1
2

Dị Bộ Tông Luân Luận

Việt dịch: Thích Trí Quang

Mở Đầu

Chính Văn.-

Sau khi Thế tôn

nhập vào niết bàn,

mới đầy một trăm

và lẻ mấy năm (1) ,

ở trong thánh giáo

bộ phái nổi lên,

dẫn ra những sự

không ích lợi gì (2) .

Vì sự cố chấp

triển chuyển khác nhau,

theo đó mà có

bộ phái nổi lên;

nay tôi căn cứ

thầy mình truyền dạy,

nói cố chấp ấy

cho họ biết chán.

Tôi tên Thế hữu,

là đại bồ tát

đầy đủ phẩm chất

đại trí giác tuệ,

là chân tỷ kheo

thuộc dòng họ Thích,

cứu xét bộ phái

suy nghĩ chọn lựa.

Nhìn khắp mọi người

trong quốc độ này,

thấy bao quan điểm

trôi nổi quay cuồng (3) ,

phân hóa phá hoại

giáo huấn Thế tôn,

nên tôi phải nói

học thuyết của họ.

Cần phải thẩm cứu

giáo huấn Thế tôn

toàn là dựa vào

bốn pháp thánh đế (4) ,

rồi như một kẻ

lấy vàng trong cát:

hãy chọn mà lấy

những gì chân thật.

Lược Giải.-

Đoạn này là những lời mở đầu của bồ tát Thế hữu, cho thấy, đối với học thuyết của các bộ phái, có thể chấp nhận với sự phê phán và chọn lọc.

Thời Đại và Nguyên Nhân Phân Hóa Bộ Phái

Chính Văn.-

Tôi nghe truyền dạy như vầy: Sau khi đức Thế tôn nhập niết bàn hơn một trăm năm (5) , cách Ngài đã lâu, như mặt trời từ lâu đã lặn mất. Thời kỳ này, tại thủ phủ Câu tô ma của quốc gia Ma kiệt đà, A dục vương thống trị đại lục Diêm phù (6) , cảm được bảo cái màu trắng, đức hóa thấm nhuần nhân loại và thần linh.

Lược Giải.-

Đoạn này nói thời đại khởi sự phân hóa bộ phái, thời đại A dục. Nhưng đó là luận chủ đưa ra cái mốc và nhân vật của một thời đại quan trọng. Thời đại này, theo Phật giáo Tây tạng truyền thuyết, sự kiện quan trọng là trong khí thế cực phân, các bộ phái cùng chép ra văn bản 3 tạng mình tụng, theo ngữ văn của vùng ảnh hưởng, và có đến 4 ngữ văn tất cả.

Chính Văn.-

Bấy giờ đại tăng của Phật giáo bắt đầu phân hóa. Sự thể là do 4 chúng bình nghị khác nhau về 5 sự của ngài Đại thiên đưa ra mà chia thành 2 bộ, là Đại chúng bộ và Thượng tọa bộ (7) . Bốn chúng là chúng rồng voi, chúng biên dã, chúng đa văn và chúng đại đức (8) . Năm sự là như bài chỉnh cú sau đây của ngài Đại thiên.

Kẻ khác dẫn dụ,

còn sự không biết,

còn điều hoài nghi,

nhờ người giúp vào,

và chính thánh đạo

cũng có nhờ tiếng:

như thế gọi là

Phật giáo chân thật (9) .

Lược Giải.-

Đoạn này nói nguyên nhân phân hóa bộ phái. Điều đáng khen là, không như kẻ khác, luận chủ không xuyên tạc tư cách và tư tưởng của ngài Đại thiên.

Các Bộ Phái Thuộc Hệ Đại Chúng Bộ

Chính Văn.-

Sau đó, ngay trong bách kỷ 2, Đại chúng bộ lưu xuất ra 3 bộ, là Nhất thuyết bộ, Thuyết xuất thế bộ, Kê dận bộ. Sau đó nữa, cũng trong bách kỷ 2, Đại chúng bộ lại lưu xuất 1 bộ nữa, tên Đa văn bộ. Và sau đó nữa, vẫn trong bách kỷ 2, Đại chúng bộ lại lưu xuất thêm một bộ nữa, tên Thuyết giả bộ. Bách kỷ 2 mãn rồi, có một ngoại đạo xuất gia, bỏ tà về chánh, cũng tên Đại thiên (9B) , theo Đại chúng bộ mà xuất gia, thọ cụ túc giới, đa văn tinh tiến, ở Chế đa sơn, cùng tăng chúng bản bộ cứu xét tường tận lần nữa đối với 5 sự, nhân đó mà tranh biện mâu thuẫn, phân hóa làm 3 bộ nữa, là Chế đa sơn bộ, Tây sơn trú bộ, Bắc sơn trú bộ. Như thế ấy, Đại chúng bộ có 4 hay 5 lần phân hóa, gốc và ngọn nói riêng ra thì hợp thành 9 bộ: 1 là Đại chúng bộ, 2 là Nhất thuyết bộ, 3 là Thuyết xuất thế bộ, 4 là Kê dận bộ, 5 là Đa văn bộ, 6 là Thuyết giả bộ, 7 là Chế đa sơn bộ, 8 là Tây sơn trú bộ, 9 là Bắc sơn trú bộ (10) .

