1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

QUYỂN 11

I. BÀN CHUNG VỀ VẤN ÐỀ YẾT-MA

Yết-ma có nghĩa là bàn thảo và chung quyết thông qua những vấn đề của Tăng. Thuật ngữ của Luật tạng gọi là “Tác pháp biện sự”.

Như vậy, tất cả việc làm của Tăng đều do Yết-ma mà thành tựu. Do đó, Cổ đức nói: “Có tác pháp Yết-ma, có làm đúng như lời thuyết minh, mới gọi là Chánh pháp trụ thế”. Có chỗ lại nói: “Người nào không biết tác bạch Yết-ma, trọn đời không được lìa y chỉ”. Nên biết: Việc làm chính và hàng đầu của Tỳ-kheo là đây vậy. Nhưng người thế tục cho rằng chỉ có đối thú để nói lên tội lỗi của mình mới là Yết-ma, là điều sai lầm không phải nhỏ. Do vậy, nay đặc biệt trước hết trình bày rõ đại cương của vấn đề, phần chi tiết của 101 Tăng sự tản mác các khoa mục, ở đây không bàn đến.

Phần thứ tư (luật Tứ phần) thuyết minh:

Có 3 pháp Yết-ma tóm thâu tất cả các pháp Yeát-ma. Ba pháp Yết-ma đó là:

1. Bạch yết-ma.

2. Bạch nhị yết-ma.

3. Bạch tứ yết-ma.

Ðó là pháp Yết-ma, tóm thâu tất cả mọi pháp Yết-ma khác.

– Bạch yết-ma cũng gọi là đơn bạch.

– Bạch nhị yết-ma, luật Tăng kỳ gọi là Bạch nhất yết-ma, nghĩa là một lần bạch, một lần Yết-ma.

– Bạch tứ yết-ma, luật Tăng kỳ gọi là Bạch tam yết-ma, nghĩa là một lần bạch, ba lần Yết-ma.

Tát-bà-đa ma-đắc-lặc-già thuyết minh:

Có 101 pháp Yết-ma:

– Bạch yết-ma có 24 pháp.

– Bạch nhị yết-ma có 47 pháp.

– Bạch tứ yết-ma có 30 pháp.

Căn bản bách nhất yết-ma lại thuyết minh:

Sở dĩ gọi 101 pháp Yết-ma là nêu con số tổng quát, chứ đối với Ðại luật thì nhiều hay ít không đồng.

Nếu xếp thành từng loại thì:

– Ðơn bạch có 22 pháp.

– Bạch nhị có 47 pháp.

– Bạch tứ có 32 pháp.

Tùy cơ yết-ma thuyết minh:

Có đến 134 pháp.

– Ðơn bạch có 39 pháp.

– Bạch nhị có 57 pháp.

– Bạch tứ có 38 pháp.

Cộng thêm đối thủ có 33 pháp, tâm niệm có 14 pháp, thành ra 181 pháp.

Tuy chia thành khoa, mục, điều, số tác pháp một cách tường tận như thế, nhưng chưa khỏi phạm vào tội “chẳng chế mà chế”. Do vậy, mỗi lần Luật sư Hoài Tố bàn đến vấn đề đó đều nói: “Tốt hơn hết, là chỉ nên tuân theo nguồn gốc của Luật.”

Phần thứ ba (luật Tứ phần) thuyết minh:

Có 4 loại Tăng: Tăng 4 người, Tăng 5 người, Tăng 10 người, Tăng 20 người.

– Tăng 4 người, làm được tất cả Tăng sự thông thường, trừ Tự tứ, , thọ Cụ, xuất tội và Tăng sai.

– Tăng 5 người, trừ thọ Cụ nơi Trung quốc (địa phương) có nhiều Tăng và xuất tội, ngoài ra các Tăng sự khác đều làm được.

– Tăng 10 người, làm được tất cả Tăng sự, trừ xuất tội.

– Tăng 20 người, tất cả các pháp Yết-ma đều làm được. Nhiều hơn 20 người càng tốt.

– Nếu vì việc của Tăng mà tác pháp Yết-ma thì Tỳ-kheo-ni v.v… không được tính vào túc số. Những người bị cử tội, bị diệt tẫn, và người bị Tăng tác pháp Yết-ma không được tính vào túc số của Tăng.

– Không được tác pháp Yết-ma phi pháp, phi Tỳ-ni, phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hiệp, pháp biệt chúng, pháp tương tợ biệt chúng, pháp tương tợ hòa hiệp, ha bất chỉ (Người được quyền ngăn chặn, ngăn chặn mà không đình chỉ, tức là đồng với biệt chúng).

Thế nào gọi là Yết-ma phi pháp phi Tỳ-ni?

Tăng sự chỉ cần một lần bạch, một lần Yết-ma, mà tác pháp một lần bạch, ba lần Yết-ma; hoặc tác bạch mà không tác Yết-ma; hoặc tác Yết-ma, không tác bạch; hoặc tác bạch nhiều lần, hay tác Yết-ma nhiều lần (tức thuộc về phi pháp). Vấn đề không nên đem ra bàn, lại đem ra bàn (tức thuộc về phi Tỳ-ni).

Thế nào gọi là Yết-ma như pháp như Tỳ-ni?

Như pháp tác bạch mà tác bạch, như pháp tác Yết-ma mà tác Yết-ma (tức thuộc về như pháp). Như pháp cử tội mà cử tội (tức thuộc về như Tỳ-ni).

Thế nào gọi là Yết-ma phi pháp biệt chúng?

Người không đến, không dữ dục; người có mặt đủ tư cách ngăn chặn, đã ngăn chặn (tức thuộc về biệt chúng). Khi làm các Yết-ma, bạch việc này, đem tác Yết-ma việc khác (tức thuộc về phi pháp).

Thế nào gọi là Yết-ma phi pháp hòa hiệp?

Người không đến, thì dữ dục; người đủ tư cách ngăn chặn, không ngăn chặn (tức thuộc về hòa hiệp). Khi làm các Yết-ma, bạch việc này, đem tác Yết-ma việc khác (tức thuộc về phi pháp).

Thế nào gọi là Yết-ma như pháp biệt chúng?

Người không đến, không dữ dục; người đủ tư cách ngăn chặn, đã ngăn chặn (tức thuộc về biệt chúng). Như pháp tác Yết-ma (tức thuộc về như pháp).

Thế nào gọi là Yết-ma pháp tương tợ biệt chúng?

Người không đến, không dữ dục; người ngăn chặn được, đã ngăn chặn (tức thuộc về biệt chúng). Khi làm các pháp Yết-ma, lại tác Yết-ma trước, rồi sau mới tác bạch (tức thuộc về pháp tương tợ).

Thế nào gọi là Yết-ma pháp tương tợ hòa hiệp?

Người không đến, thì dữ dục; người đủ quyền ngăn chặn, không ngăn chặn (tức thuộc về hòa hiệp). Trước tác Yết-ma sau tác bạch (tức thuộc về pháp tương tợ).

Những người nào ngăn chặn không thành ngăn chặn?

Vì Tỳ-kheo tác Yết-ma thì Tỳ-kheo-ni cho đến người nên diệt tẫn, hoặc người ở trên giới (戒) trường, Pháp kiết giới (界): Trước hết kiết giới (戒) trường sau đó mới kiết đại giới (界). Khi kiết đại giới cần phải trừ nội địa của giới (戒) trường. Bởi khi làm Tăng sự, có việc chỉ cần 4 người, có việc cần 5 người, có việc cần 10 người, có việc cần đến 20 người để giải quyết Tăng sự ấy. Mỗi trường hợp như vậy, số Tăng cần thiết thì ở trong giới (戒) trường để hành Tăng sự, chứ khỏi phiền phải tập trung cả đại chúng lại. Nay, người ở trên giới (戒) trường tức là ra ngoài đại giới (界) cho nên dù có ngăn chặn nhưng không thành ngăn chặn (bất thành ha). Người đang hành pháp biệt trụ (mình phạm thô tội, đang hành pháp phú tàng, không nên ngăn chặn Yết-ma của Tăng). Người dùng thần túc trụ trên không (cách đất 4 ngón tay tức thành ly giới 界). Người ẩn một (tức đồng với người không hiện tiền). Người ở chỗ không nghe không thấy (tiểu giới 小界) thì phải duỗi cánh tay đụng nhau, đại giới (大i界) cũng phải ở trong tầm nghe mà thấy. Người bị Tăng tác pháp Yết-ma (chỉ trừ thọ Cụ và thọ Tăng sai). Những người như vậy, ngăn chặn không thành ngăn chặn (ha bất thành ha).

Thế nào gọi là ngăn chặn thành ngăn chặn?

Hàng thiện Tỳ-kheo (không đồng với Tỳ-kheo-ni, cho đến người nên diệt tẫn), đồng ở trên một giới

(界) (đồng với ở trên giới ‘戒’ trường, và không hành pháp biệt trụ). Không ở trong không, không ẩn một, không cách xa chỗ nghe thấy. Những hạng người như vậy thì ngăn chặn thành ngăn chặn (ha thành ha).

Căn bản mục-đắc-ca thuyết minh:

Có 12 hạng người không thuộc về loại được ngăn chặn, lời nói của họ không được lưu ý:

– Một là hạng người ngu, tức là người nghĩ điều ác, nói lời ác, làm việc ác.

– Hai là hạng người si, tức là người không trì Tô-đát-la (kinh), không trì Tỳ-nại-da (luật), không trì Ma-thất-lý-ca (luận).

– Ba là hạng người không phân minh, tức là người không thấu rõ giáo văn của ba Tạng.

– Bốn là hạng người không thiện xảo, tức là không rành giáo lý ba Tạng.

– Năm là hạng người vô tàm, tức là trong 4 tha thắng, phạm một giới.

– Sáu là hạng người có tỳ vết oán thù, tức là người mới làm việc đấu tranh hoặc là trước đó đã có sự oán hiềm.

– Bảy là hạng người ở ngoài giới (界).

– Tám là hạng người bị xả khí (tức là bị vất bỏ).

– Chín là hạng người nói không thứ tự, tức là người nói vọng, nói ly gián, nói thô ác, nói lời tạp loạn.

– Mười là hạng người xả oai nghi, tức là lìa chỗ đang ngồi.

– Mười một là hạng người mất bổn tánh, tức người làm điều không nên làm, đối với các học xứ không biết tu tập.

– Mười hai là hạng người thọ học.

Có 3 hạng người nên ngăn chặn:

– Một là hạng người trụ nơi bổn tánh.

– Hai là hạng người nói lời có thứ tự.

– Ba là hạng người không xả oai nghi.

Nếu người mất bổn tánh, sau trở lại trụ bổn tánh cũng được quyền ha (được ngăn chặn), cần phải lưu ý lời nói của họ.

Nếu đại chúng sai 12 hạng người nói trên, mà họ nói: “Ðại đức không nên sai tôi”, người nào nói như vậy, cần phải lưu ý.

