Luận Tứ Đế
Bà Tẩu Bạt Ma tạo Trần Chơn Đế dịch
Bản Việt dịch (1) của Nguyên Hồng
Bản Việt dịch (2) của Thích Như Điển
***
Luận Tứ Đế
Việt dịch: Nguyên Hồng
QUYỂN 1
Phẩm 1: Tư duy lựa chọn
Bát nhã khắp các pháp,
Đại bi thâu chúng sinh.
Vô tướng nói chính đạo,
Đảnh lễ đấng Thế Tôn.
Đại thánh Chiên diên luận,
Nói lược nghĩa rộng sâu.
Đại đức Phật đà mật,
Nói rộng lời và nghĩa.
Có thứ lớp trang nghiêm,
Rộng lược nghĩa tương xứng.
Danh, lý nhiếp lẫn nhau.
Tôi đọc xong 2 luận.
Nay rộng bớt, lược thêm,
Tạo thành luận vừa phải.
Lợi ích cho người học,
Khiến chính pháp bền lâu.
Nếu ai rõ 4 đế,
Tin 4 đế khó động.
Không lại xem mặt người,
Hằng lìa 4 đường dữ.
Tám bậc, người trời biết,
Sau ắt đến khổ tế.
Nên tạo Tứ Đế Luận,
Không phải vì ngã mạn.
Duyên khởi, nghĩa nhiều thứ,
Câu, nghĩa, theo trước sau.
Người hỏi và tìm nghĩa,
Chung riêng lý tương ưng.
Chứng nghĩa và thí dụ,
Theo đây nói 4 đế.
Nguyện chúng sinh biết đây,
Được thiên đạo Niết bàn.
Có 4 Thánh đế. Đây nói kinh này là do nhân gì duyên
gì Phật Thế Tôn nói kinh như thế này. Vì sao Thánh đế có 4, không thêm không bớt? Sao có nghĩa là Thánh, sao có nghĩa là đế? Nếu Thánh là đế thì 2 cái trước không nên gọi là đế. Nếu nói đế chính là Thánh thì nghĩa đế bất định. Lại có kinh nói: Nói đế là chỉ có một, không có đế thứ hai. Vì sao 4 nghĩa mà không bị phá hoại? Lại có kinh nói: Tất cả pháp hành đều gọi là khổ. Cho nên chỉ có 2 đế. Nói 4 đế là không thành nghĩa.
Lại có thuyết trong đó tăng thêm một, an lập các pháp từ một đến hai cho đến rất nhiều. Tại sao nghĩa của đế không tăng thêm một?
Lại nữa, 4 tướng không đồng, làm sao cùng một lúc mà quán chung được? Lại nữa 4 tướng Bà la môn đế với Thánh đế có gì sai khác? Xem bài kệ sau đây:
Bốn Thánh đế thế nào? Phi đế, cảnh bất định. Chỉ thêm hai cùng quán, Tịnh, Thánh đế khác chi.
Sao chư Phật đều đồng một ý đối với 4 đế? Sao chỉ lấy 4 đế làm chính thuyết cao tột của chư Phật? Sao đồng quán 4 đế làm cảnh? Trí tuệ bình đẳng mà quả có sai khác? Sao A la hán trong 4 đế, trí viên mãn vô dư không đồng được Nhất thiết trí như chư Phật? Nếu không đồng thì trong 4 đế phải còn có vô minh? Nếu tất cả pháp ở trong 4 đế thì kể cả Kinh Thắng Xa ba diệp cũng phải tìm hiểu. Nếu không tìm hiểu thì phải có 5 đế. Nếu không 5 đế thì các pháp khác là phi đế. Nếu khổ v.v… 4 pháp gọi là Thánh đế thì chỉ nói một khổ là đầy đủ Thánh đế.
Các kinh như vậy không cần phải nói. Nếu trí 4 đế gọi là khổ thì nghĩa không phải vậy. Nếu biết một đế cũng biết các đế khác thì nói 3 đế sau vô dụng.
Sao trước nói khổ đế? Nếu chưa nói nhân mà trước nói quả, làm sao không mâu thuẫn với 12 duyên sinh? Sao nói diệt đế rồi sau mới nói đạo đế? Xem bài kệ sau đây:
Một ý thượng quả đúng, Nhất thiết trí Diệp thí. Bốn sai một vô dụng, Trước khổ nhân duyên diệt.
Có 4 Thánh đế.
Vì sao Phật Thế Tôn nói kinh này?
Đáp: Có các đệ tử phải được Thánh đạo, vì trước đã thụ tà pháp của ngoại đạo, như theo Thường hành ngoại đạo, có ngoại đạo không ở một nơi, có Hộ mạng đạo, Tương vi đạo, Lão Thanh Văn đạo, Tư Cù đàm đạo, đạo mặc áo lông chim, đạo thờ nước, đạo thắt bím tóc, đạo thờ lửa, đạo lõa thể v.v… Các đạo đó đều ca ngợi đạo pháp của mình cho là chỉ có pháp của mình là chân thật, vô dư, không trái chân lý, là quả bất tử mà các pháp khác không được như vậy.
Nghe những lời này, trí không quyết định các pháp đó pháp nào là chân thật, pháp nào là không chân thật, các đệ tử này đối với đế phi đế khởi vô minh hoặc. Để làm rõ thật đế cho nên Đại Tiên nói kinh này. Ví như có người bị anh lạc giả lừa gạt khiến được thấy anh lạc thật.
Lại nữa có các pháp khác nói nghĩa như thế. Nếu bỏ trang sức thế tục mang hình tướng Sa môn ở nơi A lan nhã tu hạnh Đầu-đà, gặp được bạch pháp giảm bỏ tài vật, gìn giữ hổ thẹn lên xe giới luật, khống chế các căn như kềm chế ngựa bất kham, mài luyện binh khí văn tuệ, mặc áo giáp thiền định. Nhân các tu hành này tự gọi mình là chân thật Sa môn. Những người như vậy là Sa-môn khởi tăng thượng mạn. Để khiến được thấy chân thật Sa môn nên Phật Thế Tôn nói kinh này để làm rõ nghĩa này, để làm thông suốt 4 đế, trở thành Sa môn chân thật trong Thánh pháp mà không phải do các hành khác. Như Kinh Sa môn nói: Nếu có như vậy thì đầy đủ, như kinh nói thật Sa môn là do quán 4 đế mà được thành lập, không phải do thế gian tu hành rốt ráo cùng được hữu lưu mà gọi là Sa môn, như bài kệ lõa hình nói.
Lại nữa đã khỏi 9 nạn, trước Phật đã sinh, chán lìa nhân pháp, dùng hương thiện căn huân tâm, đã lâu làm tư lương cho Thánh đạo, ý hành đều tịnh, phải thông suốt Thánh đế, làm tâm siêng làm, khiến uống thuốc Thánh đế trí, cho nên Phật Thế Tôn mới nói kinh này. Nếu như là thuốc có thể trị bệnh thì bố thí thuốc.
Lại nữa nghe cái khổ của ác đạo thật khó chịu được mà sinh tâm chán sợ, vì người này làm cho rõ nhân duyên không sa vào ác đạo cho nên nói kinh này.
Bởi vì sao? Chúng sinh thụ sinh vào trong địa ngục, 6 phương lửa cháy bao vây, khắp người tan chảy như sắc vàng, hơi thở ra vào nóng như lửa đốt.
Lại có những người đói ăn viên sắt nóng khát uống nước đồng sôi, hoặc chém hoặc chặt, hoặc chẻ hoặc rút chịu đủ thứ khổ, bị những con chó và chim mỏ sắt ăn nuốt. Hoặc sinh làm ngạ quỷ thường bị đói khát ngặt nghèo, cổ họng như lỗ kim, thường muốn ăn uống mà không bao giờ biết no đủ. Do nghiệp đời trước bức bách, khát đi tìm nước đến gần bờ sông thì thấy sông khô, hoặc thấy đầy những máu mủ phân nhơ hôi thối, thấy cây cối hoa quả biến thành rừng trơ trụi. Như có bài kệ nói:
Trăng nóng như trời hè,
Gió thổi như lửa đốt,
Mưa rơi như nước sôi,
Đi trên đất như lửa.
Cho nên ngạ quỷ chịu khổ rất khắc nghiệt.
Hoặc sinh vào súc sinh thường bị giam nhốt trói cột đánh đập, thường ăn thịt lẫn nhau, nghi sợ lẫn nhau, tâm thường bất an, chịu các khổ như vậy.
Hoặc sinh Tu la, oán kết, keo kiệt, ngạo mạn, xúc phạm, chịu các khổ như vậy. Phật vì các đệ tử nghe các khổ ở ác đạo như vậy sợ tự đọa nơi kia, muốn làm rõ tri kiến 4 đế không sa vào nhân duyên nên nói kinh này. Như người rơi xuống biển, thí cho thuyền bè khiến được cứu vớt. Như trong kinh nói: Nếu có chúng sinh trong các khổ như vậy, có thể như thật thấy khổ như vậy, tức được giải thoát 4 thứ ác đạo và tất cả các khổ sinh lão bệnh.
Lại nữa vì muốn làm cho chúng sinh xa lìa 5 thứ lời tà lừa gạt: 1. Có thể sinh các ác. 2. Chịu làm theo người ác. 3. Người hiền xa lìa. 4. Có thể phát khởi phiền não. 5. Lừa gạt làm thể, vì muốn người nói 5 phần chính ngữ lợi ích chúng sinh: 1. Tự đức tương ưng. 2. Chịu làm theo người thiện. 3. Sinh trưởng thiện căn. 4. Khiến lìa rừng rú gai góc của phiền não. 5. Khiến đến thật vui lìa lời nói 5 tà, làm theo 5 chính ngữ cho nên nói kinh này.
Ví như khiến bỏ thứ quý báu giả tạo mà lấy của quý báu chân thật. Như trong kinh nói: Chớ nói lời tà ác. Nếu Tăng tụ họp nên làm 2 việc một là Thánh im lặng, hai là nói Thánh chính pháp.
Lại có các phàm phu đều tự chấp trước những cái lý khác nhau của mình, chấp lý của mình là đúng của người là sai. Do chấp này nên tranh cãi nhau, như người mù bẩm sinh rờ voi. Để làm rõ vô tử tối thắng, tranh cãi không khởi lại, không điên đảo là trí tuệ Thánh đế nên nói kinh này. Vì hiện ý này, chấp trước đoạn thường nói ngã và các người cùng nhau tranh cãi, người thấy 4 đế thì không như vậy, vì hiểu rõ chân không, như Kinh Khư đa kha nói.