Lược Giải.-

Đoạn này nói sự phân hóa của hệ Đại chúng bộ.

Các Bộ Phái Thuộc Hệ Thượng Tọa Bộ

Chính Văn.-

Còn phần Thượng tọa bộ thì trải qua ngần này thì gian vẫn hòa hợp nhất vị. Mãi đến đầu bách kỷ 3 mới có chút ít mâu thuẫn tranh cãi, phân hóa làm 2 bộ: 1 là Thuyết hữu bộ (10B) cũng gọi là Thuyết nhân bộ; 2 là chính Thượng tọa bộ đổi tên Tuyết sơn bộ. Sau đó, chính trong bách kỷ 3, từ Thuyết hữu bộ lưu xuất 1 bộ, tên Độc tử bộ. Sau đó nữa, cũng trong bách kỷ 3, từ Độc tử bộ lưu xuất 4 bộ: Pháp thượng bộ, Hiền trụ bộ, Chánh lượng bộ, Mật lâm sơn bộ. Tiếp theo, vẫn trong bách kỷ 3, từ Thuyết hữu bộ lưu xuất 1 bộ nữa, tên Hóa địa bộ. Tiếp theo nữa, vẫn trong bách kỷ 3, từ Hóa địa bộ lưu xuất 1 bộ, tên Pháp tạng bộ, [bộ chủ] tự xưng thừa kế và tôn ngài Mục liên làm thầy. Đến cuối bách kỷ 3, từ Thuyết hữu bộ lại lưu xuất 1 bộ nữa, tên Aẫm quang bộ, cũng gọi là Thiện tuế bộ. Đến đầu bách kỷ 4, từ Thuyết hữu bộ lại lưu xuất 1 bộ nữa, tên Kinh lượng bộ, cũng gọi là Thuyết chuyển bộ, [bộ chủ] tự xưng mình tôn ngài A nan làm thầy. Như thế ấy, Thượng tọa bộ có 7 hay 8 lần phân hóa, gốc ngọn nói riêng ra thì hợp thành 11 bộ: 1 là Thuyết hữu bộ, 2 là Tuyết sơn bộ, 3 là Độc tử bộ, 4 là Pháp thượng bộ, 5 là Hiền trụ bộ, 6 là Chánh lượng bộ, 7 là Mật lâm sơn bộ, 8 là Hóa địa bộ, 9 là Pháp tạng bộ, 10 là Aẫm quang bộ, 11 là Kinh lượng bộ (11) .

Lược Giải.-

Đoạn này nói về sự phân hóa của Thượng tọa bộ. Điều đáng chú ý là sự phân hóa này khởi đầu luận học chiếm ưu thế (đó là Thuyết hữu bộ) mà cuối cùng chán ngán luận học (đó là Kinh lượng bộ). Mặt khác, có thể nói Thượng tọa bộ không phân hóa gì hết, vì sau khi yếu thế, đổi thành Tuyết sơn bộ rồi thì không thấy có gì nữa; còn trọng tâm phân hóa chính là Thuyết hữu bộ, bộ phái trọng luận hơn kinh, chiếm hẳn bộ gốc là Thượng tọa bộ, nên nói hệ Thượng tọa bộ thực ra không đúng bằng nói hệ Thuyết hữu bộ.

Mở Đầu

Chính Văn.-

Tất cả [20] bộ phái trên đây, học thuyết căn bản và đồng nhất, cũng như học thuyết chi tiết và dị biệt (12) của họ, nay tôi sẽ nói đến.

Lược Giải.-

Như đã nói, luận này có 2 phần. Phần trước đã nói các bộ phái (dị bộ), phần này sẽ nói học thuyết (tông luân) của các bộ phái ấy. Phần này có 2 hệ: hệ Đại chúng bộ có 4 đoạn, hệ Thượng tọa bộ có 7 đoạn.

Nói Phần Chính

Chính Văn.-

[Về hệ Đại chúng bộ, đoạn một], học thuyết căn bản và đồng nhất của Đại chúng bộ, Nhất thuyết bộ, Thuyết xuất thế bộ và Kê dận bộ, là 4 bộ này cùng nói

(1) Thân của chư Như lai toàn là siêu xuất thế gian.

(2) Chư Như lai không có pháp hữu lậu.

