Phật Điển Phổ Thông – Dẫn Vào Tuệ Giác Phật

6643

Phật Điển Phổ Thông – Dẫn Vào Tuệ Giác Phật

GS. TS. Lê Mạnh Thát & HT. Tuệ Sỹ chủ biên dịch

Lời thưa

Bối cảnh biên dịch và cộng tác viên

Tựa

Tổng quan

Cuộc đời đức Phật lịch sử

Tăng già_Chúng hội đệ tử

Tuyển dịch Kinh điển THƯỢNG TỌA BỘ (TTB)

Tuyển dịch Kinh điển Phật giáo ĐẠI THỪA (ĐT)

Tuyển dịch kinh điển Phật giáo KIM CANG THỪA (KCT)

PHẦN I_ĐỨC PHẬT_CHƯƠNG I_CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT LỊCH SỬ_Giáng thần, đản sanh và thuở thiếu thời

Tầm cầu giác ngộ

Đắc các định vô sắc vi tế

Khổ hạnh tự hành xác

Giác ngộ và kết quả

Phẩm đức viên mãn của đức Phật

Đức Phật_Vị Đạo sư

Xưng tán Phật

Dung nghi của đức Phật

Điều phục và giáo hóa những người chống đối hoặc đe dọa

Phật an trú thiền tọa, tán thán tịch tĩnh và tri túc

Thân bệnh của đức Phật, và tâm từ chăm sóc người bệnh

Những tháng cuối đời của đức Phật

CHƯƠNG 2_CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ ĐỨC PHẬT_THƯỢNG TỌA BỘ (TTB)

Tương quan Phật và Pháp (TTB)

Tự tánh của Phật (TTB)

Tiền thân Phật_Bồ tát tích tập các ba la mật, và những đệ tử đắc quả (TTB)

Như Lai sau khi chết (TTB)

ĐẠI THỪA_Danh hiệu và phẩm đức của đức Phật (ĐT)

Phật tánh A (ĐT)

Ba ‘thân’ Phật (ĐT)

Phật tánh B (ĐT)

KIM CANG THỪA_Phật tánh (KCT)

Tam thân Phật (KCT)

Ngũ bộ Phật bộ (KCT)

Phật trong tâm (KCT)

PHẦN II_PHÁP_CHƯƠNG 3_CÁC PHẨM TÍNH CỦA PHÁP_THƯỢNG TỌA BỘ_Đặc tính tổng thể của Pháp (TTB)

Mục đích tu Phật (TTB)

Thái độ đối với các đạo giáo khác (TTB)

Tranh luận và khoan dung (TTB)

Giáo pháp chú trọng thực hành (TTB)

Con đường dẫn đến trí giải thoát (TTB)

ĐẠI THỪA_Những phẩm tính của Pháp (ĐT)

Lý do quyết định tu Phật (ĐT)

Tranh chấp và bao dung (ĐT)

Pháp là phương tiện đưa tới cứu cánh (ĐT)

Giáo pháp phân định tùy căn cơ, thu nhiếp tất cả (ĐT)

KIM CANG THỪA_Phẩm tính của Pháp (KCT)

Lược giải về Pháp (KCT)

CHƯƠNG 4_VỀ XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ NHÂN SINH_THƯỢNG TỌA BỘ_Thuật trị nước (TTB)

Hòa bình, bạo lực, và tội ác (TTB)

Tài sản và hoạt động kinh tế (TTB)

Bình đẳng xã hội (TTB)

Bình đẳng nam nữ (TTB)

Quan hệ nhân sinh tốt đẹp (TTB)

Cha mẹ và con cái (TTB)

Vợ chồng (TTB)

Bằng hữu (TTB)

ĐẠI THỪA_Thuật trị nước (ĐT)

Hòa bình, bạo loạn và tội ác (ĐT)

Sung túc và Kinh tế (ĐT)

Bình đẳng nam nữ (ĐT)

Thờ kính và báo ơn Cha mẹ (ĐT)

