thời đạt được vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu Bồ Đề, cho là thiện pháp ấy, Như Lai nói là phi thiện pháp gọi là thiện pháp”.
Không ngã vv… là liễu nhân tức là chánh đạo. Tu mọi thiện pháp là duyên nhân là trợ đạo tức là đạt vô thượng chánh đẳng chánh giác, cho là thiện pháp ấy là chỉ tiêu biểu tức chẳng phải vv…
Luận rằng, pháp Bồ Đề là pháp vô lậu nên gọi là phi thiện pháp. Do vì pháp vô lậu nên gọi là thiện pháp.
Đoạn 20: Nói vô ký nên nghi không phải nhân. Luận rằng, nếu tu các thiện pháp là đạt vô thượng Bồ Đề thì thuyết pháp không thể đắc Bồ Đề, vì đó là pháp vô ký.
“Này Tu Bồ Đề, như trong ba nghìn đại thiên thế giới nơi có các núi Tu Di cao lớn, có người dùng thất bảo nhiều như thế đem bố thí. Nếu lại có người đem Kinh Bát Nhã này nhẫn đến chỉ bốn câu kệ thọ trì, đọc tụng, vì người khác mà giảng thuyết, so với người bố thí trước phước đức trăm phần không bằng một, trăm ngàn vạn ức phần cho đến dùng toán số thí dụ cũng không sánh kịp”.
Có kệ rằng,
Dù nói pháp vô ký
Nhưng nói tới nhân kia
Vì thế môn pháp bảo
Hơn vô số trân báu.
Luận rằng, do lìa chỗ thuyết pháp không thể đạt đại Bồ Đề, pháp này có thể là nhân Bồ Đề. Lại nói rằng, pháp của ông là vô ký, còn pháp của tôi là ký,vì thế nên hơn cả bỏ ra vô số thất bảo.
Đoạn 21: Nghi bình đẳng làm sao độ sanh. Luận rằng, nếu pháp bình đẳng không có cao thấp làm sao Như Lai độ chúng sanh.
“Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Các vị đừng cho rằng Như Lai suy nghĩ: Ta phải độ chúng sanh. Này Tu Bồ Đề, đừng nghĩ như thế”.
Nêu rõ chánh kiến:
“Tại sao? Thật không có chúng sanh Như Lai độ” Có bài kệ rằng:
Bình đẳng chân pháp giới
Phật chẳng độ chúng sanh
do danh thành các ấm
không rời pháp giới tánh.
Luận rằng, chúng sanh mượn danh cùng năm ấm không lìa pháp giới. Giải thích nhân trái ngược
“Nếu có chúng sanh Phật độ đó thì Như Lai còn có tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng”
Luận rằng, nếu Như Lai có tâm như thế thì trong 5 ấm có chúng sanh để độ, đây là lỗi chấp tướng. Ngài Vô Trước nói rằng, Như Lai sáng rỡ như thế nên phải biết. Vì thế nếu có tưởng chúng sanh là còn chấp có ngã.
d) Dần quét sạch dấu vết
“Này Tu Bồ Đề, Như Lai nói có ngã ấy là phi ngã, nhưng người phàm phu lấy đó cho là ngã. Này Tu Bồ Đề, phàm phu ấy, Như Lai nói phi phàm phu”.
Đoạn 22: Đem tướng so sánh nghi chân Phật. Luận rằng, tuy tướng thành tựu không thể thấy được Như Lai mà cho là tướng thấy thành tựu, so với trí nên biết pháp thân Như Lai. Đoạn văn sau có 5 ý:
1) Lấy tướng tiêu biểu Phật
“Này Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao, có thể dùng 32 tướng quán Như Lai không?
2) Trả lời nhân mầm biết gốc
“Tu Bồ Đề thưa, đúng thế, đúng thế, dùng 32 tướng quán Như Lai”.
Ngài Đại Vân nói rằng, trước ngộ sắc thân nay mê pháp thân. Ý nói pháp thân lưu xuất thân tướng tức là do tướng này mà biết Phật chứng pháp thân vô tướng.
3) Khó phân biệt phàm Thánh
“Phật dạy: Tu Bồ Đề, nếu lấy 32 tướng quán Như Lai thì Chuyển Luân Thánh Vương là Như Lai”.
Có kệ rằng:
Không phải tướng sắc thân
Sánh biết Như Lai chân
Chỉ chư Phật pháp thân
Phật chẳng phải Luân Vương.