(3) Lời nói của chư Như lai toàn là chuyển pháp luân.

(4) Chư Như lai dùng một âm thanh nói tất cả pháp.

(5) Những điều chư Như lai nói đều là đúng nghĩa.

(6) Sắc thân của chư Như lai thật không có giới hạn.

(7) Uy lực của chư Như lai cũng không có giới hạn.

(8) Thọ lượng của chư Như lai càng không có giới hạn.

(9) Chư Như lai không có tâm lý thấy chán thấy đủ trong sự giáo hóa chúng sinh cho họ có đức tin trong sáng.

(10) Chư Như lai không ngủ và không mộng mị.

(11) Chư Như lai giải đáp các câu hỏi một cách không đợi suy nghĩ.

(12) Chư Như lai lúc nào cũng không nói danh, cú và văn, vì các Ngài thường ở trong chánh định, nhưng các loại chúng sinh nói các Ngài nói danh, cú và văn, và hoan hỷ phấn chấn [theo danh, cú và văn ấy].

(13) Chư Như lai thì tâm thức trong một sát na mà biết rõ tất cả pháp.

(14) [Chư Như lai thì] tâm trí một sát na thích ứng bát nhã là thấu triệt tất cả pháp.

(15) Chư Như lai thì trí tận diệt và trí không sinh thường xuyên hiện hành cho đến lúc nhập vào niết bàn.

(16) Chư Bồ tát vào thai mẹ thì không ai chấp thọ làm tự thể cái tinh huyết hóa hợp, cái tinh huyết hóa hợp mà mới đọng lại thì như bọc nhọt, đã đọng thì cứng hơn, và đọng cứng rồi thì cứng dần hơn nữa.

(17) Chư Bồ tát khi vào thai mẹ thì bằng hình voi trắng.

(18) Chư Bồ tát khi ra thai mẹ thì đều từ hông bên phải.

(19) Chư Bồ tát không có ý tưởng ái dục, giận dữ và tác hại.

(20) Chư Bồ tát muốn lợi ích chúng sinh mà nguyẹẤn sinh chỗ dữ thì tùy ý sinh đến.

(21) Cái trí ngoại biên hiện quán trong một sát na mà biến tri mọi sự sai biệt của 4 thánh đế.

(22) Năm thức nhãn nhĩ tyՠthiệt thân ô nhiễm đã có mà ly nhiễm cũng có.

(23) Sắc giới và Vô sắc giới đều có đủ cả 6 thức.

(24) Năm sắc căn thì thể chất là khối thịt nên không phải mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hơi, lưỡi nếm mùi, thân biết xúc.

(25) Trong giai đoạn đẳng dẫn vẫn phát ra ngôn ngữ, vẫn có cái tâm thuần hóa, vẫn có cái ý tản mạn.

(26) Việc làm hoàn tất thì không có sự chấp thủ.

(27) Các vị Dự lưu thì tâm và tâm sở biết được đặc tính.

(28) Có vị La hán bị kẻ khác dẫn dụ, còn sự không biết, còn điều hoài nghi, người khác giúp vào, thánh đạo nhờ tiếng.

(29) Khổ có thể dẫn ra thánh đạo.

(30) Nói khổ cũng có thể giúp [cho sự dẫn ra ấy].

(31) Tuệ giác mới là da hành có năng lực loại trừ khổ não, lại có năng lực dẫn ra yên vui.

(32) Khổ cũng là sự ăn.

(33) Điều vị thứ 8 cũng có thì gian lâu dài.

(34) Cho đến Thế đệ nhất vẫn có thể nói là có thoái thất.

(35) Dự lưu có thể thoái chuyển chứ La hán không thể thoái chuyển.

(36) Không có cái gọi là chánh kiến thế gian, không có cái gọi là tín căn thế gian.

(37) Không có cái gọi là pháp vô ký.

(38) Vào chánh tánh ly sanh thì khi đó có thể nói cắt đứt hết thảy mọi sự kết buộc.

(39) Các vị Dự lưu có thể làm mọi điều ác đi nữa cũng không làm 5 tội vô gián.

(40) Kinh của Phật nói toàn là liễu nghĩa.

(41) Vô vi có 9, đó là trạch diệt, phi trạch diệt, hư không, không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi phi tưởng, duyên khởi tánh, thánh đạo tánh.

(42) Tâm tánh thì bản tịnh, nói bất tịnh là vì bụi bặm phiền não làm cho ô nhiễm.

(43) Tùy miên không phải tâm, không phải tâm sở, không có đối tượng.

(44) Tùy miên khác với triền phược, triền phược khác với tùy miên, và nên nói tùy miên không thích ứng với tâm, triền phược mới cùng tâm thích ứng.

(45) Quá khứ và vị lai không thực có bản thể.