Hồi hướng công đức cho những người thân đã mất (ĐT)

KIM CANG THỪA_Giáo huấn vương đạo nhân ái (KCT)

Suy tưởng ân đức của mẹ (KCT)

CHƯƠNG 5_VỀ NHÂN SINH_THƯỢNG TỌA BỘ_Vòng luân hồi (saṃsāra) (TTB)

Thân người là quý (TTB)

Thế giới của chúng ta trong tương quan với vũ trụ (TTB)

Nghiệp (TTB)

Những hàm ý nghiệp và tái sanh cho thái độ đối với tha nhân (TTB)

Đời này và tất cả tái sanh đều dẫn đến già, bệnh, và chết (TTB)

ĐẠI THỪA_Vũ trụ của chúng ta (ĐT)

Nghiệp (ĐT)

Thân người khó được (ĐT)

Vô thường (ĐT)

KIM CANG THỪA_Thân người quý báu (KCT)

Luân hồi khổ (KCT)

CHƯƠNG 6_ĐẠO TÍCH VÀ ĐẠO HÀNH_THƯỢNG TỌA BỘ_Trách nhiệm cá nhân_tự thân nỗ lực (TTB)

Yêu cầu đồng hành thiện tri thức tài đức (TTB)

Chức năng và bản chất của tín (TTB)

Quy y Phật, Pháp, Tăng (TTB)

Hành vi lễ bái (TTB)

Tụng các phẩm tánh của Phật, Pháp và Tăng có thể mang lại sự hộ trì và phước lành (TTB)

Giới, định, tuệ (TTB)

Trung đạo_Thánh đạo tám chi (TTB)

ĐẠI THỪA_Tín (ĐT)

Quy y Phật, Pháp, Tăng (ĐT)

Trách nhiệm và nỗ lực cá nhân (ĐT)

Trung Đạo (ĐT)

Bồ tát đạo cao hơn Thanh Văn và Độc Giác (ĐT)

Thầy dạy Đạo (ĐT)

Tu tập bồ đề tâm (bodhi citta) (ĐT)

KIM CANG THỪA_Tín tâm (KCT)

Quy y Phật, Pháp, Tăng (KCT)

Thiện tri thức (KCT)

Hành trung đạo (KCT)

Bồ đề tâm (bodhi citta) (KCT)

Thứ đệ đạo (KCT)

CHƯƠNG 7_ĐẠO ĐỨC_THƯỢNG TỌA BỘ_Thiện và bất thiện hành (TTB)

Bố thí (TTB)

Trì giới (TTB)

Chánh mạng và các giới khác (TTB)

Từ ái và kham nhẫn (TTB)

Giúp mình và giúp người (TTB)

Chăm sóc thú vật và môi trường (TTB)

ĐẠI THỪA_Năng lực của thiện Pháp (ĐT)

Bố thí (ĐT)

Các học xứ giới (ĐT)

Chánh mạng và các giới phụ (ĐT)

Giúp mình và người (ĐT)

Giáo hóa người khác (ĐT)

Chăm sóc thú vật và môi trường (ĐT)

Từ và Bi (ĐT)

Ba la mật của Bồ tát (ĐT)

Bồ tát nguyện và Bồ tát giới (ĐT)

KIM CANG THỪA_Nghiệp thiện và bất thiện (KCT)

Bố thí Ba la mật (KCT)

Trì giới Ba la mật (KCT)

An nhẫn Ba la mật (KCT)

Tinh tấn Ba la mật (KCT)

CHƯƠNG 8_TU ĐỊNH_THƯỢNG TỌA BỘ_Mục đích của thiền định (TTB)

Các tùy miên cũng như các tiềm năng sáng chói của Tâm (TTB)

Năm triền cái và các phiền não khác (TTB)

Quan trọng của Tác ý (TTB)

Chỉ (Samatha) và Quán (Vipassanā) (TTB)

Niệm công đức Phật, Pháp, Tăng và sự chết (TTB)

Bốn vô lượng tâm_Từ, Bi, Hỷ và Xả (TTB)

