Kinh Mười Lực Của Phật

Phật Thuyết Phật Thập Lực Kinh

Tống Thí Hộ Đẳng dịch

Bản Việt dịch của Bùi Đức Huề

***

Tôi nghe như thế, thời đó Phật ở tại vườn Kỳ-Thụ Cấp-Cô-Độc nước Xá-Vệ cùng với các Bí-sô tham dự.

Khi đó Phật bảo các Bí-sô rằng : Các Ngài cần biết Như Lai Ứng – Cúng Chính Đẳng Chính Giác, có 10 loại lực, người đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi, ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu. Thế nào là 10 ? Gọi là Như Lai biết rõ như thực ở tất cả mọi nơi, tất cả nơi không thực cũng biết như thực. Bở do thực biết, đó là Lực thứ nhất của Như Lai : Trí tuệ biết địa điểm nơi không thực. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi, ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.

Mới lại Như Lai trong thời Quá khứ Tương lai Hiện tại. Tất cả Hữu tình có tạo tác c ác nghiệp . Là việc hay địa điểm là nguyên nhân hay báo ứng đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ hai của Như Lai : Trí tuệ biết Nghiệp. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.

Mới lại Như Lai ở trong các Thiền định giải thoát Tam-ma-địa , Tam-ma bát-để. Là nhiễm uế hay sạch sẽ, phần vị trí các Định đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 3 của Như Lai : Trí tuệ biết Định. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.

Mới lại Như Lai với các Hữu tình chúng sinh. Là tự thân hay người khác đủ loại Căn tính đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 4 của Như Lai : Trí tuệ biết Căn. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.

Mới lai Như Lai với các Hữu tình đủ loại tin hiểu, đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 5 của Như Lai : Trí tuệ biết tin hiểu. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.

Mới lại Như Lai với các loại Giới vô số Tính Giới, đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 6 của Như Lai : Trí tuệ biết Tính Giới. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.

Mới lại Như Lai với tất cả nơi có Đạo lớn, đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 7 của Như Lai : Trí tuệ biết nơi có Đạo lớn. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.

Mới lại Như Lai với vô số loại theo suy nhớ lưu lại đời trước đây. Gọi là một lần sinh hai lần sinh, ba bốn năm lần sinh, hoặc là 10, 11, thậm chí trăm lần sinh nghìn lần sinh. Trong vố số trăm nghìn lần sinh, trăm nghìn thành Kiếp hoại Kiếp, các việc thành hoại. Ta ở tại trong Hữu tình đó tùy theo nơi được sinh, tên chữ như thế, tính loại như thế. Họ tộc như thế, ăn uống khổ vui như thế, lượng thọ dài ngắn phận hạn như thế. Thọ mệnh đã hết ở nơi sinh nào đó, mất nơi này sinh nơi kia, mất nơi kia sinh nơi này. Các việc này cùng với Pháp duyên ở các phương, vô số chủng loại, theo suy nhớ lưu lại đời trước đây, đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 8 của Như Lai : Trí tuệ theo suy nhớ lưu lại đời trước đây. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.

Mới lại Như Lai Trí tuệ cõi Trời thanh tịnh vượt hơn trí tuệ nhân gian.Quan sát thấy tất cả Hữu tình của thế gian lúc sinh lúc mất, là đẹp hay xấu là phú quý hay bần tiện. Hoặc sinh theo hướng thiện hay sinh theo hướng ác, tùy theo nghiệp đã làm, thấy biết như thực. Nếu nghiệp Thân Miệng Ý của các Hữu tình, tạo hành không thiện, hủy báng Thánh Hiền. Phát khởi các nhìn thấy sai, Pháp nghiệp nhìn thấy sai, tập hợp lại là nguyên nhân. Mang nhân duyênđó thân hoại mệnh hết, đọa rơi xuống đường ác sinh trong Địa ngục. Nếu nghiệp Thân Miệng Ý của các Hữu tình, tạo tác hành thiện, không phỉ báng Thánh Hiền, phát khởi với nhìn thấy đúng. Pháp nghiệp nhìn thấy đúng tập hợp lại là nguyên nhân. Mang nhân duyênđó thân hoại mệnh hết. Ở tại nơi hướng thiện sinh lên cõi Trời, những việc như thế đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 9 của Như Lai : Trí tuệ biết cõi Trời. Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.

Mới lại Như Lai có các phiền nãođã hết sạch, tùy theo tăng thêm phiền não không thực. Giải thoát tâm thiện, giải thoát tuệ thiện, nhìn thấy Pháp như thế chứng nghiệm trí tuệ tự được quả. Ta đã hết sinh, Hạnh trong sạch đã tạo lập xong, việc cần làm đã làm xong về sau không thu nhận Có, đều biết như thực. Bởi do thực biết, đó là Lực thứ 10 của Như Lai : Trí tuệ hết phiền não . Như Lai Ứng-Cúng Chính Đẳng Chính Giác đầy đủ lực đó. Tức thời có thể biết rõ được khắp mọi nơi. Ở trong Đại chúng tự do bình đẳng thuyết Pháp trong sạch vi diệu.

Phật thuyết Kinh này xong, các Bí-sô chúng nghe được Phật nói, đều rất vui mừng tin nhận phụng hành.

    Xem thêm:

  • Kinh Mười Pháp Tu Vãng Sanh Cực Lạc - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 30 – Tiểu Kinh Thí Dụ Lõi Cây (Cùlasàropama sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Nhân Duyên Của Thái Tử Phước Lực - Kinh Tạng
  • Đại Tì Lô Già Na Lược Yếu Tốc Tật Môn Ngũ Chi Niệm Tụng Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Lầu Các Chánh Pháp Cam Lồ Cổ - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 17 – Làm Phúc - Kinh Tạng
  • Kinh Mạn Thù Thất Lợi So Sánh Công Đức Tràng Hạt - Kinh Tạng
  • Bích Nham Lục Của Thiền Sư Phật Quả Viên Ngộ – Thích Mãn Giác dịch - Kinh Tạng
  • Nghi Thức Lễ Bái và Sám Hối ở Trước 35 Vị Phật - Kinh Tạng
  • Phẩm Pháp Nghi Quỹ Niệm Tụng Cúng Dường Thánh Hạ Dã Hột Lí Phược Đại Oai Nộ Vương Lập Thành Đại Thần Nghiệm - Kinh Tạng
  • Vạn Pháp Quy Tâm Lục - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Về Tám Điều Nuôi Lớn Công Đức - Kinh Tạng
  • Kinh Bổn Nguyện Công Đức Của Bảy Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai – Thích Nguyên Chơn dịch - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 25 – Mười Việc Ác - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Quảng Bác Lâu Các Thiện Trụ Bí Mật Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Nghi Thức Tụng Niệm Đại Lạc Kim Cang Tát Đỏa Lược Trích Từ Kinh Kim Cang Đỉnh Thắng Sơ Du Già - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 20 – Lục Độ - Kinh Tạng
  • Phật Thuyết Công Đức Của Tu Lại - Kinh Tạng
  • Phẩm Đại Oai Đức Tối Thắng Kim Luân Tam Muội Chú Kinh Đà La Ni Đại Phật Đỉnh Như Lai Phóng Quang Tất Đát Đa Bát Đát La Đại Thần Lực Đô Nhiếp Nhứt Thiết Chú Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Bổn Nguyện Công Đức Của Bảy Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai – Thích Nữ Tâm Thường dịch - Kinh Tạng