Một trong 14 điều Đức Phật dạy, đó là : Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình. Và đây là lời giải đáp cho tựa bài “kẻ thù của ta là ai?”

 Kẻ thù nào cũng có giới hạn, mối thù nào cũng có thời gian chấm dứt. Tuy nhiên, kẻ thù không giới hạn – một kẻ thù tiền kiếp chính là bản thân chúng ta.

Lão Tử đạo đức kinh có câu: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân. Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” nghĩa là họa lớn của ta là thân này, nếu không có thân này thì ta không có họa lớn.  Điều này trùng hợp với học thuyết vô ngã Phật giáo, thân xác này là điều không hề dễ chịu đối với chúng ta.

Đứng về góc độ Phật học nhìn theo trí tuệ do chúng ta vô minh, chúng ta gắn cảm xúc đau thương vào thân rồi chúng ta bi quan đau thương. Vì vậy, nếu chúng ta không ý thức tu hành theo lời Phật dạy thì tất cả chúng ta đau vì những cảm xúc vô minh đó.

Lời Phật dạy về học thuyết vô ngã rất cần cho Phật tử chúng ta ứng dụng trong cuộc sống, giúp chúng ta đối diện khổ đau mạnh mẽ hơn. Khi tu tập quán chiếu chúng ta cần phải làm chủ chính mình về nội tâm lẫn cảm xúc.

Bên cạnh đó nếu thiếu đi sự hiểu biết, chúng ta chiều chuộng bản thân trong vô minh thì chính bản thân chúng ta tạo nhiều nghiệp và quan trái nhiều đời luân hồi trong khổ đau. Ngược lại nếu chúng ta có trí tuệ thì cái thân này sẽ trở thành phương tiện giúp chúng ta làm rất nhiều việc hữu ích trên cuộc đời. Cùng là một bản thân nhưng mỗi quan điểm khác nhau sẽ đưa đến những mục đích khác nhau.

Bài giảng Kẻ Thù Của Ta Là Ai do đại đức Thích Phước Tiến thuyết giảng trong khóa tu Một Ngày An Lạc lần thứ 73 tại Tu Viện Tường Vân (Bình Chánh, HCM) ngày 04/12/2016 (06/11/Bính Thân)

Download MP3

Kẻ thù của ta là ai?

Trong 14 điều Phật dạy, điều đầu tiên chính là : Kẻ thù lớn nhất của chúng ta chính là bản thân chúng ta. Đây cũng là lời giải đáp của câu Kẻ thù của ta là ai?

Trong Lão Tử đạo đức kinh có câu: “Ta có họa lớn vì ta có thân này”, nghĩa rằng : Thân xác này không phải là điều dễ chịu với chúng ta.

Cũng như đạo Phật có câu : “Có thân phải khổ vì thân” vậy. Đây là câu nói khá trùng hợp với thuyết vô ngã của nhà Phật.

Con người chúng ta thường có bệnh rất nặng, đó chính là đổ lỗi cho hoàn cảnh. Tại sao phải đổ lỗi cho hoàn cảnh khi vạn vật của vũ trụ đều vận động theo quy luật chung của nó ? Nếu nó không tạo thuận lợi cho bản thân mình, thì mình lại quay sang trách nó. Còn nếu nó tạo điều kiện tốt đẹp, hợp ý ta thì ta khen ngợi nó. Nếu sống theo một quan điểm, theo một nhìn nhận như thế thì thật quá yêu chiều bản thân và chắc rằng chúng ta sẽ luôn nhận được mọi khổ đau từ cuộc sống.

Cuộc sống không có trách nhiệm phải làm vừa lòng của chúng ta. Người đời không có trách nhiệm mang đến niềm vui cho chúng ta. Do đó, ai cũng từng trải qua những đau buồn, phiền lụy trong cuộc sống, bị người khác phản bội, tạo lỗi lầm cho mình. Nhưng nên nhớ rằng : Đời, thà để người lỗi với mình còn hơn để mình lỗi với người. Dẫu rằng có đau khổ đó, có uất ức đó nhưng cốt lõi chúng ta sẽ không mắc nợ tình cảm ở người khác, chúng ta sẽ không dằn vặt lương tâm sau này.