4) Hiểu Phật không phải tướng thấy “Tu Bồ Đề bạch Phật rằng, bạch Đức Thế Tôn, như chỗ con hiểu Phật nói nghĩa, không nên lấy 32 tướng quán Như Lai”. 5) Thấy nghe không bằng “Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:
Nếu dùng sắc thấy ta
Đem âm thanh cầu ta
Ấy người hành đạo tà
Chẳng thấy được Như Lai.
Đời Ngụy có thêm vào sau bài kệ như:
Như Lai ấy thể diệu
là Pháp thân chư Phật
Không thấy được pháp thân
Hiểu biết khó định phân
Chỉ thấy sắc nghe thanh
là kẻ không biết Phật
do chân như pháp thân
không cảnh thức biệt phân.
Ngài Vô Trước nói rằng, vì Pháp chân như không thể như lời nói mà biết được, chỉ tự chứng biết. 32 tướng đoạn dứt Phật quả nghi không liên quan phước tướng, do tướng trước so sánh pháp thân là sai. Ngoài ra, nghe nói dùng sắc thấy thanh cầu là tà, bèn nghĩ rằng: Phật quả một bề vô tướng vô vi. Nếu thế thì tu nhân phước đức chỉ thành quả tướng. Tướng quả không phải Phật quả. Phật quả không do tướng cụ túc mà được, nên Phật quả rốt ráo không quan hệ phước tướng.
Luận rằng: có người khởi tâm như thế, nếu không nương phước đức đạt được đại Bồ Đề; chư Bồ Tát như thế thời mất hết phước đức và mất quả báo
Đoạn 23: đoạn sau có 4 ý:
1) Nghĩ tướng hủy hoại
“Này Tu Bồ Đề, nếu như Thầy suy nghĩ Như Lai không do tướng cụ túc đạt được vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu Bồ Đề, chớ nghĩ vậy, Như Lai không dùng tướng cụ túc đạt được vô thượng chánh đẳng chánh giác”.
Kinh Hoa Nghiêm ghi rằng:
Sắc thân không phải Phật
âm thanh cũng như thế
vẫn chẳng lìa sắc thanh
thấy Phật lực thần thông.
Triệu pháp sư nói rằng, chẳng thiên nơi sắc thanh nên nói phi, phi chẳng phải thân tướng nên lại nói đúng. Ngài Đại Vân nói rằng, nếu nói Như Lai không dùng tướng cụ túc là đoạn dứt kiến; Phật dạy chớ nghĩ như thế.
2) Lỗi của phá tướng
“Này Tu Bồ Đề, nếu Thầy suy nghĩ phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, nói các pháp đoạn diệt, chớ nghĩ như thế, phá tướng rơi vào đoạn diệt”. Đoạn diệt là lỗi tổn hại, lỗi của đoạn kiến – kiến chấp một bên.
3) Phước tướng không mất
“Tại sao? Phát tâm vô thượng chánh đẳng Bồ Đề, đối với pháp không nói tướng đoạn diệt”.
Ngài Vô Trước nói, đối với pháp không nói đoạn diệt có nghĩa là trụ pháp như mà thông đạt. Không trừ dứt các pháp bóng dáng sanh tử, nơi Niết Bàn đi lại tự tại làm lợi ích chúng sanh. Trong đó bị ngăn che một bên vắng lặng nên hiển tỏ không trụ Niết Bàn.
Có kệ rằng:
“Không mất công đức thì nhân và quả báo ấy hơn”.
Luận rằng, dù không dựa phước đức đạt Bồ Đề chân thật nhưng phước đức và quả báo chẳng mất. Do hay thành tựu trí huệ trang nghiêm là công đức trang nghiêm.
4) Chẳng mất nhân
“Này Tu Bồ Đề, như Bồ Tát đem thất bảo chất đầy trong các thế giới như cát sông Hằng để bố thí. Nếu lại có người biết các pháp vô ngã đạt thành nơi nhẫn, Bồ Tát này hơn công đức đã đạt được của Bồ Tát trước”.
Luận rằng, có người khởi nghĩ như thế này: Chư Bồ Tát đạt trí xuất thế, mất phước đức và quả báo nên bị che ngăn ở đây.