Lại nữa y vào sư trưởng chân chính, ở nơi vắng vẻ, tu hạnh Đầu đà, giảm tổn sinh cụ, thủ hộ 6 căn, tiết giảm việc ăn uống. Đầu hôm cuối đêm tỉnh thức vui vẻ nhất tâm nghe, như lý suy nghĩ, tụng niệm, ngồi ngăn ngắn, yên lặng nhập định, quán pháp môn đếm hơi thở. Do nhân duyên này liên tục thành thục. Tâm địa yên tĩnh vi tế hoặc tụ động nhẹ, vì những người như vậy được thông suốt nên nói kinh này. Như người nhuần nhuyễn lại cho thêm thuốc. Nếu nghĩa chân thật chỉ dùng trí căn gọi là thông suốt. Phải biết căn duyên 4 Thánh đế này là thông suốt kinh trong này phải nói.
Lại nữa, để phá 4 hoặc, làm rõ 2 phượng tiện nên nói kinh này. Như bài kệ nói:
Sinh khởi diệt lìa ám,
Cùng các thứ tà chấp,
Sáu mươi hai tà kiến,
Trong nhân quả không rõ,
Để phá mê lầm này,
Hiển thị lý bất động,
Và giải thoát trói buộc,
Nên Phật nói kinh này.
Lại nữa các Phạm, các thiên tiên, người, Bà lợi, A tu la, long thần, Dược xoa, Diêm ma v.v… còn không thấy 4 Thánh đế nên không ra khỏi 3 cõi, như con tằm nằm trong cái kén, xoay vần trong 6 đường như bánh xe quay tròn, chạy quanh trong cõi tối tăm, rơi xuống vực sâu hiểm nghèo, chịu lửa nóng thiêu đốt. Nếu thấy 4 Thánh đế thì phá tối vô minh được trí sáng suốt, thoát khỏi 4 đường dữ không phải ngóng trông các đường khác. Do đó 4 Thánh đế là chân thật, không hai, không điên đảo, không tranh cãi, có thể thành tựu công dụng xuất thế vượt trội của Như Lai. Để làm rõ nghĩa đó nên nói kinh này.
Luận chủ muốn làm rõ nghĩa 4 đế là không có gì so sánh bằng, nên nói Thủ lô kha:
Biết ngoại đế không lìa,
Luật lý hành hơn thua,
Không thể độ sinh già
Chết:Biển lớn buồn lo.
Đây với người Thánh trí,
Tham giận khởi đấu tranh,
Người trí cầu giải thoát,
Không cần biết ngoại đế.
Nếu ai thấy Thánh đế,
Thắng pháp khỏi ác đạo.
Lìa lỗi không nhiễm bẩn,
Thường tu 4 đẳng tâm.
Các khổ đầy khắp cả,
Giải thoát ngục 3 cõi.
Thông tuệ cầu Niết bàn,
Cần phải thấy Thánh đế.
Kệ trì tán nói:
Đệ tử và Sa môn,
Khỏi nạn sợ ác đạo,
Tội lỗi và tà chấp,
Sư phá chấp hiển lý.
Vì sao Thánh đế chỉ có 4 thứ không tăng không giảm? Đáp: Câu hỏi này không thành câu hỏi, vì nếu tất cả gì cũng đều hỏi như vậy thì vô cùng.
Lại nữa, thân kiến, đoạn kiến, thứờng kiến, vô sự kiến là chỗ đối trị của 4 pháp này. Cho nên Thánh đế có bốn.
Lại nữa, để đối trị 4 điên đảo nên nói 4 đế, cũng như 4 niệm xứ.
Lại nữa, để lìa 4 tà chấp, vì tất cả chúng sinh đều có 4 thứ tà chấp. Những gì là bốn? Là quả, nhân, giải thoát, phương tiện tà chấp.
1. Quả tà chấp, là nghiệp ngã kiến, nghĩ nhớ ái sinh ra ấm giới nhập v.v… Bất tịnh, xú uế như chó chết, lửa 3 khổ theo thiêu đốt, kim cương vô thường phá hoại, ngã ngã sở sai khiến người làm người chịu. Khiến người chịu xa lìa cái chấp tịnh, lạc, thường, ngã trong đây là quả của tà chấp. Để lìa bỏ chấp này nên nói khổ Thánh đế.
2. Nhân tà chấp, là Thế chủ, Phạm vương, Tự tại nhân, song thời tự tính định, tự nhiên phi nhân, túc nghiệp thế dược là túc dược địa thủy hỏa phong lân hư không v.v… Những thứ phi nhân, bất bình đẳng nhân này chấp cho là sinh nhân, đó gọi là nhân tà chấp. Để lìa bỏ chấp này nên nói tập đế.
3. Giải thoát tà chấp, là quy ngũ nhập Tì nựu thể cực nhập không, đến 30 tháp trụ vô. Nếu trên riêng tồn tại lìa ngã đức, quả 3 định tạm xả, vĩnh viễn xả, các chấp như vậy giải thoát là chẳng phải định, chẳng phải vĩnh viễn, đó là giải thoát chấp. Để phá chấp này nên nói diệt đế.
4. Phương tiện tà chấp, là xa lìa 5 trần, ăn uống, y phục, đồ nằm, chỗ ở. Gió nước hoa quả củ rễ nhánh lá gạo mì dầu bã phân bò, những vật như vậy làm thức ăn. Vỏ cây cỏ dây da nai cột bện làm y phục. Hoặc lại bỏ trên đất, nằm trên đống tro. Hoặc đầu xuống dưới chân chổng lên trên. Hoặc hướng về mặt trời cho nóng đốt thân hình. Thường mặc áo ướt, thường ở dưới nước. Gieo mình từ trên núi, nhảy vào lửa, chìm lặn trong nước. Y vào thời tiết
thì nghiệp hết không có nhân. Do làm các hạnh này mà gọi là được Niết bàn, đó là phương tiện tà chấp. Để lìa bỏ chấp này nên nói đạo đế.
Vì 4 việc này nên nói 4 đế cũng như Thánh đạo.
Lại nữa, vì để phân biệt pháp hi hữu nên có 4 Thánh đế.
Bởi vì sao? Vì thủ ấm là chỗ chúng sinh nương tựa đắm đuối nên nói khổ, phải biết không nên nương tựa đắm đuối. Do tham ái nên không vắng lặng. Tham ái diệt thì được vắng lặng. Khổ diệt thì ngã mạn tịch diệt, vì đối trị tâm khổ. Do tu đạo nên vô minh tịch diệt, vì đạo có thể đối trị vô minh.
Lại nữa, tất cả những người cầu giải thoát diệt khổ được vui, đó là công dụng thù thắng. Diệt khổ như thế nào? Vì do tập diệt, được vui vì do tu đạo, vì có Thánh đế.
Lại nữa, các sư thuộc Kinh luận bộ nói: Nếu ai quán thấy tội lỗi sinh tử, quán công đức Niết bàn thì vào Chính định tụ.
Thế nào là tội lỗi sinh tử? Là thức thụ sinh, khởi lầm lỗi. Thức này khởi nhân là tham ái.
Thế nào là công đức Niết bàn? Là thức không khởi vui. Thức này không khởi phương tiện, tức là Thánh đạo nên nói 4 đế.
Lại nữa, phân biệt nhân quả thế xuất thế nên nói 4 đế.
Lại nữa vì thông suốt 4 thứ.
Lạinữa y trụ 4 thứ nên nói 4 đế.
Lại nữa, biệt tướng 4 thứ nên nói 4 đế.
Hỏi: Thế nào là nghĩa của Thánh và nghĩa của đế?
Đáp: Thánh có 8 nghĩa:
1. Tự tại. Nếu ràng buộc vào gì khác thì không tự tại, mà gọi là nô lệ không gọi là Thánh. Chư Phật và đệ tử đối với tâm và pháp đều được tự tại nên gọi là Thánh.
2. Khỏi tham ái cái tốt. Như cho phép người tự tại xuất gia.
3. Sinh trong dòng Thánh gọi là Thánh nhân, như sinh trong dòng Bà la môn.
4. Sinh nơi Thánh địa. Nói địa là chân thật vô sinh. Ví như sinh nơi vùng đất trung tâm của một nước.
5. Hạnh lìa sinh tử như Bà la môn.
6. Không đi trên xe sinh tử, như xả bỏ thì không đắm nhiễm.
1. Không sinh trở lại, như hạt giống cũ.
2. Phải đến cung kính vì có phúc đức, như hoàng đế. Trì tán kệ nói:
Tự tại lìa tham lam,
Giống Thánh sinh đất Thánh.
Đi lìa không đi xe,
Không sinh, đến cung kính.
Đế có 7 nghĩa:
1. Không điên đảo là nghĩa của đế. Ví như tướng của lửa.
-. Thật hữu là nghĩa của đế, như trong kinh nói.
-. Không đổi khác là nghĩa của đế.
-. 4. Không 2 hạnh là nghĩa của đế. Ví như hạnh của Thụ đề già, Xà da đạt đa.
-. 5. Không khởi trở lại là nghĩa của đế. Từ trí này không khởi trở lại, không đồng với hỏa luân trí.
-. 6. Không mâu thuẫn là nghĩa của đế. Ví như nghiệp và giới của Thánh.
7. Văn với nghĩa tương xứng là nghĩa của đế. Bởi vì
sao? Nói đắm trước khổ, chắc chắn khổ là nghĩa. Do 7 nghĩa này nên gọi là đế. Ông hỏi: Nếu vì Thánh nên gọi là đế thì trước hai
không nên gọi là đế. Lại nữa, nếu nói Thánh gia đế cho nên gọi là đế thì nghĩa bất định?
Đáp: Đế là nhân của Thánh vì có thể sinh Thánh. Ví như Phạm trụ, cho nên gọi là Thánh đế như con đường của đạo sư. Như trong kinh nói: Nếu chư Như Lai đã nói chính đáng đều nói 4 đế.
Hỏi: Nếu lấy Thánh nói gọi là Thánh đế thì phàm phu cũng nói nên gọi là phàm đế?
Đáp: Thừa thần lực của Phật mà nói nên thành lập chính giáo của Phật, vì vậy mà không phải phàm đế, như Xá lợi phất hành nhân duyên.
Lại nữa vì Thánh nhân nên trước hiểu rõ, ví như thuốc tiên.
Lại nữa Thánh nhân y theo cái thấy chân thật cho nên gọi là Thánh đế, ví như thế đế.
Hỏi: Phàm phu y theo cái thấy nghĩa không chân thật nên chẳng phải Thánh chẳng phải đế?
Đáp: Không có mắt thanh tịnh thì không thể thấy, ví như người mù bẩm sinh, lựa đồ báu giả, như người mắt có vảy màng thấy có nhiều mặt trăng. Phàm phu say cuồng không thấy được. Đây ví như trăm con voi trên đầu ngọn cỏ.