Trở lại vấn đề vì sao nói : Kẻ thù của ta là chính ta ? Cụ thể hơn chính là thân ta. Vì bản thân chúng ta chính là kẻ phản bội lớn nhất !

Ai cũng yêu thương bản thân này, cũng xem thân thể là vàng ngọc nên trao chuốc, cung phụng nó đủ điều. Mua quần áo đẹp, trang điểm thu hút để thân xác này lộng lẫy để được người khác khen ngợi. Mua đồ ăn ngon để nó được thỏa mãn vị giác, để khỏe mạnh. Rồi cũng chính để nó thỏa mãn cái tham lam, sân hận và si mê, chúng ta tạo nên những ác nghiệp để rồi phải gánh lấy hậu quả đến muôn kiếp. Nhưng rồi cái thân này có nghe lời chúng ta không?

– Khi bệnh tật, ốm đau thân xác, chúng ta kêu nó đừng làm chúng ta đau nữa, đừng hành hạ chúng ta nữa, nó có nghe và làm theo không?

– Khi già nua, da vẻ xấu xí, bị người cười chê, chúng ta bảo nó thôi đừng già nữa, hãy trẻ mãi đi, nó có nghe lời chúng ta không?

– Và khi đối diện với tử thần, chúng ta kêu nó đừng chết nó có sống mãi không?

Do đó, một vị hòa thượng ví cái thân mạng của chúng ta còn thua một con chó. Con chó nếu cho nó ăn, bảo nó nghe lời. Nhưng thân thể này, chúng ta cung phụng, chiều chuộng, năn nỉ nó rất nhiều, thậm chí vì cái mong muốn của nó mà chúng ta bất chấp nguy hiểm, tội báo mà nó cũng đâu nghe lời chúng ta. Chúng ta nuôi dưỡng nó là một chuyện, còn nó muốn làm gì là chuyện của nó. Há chẳng phải nó chính là kẻ phản bội, chính là kẻ thù của chúng ta hay sao?

__Nguồn: Blog Phật Giáo__


Kính chúc quý Phật tử có những phút giây thư giãn và tu học tinh tấn, thân tâm an lạc vạn sự kiết tường. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Tiểu sử thầy Thích Phước Tiến

Thầy Thích Phước Tiến, thế danh Lê Thanh Tròn, sinh năm 1974, nguyên quán xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Thầy xuất gia với HT. Thích Hoàn Phú, tại Tổ đình Phước Hậu vào năm 1988.

Năm 2004 sau khi hoàn tất chương trình Cao cấp Giảng sư, năm 2006 Thầy du học Ấn Độ và đã hoàn tất cao học năm 2008. Thầy đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào tháng 12-2016. Thầy được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tấn phong lên hàng giáo phẩm Thượng tọa vào tháng 12-2019.

Thầy hiện là Phó Tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật học; Ủy viên TT Ban Hoằng pháp Trung Ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam; Phó Ban Hoằng pháp Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh; Phó Ban TT Ban Giáo dục Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh; Trụ trì Tu Viện Tường Vân (Địa chỉ: 128 Nguyễn Hữu Trí, TT. Tân Túc, H. Bình Chánh, HCM) và Chùa Nhị Mỹ (Địa chỉ: xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long); Chủ tịch Quỹ từ thiện Tu Viện Tường Vân, do Thầy sáng lập vào năm 2016.

Bài giảng theo năm: 2008 - 2009 - 2010 - 2011 - 2012 - 2013 - 2014 - 2015 - 2016 - 2017 - 2018 - 2019 - 2020 - 2021 - 2022

Bài liên quan