Có câu kệ rằng:
“ Đạt thắng nhẫn chẳng mất, do đạt quả không nhiễm”
Vô ngã có hai thứ: nhơn vô ngã, pháp vô ngã. Không thọ nên không mất: a) Nêu đúng chứng minh
“Này Tu Bồ Đề, do chư Bồ Tát không thọ phước đức”.
Luận rằng, phước đức đạt được là quả hữu lậu nên đáng chê. Ngài Vô Trước nói: đây là hiển tỏ không vướng sanh tử, nên nếu có ở trong sanh tử vẫn thọ phước đức.
b) Nêu lên giải thích
“Tu Bồ Đề bạch Phật rằng, bạch Đức Thế Tôn, làm thế nào Bồ Tát không thọ phước đức? Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát có tạo được phước đức cũng không nên tham đắm, vì thế nên nói là không thọ phước đức”.
Đoạn 24: Nghi hóa thân hiện có thọ phước. Luận rằng, nếu chư Bồ Tát không thọ phước đức thì làm sao quí ngài có phước đức cho chúng sanh dùng?
“Này Tu Bồ Đề, nếu có người cho rằng, Như Lai hoặc đến hoặc đi, hoặc ngồi hoặc nằm thì người ấy không hiểu nghĩa Phật nói”.
Có kệ rằng, “Phước đức ấy phải trả là giáo hóa cho chúng sanh, là hành động tự nhiên mà chư Phật hiện mười phương”.
Chỉ thấy đúng:
“Tại sao? Như Lai ấy không từ đâu đến, cũng không đi đâu nên gọi Như Lai”.
Có kệ rằng:
Đến đi Phật hóa thân Như Lai luôn bất động.
Ngài Đại Vân nói: Tâm chúng sanh như nước trong sạch thì thấy Phật đến – đến không từ đâu; tâm ô trược thấy Phật Niết Bàn nơi song lâm thì nói Phật đi – đi không chỗ đến.
Triệu pháp sư nói: hiểu rất tinh tế thể NHƯ không nơi chốn, duyên đến vật hiện ra – không từ đâu lại; duyên hết thì khuất cũng không đi đâu.
Đoạn 25: Nghi pháp thân hóa thân khác nhau. Y cứ bên trên không thể đem hóa thân biết được pháp thân. Pháp thân không đến đi, ngồi nằm, dường như Phật hóa khác. Y cứ niệm đoạn diệt lại hiển lộ không mất phước tướng, tức là giống thật hóa nhất nên sanh nghi, đây dựa thế giới vi trần. Thực tế giải thích chẳng một chẳng phải khác để đoạn dứt nghi vấn này.
Dựa theo cõi vi trần phá một cái khác có 5 ý:
1) Phương tiện nhỏ nhặt phá sắc thô
“Này Tu Bồ Đề, nếu có thiện nam tín nữ đem 3000 đại thiên thế giới nghiền ra thành vi trần, ý Thầy nghĩ thế nào? Những số vi trần ấy có nhiều không? Thật nhiều, bạch Thế Tôn”.
Có kệ rằng:
Ở chỗ các pháp giới
Không một cũng chẳng khác.
Luận rằng, chư Phật Như Lai đối với chân như pháp giới không phải trụ một chỗ, cũng không phải chỗ khác trụ. Vì biểu hiện nghĩa này nên nói đem thế giới nghiền thành vi trần.
Có kệ rằng:
“Thế giới tạo vi trần, đây chỉ dụ nghĩa ấy”.
Ngài Vô Trước nói rằng, vì phá danh, sắc, thân nên nói cảnh giới, vi trần, so sánh, trong đó cực nhỏ lấy làm phương tiện phá sắc thô. Nói vi trần là y cứ các phái Đại Thừa, như một cú tát mạnh sắc giả tưởng phân tán đến cực vi, lược sắc là bụi; không giống như thật trần phái Tiểu Thừa.
2) Không nghĩ phương tiện phá vi trần
“Tại sao? Nếu những vi trần là thật có thì Phật không nói là vi trần. Tại sao thế? Phật nói vi trần chúng là phi vi trần chúng, nên gọi là vi trần chúng”.
Luận rằng, bụi nghiền thành bột nên không phải chỗ nơi; những hạt bụi nhóm tụ lại nên chẳng phải một nơi khác. Phật ở cõi pháp giới như thế chẳng phải trụ một chỗ cũng chẳng phải trụ khác chỗ. Lại nếu bụi trần thật có thì thế gian hẳn cũng tự biết cần gì Phật nói. Chỉ vì không biết hình thể chúng nên Phật nói đó.