Lại nữa, Trí Tập Luận nói vì thể Thánh nên gọi là Thánh đế. Ví như ô xà xích mễ.
Lại nữa trong kinh nói vì Thánh tuệ vô thượng chiếu soi nên gọi là Thánh đế.
Ông hỏi: Lại có kinh nói đế là chỉ có một, không có thứ hai, sao 4 nghĩa mà không phá hoại nhau?
Đáp: Vì nghĩa không điên đảo, vì một phẩm loại khác, 4 ví như 4 điên đảo.
Lại nữa do nghĩa của đế cho nên một ví như Thánh đạo mà chỗ dùng khác, bốn ví như đạo phần.
Lại nữa vì pháp tương thông với nhau, cho nên một ví như sắc khác nhau, bốn ví như 4 đại.
Lại nữa vì vô ngã bình đẳng nên một vô ngã thì tất cả bình đẳng, ví như giống nhau khác nhau.
Lại nữa vì không đổi khác nên y vào tâm giải thoát nói đế là duy nhất không có cái thứ hai. Bởi vì sao? Khổ Thánh đế v.v… đều có đổi khác, như trong kinh nói: Tất cả hữu vi trống rỗng là pháp phá hoại, là một tâm chân thật không hoại giải thoát. Nếu như tương ưng tướng đổi khác đều thật không hư dối thì 4 nghĩa cũng vậy, cho nên có 4 Thánh đế.
Ông hỏi: Lại có kinh nói: Tất cả hành pháp đều là khổ cho nên chỉ có 2 đế, 4 nghĩa là không thành?
Đáp: Phân biệt bộ nói ý là tất cả pháp hữu vi là vô thường nên khổ, chứ không do nghĩa đệ nhất đế nên khổ. Để lìa khổ này, nơi Thế Tôn tu phạm hạnh thanh tịnh, đó gọi là khổ đế. Sau lại nói rộng, cho nên không làm hỏng 4 nghĩa.
Lại nữa có nhiều thuyết nhiều kinh nói 3 khổ. Tất cả hữu vi thâu nhiếp từng phần. Hữu vi khổ là nói đầy đủ các phần. Như y cứ vào khổ khổ thì nói giống khổ, gốc khổ, cảnh giới khổ, khổ thụ v.v… Y cứ hoại khổ hành khổ mà nói cũng như vậy. Y cứ tất cả thụ mà nói đều là khổ, như vô thường là khổ. Cho nên nói tất cả hữu vi hoặc y cứ hành khổ nói sinh khởi là khổ, có sinh là khổ, sắc sinh tức là khổ sinh. Hoặc nói khổ đế này do rất nhiều ý nói khổ cho nên đều không mâu thuẫn.
Lại nữa không đổi khác cho nên y vào Niết bàn nói tất cả hữu vi khổ, do khổ nên tương ưng tướng khổ cho nên y nghĩa 4 đế không mất.
Ông hỏi: Lại nữa trong Tăng Nhất nói: An lập các pháp từ một đến hai đến rất nhiều. Sao riêng nghĩa của đế không tăng một?
Đáp: Vì nghĩa chân thật, vì không điên đảo. Phật nói tất cả đều gọi là đế. Tuy 1, 2, 3 gọi là tăng một mà đế không tăng một. Vì phân biệt đế quán nên nói có bốn. Vì an lập trí và tướng nên như 4 niệm xứ, như trước nhân duyên thành lập 4 đế. Phải biết nghĩa này là biết Thánh đế nên là bốn. Biết khổ có nhân tức được thấy pháp. Như trong kinh nói: Nếu ai thấy 12 duyên sinh, gọi là thấy pháp, vì thông suốt 16 tướng xuất thế đều do thấy đế. Những gì hệ thuộc nhân duyên là nghĩa vô thường. Ví như tiếng trống, lấy Kinh Nan đà làm chứng. Nếu vô thường là khổ, khổ khổ là vô ngã, nếu vô ngã là không, nếu ai biết điều đó tức thấy được pháp, thông suốt 16 tướng, được diệt hoặc lìa khổ, vì nghĩa này nên Thánh đế có bốn.
Lại nữa vì là tối thượng phẩm, vì không chung với cảnh giới trí, nên không tăng một. Như hỏi: Lại nữa 4 tướng không đồng, làm sao một lúc đều quán tất cả được?
Đáp: Vì do tưởng nên trong kinh nói: Tu tập tưởng vô thường, nhổ bỏ tất cả tham ái. Cảnh giới của tưởng này tức là khổ đế. Tất cả tham ái tức là tập đế. Nhổ bỏ tức là diệt đế. Tưởng vô thường tức là đạo đế. Vì ý nghĩa đó, tuy 4 bất đồng một lúc được thấy.
Lại nữa, do tư duy lựa chọn cho nên như kinh nói: Do tưởng vô thường v.v…, tư duy lựa chọn 5 ấm tham ái, chưa sinh không được sinh, đã sinh thì diệt. Trong đây 5 ấm tức là khổ đế, tham ái tức tập đế, không sinh và diệt tức diệt đế, vô thường v.v… tư duy lựa chọn tức là đạo đế. Vì ý nghĩa này một lúc được thấy 4 đế.
Lại nữa do quán mất cho nên như kinh nói: Quán kết xứ, tội lỗi tham ái liền diệt. Kết xứ tức khổ đế. Tham ái tức tập đế. Diệt tức diệt đế. Quán tội lỗi tức đạo đế. Vì ý nghĩa này nên một lúc thấy đế.
Lại nữa một lúc thấy đế ví như lửa. Lửa là thứ có thể thiêu đốt các vật. Một lúc thiêu đốt tỏa nhiệt và chiếu sáng. Quán đế cũng vậy, hại sinh tĩnh xuất mỗi mỗi đều tự lìa diệt, tu chứng cùng một lúc.
Lại nữa ví như mặt trời. Mặt trời là thứ có thể làm khô ráo mọi vật. Nghĩa là nước, chỗ tối, hoa mỗi mỗi tướng khác nhau, khô ráo, chín, nở cùng một lúc. Quán đế cũng vậy.
Lại nữa ví như ngọn đèn. Đèn có thể thiêu đốt các vật. Nghĩa là tim dầu vật tối mỗi mỗi tướng khác nhau nhưng thiêu đốt làm khô ráo phá chiếu đều cùng một lúc. Quán đế cũng vậy.
Lại nữa ví như chiếc thuyền. Thuyền có thể đến những vật không đồng tướng. Nghĩa là hai bờ bên này bên kia, đi đến, lìa, chuyên chở đều cùng một lúc. Quán đế cũng vậy.
Phân biệt bộ nói: Nếu tụ khổ tướng, quán thấu tâm sinh diệt chán hữu vi thì tu pháp môn vô nguyện giải thoát. Nếu quán hữu vi chỉ có sinh diệt không thấy các pháp khác thì tu pháp môn vô tướng giải thoát. Trong đó khổ tướng tức là khổ đế. Sinh tướng là phiền não. Nghiệp tức là tập đế. Diệt tướng tức là diệt đế. Pháp đó có thể khiến tâm lìa tướng thấy vô tướng, tức là đạo đế. Nếu thấy pháp vô vi là vắng lặng lìa sinh diệt thì 4 nghĩa cùng thành một lúc. Khác vô vi tịch tĩnh này gọi là khổ đế. Do loại trừ đây nên pháp vô vi tịch tĩnh gọi là tập đế. Pháp vô vi tức là diệt đế. Có thể quán tịch tĩnh này và thấy vô vi, tức là đao đế. Vì ý nghĩa này nên 4 tướng tuy đặc biệt cùng lúc quán, sau sẽ suy lường trở lại, nên không nói rộng.
Trì tán kệ nói:
Cùng tư trạch lỗi lầm,
Lửa, mặt trời, đèn, thuyền.
Để thoát khỏi tướng khổ
Một lúc quán 4 đế.
Ông hỏi: Bà la môn đế với Thánh đế có gì khác nhau?
Đáp: Thế Tôn chân Thánh chân Bà la môn, cho nên đế này không khác nhau. Ví như Đế Thích với vua trời.
Lại nữa, Bà la môn đế gồm trong đạo đế. Thánh đế là đạo quả đối trị gồm trong đạo cảnh giới.
Lại nữa, nhất hướng thiện là Bà la môn đế, thiện ác vô ký là thánh đế.
Lại nữa chỉ đạo là Bà la môn đế, đạo quả gọi là Thánh đế.
Ông hỏi: Vì sao chư Phật trong Thánh đế đồng có một tuệ?
Đáp: Vì thông đạt pháp vô dư, tướng bình đẳng. Ví như tịnh nhãn quán sắc.
Lại nữa vì chứng thấy pháp. Ví như lửa nóng sáng. Việc này thế gian một tuệ cùng chứng.
Lại nữa như phép mài kính. Chư Phật thông đạt pháp giới, biết tất cả 3 đời đều như hiện tại. Ví như nhiều mặt nước gương, ảnh mặt trăng là một. Trì tán kệ nói:
Hai người một không khác,
Đạo thiện quả nên khác.
Vì vô dư chứng thấy,
Nên kính pháp đồng tuệ.
Ông hỏi: Sao chỉ lấy 4 đế làm chính thuyết thượng phẩm của chư Phật?
Đáp: Vì có thể vớt chúng sinh khỏi biển sinh tử, ví như pháp xuất thế.
Lại nữa là vượt trội trong các đế nên ví như thắng đế.
Lại nữa có thể thâu nhiếp tất cả các pháp chân thật, giống như ví với Thắng xa ba diệp.
Lại nữa các trời Phạm Thích v.v… chưa từng thấy nên ra sức kiên trì dũng mãnh các trời Tì sưu nựu v.v… trí chưa đạt tới, trí siêng năng đi xa như các ngoại tiên nhân được.
Lại nữa vì là cảnh giới của trí vô phân biệt, nếu có thể biết tất cả công đức trang nghiêm này như Xá lợi phất v.v… và Phật Thế Tôn.
Lại nữa vì nghĩa đầy đủ, do không chung cho nên đây nói công đức vượt trội hơn hết. Vì vậy 4 đế gọi là thượng phẩm chính thuyết.
Ông hỏi: Vì sao đồng quán 4 đế làm cảnh, nên trí tuệ bình đẳng mà quả thì có sai khác?
Đáp: Không phải do cảnh đồng mà trí tuệ đồng. Ví như định và tham dục v.v…
Lại nữa do trí tuệ sai khác nên quả có sai khác. Ví như do nghiệp sai khác nên có quả sai khác.
Lại nữa vì tu đạo khác nên được quả không đồng. Ví như hạt giống không đồng quả có sai khác.
Lại nữa quán tội lỗi có thượng trung hạ phẩm nên được quả không đồng.