(46) Toàn thể pháp xứ không phải được thấy biết, không phải được nhận thức, mà là được thông đạt.

(47) Không có gì gọi là trung hữu.

(48) Các vị Dự lưu cũng có tịnh lự.

Đại loại như vậy là học thuyết căn bản và đồng nhất [của 4 bộ phái] (13) .

Còn học thuyết chi tiết và dị biệt của 4 bộ phái là

(1) Như các thánh đế sai biệt thế nào thì các hiện quán cũng sai biệt như vậy.

(2) Có một ít pháp là tự tác, có một ít pháp là tha tác, có một ít pháp là câu tác, có một ít pháp là duyên sinh.

(3) Có thể trong một lúc mà có 2 tâm cùng nổi lên.

(4) Thánh đạo với phiền não có thể có sự cùng lúc hiện hành.

(5) Nghiệp với quả có thể có sự đồng thời chuyển hiện.

(6) Chính hạt giống làm mầm mộng.

(7) Sắc căn đại chủng có chuyển biến mà tâm với tâm sở không chuyển biến.

(8) Tâm khắp thân.

(9) Tâm tùy căn và cảnh mà có sự co giản.

Đại loại như vậy là học thuyết chi tiết và dị biệt được [4 bộ] chấp thủ, triển chuyển sai biệt đến vô số tiết mục (14) .

Lược Giải.-

Trong hệ Đại chúng bộ, 2 đoạn nhỏ trên đây là đoạn một trong 4 đoạn nói về học thuyết của hệ này. Đoạn một này nói về học thuyết căn bản và đồng nhất cùng với học thuyết chi tiết và dị biệt của 4 bộ: Đại chúng bộ, Nhất thuyết bộ, Thuyết xuất thế bộ, Kê dận bộ. Nhìn vào tất cả 48 mục và 9 mục, hãy khoan nhìn thấy tiền thân Đại thừa ở đây, vì tiền thân ấy ở cả trong hệ Thượng tọa bộ, mà hãy chú ý ở đây để thấy sau đây hệ Thượng tọa bộ đối kháng thế nào. Lại nữa, vấn đề quan trọng bậc nhất, là nếu Phật không thuyết đại thừa, nếu đại thừa ấy không được tụng lại trong đại hội 2 của kiết tập 1, nói một cách khác, nếu đại thừa không phải cũng là nguyên thỉ, thì làm sao có những học thuyết như của Đại chúng bộ được nói ở đây?

Nói Phần Phụ

Chính văn.-

[Về hệ Đại chúng bộ, đoạn hai], học thuyết căn bản và đồng nhất của Đa văn bộ là

(1) Năm âm thanh sau đây của Phật là giáo lý xuất thế, đó là vô thường, khổ, không, vô ngã và niết bàn, vì 5 âm thanh này dẫn ra giải thoát.

(2) Những âm thanh khác của Phật là giáo lý thế gian.

(3) Có vị La hán bị kẻ khác dẫn dụ, còn sự không biết, còn điều hoài nghi, người khác giúp vào, thánh đạo nhờ tiếng (15) .

Ngoài ra, những học thuyết khác phần nhiều lại đồng nhất với Thuyết hữu bộ.

[Về hệ Đại chúng bộ, đoạn ba], học thuyết căn bản và đồng nhất của Thuyết giả bộ là

(1) Khổ không phải uẩn.

(2) Mươi hai xứ không phải thật.

(3) Các hành triển chuyển đối chiếu với nhau mà giả danh là khổ, không có cái sĩ dụng ở đây.

(4) Không có cái chết không phải lúc, mà toàn là do nghiệp trước có ra.

(5) Nghiệp tăng trưởng mới làm nhân mà có nghiệp quả.

(6) Do phước mà được thánh đạo, thánh đạo không thể tu mà được.

(7) Thánh đạo không thể hỏng mất (16) .

Ngoài ra, những học thuyết khác phần nhiều đồng nhất với Đại chúng bộ.

[Về hệ Đại chúng bộ, đoạn tư], Chế đa sơn bộ, Tây sơn trú bộ, Bắc sơn trú bộ, 3 bộ này học thuyết căn bản và đồng nhất là

(1) Chư Bồ tát chưa thoát đường dữ.

(2) Hiến cúng Tháp không có phước báo lớn lao.

(3) Có vị La hán có 5 sự (17) .

Ngoài ra, những tiết mục khác phần nhiều đồng nhất với Đại chúng bộ.

Lược Giải.-

Đây là 3 đoạn còn lại trong 4 đoạn nói về học thuyết của các bộ phái thuộc hệ Đại chúng bộ. Đáng chú ý, dầu không quái lạ gì, là Đa văn bộ thuộc hệ Đại chúng bộ mà học thuyết lại đa số đồng nhất với Thuyết hữu bộ. Sau đây cũng có trường hợp tương tự, đó là Pháp tạng bộ thuộc hệ Thượng tọa bộ mà học thuyết lại phần nhiều đồng nhất với Đại chúng bộ. Chữ tông luân trong mệnh đề Dị bộ tông luân của luận này là nói những trường hợp như thế này.