Ngài Vô Trước nói, Thế Tôn thuyết chẳng phải đó là vì thể nhóm tụ nầy không thành tựu được. Nếu khác đây Phật tuy không nói ta cũng tự biết sự kết tụ.
3) Không nghĩ phương tiện phá thế giới
“Bạch Thế Tôn, Như Lai nói, ba ngàn đại thiên thế giới là phi thế giới”.
Vốn luận phá thế giới không thật nghĩa phải nên biết. Ngài Vô Trước nói rằng, đây phá thế giới danh thân, thế giới chúng sanh.
4) Hoàn toàn nương cõi trần phá sự kết hợp
“Tại sao? Nếu thế giới thật hữu thời là một hiệp tướng, Như Lai nói một hiệp tướng chẳng phải là một hiệp tướng, ấy là một hiệp tướng”.
Luận rằng, nếu thật có một thế giới thì Như Lai không nói ba ngàn thế giới.
Ngài Đại Vân nói: nếu thật có một thế giới, đương nhiên mỗi mỗi hòa hợp; là không hòa hợp vì có nhiều sai biệt. Nay Phật đã nói 3000 đại thiên thế giới, rõ ràng chẳng đương nhiên là một, nên dựa theo 3000 thế giới phá một cõi.
Ngài Vô Trước nói: như nói hoặc thế giới hoặc cõi vi trần nên có 2 loại chấp thủ. Đó là thủ chấp một và chấp sai biệt. Ngài Đại Vân nói đây rõ ràng số vi trần và các loài chúng sanh đều gọi là thế giới. Một hiệp tướng tức là chấp thủ, chấp là một nên nói hòa hiệp. Trong cái một đây có hai chấp thủ:
a) chấp thủ một tức thế giới hòa hiệp làm một
b) chấp thủ sai biệt tức là vi trần có rất nhiều nhỏ cực vi (li ti) gọi là sai biệt.
Chẳng phải một hiệp tướng, trong đệ nhứt nghĩa cả hai không thật.
5) Phật không do vọng chấp Hữu
“Này Tu Bồ Đề, một hiệp tướng ấy là không thể được, chỉ người phàm phu tham chấp việc ấy thôi”.
Luận rằng, do những tụ nhóm không vật gì có thể giữ, hư vọng phân biệt nên nói vọng chấp. Nếu có thật là chánh kiến.
Ngài Vô Trước nói: thế tục đế cho là chấp thủ, đệ nhứt nghĩa bất khả thuyết, chỉ trẻ con phàm phu mới chấp như thế.
Ngài Đại Vân nói: chấp kiến 5 uẩn cho là chúng hòa hợp. Đó là việc tham chấp, mê đối với pháp nên khởi phiền não.
2) Dựa theo luận Chỉ Quán phá ngã pháp có 2: trừ ngã chấp,
a) Giải điểm sai lầm
“Này Tu Bồ Đề, như có người cho rằng Phật nói chấp ngã, chấp nhơn, chúng sanh, thọ mạng. Tu Bồ Đề, ý Thầy nghĩ sao? Người kia có hiểu nghĩa Như Lai nói không? Bạch Thế Tôn, người đó không hiểu nghĩa Như Lai nói”.
b) Kẹt vào lời nói
“Tại sao? Thế Tôn nói chấp ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng là phi ngã, nhơn, chúng sanh thọ mạng, ấy là ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến. thọ giả kiến”.
Luận rằng, ngã chấp là hư vọng phân biệt, Phật dạy không nên chấp.
Ngài Vô Trước nói: đây biểu hiện NHƯ không có phân biệt. Tại sao biểu hiện NHƯ? Vì ngoại đạo nói ngã, Như Lai nói là chấp ngã nên lập nhơn vô ngã. Ngoài ra, vì nói có ngã kiến nên lập pháp vô ngã. Quán sát như thế lúc đó Bồ Tát nhập tam muội tương ưng, lại chẳng phân biệt tức quán sát này là nhập vào phương tiện.
Trừ pháp chấp có 2 ý:
a) Trừ phân biệt
“Này Tu Bồ Đề, phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, đối với tất cả các pháp nên biết như thế, nên tin hiểu như thế, không sanh chấp tướng”.