Luật Tăng kỳ nói:

Tăng sự cần chúng 20 người tác Yết-ma mà dùng chúng 10 người thì không thành tựu, cần chúng 10 người mà dùng chúng 5 người, cần chúng 5 người mà dùng chúng 4 người, cần tác Bạch tam yết-ma, mà Bạch nhất, cần tác Bạch nhất yết-ma mà đơn bạch, đều không thành tựu.

Cần tác bạch, mà tác Bạch nhất yết-ma, cần Bạch nhất yết-ma mà tác Bạch tam yết-ma, cần chúng 4 người mà dùng chúng 5 người, cần chúng 5 người mà dùng chúng 10 người, cần chúng 10 người mà dùng chúng 20 người thì đều thành tựu.

Bộ Yết-ma của luật Ðàm-vô-đức thuyết minh:

“Khi tác pháp các Yết-ma, trước hết nên bảo:

Người chưa thọ Cụ túc phải ra.

Tỳ-kheo không đến phải thuyết dục và thanh tịnh.

Tăng nay hòa hợp để làm gì?

Một vị (Duy-na) tùy theo sự việc mà trả lời, như Yết-ma để Bố-tát hay Yết-ma để Tự tứ…

Trường hợp Yết-ma để kiết giới, không có phép thọ dục (nhận sự vắng mặt).

Luật Thập tụng thuyết minh:

Tỳ-kheo không nên cùng với Ni Yết-ma, trừ thọ Cụ, Ma-na-đỏa, xuất tội. Các Ni không được tác Yết-ma đối với Tỳ-kheo, trừ Yết-ma không lễ bái, không cùng nói, không cúng dường.

II. VẤN ÐỀ KIẾT GIỚI

Tất cả Tăng sự như pháp đều do thực hành trong cương giới được Tăng ấn định mà thành tựu, cho nên trước hết phải thuyết minh.

Hỏi: Thời nay, nơi nhà tụng luật, hoặc không được kiết giới hoặc chỉ dùng pháp kiết giới trong đại bi sám, thử xét những Tăng sự đó có thành tựu hay không?

Ðáp: Nếu không kiết giới thì khi hành Tăng sự,

trong Thiệm-bộ một Thanh văn đệ tử của Như Lai không đến tham dự tức thành biệt chúng, tất cả các pháp đều không thành tựu. Ðây là việc làm chính yếu của Tăng đâu có thể thiếu sót được. Vấn đề lễ sám trì chú kiết đàn, thuộc về pháp dụng của Mật tông, dứt khoát không nên nhầm lẫn.

Vấn đề kiết giới tóm lược có 5:

1. Kiết giới (戒) trường.

2. Kiết đại giới (界).

3. Kiết giới không mất y.

4. Kiết giới tịnh trù.

5. Phương tiện kiết tiểu giới.

1. Kiết giới trường

Phần thứ hai[1] thuyết minh:

Lúc bấy giờ, các Tỳ-kheo có việc cần Yết-ma với chúng 4 người, chúng 5 người, chúng 10 người, chúng 20 người, mà phải tập hợp cả đại chúng nhọc nhằn, đức Phật dạy cho phép kiết giới (戒) trường để Yết-ma.

Phương thức kiết giới trường:

Trước hết công bố ranh giới được quy định của 4 phương giới trường. Hoặc dùng trụ cột, hoặc dùng đá, hoặc dùng bờ đê làm giới hạn…

Bạch nhị yết-ma để kiết. (Trước hết hỏi: Tăng hợp chưa? – Hòa hợp không? – Người chưa thọ Cụ túc giới ra chưa?

– Tăng nay hòa hợp để làm gì? Một người ‘Duy-na’ trả lời các câu hỏi. Câu cuối cùng trả lời là: Kiết giới Yết-ma. Như vậy rồi, mới thực hiện pháp tác bạch):

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe: Tỳ-kheo nơi trú xứ này vừa công bố tướng bốn phương của tiểu giới (小界). Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận sử dụng bên trong tướng bốn phương của tiểu giới này kết làm giới trường. Ðây là lời tác bạch”.

Vị Yết-ma hỏi để chung quyết:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe: Tỳ-kheo nơi trú xứ này vừa công bố tướng tứ phương của tiểu giới. Tăng nay sử dụng bên trong bốn phương của tiểu giới này, kiết làm giới trường. Trưởng lão nào đồng ý Tăng nay sử dụng bên trong tướng bốn phương của tiểu giới này, kiết làm giới trường thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói. Tăng đã đồng ý sử dụng bên trong tướng bốn phương của tiểu giới này, kiết làm giới trường rồi, nên im lặng. Việc ấy, tôi ghi nhận như vậy.”

Trường hợp các Tỳ-kheo muốn thu hẹp hay nới rộng cương giới, đức Phật dạy: “Muốn vậy, trước hết phải giải giới cũ, mới kiết lại giới mới theo ý muốn. Kiết giới hay giải giới đều phải Bạch nhị yết-ma để tác pháp.”

2) Kiết đại giới

Theo luật Ngũ phần thuyết minh:

Kiết giới trường trước, kiết giới Tăng phường sau. Khi kiết giới Tăng phường xướng bốn phương giới tướng, trừ nội địa.

Luật nhiếp thì thuyết minh:

Khi kiết thì kiết tiểu giới trước, khi giải thì giải tiểu giới sau.

Ngài Tuyên Công (Ðạo Tuyên) cũng áp dụng thuyết này. Ngài Hoài Tố tuy liệt kê đại giới trước mà nghiên cứu về chú văn thì ngài cũng dùng ý đây. Nay nên y cứ theo đó mà kiết.

Phần thứ hai thuyết minh:

Trước hết trải tòa, đánh kiền chùy, tập họp tất cả Tăng lại một chỗ, không cho phép thọ dục. Trong đó, hoặc là vị Tỳ-kheo cựu trú, hoặc là vị biết rõ giới tướng, xướng tướng bốn phương của đại giới. Ví như phương Ðông lấy núi làm mốc giơùi, lấy thành làm mốc giới… các phương kia cũng xướng như vậy. Xướng rồi, vị nào coù khả năng Yết-ma tác pháp:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe: Tỳ-kheo cựu trú nơi trú xứ này vừa công bố tướng bốn phương của đại giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, sử dụng bên trong tướng bốn phương của cương giới này, trừ địa phận của giới trường, kiết làm đại giới, đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới. Ðây là lời tác bạch.”

Vị Yết-ma hỏi để chung quyết:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo cựu trú nơi trú xứ này vừa công bố tướng bốn phương của đại giới. Nay Tăng sử dụng bên trong tướng bốn phương của cương giới này, trừ địa phận của giới trường, kiết làm đại giới, đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới. Trưởng lão nào đồng ý nay Tăng sử dụng bên trong tướng bốn phương của cương giới này, trừ địa phận của giới trường, kiết làm đại giới, đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói. Tăng đã đồng ý sử dụng bên trong tướng bốn phương của cương giới này, trừ địa phận của giới trường, kiết làm đại giới, đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới rồi, nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy”.

Không nên hai giới tiếp giáp nhau, nên làm tiêu tướng để biết. Không nên hai giới chồng lên nhau, phải có khoảng cách ở giữa hai giới (giới trường và đại giới).

Trường hợp hai trú xứ lợi dưỡng khác nhau, thuyết giới khác nhau, nay muốn chung lại cùng lợi dưỡng cùng thuyết giới thì hai bên giải giới cũ rồi cùng kiết lại giới mới.

Nếu muốn thuyết giới riêng mà lợi dưỡng chung, vì bảo vệ trú xứ, thì cũng như vậy.

Nếu muốn đồng thuyết giới, riêng lợi dưỡng cũng như vậy.

Trường hợp hai trú xứ, đồng thuyết giới, đồng lợi dưỡng, muốn thuyết giới riêng, lợi dưỡng riêng cũng như vậy.

Không được hai trú xứ cách nhau quá xa mà cùng một thuyết giới, cùng một lợi dưỡng.

Luật Ngũ phần thuyết minh:

Không nên cùng ở, cùng được lợi dưỡng mà Bố-tát riêng, kiết giới riêng. Nếu vi phạm, mắc tội Thâu-lan-giá. (Theo luật Tứ phần thì – vì bảo vệ trú xứ nên cho phép. Bởi lẽ dù thuyết giới riêng, lợi dưỡng riêng, nhưng có sự chia bùi xẻ ngọt cho nhau; nên hợp chung lại hay chia riêng đều như nhau. Do vấn đề đi lại, hoặc có hoạn nạn thì thuyết giới vẫn như cũ. Ở đây, nói rằng không cho là vì đồng ở với nhau mà Bố-tát riêng, đó chính là hiện tượng phá Tăng vậy).

Luật nhiếp thuyết minh:

Sông hay suối có cầu đò thì được kiết giới thông qua. Trường hợp cầu đò bị hư hỏng, có ý sửa chữa lại thì được trải qua bảy đêm, đến đêm thứ tám thì cương giới bị mất. Nếu không có ý sửa sang laïi thì khi hư liền mất giới.

Căn bản ni-đà-na thuyết minh:

Ðại giới có thể kiết trong hai du-thiện-na rưỡi, quá tức là phi giới (một du-thiện-na bằng 30 dặm, hai du-thiện-na rưỡi tức là 75 dặm) Tỳ-kheo khách đến một trú xứ khác không có người, trải qua bảy, tám ngày mà vẫn không có ai đến, nên phải cùng nhau kiết giới.

Luật Thập tụng nói:

Nếu không xả giới cũ trước thì không được kiết giới mới.

3) Kiết giới không mất y

Phần thứ hai[2] thuyết minh:

Lúc bấy giờ có một Tỳ-kheo tu hạnh nhàm chán, thấy nơi A-lan-nhã có một cái hang đuùng theo lý tưởng, nghĩ rằng: Nếu được phép lìa y mà ngủ thì ta liền ở nơi hang này để tu.

Ðức Phật dạy: “Nên kiết giới không mất y, bằng pháp Bạch nhị yết-ma.”

Khi ấy, các Tỳ-kheo cởi y để trong nhà thế tục, khi thay y lộ hình. Phật dạy: “Trừ xóm làng và ranh giới ngoài xóm làng”.

(Ðại giới của Tăng-già bao trùm đến 70 dặm, trong đó dĩ nhiên có xóm làng của người thế tục. Xóm làng không nhất định, hoặc trước không sau có, hoặc nay có sau lại không, cho nên chỉ nói: Trừ thôn xóm và ranh giới của thôn xóm, ngoài ra thuộc về giới không mất y.)

Tác pháp Yết-ma bạch như sau:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Trụ xứ này đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trừ xóm làng và ranh giới của xóm làng, kiết làm giới không mất y. Ðây là lời tác bạch.”

Vị Yết-ma hỏi để biểu quyết:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Trụ xứ này đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, trừ xóm làng và ranh giới của xóm làng, kiết làm giới không mất y. Trưởng lão nào đồng ý Tăng sử dụng trụ xứ này, trừ xóm làng và ranh giới của xóm làng, kiết làm giới không mất y thì im lặng. Ai không đồng ý thì xin nói. Tăng đã đồng ý sử dụng trụ xứ này, trừ xóm làng và ranh giới của xóm làng, kiết làm giới không mất y, nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.”

