CHƯƠNG BA  

NHỎ KHÔNG TRONG MÀ LỚN CŨNG KHÔNG NGOÀI

TÂM CẢNH NHẤT NHƯ 

Chiều hôm ấy, tôi đóng hết các cửa là vì gió lộng. Sáng hôm nay, cửa sổ của tôi mở trên một cánh  rừng xanh mát. Nắng đã lên và có một chú chim tới hót trên cây  mận trước sân. Bé Thanh Thủy đã đi học. Tôi ngừng viết nhìn qua cánh rừng trải dài bên kia đồi và duy trì ý thức về sự có mặt của tôi và của cánh rừng.

Muốn đạt tới sự định tâm, không hẳn là ta phải đóng hết các cửa giác quan lại. Các thiền giả sơ tâm phải đóng hết các cửa mắt và tai để có thể dễ dàng tập trung vào hơi thở hoặc vào một đối tượng quán niệm khác. Nhưng đối tượng của cảm quan không phải chỉ hiện hữu bên ngoài thân. Người hành giả có thể không nghe, không thấy, không ngửi và không nếm, nhưng người hành giả không thể không có cảm giác về những gì đang xảy ra bên trong thân thể. Khi hành giả có một cái răng nhức hoặc bắp chân mỏi, thì đó là một khổ thọ. Khi toàn cơ thể hoạt dông bình thường, hành giả có một cảm thọ dễ chịu và an lạc về cơ thể. Cảm thọ này có thể được gọi là một xả thọ tức là một cảm thọ trung tính ( không dễ chịu không khó chịu ); kỳ thực nó thuộc về lạc thọ. Trong Phật học thường nói tới ba thọ: khổ, lạc và xả thọ; theo tôi, ta có thể bỏ xả thọ bởi vì xả thọ thực ra là một thứ lạc thọ. Cảm thọ bên trong thân thể là một dòng hiện tượng liên tục, dù ta có ý thức hay không về nó. Nó là một trong hai cánh cửa sổ của xúc giác. Vậy thì “đóng hết các cửa cảm giác” là một chuyện không thể làm dược. Hơn nữa, dù ta có đóng hết các cửa cảm giác thì thì ý thức ta vẫn còn hoạt dông, nghĩa là tâm ta vẫn còn đối tượng: đó là những hình ảnh, những khái niệm và những tư tưởng mà bản chất có nguồn gốc ở ký ức. Có người cho rằng thiền tọa là gạt ra khỏi tâm thức tất cả mọi đối tượng thuộc về thế giới cảm giác và suy tưởng và để cho tâm trở về trạng thái thuần tuý không đối tượng để cho tâm tự quán chiếu cho đến khi tâm trở thành chân tâm ( 10 ).

Ðó là một diễn tả hấp dẫn, nhưng sai lạc ngay từ đầu, nghĩa là từ lúc cho rằng có thể gạt thế giới cảm giác và suy tưởng ra khỏi tâm để cho tâm trở nên thuần túỵ Tâm không phải là một thực tại biệt lập với thế giới cảm giác và suy tưởng để có thể đi ra khỏi thế giới ấy rồi rút về tự thân. Khi tôi ngồi nhìn cảnh rừng trước mặt , tâm tôi không ra khỏi tự thân để tìm tới cảnh rừng, nó cũng không mở cửa để đón cảnh rừng đi vàọ. Khi tôi ngồi nhìn cảnh rừng trong chánh niệm, tôi có thể đi vào thiền định mà không hề nhắm mắt : nói rằng tâm tôi quán chiếu cảnh rừng mà kỳ thực cảnh rừng không phải là một đối tượng biệt lập: tâm tôi với cảnh rừng là một. Cảnh rừng là một trong những biểu hiện mầu nhiệm của tâm:

rừng
ngàn thân cây
một thân người
lá cành đưa tay vẫy
tai nghe tiếng suối gọi
mắt mở toang trời Tâm
nụ cười hàm tiếu kia
nở trên từng chiếc lá
có rừng cây ở dây
vì có thế gian dó
nhưng tâm đã theo rừng
khoát áo mới màu xanh

Người đạo sĩ ngồi nhắm mắt đi vào thiền dịnh không hề phân biệt có thế giới bên ngoài cần phải chặn lại và tâm thức bên trong cần phải thâm nhập. Tuy nhắm  mắt nhưng thế giới có mặt một cách  rất hiện thực đối với y, không phải ngoài cũng không phải trong và thế giới nà y có mặt một cách linh dộng và hoàn bị nơi đối tượng mà y dang quán niệm, đối tượng đó hoặc là hơi thở của y, chót mũi của y, công án mà y đang nuôi dưỡng, hoặc bất ký cái gì đang là đối tượng của tâm ý  “Cái gì” ấy có thể nhỏ như hạt bụi hay lớn như núi Thái Sơn nhưng không phải là một mảnh thực tại rời rạc có thể tách rời ra khỏi thực tại mầu nhiệm và trái lại còn chứa đựng toàn thể cái thực tại mầu nhiệm đó.