Ông hỏi: Nếu A la hán trong 4 đế trí đồng không khác, như vậy là phải không khác với Nhất thiết trí. Nếu không phải vậy thì trong 4 đế phải có vô minh?
Đáp: A la hán không biết ngoài 4 đế cảnh giới chư Phật chẳng phải là vô minh. Bởi vì sao? Chỉ vì có thuyết nói nếu A la hán không biết những ngôn thuyết ngoài 4 đế thì chẳng phải là vô minh, như Kinh Thắng xa ba diệp thí.
Lại nữa Phật Thế Tôn đã phán quyết rằng đối với khổ v.v… các đế mà không biết tức là vô minh. Không biết ngoài 4 đế như 4 Bì đà v.v… không gọi là vô minh.
Lại nữa chính đối đế trí đối trị phiền não gọi là vô minh, chẳng phải không biết Nhất thiết trí là 4 thứ nói riêng là vô minh.
Bởi vì sao? Tự khổ một phần thức liên tục đều khác. Y vào vô thủy sinh tử, A la hán cũng không thể thấy được tâm này. Như vậy đã sinh, do đó duyên duyên tăng thượng v.v… và tư duy v.v… thiện ác vô ký v.v… Như vậy do nhân sinh ra do duyên thâu nhiếp ở trong địa vị đó, tiếp đến tâm thứ hai, tiếp đến tâm sau, theo phương pháp này: Sát na ban đầu, đến La bà, Mâu hưu đa, ngày, đêm, nửa tháng, một tháng, năm … sinh, biến đổi và diệt, tự trong liên tục đó A la hán cũng không thể thấy, huống chi là thấy tất cả tất cả chủng tử tự khổ. Nếu tự khổ còn không biết huống chi là biết tha khổ. Cho nên A la hán không thể thấy cảnh giới Nhất thiết trí. Trong 4 đế chung riêng chẳng phải là vô minh.
Lại nữa lìa cảnh giới trí mà 4 đế đối trị vô minh ra ngoài lại còn có những pháp khác mà cảnh giới Thanh Văn, A la hán cũng không thể thấy. Như Xá lợi phất nói: Ta không thấy có người trời có thể thấy biết ta nhập sơ định quán và suy xét ta nay thoái khởi. Duy chỉ Thế Tôn biết tên tịch định này. Cho đến Mục liên cũng không thể hiểu Xá lợi phất nhập định nào khởi định nào. Cho đến hóa độ Nan đà, Bà la môn Xà da và người cháu gọi bằng cậu là Ưu-ba đê xá, như định trí tuệ biện thuyết tu tập người khác không thể theo kịp. Như Xá lợi phất, Ca diếp ba cũng vậy. Cho nên lìa 4 đế vô minh v.v… đối trị gọi là chẳng phải trí, chẳng phải vô minh.
Ông hỏi: Nếu tất cả pháp gồm thâu trong 4 đế thì phải tìm hiểu Kinh Thắng xa ba diệp thí. Nếu không tìm hiểu thì phải có 5 đế. Nếu không 5 đế thì cácv pháp khác còn lại không phải đế?
Đáp: Tự nhiên diệt v.v… thì không ra ngoài cảnh giới thức của đế, cho nên chẳng phải cảnh sở quán. Vì sao chẳng phải sở quán? Nếu biết pháp này không được lưu tận và khổ tận nên không thoát khỏi ngưỡng vọng ngoại đạo, chẳng phải các kiến chấp không thể lay động như cờ Đế Thích. Nếu thông đạt đây không được xưng là thông đạt vi tế. Như bắn vỡ đầu sợi tóc, vì không thể biến hành cho nên không cần phải tu học.
Lại nữa các luận sư khác nói tất cả pháp do tướng cho nên đều gồm thâu vào đế. Tuy nhiên Bì đà và Bì đà phân túc truyền thế, Bản lượng phán, Tăng khư, Du già quảng luận, Dục trần luận, Tì-thế sư luận, Y phương luận, Tướng luận, Toán số luận, Thời trí luận, Thú luận, Nha vức luận, Minh luận, Ca vũ trang nghiêm luận, Nhân vũ luận, Thiên vũ luận, Thiên tiên vương truyện các luận, Ngoại đạo luận, Thường hành ngoại đạo luận v.v… cho đến 96 thứ. Lại có sức của thảo dược cây dây mây vỏ rễ tâm hoa quả lá v.v… mùi vị chín v.v… Lại có nghiệp quả báo của 4 đại biến đổi hi hữu không thể nghĩ bàn của thế gian v.v… có luận có thể phân biệt đây. Phật dựa vào luận này nói Thắng xa ba diệp thí. Những nghĩa như vậy không nói cho ông vì không sinh công đức, vì có thể sinh khởi các lầm lẫn, tăng trưởng hữu vi cho nên không nói. Ví như thuốc độc, thuốc gây thù ghét nhau, chú thuật huyễn hóa Bì đa la luận v.v… để làm tổn hại người khác cho nên Phật không nói, chứ không phải vì ngoài 4 đế mà không nói.
Ông hỏi: Nếu khổ v.v… 4 thứ gọi là Thánh đế, lại nói là khổ cụ túc Thánh đế, các kinh như vậy thì không nên nói.
Lại nữa nếu ông nói khổ đế gọi là khổ thì không phải nghĩa như vậy?
Đáp: Kinh ấy nói trí là khổ đế. Như cảnh là không phân biệt. Như nói 4 lượng.
Lại nữa do cảnh giới an lập mà trí được thành lập, ví như 6 thức.
Lại nữa do công năng cho nên thể của trí là chỉ có một mà có thể thành 4, như trí 4 chính cần cũng vậy.
Lại nữa 4 Thánh đế trí là chung, cho nên trong quán 4 đế nói trí là vượt trội. Do ý nghĩa này nói trí như cảnh.
Lại nữa muốn làm rõ quyết định xuất ly là công đức của 4 đế, cho nên tùy nói một khổ đế là đầy đủ Thánh đế cùng với nghĩa tương ưng. Nếu nói liễu nghĩa thì khổ v.v… là liễu nghĩa đế.
Bởi vì sao? Phật nói khổ đế là có tướng sinh v.v… vì an lập 4 thứ quán. Nếu không như vậy thì chỉ có 1 quán gọi là tu tập. Nếu đem kinh này phân biệt các đế thì chỉ có 1 đế là đạo đế, tức nói vô vi là đế. Kinh này không phải chứng minh nghĩa đó, mà dựa vào A tì đạt ma và Luận tạng mà thành lập.
Ông hỏi: Nếu biết 1 đế cũng biết các đế khác, vậy nói 3 đế sau là vô dụng?
Đáp: Tôi không nói thấy khổ đế tức thấy các đế khác. Tôi nói thấy 4 đế cùng một lúc. Đồng thời lìa xa, đồng thời trừ bỏ, đồng thời chứng đắc, đồng thời tu tập thì nói các đế khác không phải là vô dụng. Ví như nói khổ đế lại vì số lượng cảnh giới nên nói số lượng đạo.
Lại nữa trong 4 đế tùy biết một tức đã thông các đế khác. Như biết 1 hạt tức thông các hạt khác. Cho nên 4 đế đều hữu dụng.
Lại nữa vào quán môn cho nên quán thủ ấm tức lìa bỏ ái niệm, như biết oan gia. Thủ ấm là khổ đế, ái niệm tức tập đế, lìa bỏ tức diệt đế, biết là đạo đế. Dựa vào quán môn khổ thì nghĩa của nó là như vậy.
Biết tham ái rồi tức bỏ. Do khổ này không sinh tham ái, tức tập đế. Tham ái tức khổ đế, khổ không sinh tức diệt đế, biết tức đạo đế. Dựa vào quán môn tập đế là như vậy.
Biết hữu vi vắng lặng rồi, nếu ai chứng pháp này vô minh liền diệt, sự tham khát hữu vi liền vắng lặng, hữu vi vắng lặng tức là diệt đế. Pháp lìa bỏ đây tức khổ đế, vô minh tham ái tức tập đế, biết tức đạo đế. Dựa vào quán môn diệt đế là như vậy.
Biết pháp trợ đạo liền sinh tu tập, phiền não chướng cùng những sai trái liền bỏ, do bỏ đó nên hữu sinh trở lại. Trợ đạo là đạo đế, hữu tức khổ đế, nghiệp phiền não tức tập đế, bỏ đó và hữu không sinh tức diệt đế. Dựa vào quán môn của đạo đế là như vậy.
Do quán môn các đế cho nên tuy lại quán một mà nói các đế khác chẳng phải là vô dụng.
Ông hỏi: Vì sao trước tiên nói khổ đế?
Đáp: Vì ngăn dứt khổ tu quán 4 đế, và người xuất gia an trụ Phạm hạnh nên trước nói khổ.
Lại nữa các khổ sinh, già, chết nhiều vô biên vô lượng hằng bức bách từng giây từng phút nên người tu hành quán khổ này tìm nguyên nhân của khổ, ví như sư tử.
Lại nữa ngoại duyên không thể trị vô thủy thời tiết là bệnh căn bản. Người tu hành quán đây tìm nguyên nhân của bệnh, ví như thầy thuốc.
Lại nữa tai hoạn tật bệnh đầy khắp 3 cõi, người tu hành quán đây tìm nguyên nhân của nó, như tìm cây độc.
Lại nữa vì thô nên mất, vì chán ghét nương tựa nên sợ hãi xứ sở, cho nên trước nói khổ.
Ông hỏi: Nếu chưa nói nhân mà trước nói quả thì không trái với 12 duyên sinh sao?
Đáp: Sinh tuần tự nên 12 duyên sinh thì trước nhân sau quả. Tư duy lựa chọn tuần tự nên trong 4 đế thì trước quả sau nhân. Cho nên 2 thuyết đều không mâu thuẫn.
Lại nữa trong quả có mê duyên do chấp quả. Như kinh nói: Nếu đây có kia cũng có, bởi đây sinh kia cũng sinh. Nếu trong nhân có mê duyên quả chấp nhân, nhs kinh nói: Già chết v.v… có pháp gì khiến có. Do ý nghĩa này nên đều có chỗ bị phá, đều không mâu thuẫn vì nói nghịch thuận nên 2 thuyết không đồng. Nghịch nói duyên sinh là 4 đế, cho nên không trái 12 duyên sinh.
Ông hỏi: Vì sao trước nói diệt đế sau nói đạo đế?
Đáp: Có 2 nghĩa: một là thuận hai là nghịch. Như trong kinh nói: Giới thanh tịnh là tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh là tuệ thanh tịnh. Cho đến giải thoát tri kiến và minh giải thoát gọi là nói theo chiều thuận. Nói theo chiều nghịch là giải thoát thì lìa dục làm duyên, lìa dục thì chán ghét làm duyên, chán ghét thì lấy thật kiến làm duyên, cho đến không ưu hối thì lấy giới thanh tịnh làm duyên.