Ngài Vô Trước nói rằng, đây chỉ bày cho người nào không phân biệt, đối pháp gì không phân biệt, đối phương tiện gì không phân biệt. Đây biểu hiện tâm tăng thượng, trí tăng thượng, đối trong không phân biệt, thấy biết hiểu rõ hơn. Trong đó nếu nương định sa ma tha (thiền quán) có thể biết, nương tỳ bát xá na (vipasana) thiền tuệ minh sát có thể thấy. Hai loại nương đây Samadhi – thiền quán là hơn hết, vì tam ma đề là tự tại biết rõ phan duyên bên trong là bóng dáng nên gọi là thắng giải (hơn hết). Thế nào là vô phân biệt nên đây chỉ rõ vô phân biệt.
Ngài Đại Vân nói: phương tiện trước là gia hạnh trí, nay không phân biệt là căn bản trí, tức là chứng đạt chân như lìa chấp năng sở nên không phân biệt.
b) Hiển gốc vắng lặng
“Này Tu Bồ Đề, như cho pháp tướng Như Lai nói tức phi pháp tướng, ấy là pháp tướng”.
Ngài Vô Trước nói: đây chỉ rõ pháp tướng có nghĩa bất cộng và tương ưng như trên đã đề cập
Đoạn 26: Hóa thân thuyết pháp nghi không có phước. Do nghe nói chân hóa (thân) chẳng phải một không phải khác. Ý nói rằng, nếu dựa chẳng phải một, hóa chỉ là hư giả; nếu dựa chẳng phải khác lại âm thầm chỉ qui về nhứt. Pháp thân tức hóa thân thật không có tự thể. Nếu thế tức như đã nói thuyết pháp, thọ trì, giảng giải không có phước.
1) Công đức thuyết pháp
“Này Tu Bồ Đề, nếu có người đem bảy thứ báu đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới để bố thí. Nếu có thiện nam, tín nữ phát tâm Bồ Đề thọ trì Kinh này nhẫn đến 4 câu kệ vv… thọ trì, đọc tụng, vì người diễn giảng được phước hơn người bố thí”.
Có kệ rằng: “hóa thân hiển bày phước không phải không là phước vô tận”.
Luận rằng, dù chư Phật tạo tác hóa thân tự nhiên, nhưng các hóa thân chư Phật thuyết pháp có vô lượng công đức vô tận.
2) Thuyết pháp bất nhiễm
“Làm thế nào vì người diễn thuyết không chấp tướng mà như như bất động?”.
Ngài Vô Trước nói: vì thuyết pháp không nhiễm nên có nhiều lợi ích như thếắt quyết phải thuyết pháp. Thuyết pháp như thế là vô nhiễm. Làm sao diễn thuyết vv… chỉ rõ lời nói bất khả thuyết, nếu làm khác đây là thuyết pháp bị nhiễm, là do điên đảo vậy. Ngoài ra lúc thuyết pháp không mong cầu được người tin kính vv… cũng là thuyết pháp bất nhiễm.
Ngài Đại Vân nói: nếu nói pháp với thật tướng pháp tâm không sanh diệt là đúng chân như, nên nói NHƯ NHƯ. Lại tâm NHƯ, cảnh NHƯ nên gọi là NHƯ NHƯ. Bất động thì không nhiễm vậy.
Đoạn 27: Nghi Phật đã tịch làm sao thuyết pháp.
Luận rằng, như chư Phật Như Lai luôn vì chúng sanh mà thuyết pháp, tại sao nói Như Lai nhập Niết Bàn?
“Tại sao? Tất cả các pháp hữu vi như mộng, như huyễn, bọt, bóng, như sương móc, như lằn chớp vv… nên quán sát như thế”.
Giải thích đoạn trên có 3 ý:
1) Dựa theo 2 bản giải thích
“Bản đời Ngụy nêu 9 dụ trong Kinh như: Tất cả các pháp hữu vi như sao, mắt mờ, đèn, huyễn, như sương, bọt, giấc mơ, lằn chớp, mây, phải quán sát như thế.
Trong đó có 2: dựa theo cách trừ dứt nghi, có kệ rằng: “Chẳng phải hữu vi chẳng lìa, chư Phật nhập Niết Bàn, chín dụ là pháp hữu vi, diệu trí quán sát đúng”.