Nói Phần Chính

Chính Văn.-

(18) [Về hệ Thượng tọa bộ, đoạn một], học thuyết căn bản và đồng nhất của Thuyết hữu bộ (19) là

(1) Những gì thực có của các pháp mà bộ này nói thì gồm cả trong 2 loại là danh và sắc.

(2) Quá khứ và vị lai cũng là thực có.

(3) Toàn thể pháp xứ là cái được thấy biết, được nhận thức và được thông đạt.

(4) Sinh, già, sống, chết, là thuộc loại tâm bất tương ưng của hành uẩn.

(5) Hữu vi có 3, vô vi cũng có 3.

(6) Ba hữu vi có thực thể riêng biệt,

(7) [Trong tứ đế], 3 là hữu vi, 1 là vô vi.

(8) Tứ đế đều là hiện quán tuần tự.

(9) Không và vô nguyện, tu 2 chánh định này thì có thể nhập chánh tánh ly sanh.

(10) Tư duy các hành cõi Dục thì nhập chánh tánh ly sanh.

(11) Nhập chánh tánh ly sanh thì 15 tâm gọi là hành hướng, tâm 16 gọi là trú quả.

(12) Thế đệ nhất 1 tâm mà có 3 bậc.

(13) Thế đệ nhất quyết định không thoái chuyển.

(14) Dự lưu không cái lý thoái chuyển, La hán có cái lý thoái chuyển.

(15) Không phải các vị La hán đều được trí không sinh.

(16) Phàm phu có thể đoạn tuyệt tham dục và sân hận.

(17) Có những ngoại đạo được 5 thần thông.

(18) Trong chư thiên cũng có người sống theo phạn hạnh.

(19) Trong 7 đẳng chí có giác chi, chứ không phải những đẳng chí khác.

(20) Tất cả tịnh lự đều gồm trong 4 niệm trú.

(21) Không do tịnh lự mà cũng được nhập chánh tánh ly sanh, được đạo quả La hán.

(22) Dựa vào cái thân cõi Sắc và cõi Vô sắc thì dẫu chứng được đạo quả La hán mà không nhập được chánh tánh ly sanh.

(23) Dựa vào cái thân cõi Dục thì không những được nhập chánh tánh ly sanh mà cũng được chứng đạo quả La hán.

(24) Ở đại lục Bắc câu lô không có người thoát ly ô nhiễm.

(25) Thánh giả không sinh đến đại lục ấy và cõi trời Vô tưởng.

(26) Bốn đạo quả sa môn đều không cố định là chứng đắc tuần tự.

(27) Nếu nhập chánh tánh ly sanh rồi, do thế tục đạo, vẫn có người chứng đạo quả Nhất lai và Bất hoàn.

(28) Có thể nói rằng [đối tượng] 4 niệm trú bao gồm tất cả các pháp.

(29) Tất cả tùy miên toàn là tâm sở, thích ứng với tâm, có đối cảnh sở duyên.

(30) Tất cả tùy miên đều gồm trong triền phược, không phải tất cả triền phược gồm trong tùy miên.

(31) Tánh của các chi duyên khởi quyết định là hữu vi.

(32) Cũng có chi duyên khởi chuyển hiện theo La hán.

(33) Có vị La hán tăng thêm phước nghiệp.

(34) Chỉ cõi Dục và cõi Sắc quyết định có trung hữu.

(35) Năm thức nhãn nhĩ tyՠthiệt thân có ô nhiễm mà không ly nhiễm, chỉ biết tự tánh và chỉ có sự không phân biệt.

(36) Tâm tâm sở mỗi thứ đều có thực thể.

(37) Tâm tâm sở quyết định có đối tượng sở duyên.

(38) Tự tánh không tương ứng với tự tánh, tâm không tương ứng với tâm.

(39) Có chánh kiến thế gian, có tín căn thế gian, có pháp vô ký.

(40) La hán cũng có cái pháp không phải tu học đang còn hay tu học đã hết.

(41) Các vị La hán thì được tịnh lự cả, nhưng không phải vị nào cũng có tịnh lự hiện tiền [thường xuyên].

(42) Có vị La hán còn chịu quả báo nghiệp cũ.

(43) Có những kẻ phàm phu chết trong thiện tâm.

(44) Ở trong đẳng dẫn thì chắc chắn không chết.

(45) Phật đà với Thanh văn Duyên giác không khác nhau về giải thoát.

(46) Nhưng thánh đạo của 3 thừa thì không đồng đẳng.