Phẩm 2: Lược nói 4 đế
Hỏi: Thứ tự của4 đế là thế nào?
Đáp:
Thô, hoành, trọng, kết, thủ Y đạo sợ việc quả. Bệnh, hỏa, oán y trái, Nhiệt, độc bức hại cảnh.
Muốn hiển thị cảnh thô đại nên nói khổ đế. Được tướng khổ rồi, pháp này do nguyên nhân gì sinh cho nên nói tập. Pháp này hết, tiếp nói diệt ở đâu? Pháp này nhân đâu được diệt, nên tiếp nói đạo.
Lại nữa hoành võng từ vô thủy gọi là khổ, hoành căn gọi là tập, vĩnh viễn xa lìa hoành căn gọi là diệt, có thể nhổ bỏ gọi là đạo.
Lại nữa cực trọng gọi là khổ, chấp trọng gọi là tập, xả bỏ gọi là diệt, có thể diệt chấp gọi là đạo.
Lại nữa kết xứ gọi là khổ, kết đó gọi là tập, kết hết là diệt, quán sát tội lỗi gọi là đạo.
Lại nữa thủ cũng như vậy.
Lại nữa y xứ gọi là khổ. Người phàm phu thế gian tuy bị thủ ấm làm hại mà còn khởi nương tựa đeo bám, như nương tựa oan gia lầm cho là bạn thân. Nương nơi an ái gọi là tập. Nhân nơi cho là yên ổn yêu thích mà ở trong ngục 3 cõi không cầu thoát ra, ví như người điên trong nhà tù. Không nương tựa vào ái là diệt, vì không nơi nương tựa. Như Kinh Cù đề nói: Có thể diệt sự nương tựa vào ái gọi là đạo, vì quán sự nương tựa tội lỗi như quán nhà cháy.
Lại nữa 6 đường gọi là khổ, vì không có gì vui, như nhà xí nhơ nhớp. Nghiệp phiền não là tập, là nhân của đạo. Lìa đạo là diệt, vì không có vật giả danh, ví như lửa tắt. Như Kinh Lộc Đầu nói. Có thể dẫn xuất các đạo cho nên gọi là đạo, như Kinh Bà la-kha Mã Vương nói.
Lại nữa sợ hãi gọi là khổ, ngã ái gọi là tập, chỗ không sợ hãi là diệt, vận chuyển đến nơi thật sự an vui cao tột không còn sợ hãi gọi là đạo.
Lại nữa tác sự gọi là khổ, nguyên nhân của sự việc là tập, nhổ bỏ nguyên nhân của sự việc là diệt, có thể nhổ bỏ là đạo.
Lại nữa tương tự quả là khổ, tương tự chủng tử là tập, tưng tự chủng tử hoại là diệt, tương tự nhân hoại chủng tử là đạo.
Lại nữa khổ như bệnh, tập như nguyên nhân của bệnh, diệt như không có bệnh, đạo như thuốc chữa bệnh.
Lại nữa khổ như lửa, tập như củi, diệt như lửa tắt, đạo như nguyên nhân tắt lửa.
Lại nữa tự oán là khổ, kết hận là tập, trừ kết hận là diệt, có thể trừ nhân là đạo.
Lại nữa tự y là khổ, tự trần là tập, trần tịnh là diệt, nhân của tịnh là đạo.
Lại nữa khổ như nợ, tập như nghèo, diệt như hết nghèo, đạo như của cải.
Lại nữa khổ như nòng đốt, tập như nguyên nhân của nóng đốt, diệt như mát mẻ, đạo như công cụ làm mát mẻ.
Lại nữa khổ như độc phát, tập đế như độc, diệt như hết độc, đạo như A già đà.
Lại nữa khổ như não hại bức bách, tập như khả năng não hại, diệt như lìa não hại, đạo như nguyên nhân lìa não hại.
Lại nữa khổ như sát hại, tập như người hay giết hại, diệt như lìa giết hại, đạo như nguyên nhân lìa giết hại.
Lại nữa khổ cần phải biết, tập cần phải trừ, diệt cần phải chứng đắc, vì 3 việc này nên tu Thánh đạo, tuần tự là như vậy.
Thể tướng của 4 đế như thế nào?
Kệ nói:
Tự chân, Phẩm Lý túc.
Tướng hữu vi ảnh thức.
Hư vọng tất cả ba.
Bức hữu có mười hai.
Có các pháp sư nói chân tự 2 đế. Sinh là quả của tham ái cho nên gọi là chân khổ. Đạo là quả của nghiệp gọi là tự khổ. Sinh là do tham ái gọi là chân tập. Nghiệp dắt dẫn 6 đường gọi là tự tập. Sinh do hết ái gọi là chân diệt. Nhân 6 đường hết gọi là tự diệt. Chính trí có thể diệt sinh nhân gọi là chân đạo. Giới v.v… các phương tiện là nhân có thể lìa gọi là tự đạo.
Lại nữa các luận sư Lý túc nói thức là chân khổ. Các sắc tương ưng với thức này cũng gọi là khổ. Tự ái gọi là chân tập. các nghiệp tương ưng với tự ái này cũng gọi là tập. Tự ái hết là chân diệt. Do đây diệt nên những cái khác cũng gọi là diệt. Chính kiến gọi là chân đạo. Nếu chính kiến này không sinh những cái khác không đến diệt. Do đây sinh cho nên những cái khác cũng gọi là đạo.
Lại nữa Giả danh bộ nói đế có 3 thứ: một là khổ phẩm, hai là phẩm đế, ba là Thánh đế.
Khổ phẩm là 5 thủ ấm khổ. Phẩm đế là bức não tức là tướng của khổ. Thánh đế là khổ một vị. Tập phẩm là tham ái tập. Phẩm đế thì năng sinh là tướng. Tập Thánh đế là tập một vị. Diệt phẩm là Sa môn quả. Diệt phẩm đế thì vắng lặng là tướng. Diệt Thánh đế thì một vị là tướng. Đạo phẩm là 8 phần Thánh đạo. Đạo đế thì trực ly là tướng. đạo Thánh đế thì một vị là tướng.
Lại nữa Phân biệt bộ nói tất cả hữu vi đều khổ vì vô thường, chẳng phải đế đầu tiên cho nên khổ. Vì để xa lìa khổ này nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó là khổ Thánh đế.
Tất cả nhân đều gọi là tập, vì nhân là năng sinh, chứ không phải đế thứ hai nên là tập. Để đoạn tập này nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó là tập Thánh đế.
Tất cả hữu vi vắng lặng xa lìa gọi là diệt, là vì do vắng lặng, chứ không phải đế thứ ba nên là diệt. Để chứng diệt này nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó là diệt Thánh đế.
Tất cả thiện pháp đều là đạo, vì có thể xuất ly, chứ không phải đế thứ tư nên là đạo. Để tu tập đạo này nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó gọi là Thánh đế.
Lại nói tướng chấp là phiền não. Phiền não với phiền não khởi nghiệp gọi là tập. Nếu từ đó có hữu gọi là tập Thánh đế, có sinh gọi là khổ Thánh đế. Như thế từ đế thứ hai sinh đế thứ nhất. Nếu tâm lìa bỏ tướng chấp, đạt tới cảnh giới vô tướng, do nhân này nên phiền não, phiền não khởi nghiệp dứt, do dứt này nên không có nhân duyên trở lại, hữu không sinh trở lại. Sự dứt không sinh trở lại gọi là diệt Thánh đế. Pháp này có thể khiến tâm lìa bỏ chấp tướng, chứng cảnh giới vô tướng. Các chính kiến này gọi là diệt đạo Thánh đế. Giống như chấp tướng, các ảnh khác tương tự hư vọng phân biệt v.v…cũng như vậy.
Lại trong Phân biệt luận nói Thế Tôn không dựa vào nhất thiết khổ mà giả nói khổ đế. Nếu vậy hiển thị quả vô ký để làm gì? Vì chấp thủ ấm tính thể tướng nên giả nói khổ đế, giả nói pháp khổ nhân. Để từ biệt cái này nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó là chân khổ đế.
Không dựa vào tất cả nhân, giả nói tập đế. Để hiển thị năng sinh, giả có nhân tính thể tướng nên giả nói tập đế, giả nói pháp tập nhân. Để dứt đây nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó là chân tập đế.
Không vào tất cả diệt, giả nói diệt đế. Để hiển thị đạo luân chuyển, dứt tính thể tướng nên giả nói diệt đế, giả nói pháp diệt nhân. Để chứng đắc nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó là chân diệt đế.
Không dựa vào tất cả đạo, giả nói đạo đế. Để hiển thị có thể trừ hoặc đạo tính thể tướng nên giả nói pháp đạo đế nhân. Để tu pháp này nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó là chân đạo đế.
Lại Tạng luận nói: Sơ lược nói khổ có 2 thứ: 1. Với người ghét là gặp gỡ.2. Với người yêu là chia lìa. Hai thứ này có 2 chỗ: một là thân, hai là tâm. Do 3 thứ ái nên thành 3 thứ khổ. Tập đế có ba là ái, kiến và nghiệp. Ái, kiến 2 hoặc gọi là hậu tập. Do đây đã có nghiệp. Thô diệu tập diệt đế có ba là: 1. Kiến 1xứ hoặc diệt, 2. Dục 1 xứ hoặc diệt, 3. Hữu 1 xứ hoặc diệt. Đạo đế có ba là: 1. Kiến đạo. 2. Tu đạo. 3. Thành thủ đạo. Ba đây tức 3 căn.
Lại nói khổ là tướng bức ép, tập là tướng sinh, diệt là tướng vắng lặng, đạo là tướng xuất ly.
Lại nói khổ là tướng hữu, tập là tướng năng hữu, diệt là tướng ly, đạo là tướng năng ly.
Phẩm 3: Phân biệt khổ đế 1
Khổ đế là gì? Nói sơ lược là như vậy. Còn phân biệt rộng là thế nào? Trong nhóm khổ tụ, sao trước tiên nói sinh? Sao gọi là sinh? Sao gọi là tướng sinh? Sao gọi là việc sinh? Sao gọi là sinh duyên sinh? Sao gọi là khổ? Nếu sinh là khổ thì nghĩa của 3 thứ sinh lạc không thành. Sinh với khởi vì sao là khác? A la hán 5 ấm chưa diệt sao nói sinh đã hết? Thế nào là lão? Thế nào là tướng già? Thế nào là sự già? Thế nào là duyên già? Thế nào là già khổ? Tướng răng rụng v.v…không phải đều có khắp, khổ chẳng phải không khắp?