Luận rằng, chư Phật đạt Niết Bàn hóa thân thuyết pháp nên không phải hữu vi, chẳng lìa hữu vi. Tại sao Phật thị hiện ở thế gian mà không trụ pháp hữu vi? Do diệu trí quán thật pháp hữu vi như 9 thí dụ là hư dối.
Kể cả ngài Vô Trước giải thích tướng: Ngài cho rằng bài kệ trên chỉ rõ 4 tướng hữu vi, đó là:
1) Tướng tự tánh: đây là thấy tướng
2) Dùng thức làm thể: sanh tử căn bổn: sao dụ cho thấy
Ngài Vô Trước nói: không trí che mờ bên trong là có ánh sáng; có trí sáng bên trong là không có ánh sáng. Mắt bị nhặm dụ cho tướng. Luận rằng: như mắt có mây kéo thì thấy sắc nhòe nhoẹt, vv… Quán các pháp hữu vi cũng như vậy, vì cái thấy điên đảo ( đảo ngược).
Ngài Vô Trước nói: nhơn, pháp, ngã kiến như mắt kéo mây, do chấp nghĩa KHÔNG. Đèn dụ cho thức: đèn nương tim, dầu cháy liên tục không tắt, thức tựa tham ái sanh tử không ngừng.
2) Chấp nơi tướng vị (nếm)
Luận rằng, huyễn dụ chỗ nương trụ, vì vô tình thế gian mỗi mỗi sai biệt, không một thể nào thật cả. Ngài Vô Trước nói: vị mắc kẹt nơi cảnh nên điên đảo. Ngài Đại Vân nói: huyễn ra khỏi thành trì gạt gẫm người ta, thức biến núi sông không thật.
3) Thuận tướng sai lầm. Tự thân và thọ dụng là sai lầm. Quán vô thường này gọi là tùy thuận.
Lại giải rằng, tùy thuận thân thọ dụng tức là sai lầm. Sương móc dụ cho thân; luận rằng, thân cũng như sương mai vậy, tồn tại rất ngắn ngủi. Bọt dụ cho thọ, chỉ sự thọ dụng mau tan biến như bọt nước không khác, vì thọ, tưởng, nhân ba pháp bất định vậy.
Ngài Vô Trước nói rằng, hiển lộ tùy thuận là khổ, vì thọ như bọt nước.
Kinh Công Đức Thí ghi rằng, quán sát thọ như bọt nước, hoặc mới sanh chưa thành hình, hoặc vừa sanh, hoặc tạm có đó rồi tan biến mất.
4) Tùy thuận lìa tướng
Ngài Vô Trước nói rằng, tùy thuận nhơn – pháp vô ngã nên lìa khỏi tướng. Đoạn này có 3 ý:
a) mộng dụ quá khứ, quá khứấy hành do niệm xứ nên như cơn mộng.
Luận rằng, nên quán sát quá khứ có chỗ tập hợp tạo thành giống như trong giấc mơ, chỉ nghĩ tánh chất ấy.
Kinh Công Đức Thí ghi rằng, quán sát tác giả như trong mộng theo đó hiện cảnh thấy nghe do niệm phân biệt huân tập tồn tại.
Tuy không tác giả, nhưng đủ các cảnh tượng hiện ra trước mắt rõ ràng. Như vậy chúng sanh từ hồi vô thỉ tới nay có đủ thứ phiền não thiện, bất thiện các nghiệp huân tập mà thành. Tuy vô ngã lại hay tạo tác mà hiện có vô ngần những sự sanh tử.
b) Lằn chớp dụ cho hiện tại như trong tích tắc sát na không dừng.
Kinh Công Đức Thí ghi rằng, quán sát tâm giống như lằn chớp vừa sanh liền diệt.
c) Mây dụ cho vị lai như lúc còn là chủng tử thức a lại da cùng với hết thảy các pháp là chủng tử gốc (chính).
Ngài Vô Trước nói, chủng tử thô xấu ấy giống như hư không, lôi dẫn tâm hiện như mây. Ngài nói rằng, như thế nên biết ba đời tu tập thì đạt vô ngã, đây hiển lộ tùy thuận lìa tướng.
Ngài Đại Vân nói: quá khứ, vị lai vô hình, hiện tại lại không dừng thì 3 đời KHÔNG, là đạt vô ngã.