Giải giới không mất y trước, rồi sau giải đại giới.

Không được cách dòng nước chảy mạnh mà kiết giới không mất y, trừ có cầu qua lại.

Luật Thập tụng thuyết minh:

Nếu xả đại giới thì giới không mất y tự nó xả. Nếu xả giới không mất y thì đại giới còn nguyên.

4) Kiết giới tịnh trù

Cũng gọi là tịnh địa. Bởi vì nếp sống của Tỳ-kheo không được phép ăn đồ ăn cách đêm, hay ngủ chung với thức ăn. Nếu trong phạm vi phòng của Tăng có để thức ăn thì gọi là túc thực, tức là ngủ với thức ăn; Tỳ-kheo ăn thức ăn ấy thì gọi là bất tịnh thực. Nay kiết giới tịnh địa để tránh khỏi hai tội nói trên.

Phần thứ ba[3] thuyết minh:

Cho phép trong phạm vi của Già-lam kiết làm tịnh địa. Quy định phòng nào hay nơi ôn thất[4]… dùng làm tịnh địa, rồi bạch nhị Yết-ma để kiết.

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay chấp thuận sử dụng địa điểm… kiết làm tịnh địa. Ðây là lời tác bạch”.

Vị Yết-ma hỏi để biểu quyết:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Tăng nay sử dụng địa điểm… kiết làm tịnh địa. Trưởng lão nào đồng ý Tăng sử dụng địa điểm… kiết làm tịnh địa thì im lặng. Ai không đồng ý thì xin nói – Tăng đã đồng ý sử dụng địa điểm… kiết làm tịnh địa rồi, nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy”.

Có 4 loại tịnh địa:

a) Ðàn-việt hay người chức sự phụ trách, khi làm Tăng phòng, tức là cất chùa hay cất tịnh xá… minh định như sau: “Chỗ này làm tịnh địa cho Tăng”.

b) Trường hợp có người vì Tăng xây cất chùa nhưng chưa dâng cúng cho Tăng.

c) Trường hợp nơi địa điểm đó, phân nửa có rào ngăn hay phaàn nhiều không có rào ngăn: Tường, vách, mương, rãnh cũng như vậy.

d) Tăng Bạch nhị yết-ma để kiết.

Phòng của Tỳ-kheo cho đến nơi miếu thờ thần đều có thể kiết làm tịnh địa. Không nên dùng căn phòng tốt kiết làm tịnh địa mà nên sử dụng căn phòng xấu nhất để kiết làm tịnh địa.

5) Phương tiện kiết tiểu giới

Phần thứ hai[5] thuyết minh:

Trường hợp gặp ngày Bố-tát mà đang đi giữa đồng vắng; chư Tăng hòa hợp thì tập trung lại một chỗ để thuyết giới. Nếu không được hòa hợp thì những vị cùng hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê) hay thiện hữu trí thức, dừng chân bên lề đường, tập trung lại một chỗ kiết tiểu giới để thuyết giới. Bạch nhị yeát-ma để kiết như sau:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Nay có… Tỳ-kheo tập hợp, đối với Tăng, Tăng chấp thuận kiết tiểu giới. Ðây là lời tác bạch.

Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Nay có… Tỳ-kheo tập hợp, kiết tiểu giới. Trưởng lão nào đồng ý Tăng kiết tiểu giới thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói.

Tăng đã đồng ý, phạm vi ngang bằng với số… vị Tỳ-kheo tập hợp này kiết làm tiểu giới rồi, nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.”

(Bao nhiêu Tỳ-kheo cần nói rõ số lượng. Tất cả đều phải ngồi, vị này đưa tay ra vừa đụng vị kia là đúng luật).

Thuyết giới rồi, nên xả giới mới đi. Tự tứ cũng vậy.

Trường hợp có người muốn thọ giới mà trong khi người không đồng ý chưa ra ngoài giới, thì số người đồng ý nên gấp ra ngoài giới, tập họp lại một chỗ, kiết tiểu giới để truyền trao giới cho giới tử ấy. Trao giới xong nên giải giới liền.

(Phương pháp giải cùng với phương pháp kiết như nhau, chỉ mỗi chữ “kiết 結” thành chữ “giải 解” mà thôi).

III. VẤN ÐỀ THỌ GIỚI

Luận rằng: Giới Tỳ-kheo là quy củ rộng rãi của nếp sống người xuất thế; ngôi Tăng bảo được kiến lập từ đây. Quan trọng ở chỗ sau khi thọ giới phải nghiêm túc hành trì, chứ không phải chỉ “làm gọi là” trong khi đăng đàn thọ giới mà thôi.

Vấn đề thiết yếu trong đàn giới là tác pháp Yết-ma. Bậc thầy kiệt xuất đời sau đem vấn đề khai đạo xếp vào nghi thức của giới đàn là một điều nhầm lẫn; văn tự dài dòng, kéo dài thì giờ sanh phiền phức và mỏi mệt.

Do văn tự dài dòng mỏi mệt nên xếp cho giới tử đồng loạt thọ giới. Văn tự dài là trái với quy củ của Phật, thọ giới đồng loạt trở thành phi pháp, nên giới tử không đắc giới. Hơn nữa, khi thọ giới in tuồng ân cần, nhưng thọ rồi lại buông trôi; thật là điên đảo sai lầm!

Nay dựa vào luật Tứ phần, nêu lên những điều Phật chế để tiện việc tuân hành.

Ðối với Hòa thượng và Giới sư phải như thế nào?

Tùy theo thời gian cần, và thích hợp. Nếu nạn duyên thì cho phép nhiều lắm là 3 người mỗi lần thọ, chứ tuyệt đối không được nhiều hơn.

Ðể khỏi trở thành phi pháp, lược thuyết minh bốn vấn đề:

a) Phương pháp xuất gia thọ 10 giới.

b) Phương pháp thỉnh Hòa thượng và cật vấn trọng nạn đối với giới tử.

c) Phương pháp đăng đàn thọ Cụ.

d) Phương pháp đắc giới và không đắc giới.

A. Nói rõ về phương pháp xuất gia và thọ 10 giới

Không được độ người ngoại đạo phá hoại Chánh pháp.

Căn bản bách nhất yết-ma thuyết minh:

Người ngoại đạo xin xuất gia, cho họ Tam quy và Ngũ giới. Rồi hướng dẫn họ đối diện trước Tăng cầu xin bốn tháng sống chung. Văn xin như sau:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Con tên là… là người ngoại đạo, xin Tăng cho con bốn tháng sống chung. Cúi xin Tăng thương xót cho con được sống chung bốn tháng”. (Thưa xin 3 lần).

Chư Tăng bảo họ đứng chỗ mắt thấy tai không nghe. Thảo bàn xong, Bạch tứ yết-ma cho phép họ bốn tháng sống chung. Thời gian bốn tháng đó, bằng mọi cách thử thách, tư tưởng họ như thế nào, để sau bốn tháng quyết định cho hay không cho họ xuất gia.

Ðối với đạo “Búi tóc” và “Thờ lửa” khỏi phải bốn tháng sống thử thách đó.

Không được độ đày tớ của người.

Không được độ bọn người làm giặc.

Luật Ngũ phần nói:

Người làm giặc mà nhàm chán nghiệp ác, cầu xin xuất gia, thì đem họ đến địa phương không ai biết họ, cho họ xuất gia thọ Cụ.

Không được độ người mắc nợ.

Luật Thiện kiến nói:

Có người vì họ trả số nợ đó thì được độ họ xuất gia.

Không được độ người có 5 chứng bệnh như sau: bệnh hủi, bệnh ung thư, bệnh hủi trắng, bệnh càn tiêu[6], bệnh điên cuồng (bệnh nan y).

– Không được độ người mà cha mẹ họ không

đồng ý.

Luật Thiện kiến nói:

Có các địa phương, quốc độ, độ người xuất gia khỏi phải hỏi cha mẹ họ.

Không được độ người tại chức của nhà quan.

Họ hết ăn lương rồi thì được độ. Hoặc họ xin phép vua mà vua đồng ý thì được độ.

Người phạm tịnh hạnh Tỳ-kheo-ni, vào đạo với tâm giặc, huỳnh môn, súc sanh, người phạm tội ngũ nghịch… chưa xuất gia thì không được độ cho xuất gia, xuất gia rồi thì phải diệt tẫn.

Vấn đề phạm tịnh hạnh Tỳ-kheo-ni, luật Thiện kiến thuyết minh: Phạm tịnh hạnh với Tỳ-kheo-ni, người phạm lần đầu khiến ni mất trinh thì người đó không được xuất gia, người phạm lần thứ hai đối với người ni đó thì không trở ngại đối với việc xuất gia.

Vấn đề vào đạo với tâm giặc, luật Tăng kỳ thuyết minh: Nếu người tự nguyện xuất gia mà chưa từng dự lễ Bố-tát, Tự tứ, rồi hoàn tục, sau đó tâm tốt phát sanh xin xuất gia lại thì được độ xuất gia thọ giới Cụ túc. Nếu người ấy đã từng dự lễ Bố-tát, Tự tứ tức gọi là đạo trụ (sống để trộm pháp), không cho phép xuất gia. Nếu con của vua hay con của đại thần tỵ nạn tự mặc áo cà-sa cũng vậy.

Nếu muốn cạo đầu để độ xuất gia trong phạm vi Tăng-già-lam thì phải thưa với tất cả Tăng được biết. Nếu không tập họp được thì dẫn đương sự đến từng phòng để thưa cho biết rồi mới cạo đầu. Trường hợp tập họp được thì tác bạch rồi sau mới cạo đầu. Văn tác bạch như sau:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Người này tên là… muốn cầu tôi tên là… cạo tóc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho người này tên là… cạo tóc. Ðây là lời cáo tri.

Luật Tăng kỳ thuyết minh: Không cho phép, không bạch Tăng mà độ người xuất gia, bạch việc cạo đầu mà không bạch việc xuất gia phạm tội Việt tỳ-ni. Cả hai đều khoâng bạch, phạm hai tội Việt tỳ-ni. Nếu độ ngoài cương giới thì không phạm.

Vị A-xà-lê nên tác bạch:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Người này tên là… cầu Tỳ-kheo tên là… xuất gia. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho người này tên là… xuất gia. Ðây là lời tác bạch.

(Nếu không đủ bốn Tỳ-kheo trở lên thì không nên tác bạch).

Xuất gia có nghĩa là thọ 10 giới. Nếu không thọ 10 giới, chỉ cạo đầu, không được gọi là xuất gia. Thọ 10 giới rồi gọi là pháp đồng Sa-di vậy.

Bạch rồi, bảo họ mặc áo hoại sắc, trống vai mặt, quỳ gối chắp tay thưa rằng:

“Con tên là… quay về nương với Phật, quay về nương với Pháp, quay về nương với Tăng. Theo đức Như Lai xuất gia. Tỳ-kheo hiệu… làm Hòa thượng. Ðức Như Lai bậc chí nhơn, Ðẳng chánh giác, là đấng Thế Tôn của con. (nói 3 lần).