Sao nói già là khổ Thánh đế? Vì hữu vi diệt trong từng mỗi niệm, không dừng trụ.
Vìsao có già?
Trì tán kệ nói:
Phân biệt sơ 4 sinh,
Khổ 3 và sai biệt,
Hết 4 già và khổ,
Răng rụng với niệm diệt.
Thế nào là bệnh? Thế nào là tướng của bệnh? Thế nào là việc bệnh? Thế nào là bệnh duyên? Thế nào là bệnh khổ? Nếu do bệnh nên thân thường khổ thì sao không trái với kệ này:
Không bệnh là lợi nhất,
Biết đủ, của dồi dào,
Không nghi là rất thân,
Niết bàn vui khôn sánh.
Nếu cõi trời không có bệnh, tất cả chúng sinh lấy bệnh làm pháp thì câu nói này phải xét chính đạo. Luận nói bệnh là nghiệp quả, nghiệp quả khổ này không phải khổ Thánh đế. Phật nói khổ gọi là bệnh.
Lại kệ nói đói là bệnh thứ nhất. Như vậy 2 thuyết này khác nhau thế nào?
Thế nào là chết? Thế nào là tướng chết? Thế nào là việc chết? Thế nào là duyên chết? Thế nào là khổ chết? Phóng dật chết, phá giới chết, duyên sinh chết, 3 thứ này khác nhau thế nào?
Lại nữa có giác không giác chết, có hối không hối chết, có phòng dật không phóng dật chết, có chấp đắm không chấp đắm chết, có điều phục không điều phục chết, điều phục một phần ít chết, nghĩa ấy như thế nào?
Năm ấm tự diệt trong từng mỗi niệm, người khác hại chết làm sao được? Thế nào là oán ghét gặp gỡ? Thế nào là tướng oán ghét gặp gỡ? Thế nào là việc oán ghét gặp gỡ? Thế nào là duyên oán ghét gặp gỡ? Thế nào là oán ghét gặp gỡ khổ? Nếu các loại oán ghét có tụ hội thì vĩnh viễn không rời nhau, phải có nghĩa này.
Thế nào là thân yêu chia lìa? Thế nào là tướng của thân yêu chia lìa? Thế nào là việc thân yêu chia lìa? Thế nào là duyên thân yêu chia lìa? Thế nào là thân yêu chia lìa khổ?
Già v.v… tụ hội tức oán ghét gặp gỡ. Thiếu niên tráng niên v.v… chia lìa tức thân yêu chia lìa. Lại nói oán gặp yêu lìa chẳng phải nói trùng lặp sao?
Thế nào là tìm cầu không được? Thế nào là tướng tìm cầu không được? Thế nào là việc tìm cầu không được? Thế nào là duyên tìm cầu không được? Thế nào là tìm cầu không được khổ? Dục trần tức khổ, cho đến được cũng khổ thì cầu không được sao là khổ?
Vì nhân duyên gì tìm cầu không được? Sao lược nói 5 thủ ấm là lược nói nghĩa của khổ?
Thế nào là các ấm, tướng như thế nào, ấm có nghĩa như thế nào? Là sắc thức v.v… đồng là tướng hữu vi. Vì sao nói 5 ấm với thủ ấm khác? Vì sao nói thủ ấm là khổ ấm? Không gọi khổ ấm là nghĩa gì? Tùy theo chính kiến 1 khổ đã tức thông đạt khổ đế, cần gì nói rộng tướng các khổ ư? Trong kinh cũng nói sắc lạc cũng ở nơi lạc xứ. Nếu thủ ấm là khổ tức mâu thuẫn với kinh, vì sao kinh này riêng nói sơ lược? Các kinh nói sắc khổ cho đến thức khổ. Thủ ấm lại nhân duyên gì khổ, tổng lược nghĩa như thế nào?
Ông hỏi: Những gì là khổ đế? Sơ lược đã nói như vậy. Còn phân biệt rộng là thế nào?
Đáp: Có các đệ tử ưa lược nghe chính giáo, như Xá lợi phất v.v… khai trí thụ hóa cho nên lược nói. Có các đệ tử ưa nghe nói rộng, như Nan đà và Phất ca bà v.v… rộng phân biệt trí nên vì đó mà nói rộng.
Lại có các đệ tử có sức nhân rất mạnh như Đại Ca diếp đã tăng trưởng thiện căn cho nên vì đó lược nói. Người có sức duyên yếu như Sa đề v.v… chưa tăng trưởng thiện căn cho nên vì đó nói rộng.
Lại nữa người lợi căn như Ương quật ma la v.v… cho nên vì đó lược nói. Người độn căn thụ hóa như Xà nô v.v… cho nên vì đó nói rộng.
Lại nữa đệ tử đa văn như A nan v.v… có thể gìn giữ văn tạng cho nên lược nói. Đệ tử ít nghe như Chu la ban đà v.v… vì trí tuệ yếu chậm cho nên rộng phân biệt nói.
Lại nữa dồi dào Thánh ngôn thắng đức như Li bà đa v.v… thường tập nội quán cho nên vì đó lược nói. Người chưa có Thánh ngôn và thắng đức như Xiển na v.v… chưa tập nội quán thì vì đó rộng phân biệt nói.
Ông hỏi: Trong nhóm khổ, vì sao đầu tiên nói sinh?
Đáp: Khổ bắt đầu cho nên các khổ già bệnh chết v.v… sinh là trước tiên. Ví như không hối v.v…, pháp thế xuất thế lấy giới làm đầu. Như già bệnh chết v.v… sinh là đủ, cho nên nói sinh làm đầu vì không tách rời nhau.
Lại nữa do sinh năng nên nếu sinh rồi có già bệnh chết v.v… Năng hại hỏa, nếu hỏa rồi thành thì có thiêu đốt chiếu soi v.v… chẳng phải không có hỏa sinh cũng như thế cho nên nói trước.
Lại nữa vì không tách rời nhau nên giả sử chúng sinh được lìa già bệnh, quyết chắc không lìa sinh. Bởi hành khổ cho nên thụ quả, đạo đối trị cho nên trước nói sinh.
Lại nữa bình đẳng lỗi lầm cho nên tất cả chúng sinh đều bị sinh hại ví như sát quỷ vô thường.
Lại nữa theo đuổi tất cả hữu phần, cho nên sinh là biến khắp vô minh v.v… 12 hữu phần, ví như sữa có độc. Lại nữa biến khắp 3 cõi nên sinh là biến khắp 3 cõi, như bò giống khác, cho nên trước nói sinh.
Lại nữa khổ căn cho nên sinh là gốc rễ của khổ, già bệnh chết nhánh lá của khổ. Như trong kinh nói: Tất cả các khổ lấy sinh làm gốc, bởi sinh là nhân như kinh có nói rộng, cho nên trước nói sinh.
Trì tán kệ nói:
Khổ trước năng không lìa,
Bình đẳng theo hữu phần,
Khắp 3 cõi khổ căn,
Cho nên trước nói sinh.
Thế nào là sinh? Kệ đáp:
Sinh, 5 kinh đều nói,
Được ấm trước nối tâm,
Sinh phần cùng các bạn,
Thai vị với 5 thứ.
Giải thích: Như Kinh A tì đạt ma Tạng Luận, 12 duyên sinh v.v…, trong Tâm Tư Trạch Luận nói rộng về sinh, cần phải biết.
Lại nữa trong Phẩm Nghiệp tăng trưởng nói tùy miên là bạn dẫn tiếp sinh pháp nhân duyên, tụ tập được các sinh xứ, được ấm nhập giới v.v…, đó gọi là sinh.
Lại nữa khi sắp tiếp tục sinh thì sơ thức thụ sinh, đó gọi là sinh. Như kinh nói do thức nhập vào cho nên danh sắc hòa hợp. Nếu nói sinh tuần tự thì thức mới khởi gọi là sinh.
Lại nữa các luận sư khác nói sinh phần thì sơ thức cùng đồng bạn đều khởi, đó gọi là sinh.
Lại nữa sinh có nhiều thứ, nghĩa là như Kha la v.v… các thai vị sai khác cho đến khi xuất thai, như Kinh Thụ Sinh nói.
Lại nữa sinh có 5 thứ. Như kệ nói:
Được Thánh pháp là sinh,
Thai vị dòng họ thành,
Nhóm giống khác và hữu,
Chỉ có tên là sinh.
Giải thích: Được Thánh pháp là sinh như trong kinh nói: Đã khỏi thân phận nô tì, từ mệng ta sinh.
Lại nữa đã sinh trong luật Thánh pháp như Kinh Ương quật-ma la nói.
Lại nữa vị trí trụ thai gọi là sinh, nghĩa là như Kha la la, Át-phù đà, Già ha na v.v…, ví như hạt giống, mầm, chồi, nhánh v.v…
Lại nữa thành dòng họ gọi là sinh, như sinh vàng báu v.v…, Sát lợi v.v…
Lại nữa nhóm đồng loại khác loại gọi là sinh, hình tướng có khác, nghĩa là như người, voi, ngựa v.v…, ví như cây Bà la, Đa la v.v…
Lại nữa hữu gọi là sinh, nghĩa là ấm, nhập, giới v.v…các hữu, gọi là sinh như nói có hoa quả, có con cái v.v…
Luận này chỉ nói hữu là sinh. Bởi vì sao? Vì vốn là quả của tham ái cho nên nói chỉ có hữu gọi là sinh.
Thế nào là tướng sinh? Thế nào là việc sinh? Thế nào là duyên sinh?
Đáp: Hiển thị hữu là tướng của sinh. Các thứ khổ là nghiệp, hữu vi là duyên sinh.
Thế nào là khổ?
Đáp: Vì bị 3 thứ lửa khổ thiêu đốt là nơi thụ sinh không phải là nơi yêu thích, chẳng phải quả của phúc hành, bị nhóm đồng loại khác loại các khổ thiêu đốt. Nơi thụ sinh là nơi yêu thích, là quả của phúc hành, bị nhóm đồng loại khác loại hoại khổ thiêu đốt. Nơi thụ sinh là quả của bất động hành, bị nhóm đồng loại khác loại hành khổ thiêu đốt, ví như lửa rừng rẫy thiêu đốt cây cối cho nên nói là sinh khổ.
Lại nữa là chỗ nương tựa của các khổ, cho nên nếu có sinh thì thân tâm là chỗ tụ tập nương tựa của các khổ, chẳng phải lúc không sinh, ví như Lộc uyển là nơi nương tựa của chư tiên.
Lại nữa ấm nhập giới các hữu hiển thị gọi là sinh xứ. Xứ sinh rồi thì chặt phá, đâm, bẻ, mổ xẻ, chia lìa, rơi rớt v.v… các khổ bình đẳng theo đó mà sinh, vì vô thường oán không thể ngăn được, như Vương tử cảnh và đồ nặn bằng đất, cho nên nói sinh khổ.