Bốn niệm trụ (satipaṭṭhāna) tu Quán (vipassanā) và Chỉ (samatha) (TTB)

Niệm hơi thở (ānāpāna sati) (TTB)

Thiền, thắng trí và vô sắc định (TTB)

ĐẠI THỪA_Sơ nghiệp tu định (ĐT)

Không tham chấp thiền định (ĐT)

Tâm quang minh (ĐT)

Tu tập Từ và Bi (ĐT)

Niệm Phật (ĐT)

Chánh Niệm (ĐT)

Chỉ và bốn thiền (ĐT)

Tu Quán (ĐT)

Thiền (Chan_Zen) (ĐT)

KIM CANG THỪA_Xả bỏ tán loạn (KCT)

Thiền định (KCT)

Tu đối trị phiền não (KCT)

Tu bốn vô lượng (KCT)

Bốn niệm (KCT)

Tu tự tánh Tâm (KCT)

CHƯƠNG 9_TRÍ TUỆ_THƯỢNG TỌA BỘ_Bản tánh của trí tuệ (TTB)

Khổ và bốn Thánh Đế (TTB)

Duyên sinh và khổ sinh (TTB)

Suy nghiệm có phê phán về ý niệm thượng đế sáng tạo (TTB)

Không có tự ngã thường hằng (TTB)

ĐẠI THỪA_Bản tánh của trí tuệ (ĐT)

Duyên khởi (ĐT)

Suy nghiệm có phê phán về ý niệm Thượng đế sáng tạo (ĐT)

Không có ngã thể thường hằng (ĐT)

Tự tánh Không (ĐT)

Duy thức và tánh Không của năng_sở nhị nguyên (ĐT)

Phật tánh_thực tại tích cực (ĐT)

Sự tương liên tuyệt đổi của tất cả Pháp (ĐT)

KIM CANG THỪA_Ba tuệ (KCT)

Duyên khởi (KCT)

Quán vô Ngã (KCT)

CHƯƠNG 10_NHỮNG MỤC TIÊU CỦA PHẬT GIÁO_THƯỢNG TỌA BỘ_Hạnh phúc đời này và đời sau (TTB)

Niết bàn (TTB)

ĐẠI THỪA_Hạnh phúc đời này và đời sau (ĐT)

Chứng ngộ tối hậu (ĐT)

Niết bàn (ĐT)

Phật quả (ĐT)

Tịnh Độ (ĐT)

KIM CANG THỪA_Hạnh phúc đời này và đời sau (KCT)

Chứng ngộ tối hậu (KCT)

Niết bàn (KCT)

Sở hành của Phật (KCT)

PHẦN III_TĂNG_CHƯƠNG 11_CÁC ĐỆ TỬ XUẤT GIA, TẠI GIA VÀ HIỀN THÁNH_THƯỢNG TỌA BỘ_Chúng đệ tử xuất gia và tại gia (TTB)

Chế độ tăng lữ (TTB)

Giới luật xuất gia (TTB)

Các hạng thánh đệ tử (TTB)

A la hán (TTB)

ĐẠI THỪA_Bồ tát tại gia và xuất gia (ĐT)

Giới luật xuất gia (ĐT)

KIM CANG THỪA_Đời sống tu đạo (KCT)

CHƯƠNG 12_NHỮNG ĐỜI SỐNG GƯƠNG MẪU_THƯỢNG TỌA BỘ_Các đại đệ tử tỳ kheo A la hán (TTB)

Các đại đệ tử A la hán tỳ kheo ni (TTB)

Các đại đệ tử tại gia (TTB)

ĐẠI THỪA_Những đại đệ tử xuất gia (ĐT)

Những đại đệ tử tại gia (ĐT)

KIM CANG THỪA_Đại thành tựu giả (KCT)