“Con tên là… quay về nương với Phật, quay về nương với Pháp, quay về nương với Tăng. Theo Ðức Như Lai xuất gia rồi. Tỳ-kheo hiệu… làm Hòa thượng. Như Lai bậc chí chơn, Ðẳng chánh giác, là đấng Thế Tôn của con”. (nói 3 lần)

“Như chư Phật, trọn đời không sát sanh, con tên là… cũng trọn đời không sát sanh.”

“Như chư Phật, trọn đời không trộm cắp, con tên là… cũng trọn đời không trộm cắp.”

“Như chư Phật, trọn đời không dâm dục, con tên là… cũng trọn đời không dâm dục”.

“Như chư Phật, trọn đời không nói dối, con tên là… cũng trọn đời không nói dối”.

“Như chư Phật, trọn đời không uống rượu, con tên là… cũng trọn đời không uống rượu”.

“Như chư Phật, trọn đời không đeo tràng hoa thơm, không thoa đồ thơm vào mình, con tên là… cũng trọn đời không đeo tràng hoa thơm, không thoa đồ thơm vào mình.”

“Như chư Phật, trọn đời không ca múa xướng hát, khoâng đến xem nghe, con tên là… cũng trọn đời không ca múa xướng hát, không đến xem nghe”.

“Như chư Phật, trọn đời không ngồi giường cao rộng lớn, con tên là… cũng trọn đời không ngồi giường cao rộng lớn”.

“Như chư Phật, trọn đời khoâng ăn phi thời, con tên là… cũng trọn đời không ăn phi thời”.

“Như chư Phật, trọn đời không cầm nắm sanh tượng vàng bạc, vật báu, con tên là… cũng trọn đời không cầm nắm sanh tượng[7], vàng bạc, vật báu”.

Ba pháp Quy y và Mười giới trên đều do Thầy A-xà-lê hướng dẫn nói. Kế tiếp ngài A-xà-lê dạy:

“Ông nay đã thọ 10 giới Sa-di rồi, nên trọn đời vâng giữ đừng để trái phạm. Nên cúng dường Tam Bảo. Tất cả những điều như pháp Hòa thượng và A-xà-lê dạy bảo không được trái nghịch. Tâm thường cung kính bậc thượng, trung, hạ tọa. Siêng năng cầu học tọa thiền, tụng kinh. Yểm trợ việc làm phước. Ðóng cửa ba đường dữ, mỡ ngỏ Niết-bàn. Ðối với các pháp của Tỳ-kheo nên tăng trưởng Chánh nghiệp để đạt đến bốn đạo quả”.

(Thọ giới Sa-di phải đủ 2 thầy ‘Hòa thượng và A-xà-lê’. Như ngài Xá-lợi-phất làm Hòa thượng, ngài Mục-kiền-liên làm Xà-lê truyền giới trong giới đàn La-hầu-la thọ giới Sa-di vậy. La-hầu-la còn thế, các truờng hợp khác nên biết).

Hỏi: Dựa vào pháp Sa-di thập giới thì trước hết thọ Tam quy, Ngũ giới rồi thuyết 10 giới xuất gia, là quy củ chánh yếu của Phật. Giả như có kẻ bạch y, muốn cầu xuất gia, không thọ 5 giới, vội thọ 10 giới, như vậy có đúng pháp không?

Ðáp: Nếu đã thọ 5 giới thì nên cho cạo đầu rồi thọ 10 giới. Nếu chưa thọ 5 giới thì trước hết cho thọ 5 giới rồi cạo tóc, thuyết 10 giới. Trường hợp không thọ 5 giới, vội nói 10 giới đồng như không thọ 10 giới mà thọ Cụ túc giới thì người này tuy đắc giới, nhưng hai thầy Hòa thượng và Xà-lê mắc tội vậy.

Phần thứ hai[8] thuyết minh:

Phòng xá, ngọa cụ phân phối cho Sa-di, theo thứ tự sau Tỳ-kheo hạ tọa. Không được khiến Sa-di ngồi nằm trên giường dây. Nếu họ có thể giữ gìn không nhơ nhớp thì cho họ nằm ngồi.

Phần thứ tư[9] thuyết minh:

Sa-di nên lấy tuổi đời làm thứ tự. Nếu tuổi đời bằng nhau thì lấy tuổi đạo tức tuổi xuất gia làm thứ tự.

Luật Tăng kỳ thuyết minh:

Sa-di nhỏ nhất là 7 tuổi. Nếu 7 tuổi mà không biết tốt xấu đều không nên cho xuất gia. Già nhất là quá 70 tuổi mà có thể làm được công việc. Nếu dưới 70 tuổi mà không làm được việc gì, nằm ngồi phải nhờ người, đều không nên cho xuất gia. Nếu tuổi 70 mà mạnh khoẻ, có thể tu tập và làm các việc thì nên cho xuất gia. Khi xuất gia nên cạo râu trước rồi cạo tóc sau.

Ðối với người cầu xuất gia không nên nói xuất gia sướng, nên nói xuất gia khổ. Từ việc ăn đến việc ngủ đều thiếu thốn. Thức nhiều, ông có chịu được không? Nếu họ nói được, thì cho cạo tóc.

Từ 7 tuổi đến 13 tuổi gọi là Khu ô Sa-di.

Từ 14 tuổi đến 19 tuổi gọi là Ứng pháp Sa-di.

Từ 20 tuổi đến 70 tuổi gọi là Danh tự Sa-di.

Vật thực và y phục phi thời thì cung cấp như nhau. Y an cư thì cho nhận 1/2 hay 1/3 so với Tỳ-kheo.

Căn bản ni-đà-na thuyết minh:

Mới 6 tuổi tuy có thể đuổi quạ được cũng không cho xuất gia. Dù 7 tuổi mà không thể đuổi quạ được thì cũng không cho xuất gia.

Hỏi: Kinh Xuất gia công đức nói: “Trong cõi Diêm-phù-đề, nếu có người xuất gia trì giới, một ngày

một đêm cho đến giây lát thanh tịnh thì lợi ích không xiết kể. Nếu ai gây trở ngại ngăn chặn việc xuất gia ấy, tức là cướp đoạt vô lượng thiện tài, phải nhận lấy ác quả”. Nay luật Tăng kỳ lại nói: “Ðối với người cầu xin xuất gia, không nên nói xuất gia sướng, nên nói xuất gia khổ v.v…” như vậy có phải là cản trở ngaên chặn việc xuất gia không?

Ðáp: Ðối với người tín tâm xuất gia thì không trở ngại. Kẻ tà tâm nhập đạo, cần phải gạn lọc. Ðối với người thiện tâm mà trở ngại thì làm cho họ thối mất thiện căn, mà nếu không gạn lọc thì sẽ làm cho Phật pháp bị bại hoại. Hơn nữa, trong kinh chỉ khuyên thân hữu quyến thuộc không nên cản trở họ; trong luật lại dạy Hòa thượng và A-xà-lê không được nhiếp thọ một cách bừa bãi.

Luật Thiện kiến nói rõ:

Sa-di phạm phải 10 điều ác sau đây cần phải diệt tẫn: Sát, đạo, dâm, khi (lừa dối), uống rượu, huỷ báng Phật, Pháp, Tăng, tà kiến, ố ni. Chín điều trước cải quá không làm lại còn có thể cho thọ Cụ. Ðiều chót nhất quyết không thể được.

Dựa vào luận Tát-bà-đa thì người nào phạm trọng giới trong 5 giới hay 8 giới còn không thể thẳng tiến trên vấn đề tu hành được, huống chi là Sa-di. Nay nói rằng “có thể cho thọ Cụ” là đặt nặng ở chỗ sám hối, không làm lại. Cũng như Tỳ-kheo, tuyệt nhiên không che giấu, sau khi phạm giới, được cho học giới vậy. Trong chức năng Hòa thượng, đặc biệt giữ kín điều này, đừng để cho Sa-di trộm biết vậy.

Hỏi: Khi chính thức thọ giới tại sao Hòa thượng lại không thuyết giới? Ðoạn sau lại nói: Hòa thượng không có mặt cũng đắc giới. Giả như vị A-xà-lê không có mặt, Hòa thượng có thể thay thế truyền trao được không?

Ðáp: Thọ giới tuy nương nơi Hòa thượng nhưng thực hiện bạch Yết-ma ắt phải nương vị A-xà-lê. Ðiểm chính yếu trong giới pháp xuất gia, quan hệ nơi Tăng luân, chứ không cho phép truyền thọ một cách riêng tư vậy. Nếu hứa khả cho vị Hòa thượng tự nói thì vị Yết-ma trở thành vô quyền. Như thế ắt có cái lỗi lộn xộn trong vấn đề độ người xuất gia.

B. Thuyết minh pháp thỉnh hoà thượng và vấn trọng nạn

Kiền-độ thọ giới[10] nói rằng:

Lúc bấy giờ có những người xuất gia học đạo, không được dạy dỗ, đánh mất oai nghi, mặt y không ngay ngắn, khất thực không như pháp, khắp nơi thọ đồ ăn bất tịnh. Hoặc nhận bát bất tịnh ăn, trong bữa ăn kêu nói ồn ào như Bà-la-môn nhóm họp. Có Tỳ-kheo bệnh, không người chăm sóc cho đến mạng chung, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật dạy: “Từ nay cho phép có Hòa thượng. Hòa thượng đối với đệ tử có ý niệm như con thơ. Ðệ tử thờ Hòa thượng với ý niệm như thờ cha; cùng nhau kính nể, cùng nhau săn sóc. Có vậy Chánh pháp mới được lâu bền, điều lợi ích thêm rộng lớn.”

Nghi lễ thỉnh Hòa thượng: Ðắp y trống vai mặt, quỳ gối, chắp tay, tác bạch:

“Con tên là… nay thỉnh Ðại đức làm Hòa thượng. Xin Ðại đức vì con làm Hòa thượng. Con nương nơi Ðại đức được thọ giới Cụ túc”. (thưa 3 lần)

Hòa thượng nên trả lời:

“Chấp thuận (khả dĩ)!” Hoặc nói: “Tôi sẽ dạy bảo ông!” Hoặc nói: “Thanh tịnh chớ buông lung!”

Khi mới cạo tóc xuất gia, cũng nên thỉnh Hòa thượng như vậy. Chỉ đổi lời: “Con nương nơi Ðại đức để được xuất gia thọ giới”.

Nếu vị Hòa thượng khi thọ 10 giới còn sống, thì không nên thỉnh Hòa thượng khác.

Nếu thọ giới Cụ túc mà vị Hòa thượng tuyền 10 giới hoặc đi xa, hoặc mạng chung, hoặc xả giới, hoặc bị diệt tẫn, không còn để nương tựa nữa thì phải chọn lựa một đại Tỳ-kheo để thỉnh làm Hòa thượng cho mình.

Luật định: phải hỏi 13 nạn sự, trước khi Bạch tứ yết-ma truyền trao giới Cụ túc (phải giải thích cho giới tử hiểu rõ từng vấn đề một, trước khi họ trả lời).

