Dân tộc Việt Nam có một hệ thống tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú, có nhiều bàn luận giữa “thần” và “Phật” ai lớn hơn và ai linh hơn ai? Làm cho nhiều người hiểu một cách mơ hồ, hoặc sai lệch về mặt ý nghĩa.
Thần là gì?
“Thần” mang tính linh ứng, là những người mang lại lợi ích cho người dân hoặc những hiện tượng thiên nhiên mà con người hình dung lên các vị thần.
Phật là gì?
“Phật” là danh từ chung để gọi những bậc “Tự giác”, “Giác tha”, và “Giác hạnh viên mãn”, không phải là danh từ riêng để gọi một người nào nhất định. Ai tu hành chứng quả đều gọi là Phật.
Vì hệ thống tín ngưỡng của người Việt rất đa dạng, có những tín ngưỡng tốt cho việc giáo dục con người, có những tín ngưỡng lại khiến con người rơi vào sự đau khổ. Chẳng hạn như nhiều người có thói quen an phận trước mọi khổ đau và chỉ biết cầu nguyện đức Phật hay thần thánh…mà không biết cách chuyển hóa vấn đề. Triết gia từng nói “Con người sinh ra thượng đế chứ không phải thượng đế sinh ra con người”. Nên thần thánh cũng không ngoài ý nghĩa đó mà xuất hiện.
Giáo pháp của đức Phật có khả năng giúp con người chuyển hóa nội tâm thông qua sự tu tập sẽ đoạn trừ được tất cả phiền não. Cho nên, hiểu được lời Phật dạy mới thấy đức Phật là người tuyệt vời. Ngược lại chúng ta không hiểu thì đức Phật sẽ bị thần thánh hóa và sẽ trở thành một vị “Thần” trong tín ngưỡng của nhân loại.
Tóm lại, lời Phật dạy là triêt lý đạo đức, cho tâm linh, cho văn hóa…., và đó sẽ là con đường chắc thật cho những ai muốn chinh phục hành trình về nội tâm của chính mình.
Bài thuyết pháp “Phật Và Thần” được đại đức Thích Phước Tiến giảng tại: Chùa Vô Ưu (Tân Bình – HCM) – Ngày: 01/12/2013 (29/10/quý Tỵ)