NHỎ KHÔNG TRONG MÀ LỚN CŨNG KHÔNG NGOÀI 

Tôi đề nghị bạn cùng quán niệm với tôi bài tập sau đây: Bạn ngồi lại trong tư thế thoải mái, bắt dầu chú ý đến hơi thở của mình, trong khi làm cho hơi thở thật êm thật nhẹ. Chừng một vài phút sau, bạn chuyển sự chú ý vào cảm giác bên trong của thân thể bạn. Nếu bạn cảm thấy không có sự đau nhức hoặc khó ở nào, trái lại còn có cảm giác thoải mái và an lạc thì bạn chú ý tới cảm giác ấy và cứ tự nhiên an hưởng nó với tất cả ý thức tỉnh táo của bạn. Một vài phút sau, bạn lưu ý tới sự vận hành bên trong của các bộ phận trong cơ thể bạn như trái tim, buồng phổi, lá gan, quả thận và bộ máy tiêu hóa. Các bộ phận này đang hoạt dộng bình thường, không có vấn dề gì, cho nên chúng không gây sự khó chịu đau nhức khiến bạn phải chú ý tới chúng. Bạn chú ý tới máu đang luân lưu trong cơ thể giống như sông suối đang đi qua cánh dồng để thấm nhuần nước mát cho những cánh dồng ấy. Bạn biết là máu nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể, và   tất cả những bộ phận trong cơ thể trong khi được máu nuôi dưỡng đều góp phần vào việc bồi dưỡng máu ( bộ máy tiêu hóa ), hoặc lọc máu ( gan, phổi ), hoặc để máu luân lưu trong cơ thể ( tim ). Tất cả những bộ phận trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh và các hạch tiết tuyến, đều nương vào nhau mà hiện hữu. Tất cả đều thống thuộc vào nhau. Phổi cần cho máu nên phổi là của máu. Máu cần cho phổi, cho nên máu là của phổi. Cứ như thế, ta có thể nói “phổilà của tim” hay là “gan là của phổi”… và ta thấy đượcrằng trong một bộ phận nào của cơ thể cũng có sự có mặt của tất cả những bộ phận  khác của cơ thể. Sự nương tựa vào nhau trùng trùng lớp lớp để cùng có mặt ấy, giáo lý  Hoa Nghiêm gọi là trùng trùng duyên khởi. Nhân quả ở dây không nằm theo chiều dài ( trong đó một nhân đưa đến mô.t quả ) mà thể hiện chằng chịt như một màn lưới, không phải một màng lưới hai chiều như một màng nhện mà là nhiều màng lưới giao nhau trong một không gian nhiều chiều.

Không những một bộ phận của cơ thể chứa trong nó sự hiện hữu của tất cả các bộ phận khác của cơ thể, mà mỗi tế bào trong cơ thể cũng chứa đựng sự có mặt của toàn thể các tế bào trong cơ thể. Một có mặt trong tất cả, và tất cả có mặt trong một. Giáo lý Hoa Nghiêm khi nói đến “một là tất cả, tất cả là một” ( nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất ) tức là nói về nguyên lý tương quan tương duyên chằng chịt này. Nếu ta nắm vững được nguyên lý “tất cả là một, một là tất cả” thì ta có thể vượt thoát được cái bẫy khái niệm một và nhiều ( nhất/da), một cái bẫy đã từng giam hãm ta trong nhiều ngày, nhiều tháng. Khi ta nói: “một tế bào chứa đựng tất cả tế bào khác”, ta không nghĩ một cách đơn giản rằng dung tích của một tế bào có thể bao hàm được mọi tế bào, và mọi tế bào có thể chui vào nằm gọn trong tế bào ấy. Ta chỉ nói : sự có mặt của một tế bào chứng minh được sự có mặt của tất cả tế bào khác trong cơ thể. Một vị thiền sư Việt Nam nói : “hạt bụi này mà không có thì cả vũ trụ cũng không có” (tác hữu trần sa hữu, vi không nhất thiết không ) ( 11 ).Nhìn vào hạt bụi, bậc thiền giả đắc đạo thấy được cả vạn hữu nơi pháp giới. Người mới học đạo tuy chưa nhìn thấy điều đó rõ ràng như thấy môt trái chanh nằm trong lòng bàn tay nhưng cũng có thể thấy được điều đó trên mặt nhận xét và suy luận. Kinh Hoa Nghiêm có những câu có thể làm người đọc rụng rời tay chân, nếu người ấy chưa có dịp tham khảo về nguyên lý trùng trùng duyên khởị Ta hãy đọc câu: “Trong mỗi hạt bụi, ta thấy vô số cảnh giới Phật, mỗi cảnh giới dều có các Ðức Như Lai với hào quang quý báu”, “Vô lượng vô số núi Tu Di có thể đem đ trên đầu một sợi tóc”, “đặt một thế giới vào tất cả các thế giới, đặt tất cả thế giới vào một thế giới”. Trong thế giới hiện tượng, ta thấy sự vật hiện hữu riêng biệt, cái nào nằm trong vị trí của cái ấy, cái này ở ngoài cái kia. Ði sâu vào nguyên lý duyên khởi, ta thấy rằng tính cách riêng biệt ấy là giả tạo: một vật thể là do tất cả các vật thể cấu thành, một vật thể chứa đựng tất cả các vật thể. Dưới ánh sáng quán chiếu của duyên khởi, ý niệm một và nhiều bị tan rã, và cùng với nó các ý niệm trong và ngoài, nhỏ và lớn cũng tan rã. Thi sỉ Nguyễn Công Trứ ( 12 ) đã thấy được điềunày khi ông ca ngợi:

Thiên thượng thiên hạ vô như Phật
Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài

MẶT TRỜI LÀ TRÁI TIM 

Ðã thấy dược “một trong tất cả, tất cả trong một” nơi cơ thể, ta hãy đi xa một bước nữa dể quán niệm về sự có mặt của vạn hữu trong ta. Ta biết rằng hễ trái tim ngừng đập trong ta là dòng sinh mạng  ta có thể bị gián đoạn, vì vậy ta rất nuông chiều quý mến trái tim ta. Nhưng bên ngoài cơ thể ta có nhiều bộ phận cũng quan trọng cho sự sống ta và quan trọng không kém trái tim trong cơ thể ta. Hãy chú ý tới cái vầng sáng vĩ đại trong không gian mà ta gọi là mặt trời, chẳng hạn. Mặt trời cũng là một trái tim của ta, một bộ phận ta tạm gọi là ở ngoài cơ thể ta, nhưng nếu ngưng hoạt dộng thì sự sống của ta cũng bị chấm dứt. “Trái tim” vĩ đại ấy của ta cho ta và muôn loài trên trái đất nhiệt lượng cần thiết để sinh tồn. Loài thực vật sống được là nhờ ánh sáng mặt trời. Lá cây hút lấy một phần ánh sáng chiếu rọi trên nó, cắt giữ năng lượng ấy, rút chất thán trong không khí và chế tạo các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây như đường và tinh bột. Nhờ cây cỏ mà vật và người có thức ăn. Tất cả chúng ta, cây cỏ thú vật và người đều “tiêu thụ” mặt trời, trực tiếp và gián tiếp. Nói sao cho hết tác dụng của mặt trời, của trái-tim-bên-ngoài-cơ-thể đó của ta. Cơ thể của ta thực ra không giới hạn trong phạm vi bên trong của da ta. Cơ thể ta bao la vĩ dại hơn nhiều. Nội một sự vắng mặt trong vài ba phút của cái bầu khí quyển bao quanh trái đất cũng đủ dể cho sự sống của “ta” chấm dứt. Không có hiện tượng nào trong vũ trụ mà không có liên hệ đến ta, từ một hạt sỏi trong lòng suối đến một tinh hà đang vận chuyển cách trái đất ta hàng triệu năm ánh sáng. Thi sĩ Walt Whitman nói : “sự có mặt của một lá cỏ cũng quan trọng bằng sự vận hành của các vì tinh tú”. Nhận xét dó không phải đến từ sự suy luận Triết Học mà từ một rung cảm của tâm tư. Ông còn nói : “Tôi rộng lớn…tôi chứa dựng cả và thiên hạ” ( I am largẹ..I contain multitudes ) ( 13 ).

TƯƠNG TỨC VÀ TƯƠNG NHẬP 

Phép quán mà tôi đề nghị với bạn trên đây, ta có thể gọi là phép quán “trùng trùng duyên khởi” tức là về sự biểu hiện của mọi hiện tượng theo đường lối tương quan tương duyên. Phép quán này có thể đưa ta vượt thoát ý niệm về một và nhiều ( l’unité et la diversité ) hoặc về một và tất cả ( le Un et le Tout ). Chỉ có phép quán này mới đủ sức đập vỡ ngã kiến, vì ngã kiến đã được thành lập trên thói quen nhận thức về một và nhiều. Khi ta có khái niệm “một hạt bụi”, “một bông hồng”, hay “một con người”, khái niệm ấy không tách rời khỏi ý niệm về đơn vị, về một, và toán ho.c được thành lập. Ta thấy có ranh giới giữa một và nhiều, giữa một và không. Ý niệm về đơn vị rất thiết dụng cho đời sống hằng ngày, cũng như đường rầy xe lửa rất cần  cho chiếc xe lửa. Nhưng nếu ta quán chiếu được tự tính duyên khởi trùng trùng của hạt bụi, của bông hoa hoặc của con người thì ta thấy cái một và cái nhiều không thể rời nhau mà hiện hữu, cái một và cái nhiều đi vào nhau không trở ngại, cái một tức là cái nhiều. Ðó là ý niệm tương tức và tương nhập của giáo nghĩa Hoa Nghiêm. Tương tức có nghĩa là cái này là cái kia, cái kia là cái này: tương nhập có nghĩa là cái này nằm trong cái kia, cái kia nằm trong cái nàỵ Quán chiếu cho tường tận thì ta có thể thấy ý niệm một và nhiều chỉ là một trong các phạm trù ý thức mà ta xử dụng để nắm lấy thực tại, cũng như những chai lọ mà ta xử dụng để đựng nước uống. Ta thoát được phạm trù một và nhiều thì cũng như chiếc xe lửa thoát khỏi đường rầy xe lửa để trở thành chiếc máy bay bay liệng tự do trên không gian. Cũng như nhờ thấy được rằng ta đứng trên một trái đất tròn đang quay chung quanh nó và chung quanh mặt trời, ta thấy ý niệm về trên và dưới ngày xưa của ta bị phá vở, nhờ thấy được tính cách tương tức và tương nhập của mọi hiện tượng, ta thoát được ý niệm về một và nhiều.

Kinh Hoa Nghiêm đưa ra hình ảnh màng lưới của vua trời Ðế Thích để gợi ý trùng trùng duyên khởi. Màn lưới này được kết bằng những hạt ngọc. Mỗi hạt ngọc phản chiếu trong nó tất cả các hạt ngọc khác và hình ảnh của nó cũng được phản chiếu trong tất cả các hạt ngọc khác trên lưới. Như vậy, đứng trên phương diện hình bóng, một hạt ngọc chứa tất cả các hạt khác, và tất cả các hạt khác đều chứa nó.

Ta cũng có thể dùng một hình tượng hình học để nói về tính cách trùng trùng duyên khởi của vạn vật. Ví dụ ta có một hình tròn mà tâm diểm là T, được thành lập bởi tất cả các điểm cách T bởi một khoảng cách bằng nhau, và ta biết hễ thiếu một điểm là vòng tròn không thể thành lập được. Vòng tròn là tất cả các điểm ấỵ Ở đây ta thấy một là tất cả, bởi vì nếu thiếu một điểm thì vòng tròn không thể thành lập, nghĩa là tất cả các điểm khác cũng không có. Ta lại thấy tất cả là một, bởi vì sự có mặt của vòng tròn, nghĩa là của tất cả các điểm kia đều tùy thuộc vào sự có mặt của một điểm nàỵ Tất cả các điểm của vòng tròn đều quan trọng như nhau và đều có tính cách thiết yếu cho tất cả vòng tròn.

