Mỗi năm, cứ vào rằm tháng Tư AL, chư Tăng Ni khắp nơi đều phải tập trung vào một trú xứ thực hành phương pháp truyền thống cao đẹp và làm tăng nhân cách người xuất gia, đồng thời cũng đánh dấu sự trưởng thành của một vị tỳ kheo. Đó là pháp An Cư Kiết Hạ.
Ba tháng kiết Hạ hay kiết Đông … cũng được thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh và thời tiếtờ mỗi quốc độ. Riêng ờ Việt Nam Bắc tông an cư vào rằm tháng tư; Nam tông an cư vào rằm tháng sáu AL. Dù có sự sai biệt về thời gian nhưng điều duy nhất là trong một năm chư tăng ni phải tập trung một nơi thúc liễm thân tâm trau dồi Giới Định Tuệ. Theo phép an cư, trong suốt thời gian an cư chư tăng ni không được ra ngoài giới tràng dù chỉ một bước chân; Nếu có duyên sự cần ra ngoài giới tràng thì phải tác bạch được đại chúng hứa khả thì mới được xuất ngoại, nhưng phải tâm niệm an cư trong suốt thời gian mà mình rời chúng.
Vì sự giới hạn đó, nên trong quá trình an cư, mọi nhu cầu ẩm thực , thuốc men…chúng ta hoàn toàn nhờ vào sự cúng dường của đàn na tín thí. Thế nên, vào mùa an cư thì chư Phật tử phát tâm cúng dường rất là chu đáo. Sở dĩ được như vậy, một mặt vì người Phật tử hộ trì tam bảo, mọt mặt Phật tử luôn nghĩ rằng: Mùa an cư chư tăng ni tu hành thanh tịnh phước huệ luôn tăng trưởng, cúng dườngsẽ được phước báo nhiều hơn. Do Phật tửcó lòng nhường cơm sẻ áo, nên chư tăng ni can phải tinh tấn tu học siêng năng trau dồi giới định tuệ, thì mới mong đáp ứng được ơn đức và nguyện vọng của đàn na.
Chúng ta nên biết ơn đức của đàn navô cùng to lớn. Ngài Tĩnh Am khuyên:”…Nếu chẳng phải mình vận dụng hai đức bi trí, trang nghiêm hai quả phước huệ, để tín thí nhờ ơn, chúng sanh thọ sủng, thì dù gạo chỉ là một hạt, vải chỉ một ô mà mình thọ sủng trước kianay điều phải trả đủ, không thì ác báo khó trốn”. cho nên trong kinh A-Hàm đức Phậgt dạy:này các tỳ kheo! các thầyphải hiếu thuận với đàn na như hiếu thuận với cha mẹ”.
Gần đây có một số vị xin cấm túc an cư{nhập hạ} với tâm niệm hết sức sai lầm,” nhờ đi hạ” để được thụ hương cho nhiều mà không cần biết đến ý nghĩa cao cả và mục đích hướng thượng của việc cấm túc an cư, cũng không cần suy nghĩ đến tai hại của sự thụ hưởng ấy
Để răn dạy những thầy tỳ kheo có tâm niệm tiêu cực như thế, trong kinh A Hàm, phẩm nhâp5 đạo, Đức Phật dạy:”Này các tỳ kheo! Nhạn lợi dưỡng của người rất nặng, chẳng phải dể, chẳng đến được vô vi. Vì sao thế? Vì quả báo của lợi dưỡng cắt vào da người. Vì cắt da liền đứt thịt, vì cắt thịt liền đứt xưong, vì đứt xương liền thấu tuỷ. Này các tỳ kheo hãy dùng phương tiện này liền biết rõ lợi dưỡng rất nặng. Nếu chưa sanh tâm lợi ïdưỡng thì chớ sanh, đã sanh thì khiến cho diệt. Như vậy các tỳ kheo hãy học điều này”.
Đức Phật là bậc toàn trí, người đã biết rõ tất cả mọi việc và đướng đi của nhân quả như nhìn trái Am Ma Lặc trong lòng bàn tay. Người đã chỉ rõ mọi sự bất tịnh nhiễm ô trong việc thọ nhận người cúng dường không như pháp. Đức Phật chỉ tán thán ý nghĩa duy nhất trong việc cúng dường như pháp làphải thanh tịnh từ người cho và thanh tịnh từ người nhận. Đó là pháp cúng dường tối thượng.