BỐI CẢNH BIÊN DỊCH VÀ CỘNG TÁC VIÊN

Quyển sách này là một dự án của Hội đồng Vesak Quốc tế, đặt tại Đại học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái-lan. Vesak là đại lễ Phật giáo kỷ niệm ngày đản sanh, thành đạo và nhập bát-niết-bàn của Đức Phật. Mục đích của dự án là phân phối sách miễn phí trên khắp thế giới, đặc biệt là trong các khách sạn, nhằm cung cấp rộng rãi các nguồn tài liệu phong phú từ các kinh điển thuộc các truyền thống Phật giáo liên hệ đến các vấn đề cơ bản mà con người phải đối mặt. Qua đó, mục tiêu của nó là nâng cao nhận thức của người theo đạo Phật về di sản phong phú của mình, về tư duy tôn giáo và đạo đức, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của những người ngoài đạo Phật về các giá trị và các nguyên lý cơ bản của Phật giáo. Nỗ lực của sách nhằm điều hòa những điểm tương đồng trong các truyền thống Phật giáo và những sắc thái dị biệt của các truyền thống này.

Sách bao gồm các đoạn văn trích dịch từ các nguồn văn hiến Pāli, Sanskrit, Hán và Tạng, (nguyên bản tiếng Anh) sử dụng các từ Phật học quan yếu thông dụng trong tiếng Anh, và duy trì các tiêu chuẩn học thuật nghiêm ngặt. (Bản dịch Việt vận dụng các từ Hán đã được phổ thông Việt hóa trong lịch sử phiên dịch Phật điển tại Việt Nam). Đầu tiên sách sẽ được xuất bản bằng tiếng Anh và sau đó là các ngôn ngữ chính thức khác của Liên hiệp quốc, cũng như các ngôn ngữ của các quốc gia Phật giáo khác.

Viện trưởng Viện Đại học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya, Hòa thượng Giáo sư Tiến sĩ Brahmapundit, là tổng biên tập hướng dẫn của dự án, chủ tịch hội đồng tư vấn, và MCU đã cung cấp các nguồn lực cần thiết cho dự án.

Người đề xuất và điều phối viên của dự án là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Egil Lothe, Chủ tịch Liên hiệp Phật giáo Na-uy.

Biên tập viên và dịch giả

  • P.H. Peter Harvey: Giáo sư Hưu trí bộ môn, Đại học Sunderland, Vương quốc Anh, đồng sáng lập viên Hiệp hội Nghiên cứu Phật học Vương quốc Anh, biên tập viên tập san Duyệt lãm Nghiên cứu Phật học (Buddhist Studies Review), tác giả Giới thiệu Đạo đức Phật giáo: Nền tảng, Giá trị và Các Vấn đề (An Introduction to Buddhist Ethics: Foundations, Values and Issues. Cambridge University Press, 2000) và Phật học Nhập môn: Giáo lý, Lịch sử và Thực hành (An Introduction to Buddhism: Teachings, History and Practices) (ấn bản lần 2, Cambridge University Press, 2013) – biên tập viên thư tịch, và dịch giả của một số đoạn trong phần Cuộc đời Đức Phật lịch sử và Thượng tọa bộ. Giáo sư hướng dẫn thiền thuộc truyền thống Samatha Trust (Tổ hợp tu Chỉ).
  • G.A.S. G.A. Somaratne: Giáo sư Trợ giảng, Trung tâm Nghiên cứu Phật học, Đại học Hồng-kông, nguyên đồng giám đốc Dự án Tam tạng Dhammachai (DTP) và là Viện trưởng Học viện Phật học Quốc tế Sri Lanka (SIBA) – dịch giả chính của các đoạn trong phần Cuộc đời Đức Phật lịch sử và Tăng-già Thượng tọa bộ.
  • P.D.P. P.D. Premasiri: Giáo sư Hưu trí bộ môn Pāli và Phật học, Phân khoa Pāli và Phật học, Đại học Peradeniya, Peradeniya, đồng sáng lập viên Học viện Phật học Quốc tế Sri Lanka và Chủ tịch Hội Xuất bản Phật giáo, Kandy Sri Lanka – dịch giả chính của nhiều đoạn trong phần Pháp của Thượng tọa bộ.
  • T.T.S. Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ: Giáo sư Hưu trí bộ môn Phật học Viện Đại học Vạn Hạnh, Việt Nam – dịch giả nhiều đoạn trong các phần Đại thừa.
  • D.S. Dharmacārī Śraddhāpa: Nghiên cứu viên Hậu đại học, Phân khoa Văn hóa học và Ngôn ngữ Đông phương, Đại học Oslo, Na-uy – đồng dịch giả / dịch giả của các đoạn trong phần Đại thừa. Thành viên Tăng đoàn Triratna. Ngài trân trọng cảm ơn đến Bhikṣuṇī Jianrong, Guttorm Gundersen, và TS. Antonia Ruppel, cố vấn và hỗ trợ vô giá của các vị này về những điểm khó trong dịch thuật.
  • T.A. Tamás Agócs: Giáo sư Tây Tạng học, Trường Cao Đẳng Phật học Pháp Môn (Dharma Gate), Budapest, Hungary – dịch giả các đoạn trong phần Kim cang thừa.