Ðể có một ý niệm về liên hệ chằng chịt tượng trưng cho tính cách tương tức và tương nhập ( tôi tạm dịch là inner-être và interpenétration ) của vạn hữu, ta có thể hình dung một khối cầu (globe) hình học, được thành lập do sự có mặt của tất cả các điểm trên diện tích hình cầu cũng như trong lòng cầu, thiếu một trong vô số các điểm đó là khối cầu không thể thành lập. Bây giờ ta hãy nối liền mỗi điểm trong khối cầu với tất cả các điểm khác trong khối cầu bằng những đường dây tưởng tượng, nối xong diểm A với tất cả các điểm xong thì bắt đầu nối điểm B với tất cả các điểm, trong đó có A. Cứ như thế mà ta nối liền tất cả các diểm trong khối cầu với tất cả các điểm khác trong khối cầụ Như vậy là ta đã tạo ra màn lưới vô cùng chằng chịt giữa các điểm.

“Bồ tát biết quán sát về tự tính duyên khởi của các pháp, trong một pháp thấy nhiều pháp, trong nhiều pháp thấy một pháp, trong cái một thấy cái vô lượng, trong cái vô lượng thấy cái một, sự sinh khởi và và hiện tồn của các pháp có tính cách triển chuyển không thực và không làm nao núng được bậc thức giả”. Như tôi đã nói, trong giới vật lý học hiện tại có quan niệm về “bootstrap” khá phù hợp với tư tưởng tương tức và tương nhập.

Theo thuyết này, không có gì làm bản chất cho vật chất cả. Chất tử ( particules ) chỉ là những phối hợp chằng chịt và hổ tương giữa các chất tử. Vũ trụ là một màng lưới hiện tượng tương duyên trong đó không có một hiện tượng nào có thể làm bản chất căn bản: một hiện tượng là do tất cả các hiện tượng khác kết hợp ( 14 ). Giả sử có người tới hỏi: “Tôi đồng ý là những hiện tượng riêng biệt kia nương vào nhau mà sinh khởi và tồn tại. Nhưng cái tổng thể của tất cả các hiện tượng đó, cái Tất Cả ( le Tout ) thì do dâu mà sinh ra ?” Xin bạn hãy cho người đó một câu trả lời.

MỞ MẮT TRONG ÐỊNH 

Là một người thực tập thông minh, bạn có thể đi vào phép quán “trùng trùng duyên khởi” bằng nhiều ngõ ngách. Thiền quán không phải là một sự bắt chước, mà là một sự sáng tạo. Người bắt chước không bao giờ đi xa, kể cả những người bắt chước nghệ thuật nấu ăn. Chắc bạn cũng dư biết người nấu ăn giỏi là một người có tài sáng tạo. Những cánh cửa đi vào phép quán ấy có thể gọi là những phương tiện. Cánh cửa phương tiện mà tôi vừa đề nghị với bạn là quán sát sự vận hành của các bộ phận trong cơ thể: máu, tim, ruột, gan, phổi, thận.

Bạn có thể chọn một trong muôn ngàn cánh cửa khác để đi vào cùng một phép quán. Một tư tưởng, một tình cảm, một hình bóng, một câu thơ, một giấc mơ, một hòn sỏi, một dòng sông, một vì sao, một chiếc lá…Người thiền sinh giỏi biết vận dụng sự quán chiếu của mình trong đời sống hàng ngày và không bỏ qua một cơ hội nào để nhìn thấu vào tính duyên khởi của vạn tượng. Sự quán chiếu cố nhiên là được thực hiện trong định, nghĩa là trong sự tập trung của tâm ý. Dù ta mở mắt hay nhắm mắt thì tính chất của quán chiếu vẫn là định. Ta hãy bỏ đi cái hình ảnh cho rằng nhắm mắt lại là để nhìn thấy bên trong ( của tâm ) và mở mắt ra là để nhìn thấy bên ngoài ( của tâm ). Một tư tưởng không phải là một đối tượng bên trong, một dáng núi không phải là một đối tượng bên ngoàị Cả hai đều là đối tượng của cái biết và không có cái nào ở trong cái nào ở ngoài cả. Ðịnh lực lớn là khi ta an trú trong một trạng thái cảm thông sâu sắc  với thực tại qua đối tượng quán niệm của ta, nơi đó ta không còn phân biệt chủ thể và đối tượng. Lúc đó, sở dĩ ta có thể là một thực tại bởi vì ta đã gạt bỏ được những dụng cụ đo lường của nhận thức mà Phật học gọi là nhận thức biến kế ( 15 ).
THẤY NGHĨA LÀ THƯƠNG 
Chắc chắn là đã có những lúc bạn ngắm những dứa con của mình đang nô dùa vô tư và nghĩ dến tương lai của chúng. Do kinh nghiệm sống, bạn biết đời người đầy dẫy lo âu, sợ hãi, thất vọng và hy vọng… Bạn lo lắng cho các con của bạn và xót xa nghĩ đến dời sống càng lúc càng khó khăn đang đợi chúng ở tương lai. Những lúc đó bạn đã đi vào trong chúng. Sở dĩ bạn đi vào trong chúng dễ dàng như vậy là gì bạn thấy được liên lạc huyết thống giữa bạn và chúng. Người thiền giả cũng vậỵ Càng quán chiếu tính cách trùng trùng duyên khởi y càng dễ đi vào thực tại của vũ tru, và y có thể thấy được những lo âu sợ hãi thất vọng và hy vọng của muôn loài. Quán sát một con sâu xanh trên một cọng lá, người thiền giả thấy được tầm quan trọng của con sâu, không phải từ quan điểm tự tôn tự dại của loài người mà là trên nhận thức trùng trùng duyên khởi của vạn vật. Y thấy được tính cách quý giá của sự sống nơi con sâu, và y không thể nào tiêu diệt sự sống đó một cách dễ dàng như những kẻ khác. Có thể là một ngày nào đó y bị bắt buột phải giết con sâu, nhưng nếu y giết con sâu thì y cũng có cảm tưởng là y tự giết lấy y, y tự thấy “chết trong lòng một ít”. Có người đi săn để giết mua vui. Ngày xưa, có người đi săn vì không thể để mình và vợ con chết đói, nhưng không bao giờ lại di tước đoạt sinh mạng của một con vật vì ngứa tay. Trùng trùng duyên khởi không phải là một trò chơi suy luận triết học không có liên hệ gì tới đời sống tâm linh và thực dụng. Quán chiếu về trùng trùng duyên khởi, người hành giả dần dần thấy dược sự sống của muôn loài là một, và trong y tình thương khơi dậy, bao trùm mọi sinh vật. Khi thấy tình thương đó hiện hữu, y biết rằng công phu quán chiếu của y bắt dầu có kết quả.