13 nạn sự:

1) OÂng có phạm biên tội không? (biên tội là cái tội bị loại qua một bên). Ngoài từng thọ Phật giới, phạm tứ trọng cấm, bị loại ra ngoài biển của Phật pháp. (Nếu phá trọng giới trong 10 giới, 8 giới hay 5 giới, thành tâm sám hối, có thể tha thứ, chứ phá trọng giới trong Cụ túc giới (dành cho vị tu xuất muốn tu lại thì vĩnh viễn không cho phép thọ cụ vậy).

2) Ông có phá phạm hạnh của người không? (chính mình chưa thọ giới của Phật mà phá tịnh hạnh của người đệ tử Phật trì giới thì gọi là phá phạm hạnh. Trường hợp nếu phá phạm hạnh của 5 chúng thì cho phép sám hối. Nhưng nếu phá hoại phạm hạnh của Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni thì không thể sám hối được).

3) Ông có phải là người vào đạo với tâm làm giặc không? (khi làm cư sĩ hay Sa-di lén nghe Yết-ma thuyết giới, đồng dự vào Tăng sự thì gọi là vào đạo với tâm làm giặc ‘người ăn cắp Chánh pháp’).

(Luật Tăng kỳ nói: Nếu lén nghe mà không hiểu rõ đầu đuôi thì được thọ Cụ túc).

4) Ông có phá nội ngoại đạo không? (tức chỉ cho người từ ngoại đạo vào xin thọ Cụ túc giới, rồi trở lại ngoại đạo, nay xin thọ Cụ túc giới lại. Kẻ ấy tức là kẻ phá nội ngoại đạo).

5) Ông có phải là huỳnh môn không? (tức là hạng người không phải đàn ông, cũng không phải đàn bà).

6) Ông không phải là kẻ giết cha chứ? (Trường hợp giết cha ghẻ, cha nuôi còn có thể cho sám hối, chứ giết cha đẻ của mình thì không dung cho sám hối được).

7) Ông không phải là người giết mẹ chứ? (Như trường hợp đối với cha nói trên, giết mẹ đẻ không cho sám hối).

8) Ông không phải là người giết A-la-hán chứ? (Nếu giết người chứng ba quả dưới còn có thể cho sám hối, chứ giết người vô học chứng quả thứ tư thì không cho sám hối vậy).

9) Ông không phải là người phá Tăng chứ? (Nếu phá Pháp luân Tăng vai chủ vai phụ và phá Yết-ma Tăng vai chủ, hoàn tục rồi trở lại thì không cho thọ Cụ. Nếu phá Yết-ma Tăng vai phụ, rồi trở lại thì cho thọ Cụ được).

10) Ông không phải là kẻ ác tâm làm thân Phật ra máu chứ? (Nạn này sau khi Phật diệt độ, y theo văn cũ mà nói. Nay ta có thể hỏi: Ông không phải là kẻ ác tâm huûy báng hình tượng Phật chứ? Nếu có cũng thành trọng nạn).

11) Ông khoâng phải là kẻ phi nhơn chứ? (Trường hợp Trời, Tu-la, quỷ thần, biến làm hình người cầu thọ Cụ túc giới thì không đắc giới).

12) Ông không phaûi là súc sanh chứ? (Trường hợp rồng v.v… biến làm hình người cầu thọ Cụ túc giới, cũng không đắc giới).

13) Ông không phaûi là người có hai hình chứ? (Chỉ cho người một thân mà đủ cả hai căn nam và nữ).

C. Phương pháp đăng Ðàn thọ cụ

Phần thứ hai[11] nói rõ:

Có 3 hạng người không được thọ Cụ:

1) Hạng người không chịu xưng tên mình.

2) Hạng người không xưng tên Hòa thượng.

3) Hạng người không chịu cầu xin giới.

Khi thọ giới Cụ túc không mặc áo của cư sĩ, áo của ngoại đạo và trang sức những đồ trang nghiêm thân.

Không được cho người say ngủ, say rượu, điên cuồng, loã hình, sân nhuế thọ giới Cụ túc.

Không được cưỡng bức người ta thọ giới Cụ túc.

Không được trao giới Cụ túc cho người: tứ chi, sáu căn không đủ, hình tướng xấu xí, nhiều bệnh hoạn, làm nhơ nhớp chúng Tăng, những người như thế đều không được thọ Cụ.

Thầy và đệ tử phải là người hợp pháp (mãn số hay túc số). Ở trong không trung, không hiện hình, ở ngoài tầm nghe thấy, ở ngoài cương giới, đều không gọi là thọ Cụ.

Trường hợp không thọ giới Sa-di trước mà thọ giới Cụ túc thì đương sự đắc giới nhưng chúng Tăng phạm tội.

Sau khi vị Hòa thượng xét biết ông Sa-di không có 13 nạn sự rồi thì chuẩn bị y, bát, chọn thỉnh hai thầy Yết-ma và Giáo thọ với các Tôn chứng, nhiên hậu mới đăng đàn.

Hướng dẫn người cầu thọ giới đứng chỗ mắt thấy mà tai không nghe. Vị Yết-ma phải tác bạch sai vị Giáo thọ. Văn tác bạch:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Sa-di pháp danh là… theo Hòa thượng hiệu là… cầu thọ giới Cụ túc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận Tỳ-kheo hiệu là… làm thầy Giáo thọ. Ðây là lời tác bạch”.

Thầy Giáo thọ được sai, đến chỗ người cầu thọ Cụ túc giới nói: “Ðây là y An-đà-hội, Uaát-đa-la-tăng, Tăng-già-lê, và đây là bát-đa-la[12], ông có đủ không?”

Vị cầu thọ giới thưa: “Dạ, có đủ”.

Vị Giáo thọ tiếp tục nói: “Thiện nam tử lắng nghe! Bây giờ là lúc chí thành, lúc cần nói thật. Nay tôi sẽ hỏi ông; ông tùy theo câu hỏi của tôi mà đáp. Nếu không thì cứ nói là không. Neáu có thì cứ nói là có:

– Ông tên gì?

– Con pháp danh là…

– Hòa thượng ông là ai ?

– …

– Tuổi ông đủ 20 chưa?

– …

– Y, bát đủ không?

– …

– Cha mẹ ông có cho phép không?

– …

(Nếu cha mẹ qua đời cũng nói rõ).

– Ông có thiếu nợ ai không ?

– …

– Ông có phải là đầy tớ không?

– …

(Nếu là đầy tớ mà chủ cho phép cũng nói rõ).

– Ông có phải là người tại chức không ?

– …

(Còn tại chức được cấp trên đồng ý cũng nói rõ).

– Ông có phải là bậc trượng phu không?

– …

(Trượng phu có nghĩa là người nam tử).

– Trượng phu có những bệnh nan y không?

– …

(Kể rõ 5 thứ bệnh nan y).”

Ngài Giáo thọ nói tiếp: “Như tôi vừa hỏi ông. Lát nữa, giữa Tăng cũng sẽ hỏi như vậy. Ông trả lời với tôi như thế nào, giữa Tăng ông cũng trả lời như vậy.”

Vị Giáo thọ nói như vậy rồi, trở lại vào giữa Tăng, oai nghi như thường lệ, đứng nơi vị trí vói tay đến Tăng, tác bạch như thế này:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Sa-di pháp danh là… theo Hòa thượng hiệu là… cầu thọ giới Cụ túc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi đã hỏi nạn sự xong. Xin phép cho Sa-di vào. Ðây là lời tác bạch”.

Bạch xong, quay ra, ra hiệu cho người cầu thọ giới vào giữa Tăng. Vì họ bưng y bát, bảo họ đảnh lễ Tăng; dạy họ đến trước vị Yết-ma, quỳ gối chắp tay. Hươùng dẫn họ tác bạch như sau:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Con pháp danh là… Hòa thượng hiệu là… cầu thọ giới Cụ túc. Con pháp danh là… nay theo chúng Tăng cầu xin thọ giới Cụ túc. Ngài Tỳ-kheo hiệu là… làm Hòa thượng. Nguyện Tăng thương xót cứu vớt con”. (Cầu xin giới 3 lần như vậy).

Vị Yết-ma tác bạch:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Sa-di pháp danh là… theo Tỳ-kheo hiệu là… cầu thọ Cụ túc giới; Sa-di pháp danh là… nay theo chúng Tăng xin thọ giới Cụ túc. Tỳ-kheo hiệu… làm Hòa thượng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi sẽ hỏi các nạn sự. Ðây là lời tác bạch”.

Rồi vị Yết-ma hỏi giới tử: “Thiện nam tử lắng nghe! Bây giờ là lúc chí thành, lúc cần nói thật. Tôi nay hỏi ông. Ông tùy theo câu hỏi của tôi mà đáp. Nếu không thì cứ nói là không. Nếu có thì nói là có:

– Pháp danh ông là gì? – Hòa thượng ông là ai? -Ông đủ 20 tuổi chưa? – Y, bát ông đủ không? – Cha mẹ ông có cho phép không? – Ông có thiếu nợ ai không? – Ông có phải là đầy tớ không? – Ông có phaûi là người tại chức không? – Ông có phải là bậc trượng phu không? – Trượng phu có những bệnh: hủi, ung thư, hủi trắng, càn tiêu, điên cuồng không? (Hỏi và đáp như trước đã trình bày).

Nhiên hậu Bạch tứ Yết-ma như sau:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Sa-di pháp danh là… theo Tỳ-kheo hiệu là… cầu thọ giới Cụ túc. Tỳ-kheo hiệu là… làm Hòa thượng. Sa-di pháp danh là… tự nói thanh tịnh không có các nạn sự, tuổi đủ 20, ba y, bình bát có đủ. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Tăng nay truyền trao giới Cụ túc cho Sa-di pháp danh là… Tỳ-kheo hiệu… làm Hòa thượng. Ðây là lời tác bạch”.

Vị Yết-ma hỏi và chung quyết:

“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Sa-di pháp danh là… theo Tỳ-kheo hiệu là… cầu thọ Cụ túc giới. Sa-di pháp danh là… nay theo chúng Tăng xin thọ giới Cụ túc. Tỳ-kheo hiệu… làm Hòa thượng. Sa-di pháp danh là… tự nói thanh tịnh không có nạn sự, tuổi đủ 20, ba y, bình bát có đủ. Tăng nay truyền trao giới Cụ túc cho Sa-di pháp danh là… Tỳ-kheo hiệu… làm Hòa thượng. Trưởng lão nào đồng ý Tăng cho Sa-di pháp danh là… thọ giới Cụ túc, Tỳ-kheo hiệu… làm Hòa thượng thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói. Ðây là Yết-ma lần thứ nhất” (Yết-ma lần thứ nhì, lần thứ ba cũng nói như vậy).

“Tăng đã đồng ý cho Sa-di pháp danh là… thọ giới Cụ túc. Tỳ-kheo hiệu… làm Hòa thượng rồi, nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy”.

Luật Ngũ phần nói rõ:

Thọ giới rồi, nên nói rằng: “Ông nay thọ giới năm nào, tháng nào, ngày nào, giờ nào, vấn đề ấy ông phải nhớ trọn đời”.