Ủy ban soạn tập

Chủ tọa:

  • TT. TS. Khammai Dhammasami, Thư ký Điều hành, Hiệp hội Quốc tế các Đại học Phật giáo; Hội trưởng & Hội viên, Trung tâm Nghiên cứu Phật học Oxford, Đại học Oxford, Giáo sư, ITBMU, Miến- điện.
  • UV. TS. Egil Lothe, Chủ tịch Liên hiệp Phật giáo Na-uy.
    GS. TS. Lê Mạnh Thát, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo, Đại học Phật giáo, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  • TT. GS. TS. Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng, Đại học Phật giáo Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.
  • TT. GS. TS. Jinwol Lee, Đại học Dongguk, Đại Hàn Dân Quốc.
  • TT. GS. TS. Yuanci, Khoa trưởng Khoa Nghiên cứu Hậu đại học, Học viện Phật giáo Trung Hoa.
  • GS. TS. B. Labh, Khoa trưởng Phân khoa Phật học, Đại học Jammu. Đồng sáng lập viên và Thư ký Hội Nghiên cứu Phật học Ấn-độ.
  • GS. TS. D. Phillip Stanley, Đại học Naropa Mỹ, Trưởng Liên hiệp Mục lục các hệ Thánh điển Phật giáo thuộc Hiệp hội Quốc tế các Viện Đại học Phật giáo.
    Scott Wellenbach, Trưởng Biên tập viên và Dịch giả, Ủy  ban Dịch thuật Nalanda, Canada.
  • HT. GS. TS Phra Rajapariyattakavi, (Somjin Sammapanno), Phó Viện trưởng phụ trách Hàn lâm vụ thuộc MCU.

 Biên tập viên và dịch giả tiếng Việt

Tổng biên tập:

  • T.T.S. Thích Tuệ Sỹ. Phiên dịch
  • T.H.V. Thích Hạnh Viên,
  • T.N.K.N. Thích Nữ Khánh Năng,
  • T.T.H. Thích Thanh Hòa,
  • Ph.H. Pháp Hiền Cư sỹ,
  • N.Q.B. Nguyễn Quốc Bình.

 TỰA

Phước lạc thay chư Phật chánh đẳng giác xuất hiện.

Phước lạc thay Giáo pháp trung đạo dẫn đến lạc của chư Phật được tuyên dương.

Phước lạc thay chúng đệ tử hiểu và hành như Chánh pháp. Phước lạc thay chúng đệ tử hòa hiệp đồng tu. (Dhammapada, kệ 194) 

Đại lễ Vesak, nhằm vào ngày trăng trong tháng Vesak, thông thường trong khoảng tháng Năm (dương lịch), là khánh tiết  ngày Đản sinh của Đức Phật, và cũng là ngày Thành đạo và nhập Niết-bàn.