Cái thấy với cái thương đi đi với nhau, cái thấy với cái thương là một. Tiểu trí thì đi với tiểu bi, mà đại trí thì đi với đại bi.

NHỮNG ÐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ÐAU ÐỚN LÒNG 

Bạn có khi nào xem một chương trình truyền hình về loài vật trong đó các loài săn đuổi nhau để ăn thịt nhau không ? Bạn đã từng thấy một con cọp đuổi bắt một con nai hoặc một con rắn đang nuốt một con ếch không ? Loại phim này thường khiến ta hồi hộp. Ta mong ước cho con nai thoát khỏi nanh vuốt của con cọp, và con ếch thoát khỏi cái miệng của con rắn, bởi vì nếu nhìn con cọp xé nai hoặc rắn nuốt ếch thì ta thấy khó chịu trong người. Nhưng đây không phải là chuyện phim giả tạo mà là chuyện thực trong cuộc đời Ta muốn cho nai và ếch thoát thân, nhưng ta ít nhớ rằng con cọp và con rắn phải có thức ăn mới sống được ( Bạn chớ quên rằng ngoài rau đậu ta còn ăn gà, lợn, tôm, cá, dê, bò và cũng như cọp và rắn, ta ăn cả nai và ếch nữa ). Ta không muốn “khó chịu trong người” cho nên ta đứng về phía con nai và con ếch. Ta thầm ước chúng nhảy thoát cho lẹ.

Người thiền giả trong trường hợp đó phải giữ cho tỉnh táo. Y không được đứng về phe nào hết, và y thấy y có mặt nơi cả hai bên. Có những kẻ có thể nhìn cảnh tượng con cọp xé xác con nai một cách thản nhiên và thích thú nữa, nhưng phần lớn chúng ta đều hồi hộp đứng về phía kẻ yếu. Người thiền giả ũng có khuynh hướng đứng về phía kẻ yếu: nếu cảnh tượng là cảnh tượng sống thì y nhất định kiếm cách làm cho con nai hoặc con ếch chạy thoát. Tuy nhiên y làm như thế không phải chỉ để tránh cái đau trong lòng ỵ Y phải thấy được sự thất vọng của con cọp và con rắn mà thương chúng, nghĩa là thấy được tất cả những vật lộn của muôn loài mà thương chúng, nghĩa là thấy được tất cả những vật lộn của muôn loài trong sự mưu sinh. Ðọc sâu vào cuốn sách của cuộc đời, ta thấy rằng tuy cuộc đời chứa dầy những mầu nhiệm, nó cũng chứa đầy những cảnh tượng kinh khiếp não lòng. Bạn đã thấy nhiều về dời sống của loài nhện chưa ? Bạn dã sống qua một cuộc chiến tranh chưa ? Bạn đã từng chứng kiến cảnh tra tấn, tù dày, thanh toán ? Bạn đã chứng kiến cảnh cướp bóc và hãm hiếp trên biển cả.

ÐẠI BI TÂM LÀ BẢN CHẤT CỦA HÒA GIẢI 

Trong thời bình, hoạt dộng thể thao được hàng chục triệu người theo dõi. Sở dĩ người ta thích thú theo dõi một trận đấu túc cầu chẳng hạn là vì người ta hay chọn đứng về một phe và đồng nhất mình với phe ấy. Người ta sống với sự hồi hộp, lo âu và hy vọng như khi người ta theo dõi một cuốn phim. Có khi người ta còn đưa chân ra để đá giúp một quả bóng trong màn ảnh nữa. Nhưng nếu không đứng về một phe thì những thích thú đó không còn. Ðối với một cuộc chiến tranh cũng vậy, ta thường hay đứng về phía nhược tiểu và đang bị de dọa. Phong trào hòa bình thường được hướng dẫn bởi tình cảm ấy. Người ta phẫn nộ, người ta gào thét. Ít có ai có thể đứng lên cao hơn để nhìn cuộc chiến vơ’i tâm trạng của một người mẹ thấy hai dứa con mình đang giết nhau, để có thể tìm những giải pháp thực tiễn nhất cho cuộc hòa giải. Những nỗ lực hòa giải đích thực phải dược phát xuất từ đại bi tâm, mà tâm đại bi là hậu quả của một sự quán chiếu về tự tính tương tức và tương nhập của mọi loài, mọi vật…