B-Dựa các Kinh chỉ những sự giả dối thí dụ đại ý: Phật nói tất cả các pháp KHÔNG nên sanh nghi rằng, thế thì tại sao hiện ta đang thấy các cảnh giới? Vì cảnh ấy như huyễn, pháp huyễn tuy không nhưng rõ ràng có thấy đó.
Lại nghi rằng, pháp huyễn đã không người tại sao ái chấp? Nên nói như hoa đốm; nai khát nước bươn bã đi tìm.
Lại nghi rằng, nai khát nước hoàn toàn không được nước. Người tham làm cách như thế nào để được thọ dụng, nên nói như mộng. Trong mộng những gì trông thấy cũng như được thọ dụng.
Lại nghi rằng, mộng thấy việc thiện ác, thức không có trả nghiệp; mộng thấy được đáng tôn quí, thức không lo sợ. Nói như vang như bóng, tuy hoàn toàn vô thể như gương sáng đối sắc không, hang sâu đối tiếng dội lại. Mặt đẹp ngước cao cúi thấp nhất nhất đều thích hợp ắt không tạp, hẳn không sai khác.
Lại nghi rằng, cái khổ đều không thật, Bồ Tát lấy gì làm sự lợi lạc, nên nói như hóa có nghĩa biến hóa, tuy biết không thật mà do hóa hình.
C-Hợp chung bản dịch đời Tần: mộng, huyễn, bọt bóng, lý hoàn toàn không rõ rệt. Sương, lằn chớp 2 thí dụ sự vô thường cũng đủ hiển tỏ ngộ chân không không chấp các tướng. Quán pháp sanh diệt tức cảnh giác tu hành, là tôn chỉ hiệu quả phá tướng, khéo biểu lộ quán sát quên tình.
Bản dịch đời Ngụy có 9 thí dụ, bản đời Tần lược bỏ, do sao và đèn có thể mây hàm ở đó sanh khởi. Sợ khó ngộ tam KHÔNG vì tiềm ẩn nơi tư tưởng; giữ dịch ý diệu là chỗ này.
***
III. Phần ba: Lưu thông
“Phật thuyết Kinh xong, trưởng lão Tu Bồ Đề và chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, tất cả thế gian trời, người, a tu la nghe Phật nói xong đều vô cùng hoan hỷ tin thọ vâng làm”.
Ưu bà tắc Trung Hoa dịch là cận sự nam, tức người nam Phật Tử đã quy y tam bảo và thọ trì 5 giới.
Ưu bà di dịch là cận sự nữ (như trên), thân cận giúp đỡ chư tỳ kheo, tỳ kheo ni.
A tu la Trung Hoa dịch là phi thiên, là không phải trời cũng không phải người.
Giai đại hoan hỷ: thảy đều vô cùng hoan hỷ, thật là hết sức hoan hỷ.
Kinh Vân Thù Sở vấn ghi rằng, có 3 nghĩa của từ “hoan hỷ phụng hành”. Đó là:
1) Người thuyết thanh tịnh không vì bám chấp lợi dưỡng thói nhiễm
2) Pháp thanh tịnh, vì biết thể của pháp như thật
3) Đạt quả thanh tịnh.
Ngài Vô Trước nói, nếu nghe pháp với nghĩa như thế đối với Đại Thừa là không giác. Ta nghĩ quá khứ Phật tu nơi hang đá rốt ráo không nhân vậy.
Ngài Thiên Thân nói rằng, chư Phật có pháp tổng trì (6) hy hữu không thể xưng tán hết nghĩa câu thâm uyên. Nghe từ tôn giả và giảng thuyết rộng, hồi hướng công đức nầy đến khắp chúng sanh.
Ngài Đại Vân nói: bậc đại Thánh thuyết Kinh lý diệu hoàn tất như thế; hai KHÔNG tròn đủ, bốn chúng vâng hành.
Triệu pháp sư nói: cùng nghe đều ngộ pháp lạc vô biên. Phục Ngoạn, Tôn Thức mãi tôn sùng không mất.
Tư Thánh nói rằng, Kinh Bát Nhã sâu sắc là mẹ ba đời chư Phật. Nghe 4 câu kệ của Kinh để ra khỏi nhân của ác thú. Nhất niệm thọ trì thanh tịnh ắt đạt được thọ ký Bồ Đề nên trời, người khác loại đâu chẳng chí thành phụng hành hay sao?
