ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN
Tác giả: Kimura Taiken
Hán Dịch: Thích Diễn Bồi
Việt Dịch: Thích Quảng Độ
Xuất Bản: Viện Đại Học Vạn Hạnh 1969 – Phật Học Viện Quốc Tế, USA1986
***
MỤC LỤC
Vài Nét Về Tác Giả
Thiên Thứ Nhất: Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Sử
Chương 1: Tổng Luận
Chương 2: Tư Trào Của Các Bộ Phái Trước Ngày Đại Thừa Hưng Khởi
Chương 3: Đại Thừa Phật Giáo Đến Thời Đại Long Thọ
Chương 4: Đại Thừa Phật Giáo Từ Sau Thời Đại Long Thọ Đến Thời Đại Vô Trước Và Thế Thân
Chương 5: Phật Giáo ở Thời Đại Vô Trước Và Thế Thân
Chương 6: Phật Giáo Sau Thời Đại Vô Trước Và Thế ThânThiên Thứ Hai: Đại Thừa Phật Giáo, Giáo Lý Luận
Chương 1: Bản Chất Của Tôn Giáo Với Phật Giáo
Chương 2: Giải Thoát Luận
Chương 3: Đặc Chất Phật Giáo Tại Ba Quốc Gia
Chương 4: Tinh Thần Của Đại Thừa
Chương 5: Chân Như Quan Của Phật Giáo
Chương 6: Thiền Và Ý Nghĩa Triết Học
Chương 7: Sự Khai Triển Của Tư Tưởng Phật Giáo Và Sự Khảo Sát Về Thiền
Chương 8: Tư Tưởng Phật Giáo Với Văn Hoá Sử
Chương 9: Kinh Pháp Hoa: Đại Biểu Cho Đạo Bồ TátThiên Thứ Ba: Đại Thừa Phật Giáo Thực Tiễn Luận
Chương 1: Ý Nghĩa Đạo Đức
Chương 2: Quan Niệm Về Nghiệp Của Phật Giáo Với Tự Do Ý Chí
Chương 3: Chủ Nghĩa Tự Lực Và Chủ Nghĩa Tha
Chương 4: Ý Nghĩa Cuộc Đời
Chương 5: Sự Khai Triển Của Tư Tưởng Bản Nguyện Và Ý Nghĩa Đạo Đức Và Văn Hóa Của Nó
Chương 6: Tịnh Độ Quan Niệm, Tịnh Độ Thực Tại Và Tịnh Độ Sinh Thành
Chương 7: Hiện Thực Và Tịnh Độ
Chương 8: Ý Nghĩa Chính Trị
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Bác sĩ Kimura Taiken là một học giả Nhật Bản chuyên khảo cứu về triết học Ấn Độ và đã được giới học giả Nhật coi như một triết gia Ấn. Ông rất giỏi Phạn Ngữ (Sanscrit) và tinh thông các kinh điển Vệ Đà (Rig-Vedas) và U-Ba-Ni-Sat (Upani-shads). Ông đã xuất bản lần đầu tiên cuốn “Lịch sử Tôn Giáo và Triết Học Ấn Độ” và tác phẩm này làm ông nổi tiếng.
Sau đó ông lần lượt hoàn thành các tác phẩm: “Sáu Phái Triết Học Ấn Độ, Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận Và A-Tỳ Đạt-Ma-Luận” v.v…
Những sách của ông rất có giá trị về phương diện tư tưởng cũng như rất có hệ thống về phương pháp nghiên cứu và được giới học giả Nhật đón nhận một cách nồng nhiệt.
Phần lớn các tác phẩm của ông đã được dịch ra Hán văn, nay chúng tôi cố gắng dịch cuốn “Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận” này ra Việt Ngữ, và nếu hoàn cảnh cho phép, chúng tôi sẽ lần lượt phiên dịch tất cả các tác phẩm trên đây để cống hiến quý vị có nhiệt tâm nghiên cứu Phật Giáo.
Có điều chúng tôi rất tiếc là chúng tôi không am hiểu Nhật Ngữ, do đó khi dịch đã phải theo bản Hán văn của Pháp sư Thích Diễn Bồi, một nhà Phật học hữu danh của Trung Hoa hiện tại.
Người ta thường nói “dịch là diệt”. Khi dịch thẳng một tác phẩm ngoại ngữ ra tiếng bản xứ cũng đã khó mà giữ cho đúng tinh thần của nguyên tác rồi, huống chi đây lại dịch từ một bản dịch thì làm sao tránh khỏi những điều sai lầm. Bởi thế chúng tôi rất kỳ vọng ở quý vị tinh thông Nhật ngữ sau này sẽ cống hiến đọc giả những bản dịch trực tiếp từ nguyên tác.
Trong khi chờ đợi, chúng tôi chân thành xin các bậc cao minh phủ chính những khuyết điểm và thông cảm cho những giới hạn của chúng tôi, nếu dịch phẩm này hân hạnh được đặt vào tay quý vị.
Thích Quảng Độ
Chân thành cảm ơn Thầy Thích Đồng Thường và quý Thầy cùng Phật tử Chùa Giác Nguyên đã hoan hỷ giúp đánh máy vi tính ba quyển Phật Giáo Tư Tưởng Luận do HT. Thích Quảng Độ dịch và bộ Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật do Hoà Thượng Thích Trí Tịnh dịch (Tâm Diệu)