(47) Từ bi của Phật không vin lấy chúng sinh.

(48) Chấp thực hữu chúng sinh thì không phải giải thoát.

(49) Nên nói Bồ tát còn là chúng sinh, vì chưa trừ hết kiết sử.

(50) Chưa nhập chánh tánh ly sanh thì chưa vượt lên trên vị trí chúng sinh.

(51) Chúng sinh là danh từ được giả thiết bởi sự liên tục hiện hữu chấp thọ.

(52) Tất cả các hành toàn là bị diệt trong từng sát na.

(53) Quyết định không có một chút pháp nào từ đời trước chuyển đến sau, mà chỉ do bổ đặc dà la của chân lý phổ thông nên nói có di chuyển.

(54) Còn sống mà các hành đã bị diệt hoàn toàn, nên không có cái uẩn di chuyển.

(55) Có cái tịnh lự xuất thế, tầm cũng có thứ vô lậu.

(56) Cũng có cái thiện pháp làm nhân tố cho 3 cõi.

(57) Trong trạng thái đẳng dẫn thì không phát ra ngôn ngữ.

(58) Tám chi thánh đạo là chánh pháp luân, chứ không phải ngôn ngữ của Phật toàn là chuyển pháp luân.

(59) Không phải một âm thanh của Phật nói được tất cả các pháp.

(60) Phật cũng có ngôn ngữ không đúng nghĩa.

(61) Kinh của Phật thuyết không phải toàn là liễu nghĩa, bởi vì chính Phật tự nói có những kinh không liễu nghĩa.

Đại loại như vậy là học thuyết căn bản và đồng nhất [của Thuyết hữu bộ]. Còn học thuyết chi tiết và dị biệt của bộ này thì vô số (20) .

Lược Giải.-

Đây là đoạn một trong 7 đoạn nói về học thuyết của các bộ phái thuộc hệ Thượng tọa bộ. Các tiểu mục được nói trong đoạn này cho thấy Thuyết hữu bộ không công nhận 5 sự Đại thiên, nhưng hơn cả 5 sự ấy, cho La hán không phải, rất không phải toàn hảo — qua các tiểu mục 14, 32, 41, nhất là 15. Tư tưởng và thái độ của Thuyết hữu bộ đối với quả vị La hán thật quá đáng và khó hiểu. Thế là thế nào? Nhất là học thuyết của Thuyết hữu bộ được nói ở đây là trung thực, vì ngài Thế hữu là người của bộ phái ấy.

Nói Phần Phụ

Chính Văn.-

[Về hệ Thượng tọa bộ, đoạn hai], học thuyết căn bản và đồng nhất của Tuyết sơn bộ là

(1) Các vị Bồ tát còn là dị sinh.

(2) Bồ tát vào thai mẹ thì không còn tham ái.

(3) Không có ngoại đạo được 5 thần thông.

(4) Cũng không có người sống theo phạn hạnh ở trong chư thiên.

(5) Có vị La hán còn bị kẻ khác dẫn dụ, còn sự không biết, còn điều hoài nghi, người khác giúp vào, thánh đạo nhờ tiếng (21) .

Ngoài ra, những học thuyết khác phần nhiều đồng nhất với Thuyết hữu bộ.

[Về hệ Thượng tọa bộ, đoạn ba], học thuyết căn bản và đồng nhất của Độc tử bộ là

(1) Bổ đặc dà la không phải đồng nhất với uẩn, cũng không phải độc lập với uẩn.

(2) [Bổ đặc dà la ấy] do uẩn xứ giới mà giả thiết danh từ.

(3) Các hành có phần tạm thời tồn tại, có phần sát na sinh diệt.

(4) Các pháp nếu tách rời bổ đặc dà la thì không di chuyển từ đời trước đến đời sau; do bổ đặc dà la nên có thể nói có di chuyển.

(5) Cũng có ngoại đạo được 5 thần thông.

(6) Năm thức không phải ô nhiễm, cũng không phải ly nhiễm.

(7) Đoạn trừ những kiết sử thuộc loại tu sở đoạn của cõi Dục thì gọi là ly dục, chứ không phải loại kiến sở đoạn.

(8) Chính Nhẫn Danh Tướng và Thế đệ nhất gọi là nhập được chánh tánh ly sanh.

(9) Nhập được chánh ly sanh thì 12 tâm là hành hướng, tâm 13 là trú quả (22) .

Đại loại như vậy, học thuyết của Độc tử bộ có nhiều tiết mục khác nhau. Lại nhân giải thích bài chỉnh cú sau đây mà học thuyết bất đồng, nên từ Độc tử bộ lưu xuất 4 bộ nữa là Pháp thượng bộ, Hiền trụ bộ, Chánh lượng bộ và Mật lâm sơn bộ. Bài chỉnh cú được giải thích là như thế này.