Trong cuộc đời thỉnh thoảng ta có duyên may gặp được những kẻ mà lòng thương lan tới cả loài động vật và thực vật. Ta biết có những người dù sống trong những hoàn cảnh tương dối an ổn vẫn trông thấy rõ ràng những áp bức, đói khát và bệnh tật đang hành hạ bao nhiêu triệu người trên thế giới và luôn luôn thao thức đi tìm giải pháp cứu chữa. Họ không để cho sự bận rộn làm lãng quên. Họ thấy được tới một mức nào đó tính cách tương quan tương duyên của sự sống và họ biết sự tồn sinh của những nước kém mở mang có liên hệ tới sự tồn sinh của những nước giàu có tiến bộ về vật chất. Nghèo đói và áp bức đưa tới chiến tranh. Trong thời đại chúng ta không có cuộc chiến nào mà không liên hệ tới những khối lớn, và số phận nước này liên hệ tới số phận nước khác.  

ÐẠI BI TÂM KHÔNG CÓ CHỔ ÐỨNG 

Trong một nền văn minh mà kỹ thuật đóng vai trò then chốt cho sự thành công, lòng xót thương không còn nhiều chỗ đứng. Khi một thiền giả quán chiếu về sự sống, y trở nên lân mẫn với cả con sâu và cái kiến. Y không thể nhẩn tâm giết hại các loài thú, nói gì y có thể cầm súng giết hại đồng loạị Cái tâm từ bi của y không có chỗ đứng trong trong xã hội nàỵ Nếu y làm nông dân, y sẽ không thể giàu có, bởi vì y không chịu dùng hàng tấn thuốc sát trùng để tiêu diệt các các loài sâu bọ trong lòng đất và trên cây lá. Do đó y thu hoạch được rất ít. Nếu y làm bộ trưởng quốc phòng, y sẽ khuyến khích thanh niên trở thành kẻ lương tri đối kháng ( objecteurs de conscience ). Nếu y làm tỉnh trưởng, y sẽ chống đối việc thiết lập trung tâm điện lực nguyên tử nơi tỉnh y.Vì những lý do đó, y sẽ bị vứt ra khỏi  guồng máy. Trong chúng ta nhiều người cũng cảm thấy như y. Chúng ta không thể thấy thoải mái với cái xã hội này. Chúng ta tổ chức chống đối và sự chống đối này rất chật vật.

David Bohm giáo sư vật lý học tại Ðại Học Luân Ðôn có nói: “Nếu chúng ta muốn xã hội thay dổi thì không thể chỉ thực hiện một vài thay dổi sơ sơ nơi cá nhân hoặc thay đổi hệ thống tổ chức kinh tế, mà phải có sự thay đổi toàn vẹn về tâm thức. Chúng ta chưa biết sự thay đổi đó được thực hiện như thế nào, nhưng tôi thấy chắc chắn đó là diều thiết yếu ( 16 )”. Sự thay đổi đó của tâm thức, như bạn dã thấy, có thể được thực hiện bằng sự giác ngộ về tự tánh duyên khởi của thực tại, sự giác ngộ mà mỗi chúng ta đang đi vào bằng những cánh cửa phương tiện khác nhau. Sự giác ngộ này không phải do công trình truyền bá một nhận định hay là một tư tưởng hệ. Nó là hoa trái của sự trực nhận thực tại trong liên hệ duyên sinh, trong sự phá bỏ những lề lối suy tư chuyên chia cắt  một thực tại không thể chia cắt.

BẤT DIỆT TRONG SINH DIỆT  

Thực tập phép quán duyên khởi như trên trong một thời gian, bạn sẽ thấy có sự thay đổi trong bạn: cái nhìn của bạn sẽ mở rộng, bạn sẽ nhìn muôn loài với con mắt của từ bi; những cố chấp và thù oán trước kia bạn tưởng không bỏ được nay sẽ tiêu tán và bạn sẽ trở nên dễ dãi và độ lượng với mọi người mọi loài. Hơn thế nữa, bạn sẽ thấy sự sống chết không làm cho bạn lo lắng như xưa nữạ
Chắc bạn có biết nha` vật lý học Erwin Schrodinger người dã phát minh ra phép lực học ba động ( wave mechanics ). Suy tư về ngã, về vũ trụ, về sự sống chết và về ý niệm một và nhiều, ông đã viết : “Vậy anh có thể nằm duổi thẳng tay chân trên  Ðất Mẹ với niềm tin vững chắc rằng anh và đất là một, đất với anh cũng không hai. Anh cũng vững chãi và an toàn như đất, có thể là vững chãi và an toàn gắp ngàn lần đất nữa. Nếu chắc chắn là ngày mai anh trở về dất thì cũng chắc chắn là một ngày nào đó đất sẽ đưa anh ra đời trở lại để vật lộn thêm và khổ đau thêm. Nhưng anh không phải đợi đến “một ngày nào đó” đâu: chính hôm nay, trong khoảnh khắc này, đất đang đưa anh ra đời, không phải một lần mà hàng ngàn hàng vạn lần, cũng như đất đang chôn vùi anh hàng ngàn hàng vạn lần, trong chính khoảnh khắc này. Bởi vì luôn luôn và vĩnh viễn chỉ có hiện tại, chỉ có cùng một cái hiện tại này mà thôi: chỉ có hiện tại là vĩnh viễn” ( 17 ). Một cái thấy như vậy thật có thể dưa người ta đến tâm trạng vô úy trước cái chết và cái sống, nếu cái thấy ấy an trú vững chãi trong đời sống tâm linh thường nhật.
   
QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI TRÊN ÐẦU MỘT SỢI TÓC 

Nhận xét của Schrodinger về thời gian nhắc chúng ta đi tới một bước nũa trong phép quán trùng trùng duyên khởi. Các ý niệm về trong và ngoài và một  và tất cả của chúng ta bắt dầu rạn nứt khi ta quán chiếu về các tự tính tương tức và tương nhập của vạn hữu. Tuy nhiên, các ý niệm này không thể đổ vỡ hoàn toàn nếu ta vẫn còn duy trì ý niệm về một không gian tuyệt đối và một thời gian tuyệt đối làm khuôn khổ cho sự phát hiện của mọi hiện tượng trên nguyên lý tương duyên tương khởi. Trong buổi đầu của lịch sử Pháp Tướng Tông ( 18 ), không gian được quan niệm như một vô vi pháp, nghĩa là một thực tại tuyệt dối thoát ra ngoài sinh diệt ( asamkrtadharma ), nhưng đến khi tư tưởng Bát Nhã Trung Quán bắt dầu được khai triển thì không gian và thời gian được mô tả như những ý niệm hư vọng về thực tại, những ý niệm nương nhau mà tồn tại. Phép quán tương tức và tương nhập của Hoa Nghiêm đã bao hàm sự phủ nhận ý niệm không gian như một thực tại tuyệt dối, bởi tư tưởng ấy phủ nhận luôn các ý niệm trong và ngoài, lớn và bé, một và nhiều ( “Vô lượng vô số núi Tu Di có thể đem đặt trên đầu một sợi tóc” ).  Về thời gian, phép quán tương tức tương nhập của Hoa Nghiêm lại phá bỏ luôn ý niệm phân biệt giữa quá khứ, hiện tại và vị lai, cho rằng có thể đem quá khứ và vị lai đặt vào hiện tại, đem quá khứ và hiện tại đặt vào vị lai, đem hiện tại và vị lai đặt vào quá khứ, và đem tất cả thời gian đặt vào một “niệm”, tức là một khoảnh khắc rất ngắn. Tóm lại, thời gian cũng được biểu hiện trên nguyên tắc tương tức tương nhập như không gian, và một khoảnh khắc cũng chứa dựng cả “ba đời”, nghĩa là toàn thể quá khứ, tương lai và hiện tại:

 “Quá khứ đem để vào hiện tại và vị lai
 Vị lai đem để vào quá khứ và hiện tại
 Ba đời và nhiều kiếp để vào một niệm
 Không vắn không dài: đó là giải thoát”
 …….
 “Tôi có thể đi vào vị lai
 Thâu gọn muôn kiếp trong một niệm”.

Ði tới một bước nữa, kinh Hoa Nghiêm nói : không những một hạt bụi chứa dựng không gian “vô cùng” mà còn chứa đựng cả thời gian “vô tận”, và một khoảnh khắc ( niệm ) không những chứa đựng thời gian “vô tận ” mà còn chứa đựng cả không gian “vô cùng” ( 19 ).

 “Dầu một sợi tóc chứa ba đời  và có vô lượng cảnh giới Phật.”

THUYẾT TƯƠNG DỐI GIÚP TA ÐI VÀO THẾ GIỚI TƯƠNG TỨC TƯƠNG NHẬP 
Như vậy là giáo hệ Hoa Nghiêm cho thấy thời gian và không gian dung nhiếp lẫn nhau, liên hệ tới nhau mà tồn tại và cả hai đều không độc lập với nhận thức. Thuyết tương đối của Einstein ra đời hai ngàn năm sau đã xác định tính cách bất tương ly của thời gian và không gian, và thời gian được xem như là chiều thứ tư của một liên thể không-thời-gian-bốn-chiều không thể chia cắt (continuum espace-temps à quatre dimensions) ( 20 ) Thuyết tương đối đánh đổ ý niệm về không gian như một cái khung tuyệt đối và bất động trong đó vũ trụ đang vận hành, đồng thời cũng đánh đổ ý niệm về thời gian tuyệt đối và phổ biến. Theo thuyết này, không gian chỉ là liên hệ vị trí giữa các vật thể ( l’espace est simplement l’ordre de relation des choses entre elles ), và ta không thể có ý niệm về không gian nếu không thấy các vật thể ấy. Thời gian theo thuyết này cũng chỉ là một liên hệ trình tự của các biến cố. Thời gian và không gian, do đó, là những hình thái của nhận thức ( formes de perceptions ), và thuyết tương đối xáp lại rất gần với giáo nghĩa Hoa Nghiêm. 
Cũng theo thuyết tương đối, chỉ có thời gian địa phương mà không có thời gian phổ biến, vì vậy ý niệm về “bây giờ” chỉ có thể áp dụng cho một địa phương chứ không thể áp dụng cho những vùng xa xôi khác của vũ trụ. Theo đó mà xét thì ý niệm về “ở đây” cũng chỉ có thể áp dụng cho bây giờ chứ không thể áp dụng cho quá khứ và vị lai, bởi lẽ thời gian và không gian là những ý niệm liên đới với nhau mà tồn tạị. Thuyết tương đối có thể giúp ta đi vào thế giới tương tức và tương nhập bởi vì những chứng minh khoa học về tính cách tương đối của thời gian và không gian có thể giúp ta làm rạn vỡ những ý niệm như ý niệm về hữu hạn và vô hạn, về trong và ngoài, về trước và sau, những ý niệm vốn được hình thành trên ý niệm về một không gian vô cùng và một thời gian vô tận. Nếu ta còn nhìn lên trời và tự hỏi ngoài biên giới tột cùng của vũ trụ còn có gì thì ta còn chưa hiểu được thuyết tương dối, bởi vì ta chưa phá bỏ dược ý niệm về một không gian tuyệt đối dộc lập với các vật thể. Cũng như nếu ta còn tự hỏi tất cả vũ trụ trong tương lai sẽ đi về dâu thì ta cũng chưa thật sự hiểu được thuyết tương đối, bởi vì ta chưa phá bỏ dược ý niệm về một thời gian phổ biến và vô cùng. Thuyết tương đối sẽ còn đưa khoa học và triết học xa hơn nữa. Ta chỉ tiếc là Einstein dã không dùng được chiếc phi thuyền vĩ đại đó để đi xa hơn trong chuyến du hành thâm nhập vào thế giới của thực tại.