Lại nữa sinh là nơi chứa giữ các khổ, lo buồn sầu não chẳng phải căn bản của sự tốt lành. Già chết nhân duyên, các bệnh phát khởi, đau nhập mất loại, các ác nương tựa, ngại hoại dẫm chân, cực nhọc cửa thành, oán đầy kho phủ, phiền não tiếp tục. Sinh này tối tăm, không đèn soi sáng, hầm sâu khó thoát, không lửa đốt thiêu, là oán khó biết, thật uổng không nghi, là đau không thuốc, là trói chẳng dây, rừng gai không lối, không có lửa sáng, trẻ con khen ngợi, người trí chê bai, lạc hữu sở ái, chư Phật Bồ tát dẫn nhân đại bi, hữu học bỏ lìa, vô học trừ hết. Chư Phật tự giác, đặt tên là khổ. Cho nên nói sinh là khổ.
Lại nữa thai vị là khổ, cho nên khi sắp thụ sinh đỏ trắng hòa hợp, có thức ghé đến chịu các khổ ô uế. Tiếp đến là các vị Kha la-la, Át phù đà, Già na, Ti thi v.v… chịu khổ chuyển thục khổ như ung nhọt đến lúc muồi.
Đã cứng cáp rồi khi sinh thân phần, chịu các khổ lớn như khổ đại gia. Khi nằm trong thai 2 tạng trùng ép, ví như tội nhân khốn khổ bởi dưới chưng trên ép. Do mẹ ăn uống, oai nghi không đúng cách, như chạy, nhảy, lội nước, làm việc lao động co duỗi, bị đánh đau đớn. Ăn uống không thích hợp, do oai nghi không đúng cách, ăn uống không thích hợp, khiến chi tiết trong thân như cắt xé, chịu các thứ khổ giống như phạm phép vua bị tra khảo khổ sở. Cho nên sinh là khổ.
Khi sắp xuất thai thân thể mềm như ruột cây chuối. Cửa mình ép bức như xe ép dầu, chịu sức ép rất khổ sở. Khi mới xuất thai, thân thể như mụt nhọt mới nảy, tay chạm phải nước hay áo như chạm nước tro nóng, như dao cắt đau đớn không chịu được, cho nên nói sinh khổ.
Nếu sinh là khổ vậy nghĩa của 3 thứ lạc sinh là không thành sao?
Đáp: Vì để phân biệt nghiệp báo khác nhau, để an lập 3 cõi sai biệt, để làm rõ có 3 thụ cho nên do đó phải biết 3 an lạc sinh là thâu nhiếp trong hành khổ, là khổ đế, là khổ bức bách, là nhiều khổ, cho nên sinh là khổ.
Lại nữa vì có quả phúc hành nên có 3 lạc sinh. Như kệ nói:
Quả báo phúc đức vui,
Tùy ý được thành tựu,
Mau được vắng lặng nhất,
Như nguyện Bát niết-bàn.
Vì vô thường ác độc xen lẫn nên khổ như thức ăn có lẫn chất độc. Tuy có trăm vị sắc hương ngon ngọt nhưng ăn vào ắt phải chết. Tất cả việc sinh tử cũng như vậy, xen lẫn chất độc vô thường nên nói là khổ.
Lại nữa vì khi sinh thì vui, khi trụ thì vui cho nên nói lạc sinh. Nhưng khi sự an lạc sinh này hoại thì khổ, cho nên Thánh nhân chán cái hoại khổ này như ghét phân nhơ nên nói là sinh khổ.
Sinh với khởi khác nhau thế nào?
Đáp: Hóa sinh còn gọi là khởi, còn lại 3 gọi là sinh.
Lại nữa nhập thai gọi là sinh, xuất thai gọi là khởi.
Lại nữa hữu phần tuần tự sinh gọi là sinh, đồng thời sinh đủ gọi là khởi. Trong Tạng Luận nói: Sinh thuộc về thức, vì là chủng tử đầu vào thai. Khởi là thuộc về nghiệp, vì có khả năng phân tán đặt thức vào trong các đạo.
A la hán 5 ấm chưa diệt, sao nói là sinh đã hết?
Đáp: Có trường hợp đã diệt cho nên nói sinh đã hết.
Lại nữa vì nhân duyên diệt cho nên đời này không có pháp sinh đời sau. Ví như do tham ái diệt cho nên nói khổ đế diệt.
Lại nữa vì nhổ bỏ gốc rễ của sinh nên nói đã hết. Ví như có cây đã dứt rễ cho nên dù có nhiều hoa lá cũng gọi là đã diệt. Sinh hết cũng như vậy.
Lại nữa về sau sẽ hết nên nói sinh hết. Ví như trên đỉnh núi ném một vật bằng đất xuống tuy chưa tới đất đã nói nó vỡ. Sinh hết cũng như vậy, cho nên nói La-hán sinh hết.
Thế nào là già?
Đáp: Sắc trai trẻ diệt mất, cứ theo tuần tự, 4 đại suy tổn, các hành đổi khác, thân chậm khớp sưa, hình sắc thô xấu, các căn suy yếu, niệm thức trí hành, chẳng làm được gì, hướng về cửa chết, đó gọi là già.
Lại nữa vi tế qua căn khắp nhập vào trong vật sau mới rõ giảm tổn biến đổi, pháp này gọi là già. Bởi vì sao? Nếu già nhập vào răng thì hiện tướng răng rụng, nhập vào da thì da nhăn đen xạm, nếu nhập vào tóc thì hiện tướng bạc rụng, nếu nhập vào 4 đại thì các đại suy yếu, nếu nhập vào căn môn thì căn trở thành bất lực, nếu nhập vào thân hình thì thân hình run rẩy cử động không ổn, nếu nhập vào trong tâm thì mất trí nhớ lơ đãng hay quên, nếu nhập vào xương sống lưng thì lưng còng, nếu nhập vào chi khớp thì chi khớp sai trật, sự linh hoạt thời trai trẻ đều mất hiện tướng hư cũ.
Lại nữa già có 2 loại một là nương tựa giảm mất, hai là khả năng nương tựa giảm mất. Nương tựa giảm mất là các đại máu thịt mỡ xương tủy v.v… hơi giảm mất, do sự giảm mất này có quả tương tự, nghĩa là chạy nhảy duỗi co đi lại gánh vác v.v… đều tổn thất. Khả năng nương tựa giảm mất là như các căn mắt tai v.v… khả năng tác dụng đều không rõ ràng, do không rõ ràng nên có quả tương tự. Niệm trí ý giảm sức hoạt động, sức chịu đựng của tâm đều tổn thất, như kinh và luận tạng, luận 12 duyên sinh có nói rộng, đó gọi là già.
Thế nào là tướng già, thế nào là sự già, thế nào là duyên già?
Đáp: Giảm, biến đổi, chín muồi, hư hoại v.v… là tướng già. Tổn thất sự trai trẻ, mất đi sự linh hoạt, hay chán ghét là sự già. Ấm giới nhập sinh, gọi là duyên già. Cái già này lại là chỗ của lo buồn v.v…
Thế nào là già khổ?
Đáp: Đây là có khả năng sinh tướng chán ghét của chúng sinh, đã đoạt mất sắc khả ái, sức làm việc, trí nhớ dẫn đến cái chết, như người phạm phép vua chờ đưa đến chỗ hành hình xẻo mũi chặt tay. Già cũng như vậy, cho nên nói già khổ.
Lại nữa chúng sinh ngụy biện rằng thân lực căn có thể giữ gìn tư lường, vất bỏ thức và trí lực không gián đoạn không một chớp mắt. Ngày già bức bách cướp đoạt như mặt trời lúc nóng giải thoát 5 thứ che mờ, ánh sáng mạnh mẽ chiếu khắp, các hầm nhỏ nước cạn đều khô kiệt. Cái già cũng như vậy, cho nên nói già khổ.
Lại nữa già là làm cho hình sắc xấu xí, mất đức tính được yêu thích, trừ diệt tuổi trai trẻ và cái vui không bệnh, sức làm việc và niệm trí nhẫn, tư duy ý thức đều bị tổn mất, các căn yếu đuối không còn sức dùng được, như quỷ cái La-sát hút tinh khí người cho đến chết, cho nên nói già khổ.
Lại nữa thân trẻ, thân đẹp, tâm yêu thích hình sắc đoan chính, đẹp mắt đẹp lòng người, bị tiếng sấm sét của cái già làm đổi khác, cuốn rút phá hoại, tự tâm không vui, người khác chán ghét, nên nói là già khổ.
Lại nữa cái già có thể phá hoại thân căn niệm trí, nên nói là già khổ. Do thân hoại nên đi đứng ngồi nằm co duỗi chuyển động đều không tự tại. Do căn hoại nên thấy nghe ngửi nếm chạm xúc v.v… đều không phân biệt rõ ràng.
Lại nói tôi nghe không rõ tựa như con nít. Do niệm hoại nên việc gì cũng không nhớ, không hiểu người nói, thấy rồi không biết là gì, cho nên nói là già, giống như hành tướng.
Lại Bạt-tư-phất bộ có nói các pháp hữu vi thật có tạm trụ. Trụ này có khác, đó là tướng hữu vi gọi là già. Như trong kinh nói thân này trụ được trăm năm, hoặc nói có 4 thức trụ. Vì ý nghĩa này gọi là già.
Nếu pháp hữu vi thật sự mỗi niệm mỗi niệm diệt thì không thành tuổi trai trẻ, cũng không có mạng căn, sao gọi là bệnh?
Đáp: Thân giới sinh trưởng không bình đẳng. Khi sinh trưởng không bình đẳng có trái nghịch thì gọi là thân bệnh. Nếu khi bình đẳng thì gọi là không bệnh. Như Phật Thế Tôn nhân Kì-bà nói thân giới của Như Lai đến nay bình đẳng.
Lại nữa tự tính lại trái nghịch nhau không biết nuôi dưỡng, như rắn độc trong thân giới trái nghịch nhau gọi là bệnh.
Lại nữa bệnh có 2 thứ, một là thân hai là tâm. Thân bệnh lại có 2 thứ: một là do giới trái nghịch nhau gọi là khởi duyên bên trong, hai là do cái khác bức xúc gọi là khởi duyên từ bên ngoài. Thân bệnh này do tên bệnh, nguyên nhân bệnh, nơi bệnh có sai khác nên phẩm loại có nhiều thứ.