***
Chú Thích:
(1) Các ấm: gồm có 5 là – sắc, thọ, tưởng, hành, thức (xem thêm chú thích 14 quyển thượng ở trước).
(2) Bất nhị pháp môn: Pháp môn không hai, tức là như như bình đẳng, không có sự khác biệt giữa cái này với cái kia. Bồ Tát ngộ nhập lý bình đẳng là nhập Bất nhị pháp môn. Lý Bất Nhị là quỷ phạm của đạo Phật nên gọi là Pháp; các Thánh do đó mà tiến vào gọi là môn. Pháp môn Bất Nhị trên các pháp môn, có thể trực tiếp thấy được Thánh đạo.
(3) Căn bản trí: Cũng gọi vô phân biệt trí, chánh trí, chân trí hay Như lý trí… dùng để đối với Hậu đắc trí. Hiểu rõ chân lý mà không có sự phân biệt năng sở là chân trí. Trí này là căn bản khởi sanh hết thảy công đức đại bi, nên gọi là căn bản trí.
(4) Hậu đắc trí: Trí chân chính sâu kín ngầm hợp chân như. Niệm khởi vô phân biệt, nên gọi là vô phân biệt trí hay căn bản trí. Trí sau phân biệt tất cả các tướng sai biệt thì gọi là sai biệt trí hay còn gọi là Hậu đắc trí. Cũng gọi Tục trí, Như lượng trí v.v… Phật Đà khởi tâm đại bi cứu chúng sanh, đó là Hậu đắc trí.
(5) Nhứt thiết chủng hay nhứt thiết chủng trí: một trong ba trí. Chỉ khả năng có thể dùng một loại trí mà biết được pháp của hết thảy chư Phật, lại còn có thể biết được nhân chủng của tất cả chúng sanh. Ba Trí được luận Đại Trí Độ ghi rõ như:
i) Nhứt thiết trí: trí của hàng Thanh Văn, Duyên Giác, biết được tướng chung của các pháp, tướng chung đó là tướng.
ii) Đạo chủng trí: tức là trí Bồ Tát, biết tất cả mọi loại đạo pháp khác nhau.
iii) Nhất thiết chủng trí: là Phật trí viên minh, sáng suốt, thông đạt tổng tướng, biệt tướng hết thảy mọi loại pháp hóa đạo, đoạn trừ nghi hoặc.
(6) Tổng trì: tiếng Phạn Đà La Ni (Dharani) dịch là Tổng Trí, tức là niệm tuệ lực có khả năng thâu tóm, ghi nhớ vô lượng Phật pháp, không để quên mất. Có 4 loại tổng trì:
1. Pháp Tổng Trì
2. Nghĩa Tổng Trì
3. Chú Tổng Trì
4. Nhân Tổng Trì
Câu thần chú có công năng gìn giữ không cho các thiện pháp bị mất mát và ngăn chặn các ác pháp không cho sanh khởi. Đà La Ni chứa đựng những công thức của tri thức mầu nhiệm, gồm có những âm vận có nội dung tượng trưng. Đà La Ni có thể tiêu biểu cốt yếu của một giáo lý; cũng như đại diện một trạng thái tâm thức để khi hành giả trì niệm có thể đạt được tâm thức đó. Đà La Ni thường dài hơn các thần chú. Đà La Ni đóng một vai trò quan trọng trong Kim Cang thừa và Chân ngôn tông. Đà La Ni là biểu hiện khía cạnh chứng đắc của Phật hay Bồ Tát.
Tác dụng của Đà La Ni hay thần chú được coi như là phương tiện để trừ dứt mọi phiền não chướng, đạt được thiền định. Đà La Ni là tâm ấn của Phật có một thần lực gia trì không thể nghĩ bàn. Sự hành trì và đọc tụng thần chú là một trong 3 yếu tố của tam mật tương ứng: Trì chú – Thần chú – Tổng trì (Thân mật, khẩu mật, ý mật), có nghĩa là nắm giữ, duy trì và ngăn ngừa. Nắm giữ các thiện pháp không để bị mất mát, duy trì không cho tiêu tán, thất lạc. Ngăn ngừa những ác pháp không cho phát sanh, không cho tạo tác tội ác. Ngăn ngừa không cho tâm ta dong ruỗi đến với điều xấu ác và nhờ đó có thêm năng lực làm những điều thiện.