Phần thứ hai[13] nói rõ:

Lúc bấy giờ có một Tỳ-kheo thọ giới rồi, cả chúng đều về (trú xứ). Riêng ông gặp vợ cũ hành bất tịnh. Khi trở về trong chúng, chúng hỏi ông tại sao đi về sau. Ông kể lại việc đã làm. Chúng bảo ông mau mau đi chỗ khác. Ông nói rằng: Tại sao không nói trước việc ấy để ông đừng làm?! Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật dạy: “Từ nay tác Yết-ma rồi, phải nói 4 trọng giới trước, để tránh tệ nạn đó”.

Luận Tát-bà-đa nói rõ:

Bạch tứ yết-ma xong là đắc giới. Còn vấn đề nói tứ y v.v… là chỉ để trao cho sự hiểu biết vậy.

Truyền trao 4 trọng giới:

“Thiện nam tử lắng nghe! Ðức Như Lai là bậc chí chơn Ðẳng chánh giác, nói 4 pháp Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo nào phạm mỗi một pháp tức không phải là Sa-môn, không phải chủng tử họ Thích .

1) Không được phạm dâm dục, làm hạnh bất tịnh. Nếu Tỳ-kheo phạm hạnh bất tịnh, thọ pháp dâm dục, cho đến cùng với súc sanh thì cũng không phải Sa-môn, không phải Thích tử. Lúc bấy giờ, Ðức Thế Tôn nói lời ví dụ: Như người bị chặt đầu không thể sống lại được. Ty-kheo cũng như vậy, phạm pháp Ba-la-di rồi không thể trở lại thành hạnh Tỳ-kheo được. Vấn đề này, trọn đời ông không được phạm. Ông có thể giữ được hay không? Ðáp: Có thể.

2) Không được ăn trộm cho đến một cọng cỏ. Nếu Tỳ-kheo ăn trộm của người 5 tiền hay hơn 5 tiền, hoặc mình lấy, hoặc dạy người lấy, hoặc tự phá, hoặc dạy người phá, hoặc tự chặt, hoặc bảo người khác chặt, hoặc đốt, hoặc chôn, hoặc thay đổi màu sắc, như vậy không phải là Sa-môn, không phải là Thích tử. Ví như cây Ða-la bị chặt lõi, không thể sống trở lại. Tỳ-kheo phạm Ba-la-di cũng như vậy, trọn đời không thể trở lại thành hạnh của Tỳ-kheo. Vấn đề này, trọn đời ông không được phạm. Ông có thể giữ được hay không? Ðáp: Có thể.

3) Không được cố đoạn mạng chúng sanh, cho đến loài kiến. Nếu Tỳ-kheo cố tự tay đoạn mạng người, cầm dao trao cho người, bảo chết, khen chết, khuyên chết, hoặc cho uống thuốc độc, hoặc làm đọa thai, hoặc trù ếm cho chết. Tự mình tạo phương tiện, hoặc dạy người khác làm thì không phải hạnh Sa-môn, không phải là Thích tử. Lời ví dụ nói rằng: Cũng như cây kim bị sứt lỗ không thể sử dụng được. Tỳ-kheo cũng như vậy, phạm pháp Ba-la-di, không thể trở lại thành hạnh Tỳ-kheo được. Vấn đề này, trọn đời ông không được phạm. Ông có thể giữ được hay không? Ðáp: Có thể.

4) Không được nói dối, kể cả nói đùa. Nếu Tỳ-kheo không thật, chẳng phải mình có, tự nói rằng tôi đắc pháp thượng nhơn, đắc thiền, đắc giải thoát, đắc định, đắc bốn không định, đắc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, trời, rồng, quỷ, thần đến hầu. Như thế không phải là Sa-môn, không phải là Thích tử. Trong ví dụ nói: Thí như hòn đá lớn bị vỡ làm hai, không thể liền lại được. Tỳ-kheo cũng như vậy, phạm pháp Ba-la-di, không thể trở lại thành hạnh Tỳ-kheo được. Vấn đề này, trọn đời ông không được phạm. Ông có thể giưõ được hay không? Ðáp: Có thể.

(Trên đây là bốn trọng giới).

Bây giờ đến Tứ y:

“Thiện nam tử lắng nghe! Ðức Như Lai là bậc chí chơn Ðẳng chánh giác nói pháp Tứ y. Tỳ-kheo nương theo đây mà đặng xuất gia thọ giới Cụ túc, thành pháp Tỳ-kheo.

1) Tỳ-kheo nương theo y phấn tảo. Nương nơi đây đặng xuất gia thọ giới Cụ túc, thành pháp của Tỳ-kheo. Việc này trọn đời ông có thể giữ được không? Ðáp: Có thể.

Trường hợp được của dư, Ðàn-việt cho y, y bị cắt hư thì được nhận.

2) Tỳ-kheo nương theo nếp sống khất thực. Tỳ-kheo nương nơi đây đặng xuất gia thọ giới Cụ túc, thành pháp của Tỳ-kheo. Việc này trọn đời ông có thể giữ được không? Ðáp: Có thể.

Trường hợp được của dư, hoặc Tăng sai thọ thực, hoặc Ðàn-việt dâng cúng những ngày chay, hoặc là Tăng thường thỉnh hay Ðàn-việt thỉnh thì được thọ.

3) Nương nơi dưới gốc cây, Tỳ-kheo nương nơi đây đặng xuất gia thọ giới Cụ túc, thành pháp của Tỳ-kheo. Việc này trọn đời ông có thể giữ được không? Ðáp: Có thể.

Trường hợp được của dư, hoặc phòng riêng, nơi nghỉ tạm phòng nhỏ, hai phòng một cửa thì được thọ.

4) Nương nơi các loại thuốc hủ lạn[14], Tỳ-kheo nương nơi đây đặng xuất gia, thọ giới Cụ túc, thành pháp của Tỳ-kheo. Việc này trọn đời ông có thể giữ được không? Ðáp: Có thể.

Trường hợp được của lợi, sữa, dầu, sữa sống, đường hay đường phèn thì được thọ.

Lời giáo huấn kết thúc:

“Ông đã thọ giới rồi, Bạch tứ yết-ma thành tựu đúng pháp. Thực hành đúng cách. Hòa thượng như pháp. A-xà-lê như pháp. Chúng Tăng đầy đủ đúng pháp. Ông nên khéo thọ học giáo pháp. Nên khuyến hóa việc làm phước, tu bổ Tháp, cúng dường Phật pháp chúng Tăng. Hòa thượng, A-xà-lê, những gì quý vị dạy đúng như phaùp, không được trái nghịch. Cần học hỏi, tụng kinh, siêng năng cầu phương tiện. Trong giáo pháp của Phật cầu chứng quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Có như vậy, sơ tâm xuất gia của ông mới không luống uổng, quả báo không tuyệt. Những gì ông chưa biết nên hỏi Hòa thượng, A-xà-lê.

(Kết thúc hồi hướng xong, bảo giới tử ra trước, Thập sư tuần tự ra. Hán văn gọi là “mạt vị tiên hành”).

D. PhƯơng pháp đắc giới và không đắc giới

Phần thứ hai[15] nói rõ:

Trường hợp gặp tám nạn và các nhân duyên khác thì cho phép mỗi lần tác pháp Yết-ma hai, hoặc ba người giới tử chứ không được nhiều hơn.

(Tám nạn là: Vương, tặc, thủy, hỏa, bệnh, nhơn, phi nhơn, có trùng. Các nhân duyên khác là: Chúng đông mà tọa cụ ít, hoặc phòng xá ít mà trời mưa lũ dột).

Luật Thập tụng nói:

Không được cho bốn người thọ đại giới một lần.

Căn bản tạp sự nói:

Không được bốn người đồng thọ Tỳ-kheo (cận viên). Vì sao? Chúng này tác Yết-ma cho chúng kia, lý trái vậy.

Luật Ngũ phần nói rõ:

Cho phép khi Bố-tát, Tự tứ, Tăng tập hợp, thọ giới Cụ túc. Không nên vì một việc nhỏ làm trở ngại người thọ giới. Người nào đến trước nơi địa điểm thọ giới thì cho thọ giới trước. Trường hợp hai người cùng một tuổi thì cho vị nào đệ tử của Hòa thượng cao hạ hơn thọ trước.

(Trong đàn giới, bố trí một mình vị tác pháp Yết-ma ngồi giữa. Hoặc có hai Tỳ-kheo, mỗi người dẫn một Sa-di đến cầu thọ giới thì cho vị đệ tử của Hòa thượng giới lạp lớn hơn thọ trước. Ðiều nên biết là khi truyền giới Cụ túc cho ông Sa-di này thì vị Hòa thượng kia đóng vai Tôn chứng. Ngược lại, khi truyền giới Cụ túc cho ông Sa-di kia thì vị Hòa thượng này đóng vai Tôn chứng).

Nếu Hòa thượng lại đồng. (Câu này có hai ý:

– Hai vị Hòa thượng giới lạp đồng nhau.

– Có vị đức độ và hiểu biết hơn.

Trường hợp như Ngài Ưu-ba-ly, Xá-lợi-phất v.v… thì hứa cho một năm được độ hai hay ba người đệ tử).

Mỗi lần Yết-ma, người nào gọi tên trước thì cho thọ trước. (Như hai người sinh đôi, đứa ra ngoài bào thai trước đóng vai anh vậy). Trường hợp ba người cũng như vậy. Bao nhiêu sự việc khác cũng có thể Yết-ma mỗi lần chỉ ba người. Tất cả không được Yết-ma mỗi lần bốn người.

Phần thứ hai[16] nói rõ:

Không có Hòa thượng, không được thọ giới.

Luật Thiện kiến nói:

Nếu không có Hòa thượng mà cho thọ giới thì người chủ động phạm tội Ðột-kiết-la, giới tử không đắc giới.

Luận Tát-bà-đa nói rõ:

Nếu trước có thỉnh Hòa thượnng để thọ 10 giới pháp, Hòa thượng không hiện tiền cũng đắc thập giới. Trường hợp Hòa thượng viên tịch, giới tử biết thì không đắc giới. Nếu giới tử không biết thì đắc giới.

Trường hợp Bạch tứ yết-ma thọ Cụ túc giới, Hòa thượng không hiện tiền, không được thọ giới, vì Tăng số không đủ vậy. Nếu Tăng số đủ, dầu không có Hòa thượng, cũng đaéc giới.

Phần thứ hai[17] nói rõ:

Hai Hòa thượng cho đến nhiều Hòa thượng cũng không được thọ giới. (Một người chỉ có một Thân giáo sư. Ví như cha đẻ không thể có nhiều ông được. Trường hợp đối với vị giới tử này trong chức năng Hòa thượng, nhưng đối với vị giới tử kia lại là Tôn chứng, đều không phải trường hợp này vậy).

Hòa thượng 9 tuổi hạ, được gọi là đắc giơùi, nhưng chúng Tăng có tội.

Bộ Nam hải ký quy nói rằng:

Vị Thân giáo sư, đủ 10 hạ mới đúng lý. còn vị Yết-ma, vị Giáo thọ và các vị khác thì đều không nhất định vậy.