Được giải thoát rồi

lại còn thoái lui,

thoái lui do tham

nhưng vẫn phục hồi,

đạt đến yên ổn

thì là an vui,

do an vui này

đi đến An vui (23) .

[Về hệ Thượng tọa bộ, đoạn bốn], học thuyết căn bản và đồng nhất của Hóa địa bộ là

(1) Quá khứ và vị lai là không, hiện tại và vô vi là có.

(2) Đối với tứ đế, có thể một lúc hiện quán [tổng quát]; khi thấy khổ đế thì thấy được các đế khác: phải thấy [tổng quát] rồi mới thấy được như vậy.

(3) Tùy miên không phải tâm vương, không phải tâm sở, cũng không sở duyên.

(4) Tùy miên khác với triền phược.

(5) Đặc tính tùy miên là tâm bất tương ưng, đặc tính triền phược là tâm tương ưng.

(6) Dị sinh không loại trừ được [mà chỉ chế ngự được] sự tham dục và sự sân hận của cõi Dục.

(7) Không có ngoại đạo được 5 thần thông.

(8) Cũng không có người sống theo phạn hạnh ở trong chư thiên.

(9) Quyết định không có trung hữu.

(10) Không có La hán tăng thêm phước nghiệp.

(11) Năm thức có ô nhiễm và có ly nhiễm.

(12) Sáu thức toàn thích ứng với tầm tứ.

(13) Có vị ngang trên đỉnh đầu [3 cõi].

(14) Có chánh kiến thế gian mà không có tín căn thế gian.

(15) Không có tịnh lự xuất thế, cũng không có cái tầm vô lậu.

(16) Thiện pháp không phải nhân tố 3 cõi.

(17) Dự lưu có thể có thoái chuyển, La hán quyết định không thoái chuyển.

(18) Tám chi thánh đạo toàn là liên quan với 4 niệm trú.

(19) Vô vi có 9: trạch diệt, phi trạch diệt, hư không, bất động, chân như nơi thiện pháp, chân như nơi ác pháp, chân như nơi vô ký, chân như nơi các chi thánh đạo, chân như nơi các chi duyên khởi.

(20) Vào thai là đầu, mạng chết là cuối, [trong thì gian này] sắc căn và đại chủng toàn có chuyển biến, tâm vương với tâm sở cũng có chuyển biến.

(21) Trong Tăng có Phật, nên hiến cúng Tăng thì được đại quả báo chứ không phải hiến cúng riêng Phật.

(22) Phật với Thanh văn và Duyên giác đồng đẳng đường đi duy nhất, đồng đẳng giải thoát duy nhất.

(23) Tất cả các hành toàn là bị diệt trong từng sát na.

(24) Quyết định không có một chút pháp nào từ đời trước chuyển đến đời sau (24) .

Đại loại như vậy là học thuyết căn bản và đồng nhất của Hóa địa bộ. Còn học thuyết chi tiết và dị biệt của bộ này là

(1) Thật có quá khứ và vị lai.

(2) Trung hữu cũng có.

(3) Toàn thể pháp xứ là cái được thấy biết, cũng là cái được nhận thức.

(4) Nghiệp đích thực là tư.

(5) Không có thân nghiệp và khẩu nghiệp.

(6) Tầm với tứ thích ứng với nhau.

(7) Địa cầu tồn tại trong thời kỳ lâu dài.

(8) Hiến cúng Tháp được phước báo nhỏ.

(9) Tùy miên thì đặc tính thường là hiện tại.

(10) Uẩn Xứ Giới cũng thường hiện tại (25) .

Học thuyết chi tiết của Hóa địa bộ còn do giải thích 1 bài chỉnh cú sau đây mà có dị biệt.

Năm pháp quyết định

có thể buộc ràng,

mọi nỗi đau khổ

từ đó phát sinh,

đó là vô minh,

tham của cõi Dục,

ái của cõi Sắc

và cõi Vô sắc,

năm thứ thấy sai,

cùng với các nghiệp (26) .

[Về hệ Thượng tọa bộ, đoạn năm], học thuyết căn bản và đồng nhất của Pháp tạng bộ là

(1) Phật tuy ở trong Tăng, nhưng hiến cúng riêng Phật thì được đại phước báo chứ không phải Tăng.

(2) Hiến cúng Tháp thì được đại phước báo.

(3) Phật với Thanh văn Duyên giác giải thoát tuy đồng nhất mà thánh đạo lại dị biệt.

(4) Không có ngoại đạo được 5 thần thông.

(5) La hán thì thân toàn là vô lậu (27) .

Ngoài ra, những học thuyết khác đa số lại đồng nhất với Đại chúng bộ.