CHIẾC BÈ ÐỂ QUA SÔNG 

Chúng ta thấy rằng những khám phá mới của khoa học thường chỉ là những sự phá vỡ những ý niệm cũ về thực tại. Công trình của thuyết tương đối là ở chỗ phá vỡ được ý niệm cổ điển về thời gian và không gian, và đưa ra ý niệm về đường cong không-thời-gian ( la courbe de l’espace-temps ). Theo thuyết này, vật thể nào cũng có một cơ cấu bốn chiều ( không-thời-gian ) và cũng được đặt trên một vũ-trụ-tuyến không thời gian bốn chiều ( ligne d’univers de l’espace-temps quadridimensionnelle ). Từ bỏ mô thức vũ trụ của những đường thẳng ba chiều của Euclide, Einstein hình dung một vũ trụ theo đường cong không-thời-gian bốn chiều ấy, một mô thức mà ông đề nghị vào năm 1917. Theo mô thức này, không gian của vũ trụ là bề mặt ba chiều của một siêu cầu (hypersphere ) bốn chiều vĩ đại, trong đó thời gian xuôi dài như một cái trục. Nếu ta ráng tưởng tượng ra cái mô thức vũ trụ bốn chiều đó, ta sẽ thấy không phải là một hình cầu nữa mà là một siêu trụ (hypercylindre) trong đó mỗi giây phút vũ trụ là một hình cầu riêng biệt, cũng như những cái hình kế tiếp nhau trên một cuốn phim. Vũ trụ của Einstein như vậy vừa  là vô biên mà cũng vừa hữu hạn, bởi vì đường nét cấu tạo nó là một đường cong không-thời-gian chứ không phải là một dường thẳng hoặc là của không gian hoặc là của thời gian. Trên một trái cam, con kiến có thể cứ theo con đường trước mặt mà đi mãi, không bao giờ có giới hạn, đó là gì nó di theo một đường tròn. Tuy con kiến đi mãi nhưng nó vẫn ở trên trái cam: đó là sự hữu hạn. Mô thức vũ trụ của Einstein phá vỡ được con dường thẳng và phối hợp được hữu hạn và vô biên. Tuy vậy, Einstein cuối cùng cũng phải từ bỏ nó.

Một khối óc như khối óc của Einstein chắc chắn đã thấy được rằng nếu thời gian và không gian tuyệt đối là những hình thái của nhận thức thì cái liên thể  không-thời-gian bốn chiều kia, tuy phù hợp với thực tại hơn, vẫn còn là một hình thái khác của nhận thức. Einstein dư biết rằng nếu không gian không thể khái niệm được ngoài sự có mặt của vật thể thì Einstein cũng thấy rằng bốn chiều của không-thời-gian cũng chỉ là những sáng tạo của tâm thức liên hệ tới các ý niệm về vật thể ( chose ) và di động ( mouvement ). Cái đường cong không-thời-gian kia cũng chỉ nên được nhận thức như một ý niệm đến thay thế các ý niệm về không gian ba chiều và một thời gian tuyệt đối đi theo một đường thẳng, như một phương tiện mà sau khi xử dụng phải được vượt bỏ, như một chiếc bè sau khi qua sông.

KHẢ NĂNG RŨ BỎ VÀ KHẢ NĂNG PHÁT MINH 

Sở dĩ thực tại biến hình trước sự quan sát của ta là bởi ta đi vào thực tại với những ý niệm có sẵn trong nhận thức. Nhà khoa học vật lý cực vi hiện đại thấy  được điều dó: có người sẵn sàng rũ bỏ ngay cả những ý niệm đã từng làm căn bản cho khoa học từ xưa tới nay như ý niệm nhân quả và ý niệm trình tự thời gian. Tuy nhiên, rũ bỏ mọi ý niệm không phải là dễ: ta có cảm tưởng đi vào thực tại mà không có ý niệm thì cũng như đi vào hầm mỏ mà không mang theo dụng cụ đào mỏ, hoặc đi vào chiến trường mà không mang theo vũ khí, ta sẽ không làm được gì. Vốn liếng của một nhà khoa học là những “sở đắc khoa học” của ông ta. Tất cả đều được ông ta sắp xếp thành hệ thống. Bảo ông ta rũ bỏ thì rất khó. Trong khi đó sự thực là nhà khoa học nào có khả năng rũ bỏ nhiều nhất là người có khả năng phát minh lớn nhất.

Tự những ngày xa xưa, nhà đạo học  đã được nhắc nhở mãi mãi  là phải gạt bỏ mọi ý niệm để có thể đi vào thể nghiệm thực tại, từ ý niệm ta và người cho đến các ý niệm như sinh và diệt, thường và đoạn, có và không…Thực tại được mô tả là vô niệm thì công cụ thể nghiệm cũng phải là vô tâm niệm.

Từ Chánh Niệm Ðến Thiền Quán 

Thích Nhất Hạnh – Lá Bối in Lần Thứ Nhất, Paris 1982

Thư Viện Hoa Sen