Tháng 12 năm 1999, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc công nhận ngày này là ngày lễ quốc tế, và tập sách này có thể được xem là triển khai từ sự công nhận này. Ý nghĩa quan trọng của ngày lễ như vậy đã xúc tiến thế giới Phật giáo đồng nhất tâm hướng về đại lễ Vesak, lần thứ nhất, năm 2000, được cử hành tại trụ sở của Liên Hợp Quốc ở New York và tại đây các đại lễ được cử hành thường niên, cho đến từ 2004 hầu hết được cử hành tại Bangkok, với hai năm trung đoạn được cử hành tại Việt Nam, và một năm tại Sri Lanka. Sự vân tập của các Phật tử khắp nơi trên thế giới đã dẫn đến việc thành lập Ủy Hội Quốc Tế Ngày  Lễ Vesak (the International Council for the Day of Vesak / ICDV), nay với tư cách tư vấn đặc biệt tại Ủy hội Kinh tế Xã hội Liên Hợp Quốc.

Bản thân của ICDV đã hội tụ trên hai mươi cơ cấu Phật học cao cấp và hỗ trợ thành lập Hiệp hội Quốc tế các Đại học Phật giáo, (the International Associtation of Buddhist Universities, IABU). ICDV và IABU đã tạo cơ hội cho sự hợp tác thường xuyên trong các phương diện nghiên cứu và hành trì giữa ba hệ truyền thừa chính đang hiện hành của Phật giáo, Theravāda (Thượng tọa bộ), Mahāyāna (Đại thừa) và Vajrayāna (Kim cang thừa). Một trong những nỗ lực chung như vậy là một dự án được khởi động từ năm 2009 tại Đại học Hoàng gia Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái-lan, với mục đích thống nhất những điểm tương đồng giữa các truyền thống Phật giáo khác nhau và đồng thời khánh chúc sự phong phú và đa dạng giữa các truyền thống này. Thành quả của sự nghiệp tập đại thành lịch sử này được công bố với tác phẩm: Phật điển Phổ thông, Dẫn vào Tuệ giác của Phật.

Được khích lệ bởi nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc và được gợi hứng bởi viễn kiến của các vị lãnh đạo Phật giáo Theravāda và Đại thừa, đề khởi một số điểm cơ bản thống nhất các tông phái Phật giáo tại Hội nghị lần thứ nhất của Hội Đồng Tăng-già Thế giới (the World Buddhist Sangha Council, WBSSC) tại Colombo năm 1967, một số khoảng 20 học giả Phật giáo được ICDV và IABU tuyển chọn từ ba truyền thống Phật giáo đã đảm trách dự án này. Trong suốt bảy năm, ủy ban biên soạn đã tổ chức không dưới 20 hội thảo chuyên đề tại MCU để phát huy nhận thức và triển khai phương án cụ thể. Khoảng 490 trích đoạn từ các kinh điển và các luận thư hậu kỳ cùng với các sớ thích của ba truyền thống Phật giáo được tuyển dịch trong tác phẩm này hợp đồng giới thiệu những gì Đức Phật đã thuyết. Bản văn trong tay bạn này đã trải qua hai vòng duyệt sách của các nhà lãnh đạo và các học giả Phật giáo thế giới, hoàn toàn tán đồng văn phong cũng như nội dung, hy vọng mang lại nhiều lợi ích cho người đọc.

Dưới huệ cố của Hội Đồng Tăng-già Tối Cao Thái-lan và với sự hộ trì của Chính phủ Hoàng gia Thái-lan, MCU được đặc ân giao nhiệm vụ tán trợ ngay từ đầu. Tôi hy vọng mối cảm thông được phát huy trong quá trình tập đại thành của công trình quan trọng này sẽ giúp các truyền thống tôn giáo khác nhau, Phật giáo và phi Phật giáo, tăng cường hòa điệu và sống chung hòa bình như đã được đức Phật triển vọng.

 Hòa Thượng GS TS Phra Brahmapundit

Trưởng Biên tập Viện Trưởng Viện Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya

Chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Đại Lễ Vesak Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế các Viện Đại học Phật giáo