[Về hệ Thượng tọa bộ, đoạn sáu], học thuyết căn bản và đồng nhất của Aẫm quang bộ là

(1) Pháp đã đoạn trừ và đã biến tri thì không, chưa đoạn trừ và chưa biến tri thì có.

(2) Nghiệp quả đã thành thục thì không, nghiệp quả chưa thành thục là có.

(3) Có các hành lấy quá khứ làm nhân, mà không các hành lấy vị lai làm nhân.

(4) Tất cả các hành toàn là bị diệt trong từng sát na.

(5) Những gì của các vị đang còn tu học đều có quả báo (28) .

Ngoài ra, những học thuyết khác phần nhiều đồng nhất với Pháp tạng bộ.

[Về hệ Thượng toạ bộ, đoạn bảy], học thuyết căn bản và đồng nhất của Kinh lượng bộ là

(1) Nói các uẩn có thể từ đời trước chuyển đến đời sau — nên đặc biệt danh Thuyết chuyển bộ.

(2) Không phải tách rời thánh đạo mà có sự vĩnh diệt của các uẩn.

(3) Có cái uẩn bên căn, có cái uẩn một vị.

(4) Vị trí dị sinh cũng có thánh pháp.

(5) Có cái “thắng nghĩa bổ đặc dà la” (29) .

Ngoài ra, những học thuyết khác phần nhiều đồng nhất với Thuyết hữu bộ.

Lược Giải.-

Đây là 6 đoạn còn lại trong 7 đoạn nói về học thuyết của các bộ phái thuộc hệ Thượng tọa bộ. Theo nhận xét của tôi, đừng thấy trong các học thuyết ấy có mục nói Ngã mà vội vã cho là ngoại đạo, là phi chánh pháp, cũng đừng thấy có mục nói Ngã chuyển đến đời sau mà hấp tấp bảo là thường kiến. Ở đây thực sự đã nêu lên vấn đề Ngã. Ngã ấy là thế nào đối với thần ngã mà ngoại đạo cao cấp nói, lại là thế nào đối với đức Ngã trong 4 đức của đại niết bàn mà Đại thừa nói, thì phải cứu xét cho kyծ Mặt khác, điều đáng ngạc nhiên thực sự là không xuất từ các bộ phái thuộc hệ Đại chúng bộ của tôn giả Ba sư ba mà có những tư tưởng về Ngã, mà những tư tưởng về Ngã ấy lại xuất từ các bộ phái thuộc hệ Thượng tọa bộ của tôn giả Ca diếp ba. Xưa nay hay nói Đại chúng bộ tiến thủ, Thượng tọa bộ bảo thủ, chữ tiến thủ có nghĩa xa nguyên thỉ hơn chữ bảo thủ, nói như vậy thực quá sai lầm.

Chỉ nói có thể mà thôi, cũng đã nhận thấy ích lợi mà Luận này đem lại.

Lời Ghi Của Ngài Huyền Tráng

Tam tạng pháp sư Huyền tráng phiên dịch Dị tông luận rồi, thuật lại cái ý phiên dịch của mình bằng cách nói bài chỉnh cú sau đây.

Cứu xét đầy đủ

các bản Phạn văn,

tôi phiên dịch lại

luận Dị tông luân,

văn thì thỏa đáng

nghĩa thì không lầm.

Ai người có trí

nên siêng tu học.

    Xem thêm:

  • Kinh Trường Bộ 27 – Kinh Khởi Thế Nhân Bổn (Agganana Sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 93 – Kinh Assalàyana (Assalàyana sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Bộ 28 – Kinh Tự Hoan Hỷ (Sampasàdaniya Sutta) - Kinh Tạng
  • Tây Phương Yếu Quyết Thích Nghi Thông Quy - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 23 – Tứ Sinh - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 20 - Kinh Tạng
  • Du Tâm An Lạc Đạo - Kinh Tạng
  • Kinh Tinh Xá Đầu Voi – Thích Nữ Tuệ Thành dịch - Kinh Tạng
  • Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 27 – Tiểu Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi (Cùlahatthipadopama sutta) - Kinh Tạng
  • A Di Đà Thông Tán Sớ - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 90 – Kinh Kannakatthala (Kannakatthala sutta) - Kinh Tạng
  • Chú Giải Tác Phẩm Đông Hải Nhược - Kinh Tạng
  • Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Thích Trí Quang dịch - Kinh Tạng
  • Nghi quỹ Đà-la-ni Tùy Cầu Tức Đắc Thần biến gia trì thành tựu Kim cang đảnh Du-già tối thắng Bí mật thành Phật - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Thọ Diệt Tội Và Thần Chú Bảo Hộ Các Em Bé - Kinh Tạng
  • Giải Thích Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 21 – Nghiệp Nhân - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Bộ 01 – Kinh Phạm Võng (Brahmajàla Sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Mười Pháp Tu Vãng Sanh Cực Lạc - Kinh Tạng