Luật nhiếp nói rõ:

Nơi biên địa có thể có mười vị mà sử dụng 5 vị để thọ giới Cụ túc thì chúng Tăng mắc tội Việt pháp. Nếu chỉ có thể có 5 vị mà dùng 5 vị thì được gọi là thiện thọ.

Trường hợp chúng Tăng không đủ thì không được dùng Phật tính vào cho đủ số. Vì Phật-đà, Tăng-già, Bảo thể (thể báu) có khác. Nếu là người cuồng, người điếc và Thiên Thọ bộ v.v… đem tính cho đủ số thì không thành cận viên. (Thiên Thọ bộ tức là bọn bè bạn của Ðiều-đạt[18] phá Tăng).

Luật Tát-bà-đa nói rõ:

Trường hợp bà Ðại Ái Ðạo, chấp nhận tám pháp thọ giới, đức Phật không cho người làm Hòa thượng, A-kỳ-lợi, nhưng có thể gọi ngài A-Nan là A-kỳ-lợi, tức là A-xà-lê”.

Căn bản ni-đà-na nói rõ:

Người không có nạn sự mà tự nói là tôi có nạn sự. Người ấy thọ cận viên, các Bí-sô mắc tội Việt pháp. Người thật có nạn sự mà tự nói là tôi không có nạn sự thì không gọi là thọ cận viên, các Bí-sô không phạm. Nếu họ nói: “Ðừng trao giới cận viên”, các Bí-sô mắc tội Việt pháp. Chưa thọ 10 giới mà thọ cận viên, người ấy đắc giơùi, các Bí-sô mắc tội Việt pháp. (Ðồng với quan điểm của Tứ phần).

Phần thứ hai (luật Tứ phần) nói rõ:

Giới tử nào biết vị Hòa thượng đó không trì giới mà theo cầu thọ giới Cụ túc thì không đắc giới, nếu không biết thì đắc giới.

Luật Ngũ phần nói rõ:

Trường hợp Hòa thượng, A-xà-lê thôi tu, sau đến đệ tử của mình để xin xuất gia, thọ giới Cụ túc lại, vị đệ tử nên cho y bát và giúp đỡ cho công việc được thành tựu. Trường hợp ấy cũng cho phép vị đệ tử làm thầy truyền giới. Người kia thọ giới lại, kính thầy đúng như pháp, tuy trước đây là đệ tử của mình.

Phần thứ hai (luật Tứ phần) nói:

Trường hợp người bị chúng cử tội rồi bỏ đạo, sau trở lại xuất gia, nếu tự thấy tội, nên cho thọ cụ. Thành taâm sám hối nên giải Yết-ma.

Luận Tát-bà-đa nói:

Người 60 tuổi không được cho thọ đại giới, chỉ nên cho thọ Sa-di.

Có bảy cách thọ giới:

1) Kiến đế thọ giới (trường hợp ông Kiều Trần Như vừa hiểu rõ Thánh đế tức gọi đắc giới).

2) Thiện lai đắc giới (trường hợp những vị túc căn đầy đủ, vừa gặp Phật, Phật gọi là Thiện lai Tỳ-kheo, liền đắc giới).

3) Tam ngữ đắc giới (Phật thành đạo chưa bao lâu, có người gaëp Phật, tự xướng lên rằng: “Tôi nay quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng”, liền gọi là đắc giới).

4) Tam quy thọ giới (Tăng đoàn đầu tiên 1.250 vị Tỳ-kheo, Phật dạy đi giáo hóa các phương, có người phát tâm xuất gia, nói Tam quy 3 lần, liền đắc giới).

5) Tự thệ thọ giới (Như ngài Ma-ha Ca-diếp ban đầu xuất gia chưa từng gặp Phật, ngài tự thề rằng: “Trong thế gian này ai là bậc tối Chánh giác là Thầy của tôi, tôi là đệ tử.” Tức gọi là đắc giới. Ðắc giới rồi sau mới gặp đức Thế Tôn).

6) Bát pháp thọ giới (bà Ðại Ái Ðạo cùng 500

thể nữ chấp nhận 8 pháp “không được vượt qua”, liền đắc giới).

7) Bạch tứ yết-ma đắc giới (tức là sau khi tác pháp Yết-ma 4 lần liền đắc giới).

(Hoặc khai cho Ni 8 lần bạch Yết-ma để thọ giới là cách đắc giới thứ 8. Tỳ-kheo-ni Pháp Dữ[19] nhờ người tín cẩn thay mình đến đại Tăng thọ Chánh pháp Yết-ma, gọi là cách đắc giới thứ 9, và nơi biên địa cho 5 người truyền giới Cụ túc, gọi là cách thứ 10, không đồng nhau).

Phật pháp xưa nay đều dùng cách đắc giới Bạch tứ yết-ma làm tông bổn. Nó có khả năng kế tục ngôi Tam bảo, tạo ra vô biên việc phước lợi. Cho nên trong bảy cách đắc giới nó là tối thắng, tối diệu, quá ư tôn quí.

(Thiện lai, chỉ hạn cuộc nơi kim khẩu. Tam ngữ, Tam quy, chỉ hạn cuộc trước khi chưa Bạch tứ yết-ma. Tám pháp, chỉ trường hợp 500 Tỳ-kheo-ni đầu tiên và bà Ðại Ái Ðạo. Tự thệ, chỉ mình ngài Ðại Ca Diếp, Kiến đế, chỉ có 5 vị Tỳ-kheo đầu tiên. Riêng cách Bạch tứ yết-ma đắc giới là cương lãnh giáo hóa của Phật, khiến cho Chánh pháp cửu trụ, đạo quả Ba thừa không chấm dứt vậy).

Luật Thập tụng nói rằng:

Người nào thọ đại giới trước dù chỉ trong một chớp nhoáng (tu-du) cũng nên mời ngồi trước, thọ nước và thức ăn trước.

Luật Thiện kiến nói:

Tỳ-kheo nào thật sự chỉ mới một hạ, man khai là hai hạ, dựa theo cấp bậc của vị hai hạ nhận lợi dưỡng thì tính thành tiền mà phạm trọng tội, neáu đúng như số luật đã định.

Bộ Nam hải ký quy nói:

Từ 16 tháng Chín đến Rằm tháng Giêng là mùa Ðông (xưa gọi 16 tháng Tám đến rằm tháng 12), từ 16 tháng Giêng đến 15 tháng Năm là mùa Xuân (xưa gọi là 16 tháng 12 đến 15 tháng Tư), từ 16 tháng Năm đến 15 tháng Chín là mùa mưa (xưa gọi là 16 tháng Tư đến 15 tháng Tám là mùa Hạ), từ 16 tháng Sáu, trong vòng một ngày đêm thời gian chót của hậu an cư (xưa gọi là 16 tháng Năm, trong vòng một ngày một đêm đó mà thọ Cụ túc giới thì cũng được thọ hậu an cư, cho đến mãn 3 tháng, được tính là một hạ. Ví như người đời ngày chót tháng 12 sanh cũng tính một tuổi. Ðây là thời gian cuối cùng vậy. Nếu 17 tháng Năm thọ Cụ túc giới thì không được thọ hậu an cư, chỉ gọi là Tỳ-kheo chưa có hạ nào. Ðợi cho đến sang năm mới thọ hoặc tiền an cư hoặc hậu an cư, sau ba tháng mới gọi là Tỳ-kheo một hạ. Ví như người đời, sáng mồng một tháng Giêng sanh ‘giờ Tý năm mới’ cho đến cuối năm cũng chỉ gọi là một tuổi).

Từ 17 tháng Sáu đến 15 tháng Chín là trưởng thời (thời gian tu tập), xưa gọi là 17 tháng Năm đến 15 tháng Tám.

Người xuất gia khi mới gặp nhau cần hỏi: “Ðại đức bao nhiêu hạ?” Ðáp: “Tôi được … hạ”.

Neáu đồng hạ với nhau thì hỏi: “Thọ giới vào lúc nào?” Nếu thời gian đồng thì hỏi: “Ngày nào?” Nếu đồng ngày thì hỏi: “Trước bữa ăn hay sau bữa ăn?”

Nếu đồng là trước bữa ăn thì hỏi: “Con bóng ngã bao nhiêu?”

Con bóng nếu có khác, tức là con bóng người dài hơn, người ngắn hơn: ai lớn ai nhỏ tùy theo đó phân định. Con bóng nếu đồng thì tức là bằng nhau, không ai lớn hơn ai. Thứ lớp ngồi thì người đến trước ngồi trước. công việc tùy đó mà giao phó.

Nếu 17 tháng sáu, tướng mặt trời vừa xuất hiện, người nào thọ Cụ túc vào giờ ấy, trong số người cùng hạ, họ là kẻ lớn nhất, do không được thọ hậu an cư vậy (xưa gọi là 17 tháng năm). Nếu tối 16 tháng sáu vừa hết, người nào thọ Cụ túc vào giờ ấy, trong số người đồng hạ, họ là người nhỏ nhất, do thọ hậu an cư vậy (xưa gọi là 16 tháng năm).

Hỏi: Luật Thập tụng nói rõ: “Thọ đại giới trước, dù chỉ trong một tu-du, cũng phải ngồi trước.” Kinh Phạm võng cũng có quy tắc ngồi theo tuổi thọ giới như vậy. Nay Tỳ-kheo cùng với Bồ-tát giới, hoặc thọ giới có trước có sau, vậy nên y theo thứ tự bên nào để sắp xếp chỗ ngồi.

Ðáp: Bộ Thích thiêm[20] nói rõ: Ðại thừa Tiểu thừa đều thông dụng luật nghi, thuộc về phạm vi luật nghi nào, thì dựa vào luật nghi đó để quyết định vị thứ. Vậy nên Bồ-tát ở nơi Ðại thừa thì thành đại, ở nơi Tiểu thừa thì thành tiểu. Nên biết ở vào chúng Tiểu thừa thì y vào Tiểu thừa mà phân định cấp bực nơi ngồi”. Hơn nữa bộ Phụ hành nói: Nếu trước thọ Tiểu thừa sau thọ Ðại thừa giới thì tất cả chuyển làm vô tận giới thể. Nếu trước thọ Ðại thừa giới sau mới xuất gia, muốn ở vào số mục của đại Tỳ-kheo mà không mất pháp của Bồ-tát thì phải thọ lại luật nghi. Nhưng đối với tất cả phát được thân khẩu thanh tịnh phòng phi luật nghi thì Vô tác giới thể không phát khởi trở lại. Nên trong kinh Niết-bàn nói: Ngũ thiên thất tụ đều là Bồ-tát xuất gia luật nghi. Hơn nữa, nếu trước thọ Tiểu thừa giới sau thọ Ðại thừa giới thì khai tiểu hạ trở thành đại hạ. Nếu trước thọ Ðại thừa giới sau thọ luật nghi ở tiểu thì y nơi tiểu, ở theo đại thì y nơi đại. Vấn đề này không đơn giản để luận bàn vậy.