Để ngưòi xuất gia thấy được tầm quan trọng của vật cúng dường, chư Tổ đã soạn ra ngi thức cúng quả đường, nhằm khuyên dạy tăng chúng. Nghi thức này chính là thao tác hàng ngày, trước khi dùng cơm ở các chùa. Mặc dù là những việc rất thông thường, như ngũ quán hẳng hạn, nhưng nếu chúng ta thiếu chánh niệm và tư duy sâu sắc lúc thọ thực thì ngũ quán chỉ là việc suông, chúng ta sẽ không cảm nhận đựoc ý nghĩa thâm thuý của nó, không đánh thức được ý nghĩa cần làm của người tu; Nếucó chánh niệm và tư duy sâu sắc chúng ta sẽ thấy năm điều này vô cùng quan trọng. Nó sẽ tác động hằng ngày đến quá trình tu tập của chúng ta. Năm điều ấy là:
Nhất kế công đa thiểu lượng bỉ lai xứ
Nhị thổn kỷ đức hạnh toàn khuyết ứng cúng
Tam phòng tâm ly quá tam đẳng vi tông
Tứ chánh sự lương dược vi liệu hìmh khô
Ngũ vi thành đạo nghiệp ưng thọ thử thực
Một kể công nhiều ích từ chổ khác mang đến: khi chánh thân chánh ý trước mâm cơm, ta phải thấy được công lao của biết bao người đang có mặt trong mâm cơm này, công lao bác nông phu cày sâu cuốc bẩm một nắng hai sương, công lao người làm rẩy giải dầu mưa nắng, công lao của người hành đường công quả…Bằng sự quán chiếu đó, chúng ta thấy mình có trách nhiệm rất lớn với chúng sanh trên cõi đời này, sẽ ngăn được cử chỉ hời hợt lúc ăn cơm và làm giảm lòng kiêu mạng
Hai xét đức hạnh của mình đủ thiếu mà thọ của cúng dường. Nghĩ đến điều này buộc chúng ta phải chánh niệm phản tỉnh lại chính mình, xem coi một ngày qua, mộtt đêm qua mình công phu được mấy thời? Có sai phạm gì trong thanh quy không?…Nếu có sai phạm điều nào đó, thì bữa cơm ấy ta ăn không ngon , cảm thấy tàm quí khi đưa cơm vào miệng. Nhờ những bữa cơm khó nuốt như vậy, nó sẽ giúp ta tinh tấn khắc phục những sai lầm; Còn nếu khong có sai lầm nào cảthì bưã cơm đầy an lành hỷ lạc.
Ba ngăn ngừa tâm lỗi lầm như tham, sân, si làchủ yếu. Sống tập thể thì những chuyện bất như ý thường hay xảy ra; Nếu tâm có chánh niệm vững chải thì chúng ta dễ dàng vượt qua những thử thách` này. Còn xlở có việc đụng chạm phiền phức, chúng ta nên quán chiếu thân phận mình hơn là biện minh so đo với người, nhằm tôn trọng pháp lục hoà, óp phần cho thiền môn đuọc thanh tịnh, tránh nhiều việc bận tâm cho người lãnh đạo. Tổ Huệ Năng đã dạy:”Nếu người thật chân tu, chẳng thấy lỗi thế gian”.
Bốn, món ăn chính là vị thuốc hay trị bệnh hao mòn thân thể. Người xuất gia cần phải xem thường việc ăn uống. Chúng ta biết rằng không ăn thì không thể sống được, nhưng ăn phải như vị thuốc lcứu chữa bệnh gầy thân thể, không được tham ăn hoặc đặt nặng đến việc ăn uống mà làm mất nhân cách và lý tưởng cao thượng của người xuất gia. Đức Phật dạy, ngưòi tu chăm sóc thân thể như chăm sóc vết thương, chớ không phải chăm sóc theo quan niệm ngưòi thế gian đi tìm vị giác để được hoả tích và giúp cho thân thể sung mãn. Ta nên biết rằng cơ thể càng sung mãn; Càng đơn giản việc ăn uống chừng nào tâm ta càng khinh an chừng ấy và làm đỡ bớt phần nặng nhọc của đàn na.Đức Phật dạy: Người nào luôn sống chú tâm
Tỏ ra tiết độ hộ phòng lúc ăn
Dục tham người ấy giảm dần
Giữ gìn sức khoẻ chậm tăng tuổi già.
Năm,vì thành đạo nghiệp nên thọ cơm này. Chư tổ đã dạy:
“Thí chủ nhất lạp mể
Đại như Tu Di sơn
Nhược nhơn bất liễu đạo
Phi mao đái giác hoàn”.
Chúng ta phải thấy thật rõ điều này để đừng hời hợt trong lúc ăn uống, không khéo chúmg ta sẽ mang lông đội sừng để trả nợ áo cơm. Thông thường ở chùa cần cơm có cơm cần mặc có mặc, chúng ta dễ sanh tâm xem thường, quên đi điều, giải đãi việc tu hành, chúng ta đâu biết rằng, mọi người ở đời phải làm cật lực như thế nào phải có cơm ăn áo mặc ? cho nên, ăn cơm này là phải tu đạo, hành đạo vì giác ngộ giải thoát cho mình và tha nhân, mới cam nhận của cúng dường này
Qua đó, chúng ta thấy bữa ăn của nhà tu rất là quan trọng. Chư Tăng Ni phải thọ thực trong chánh niệm và hết sức thành khẩn thì Phật tử mới phát tâm cúng dường. Đó là ruộng phước điền mầu mỡ để ngưòi Phật từ gieo giống bồ đề.
Nhờ có chánh niệm quán chiếu tường tận trong khi ăn hay lúc nhận của cúng dường thì bữa cơm dù thanh đạm hay vật cúng dường đơn sơ, chúng ta cũng thọ nhậnvới tâm niệm hoan hỷ, thành kính và trân trọng. Có như vậy chúng ta mới đưpợc tăng trưởng phước đức, vì phước đức không ngoài hai việc:”Phước sanh ư kiệm, đức sanh ư khiêm”
Thích Phước Tiến
Theo Phật Pháp Ứng Dụng