Phần thứ hai[21] nói rõ: Tỳ-kheo biến thành hình nữ thì lấy năm tháng đã thọ giới trước đây[22] tính vào trong Ni chúng, khi chuyển qua Tỳ-kheo-ni trong Ni bộ. Ni biến thành hình nam[23], cho nhập vào chúng Tỳ-kheo. Nếu biến làm thành hai căn thì diệt tẫn.

Luật Ngũ phần nói rõ:

Tỳ-kheo biến thành hình nữ, nếu trước đã phạm cùng giới với ni thì nên sám hối với Ni chúng, Nếu trước phạm không cùng giới thì không nên sám hối. Tỳ-kheo-ni căn thay đổi cũng vậy. Nếu Thức-xoa-ma-na căn biến, tuổi đủ 20, nên cho thọ giới Tỳ-kheo, chưa đủ 20 tuổi thì là Sa-di. Sa-di căn biến thì cũng như vậy. Nếu Sa-di căn biến hoặc nên cho 2 năm học giới, tức ở trong Ni chúng thọ 2 năm học giới. Nếu tuổi chưa đủ để cho 2 năm học giới, tức là Sa-di-ni.

Bộ Căn bản tạp sự nói:

Nếu chuyển biến đến 3 lần tức không phải Tăng không phải Ni thì cần phải diệt tẫn.

Phần thứ hai[24] nói rõ:

Trường hợp bị giặc cắt nam căn hay là tự rụng[25] thì không nên diệt tẫn. Nếu tự cắt thì nên diệt tẫn.

Luật Ngũ Phần nói rõ:

Chỉ cắt đến ½ âm (tức dương vật) phạm Ðột-kiết-la, cắt hết phạm Thâu-lan-giá. Nếu thiến một trứng thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu thiến hết hai trứng thì phải diệt tẫn.

Luật nhiếp nói rõ:

Trường hợp trên bước đường tu hành của một Bí-sô có hai món phiền não sanh khởi: hoặc do quên mất chánh niệm, nhớ lại những cảnh xưa từng gặp, khởi lên tâm ái nhiễm, tạo các tội lỗi. Hay là do đối cảnh hiện tiền khởi lên tâm nhiễm ái, phạm các tội lỗi. Khi biết rõ duyên khởi phạm tội rồi, cần phải kịp thời sanh tâm đối trị khiến cho tội lỗi kia sớm trừ diệt. Trường hợp nhiễm duyên quá mạnh không thể trừ được, cần đến các bậc Tôn túc, làu thông Tam tạng, có đức hạnh, cầu xin sự dạy bảo, cố gắng diệt trừ. Trường hợp không chấm dứt được, nên ngày đêm siêng năng đọc tụng, nghiên cứu, suy nghĩ, tuyển trạch thâm nghĩa, đến trước Tam bảo chí thành cúng dường, hoặc gần gũi bậc trưởng thượng Tôn túc, quên hẳn nhọc nhằn hết lòng phục vụ hầu hạ. Hoặc đi đến nơi khác hay là bớt sự ăn uống. Hoặc đến bãi tha ma, hoặc ở nơi A-lan-nhã, tu tập pháp quán bất tịnh… Hoặc trụ tâm nơi Tứ niệm xứ. Hoặc tác vô thường, nghĩ đến cái chết, hy vọng khiến cho phiền não trừ diệt. Trường hợp vẫn không trừ được, nên sanh tâm hổ thẹn, nghĩ như thế này: Ta làm việc phi pháp, không thanh tịnh giới luật mà lại nhận tứ sự cúng dường của thí chủ có lòng tin. Hơn nữa, chư Phật và những vị đồng phạm hạnh có thiên nhãn, cũng như các vị Thiên thần đều nhìn thấy việc làm của ta. Vì vậy, ta không nên tạo các việc tội lỗi, phải tự khắc trách mình, như cứu lửa cháy đầu. Ðối trước cảnh thanh tịnh nói lên vấn đề trừ bỏ tội lỗi, ngõ hầu về sau khỏi phải ân hận. Nếu trong khi thực hành những việc đối trị như trước mà tánh lắm phiền não không thể dứt sạch, nên tự quán sát, hoặc nên xả giới, làm người bạch y, chớ để tạo tội, thọ của tín thí. Do khi thọ dụng, lại tạo nghiệp ác nhiều hơn, nhất định cảm lấy cái quả khổ dị thục ngày mai, như trong kinh đã trình bày rõ ràng, nên phải tu trì.

TRÙNG TRỊ TỲ-NI SỰ NGHĨA TẬP YẾU

HẾT QUYỂN THỨ MƯỜI MỘT

Chú thích:

1 Tứ phần luật 35, phần thứ hai Kiền-độ thuyết giới, tr. 819c01, Ðại 22n1428.

2 Tứ phần luật 35, phần thứ hai Kiền-độ thuyết giới, tr. 819c24, Ðại 22n1428.

3 Tứ phần luật 43, phần thứ ba Kiền-độ thuốc, tr. 874c, Ðại 22n1428.

4 Ôn thất: Xem cht. 25, tập I, Trùng trị q. 8 (bản Việt).

5 Tứ phần luật 35, phần thứ hai Kiền-độ thuyết giới, tr. 820c17, Ðại 22n1428.

6 Bệnh càn tiêu 乾痟病: chứng gầy còm, hay nhức đầu kinh niên? Từ điển Khang Hy: Tiêu 痟, chứng bịnh nhức đầu. Từ nguyên: Tiêu, bệnh đầu thống. Có lẽ bệnh lao. (cht. Tứ phần luật HT Thích Ðỗng Minh dịch).

7 Sanh tượng 生像d: Pāli. jātarūpa, chỉ vàng nguyên, chưa chế biến.

8 Tứ phần luật 34, phần thứ hai Kiền-độ thọ giới, tr. 809c25, Ðại 22n1428.

9 Tứ phần luật 50, phần thứ tư Kiền-độ phòng xá, tr. 940b18, Ðại 22n1428.

10 Tứ phần luật 33, phần thứ hai Kiền-độ thọ giới, tr. 799b25, Ðại 22n1428.

11 Tứ phần luật 35, phần thứ hai Kiền-độ thọ giới, tr. 813c07, Ðại 22n1428.

12 Bát-đa-la 钵多羅: Skt. Pātra, chỉ chung các thứ chén bát, tất cả những thứ dùng để đựng các thức ăn và uống (Yết-ma yếu chỉ, HT Thích Ðỗng Minh biên tập).

13 Tứ phần luật 35, phần thứ hai Kiền-độ thọ giới, tr. 815b06, Ðại 22n1428.

14 Hủ lạn dược 腐爛藥: được hiểu theo nghĩa đen là “thuốc mụt nát”… loại thuốc được rút ra từ tinh dầu hoặc tinh cốt của các loại thảo mộc. (trích cht. Yết-ma yếu chỉ, HT Thích Ðỗng Minh biên soạn).

15 Tứ phần luật 34, phần thứ hai Kiền-độ thọ giới, tr. 805b03, Ðại 22n1428.

16 Tứ phần luật 34, phần thứ hai Kiền-độ thọ giới, tr. 811b07, Ðại 22n1428.

17 Tứ phần luật 34, phần thứ hai Kiền-độ thọ giới, tr. 811b10, Ðại 22n1428.

18 Ðiều-đạt: tức Ðề-bà-đạt-đa (Skt. Devadatta), dịch là Thiên Thọ, Thiên Nhiệt…

19 Tỳ-kheo-ni Pháp Dữ là người đẹp nổi tiếng trong xứ. Khi hay tin nàng sẽ xuất gia thọ giới làm Tỳ-kheo-ni, nhiều thanh niên tổ chức đón đường bắt cóc, do đó Phật cho phép nàng gởi người đại diện đến giữa Tăng mà thọ, sau đó về truyền lại. (Yết-ma yếu chỉ, HT Thích Ðỗng Minh biên soạn).

20 Thích thiêm: là Pháp hoa huyền nghĩa thích thiêm, 20 quyển, Ðường – Trạm Nhiên thuật, tr. 815, Ðại 33n1717.

21 Tứ phần luật 35, phần thứ hai Kiền-độ thọ giới, tr. 813b15, Ðại 22n1428.

22 Tứ phần luật 35: “…..cho phép đem luôn cả năm và tuổi thọ giới cụ túc trước đây của Hoà thượng, A-xà-lê chuyển sang cho ở bên chúng Tỳ-kheo-ni.”

23 Cũng tính tuổi thọ giới Cụ túc của Hoà thượng, A-xà-lê.

24 Tứ phần luật 35, phần thứ hai Kiền-độ thọ giới, tr. 813b24, Ðại 22n1428.

25 Tứ phần luật 35, tr. 813b24: “Có Tỳ-kheo bị giặc chặt đứt nam căn và luôn cả hai trứng. Các Tỳ-kheo nghĩ: Nên diệt tẫn chăng? Ðức Phật dạy: Không nên diệt tẫn.” Tứ phần luật 35, tr. 813c01: “Có Tỳ-kheo vì nghiệp báo nhân duyên nam căn tự rụng. Các Tỳ-kheo nghĩ: Nên diệt tẫn chăng? Ðức Phật dạy: Không được diệt tẫn.”

    Xem thêm:

  • Pháp Thức Căn Bản Của Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Tì Nại Da Về Yết Sỉ Na Y - Luật Tạng
  • Luật Tứ Phần – Phần 3: Tăng Sự – Chương 6. Y - Luật Tạng
  • Luật Tứ Phần – Phần 2: Giới Tỳ Kheo Ni – Chương 3. Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề - Luật Tạng
  • Luật Tứ Phần – Phần 3: Tăng Sự – Chương 3. An Cư - Luật Tạng
  • Luật Tỳ Nại Da Tạp Sự – Quyển 19 - Luật Tạng
  • Cương Yếu Giới Luật – Phần 1B - Luật Tạng
  • Luật Tứ Phần – Phần 4: Tạp Pháp – Chương 1. Phòng Xá - Luật Tạng
  • Luật Tứ Phần – Phần 3: Tăng Sự – Chương 9. Câu Thiểm Di - Luật Tạng
  • Giới Tì Kheo Ni Trong Luật Tứ Phần – Thích Trí Quang dịch - Luật Tạng
  • Luật Ma Ha Tăng Kỳ – Quyển 11 - Luật Tạng
  • Luật Tứ Phần – Phần 3: Tăng Sự – Chương 8. Ca Thi Na - Luật Tạng
  • Đại Cương Về Luật Tu Sĩ - Luật Tạng
  • Căn Bản Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Ni Đà Na Mục Đắc Ca - Luật Tạng
  • Luật Ma Ha Tăng Kỳ – Quyển 03 - Luật Tạng
  • Giới Sa Di và Giới Sa Di Ni - Luật Tạng
  • Luật Tỳ Nại Da Tạp Sự – Quyển 16 - Luật Tạng
  • Luật Tỳ Nại Da Tạp Sự – Quyển 39 - Luật Tạng
  • Luật Ma Ha Tăng Kỳ – Quyển 14 - Luật Tạng
  • Luật Tỳ Nại Da Tạp Sự – Quyển 28 - Luật Tạng
  • Luật Ma Ha Tăng Kỳ – Quyển 34 - Luật Tạng