Tên bệnh sai khác như là lậu, hủi, ung thư, phù thũng, ăn không tiêu, sốt rét, điên cuồng v.v… Nguyên nhân sai khác là như do đàm, phong, túi mật và các phần đều bệnh, hoặc chỉ một, hoặc hai hoặc ba hoặc bốn. Như vậy đàm v.v… có 62 là nguyên nhân của bệnh. Nơi sai khác của nơi bệnh như là đầu, mắt, tai, yết hầu, tim, bụng v.v…, gọi là thân bệnh. Nói nếu rộng có đến bốn trăm lẻ bốn.
Tâm bệnh là do tà vọng khởi, nghĩa là lo phiền v.v… Bệnh này cũng có 2 loại: một là cảnh duyên bên trong gọi là nội môn hoặc, hai là cảnh do duyên bên ngoài gọi là ngoại môn hoặc.
Do tên bệnh, nguyên nhân bệnh nơi bệnh có khác nhau nên có nhiều phẩm loại khác nhau.
Tên bệnh sai khác, là tham sân mạn si kiến nghi siểm khúc khi cuống v.v… Nguyên nhân bệnh sai khác, là tịnh tướng, thất tướng, các tướng hữu vô v.v… là nguyên nhân của tâm bệnh. Nơi bệnh sai khác, là sắc v.v… 6 trần, như kinh nói sắc ái cho đến pháp ái, trong đây có nói rõ. Có điều là chỉ luận về thân bệnh không nói đến tâm bệnh.
Thế nào là bệnh tướng, thế nào là bệnh sự, thế nào là bệnh duyên?
Đáp: Đối với bệnh thì bức não thân là tướng, khổ sở ưu phiền là sự, bản giới không bình đẳng là duyên.
Thế nào là bệnh khổ?
Đáp: Người thông minh trên thế gian, tùy theo khả năng của mình muốn làm việc nọ việc kia, nhưng do tật bệnh không đạt được, trái với mong ước của mình nên khổ. Cho nên tật bệnh có thể làm nguyên nhân khổ. Như lửa là nguyên nhân của sự cháy, mặt trời là nguyên nhân của ánh sáng. Già, chết cũng vậy, là nguyên nhân của khổ cho nên khổ.
Lại nữa có khả năng làm gốc hại cho nên nói bệnh khổ. Ví như chuối tre lau lách.
Lại nữa vì làm cho thụ khổ có thể hại mạng cho đến chết. Như lửa, thuốc độc nên nói bệnh khổ.
Lại nữa khổ trong khổ nên sinh và trong sự tiếp nối, chúng sinh không thể chịu nổi. Như con voi con lạc vào khu rừng cháy, cho nên bệnh khổ.
Lại nữa không được tự tại, nên nếu người mắc bệnh thì mọi oai nghi cử động và tâm tưởng đều không tự tại. Thân hình gập lại không thể cử động co duỗi v.v… như người gỗ.
Lại nữa có thể làm bỏ mạng sống. Như người mắc bệnh không thể chịu đựng đau đớn tìm đến lửa hoặc thuốc độc để tự kết thúc mạng sống của mình. Như La-hán Đà-ni-kha.
Lại nữa tất cả mọi phương tiện đều không thể chữa trị lành bệnh, đưa đến mạng chung, nên nói bệnh khổ. Như người tiên Át-để cắt đứt việc uống thuốc chữa bệnh lỵ.
Lại nữa vì chán ghét nên bức hại làm tính khởi vô minh dài lâu, trí tuệ khủng chủng khốn khổ làm thể, chỗ nương tựa không an nên quên vô học. Do trí tuệ bị hoại nên không biết lựa chon lấy bỏ, không biết việc phải việc quấy, giống như người ngu. Do ý nghĩa này nên nói già khổ. Như Đại đức Phật-đà-mật nói: Chư Phật Thế Tôn vô lượng số kiếp sinh trưởng thiện căn, đầy đủ 10 lực, có 10 tự tại, phá thắng 4 ma, được 4 vô úy, có thể quán bình đẳng tất cả phương tiện, như trăng tròn trong bầu trời trong của mùa thu khả ái. Thân Na-la-diên sức lực kiên cố hình tướng da dẻ v.v… bị cái già làm suy tổn nên nói già khổ.
Nghĩa này khi Phật ở nước A-la-tì, Tì-kheo Ưu-đà-di dựa theo Phật nói kệ sau:
Cái già ngươi xấu xí,
Xâm ô sắc đáng yêu.
Thân này vui lòng người,
Do ngươi mà biến đổi.
QUYỂN 2
Phẩm 3: Phân biệt khổ đế 2
Tướng răng rụng v.v… không phổ biến khắp, còn khổ chẳng phải không biến khắp. Sao nói già là khổ Thánh đế?
Đáp: Phổ biến khắp 3 cõi, các hành biến đổi, nói là già là khổ Thánh đế, như thọ mạng diệt. Kinh nói: Tất cả chúng sinh lấy già làm pháp.
Lại nữa chư thiên thân hình đẹp đẽ, có tổn hại biến đổi chút ít, vì trước sau khác nên không phải không có già. Vì vi tế nên khó biết, giống như thân hình của chư thiên vậy.
Lại nữa trụ trước sau khác là tướng hữu vi, biến khắp các hành gọi là già. Như con bò có giống nhau khác nhau, vì hữu vi không trụ mà diệt trong từng mỗi niệm.
Vìsao có già?
Đáp: Tất cả pháp hữu vi diệt trong từng sát na thật sự không có trụ lại. Dựa vào sự trụ liên tục nên nói là tướng già, như con sông, ngọn đèn, cơn mưa. Nước sông chảy, không dừng trụ một niệm, ta thấy nó liên tục không dứt, người đời nói con sông này chảy nhanh, hoặc nói sông dài. Ngọn đèn, cơn mưa cũng vậy.
Lại nữa khoảng giữa của sinh và tử gọi là già. Bởi vì sao? Đầu tiên 5 ấm khởi lên gọi là sinh. Sau cùng ấm hoại gọi là chết. Khoảng giữa 2 cái sinh và tử, các ấm biến đổi khác. Tử sinh kiềm kẹp nên nói bệnh là khổ.
Nếu do bệnh nên thân hằng khổ, thì sao không trái kệ này nói: Không bệnh là lợi nhất?
Đáp: Lạnh nóng v.v… bệnh đến bức bách cho nên nói thân hằng bị bệnh. Khỏi bị hủi, lậu các tật bệnh nặng, được tự do vui chơi, có sức, có năng lực đọc tụng, tư duy, tu tập, cho nên dựa vào thân này mà nói không bệnh là lợi nhất.
Lại nữa lửa hành khổ đốt cháy nên nói thân hằng bị bệnh. Tạm thời lìa khổ nên nói không bệnh là lợi nhất.
Lại nữa hằng chữa trị trợ giúp nên nói thường bị bệnh. Thân giới tạm thời điều hòa nên nói không bệnh là lợi nhất.
Nếu cõi trời không có bệnh, thì câu nói tất cả chúng sinh lấy bệnh làm pháp cần phải cứu xét lại?
Đáp: Ấm sinh là khổ biến khắp 3 cõi, đó là bệnh của cõi trời. Như trong kinh nói: Sắc sinh là khổ sinh, vì là nơi nương tựa của các bệnh. Giống như sắc, các ấm khác cũng vậy.
Lại kinh nói: Tì kheo nếu nói bệnh tức là nói tên khác của 5 ấm, cho đến ung thư hay bị đâm bằng vật nhọn v.v…
Lại các sư khác nói trời khi sắp đến thời kỳ suy thoái thì thân tâm thô động, đó là bệnh của trời. Luận Chính Đạo nói: Bệnh là nghiệp quả. Đó là nghiệp quả của khổ Thánh đế hay phi khổ Thánh đế?
Đáp: Là quả báo của nghiệp không lìa quả của ái. Cho nên nói quả báo của nghiệp tức nói quả của ái. Tham ái không lìa khỏi nghiệp như ngọn đèn với ánh sáng. Quả của nghiệp ái, ngã kiến, thức, tính của chúng là khổ nên gồm thâu trong khổ đế, nên không trái với nghĩa Phật nói khổ gọi là bệnh.
Lại kệ nói: Đói là bệnh thứ nhất. Như 2 thuyết này có gì khác nhau?
Đáp: Nếu nói bệnh khổ thì trong bệnh nặng đều có bao gồm bệnh nhẹ, còn đói thì không như vậy, cho nên 2 thuyết có khác nhau.
Lại nữa vì không thể chữa trị nên nói đói là bệnh thứ nhất. Bởi vì sao? Khổ của cái đói khó chữa vì chữa không bao giờ hết. Nếu như bệnh sốt cách nhật, bệnh đau mắt v.v… thì không như vậy.
Lại nữa vì không có giới hạn nào thời kỳ nào chấm dứt, bệnh đói này từ khi sinh cho đến chết không khi nào chấm dứt. Các bệnh khác không như vậy.
Lại nữa bệnh đói cứ phải chữa luôn luôn, giống như căn nhà mục nát, như kẻ oán giả làm người thân, phổ biến khắp tất cả cho nên tất cả chúng sinh sống bằng sự ăn nuốt đều có bệnh đói khổ này, như trong Phẩm Địa ngục nói. Cho nên bệnh đói là thứ nhất.
Thế nào là chết?
Đáp: Mạng căn chấm dứt gọi là chết. Phổ biến khắp tất cả chúng sinh do có hỏa đại có thể tiêu hóa các thức ăn uống. Thân giới độc xà trái chống nhau nên tính ấy diệt hết do đây diệt. Các căn không ăn theo hỏa mà diệt. Tâm và tâm pháp thì căn làm thượng duyên, bởi căn diệt nên tâm pháp tùy theo đó mà diệt. Hơi ấm mạng sống và thức lìa bỏ thân căn, bấy giờ gọi là chết. Như kệ nói:
Hơi ấm, mạng, ý thức
Nếu lìa bỏ thân này,
Phơi thây ở trên đất,
Như cây khô vô tri.
Lại nữa đồng nhóm sở đắc, sự liên tục của ấm giới nhập v.v… đoạn dứt, đó gọi là chết.
Chết có 2 thứ, một là chết tự tính, hai là chết bất thình lình. Chết tự tính lại có 2 thứ, một là do nghiệp hết, hai là do mạng hết. Chết bất thình lình cũng có 2 thứ, một là tự mình, hai là do người khác làm.
Lại nữa chết có 3 thứ, một là chết theo từng sát na, hai là chết bất thình lình, ba là chết do nhân hết. Chết theo từng sát na là từ khi ghé vào thai đến giờ, cho đến Kha la la v.v… 11 vị, sát na tàn tạ không chớp mắt không dừng lại. Như kệ nói:
Chúng sinh từ đêm đầu,
Ái ghé trụ vào thai,
Tự nhiên đi không ngại,
Một đi không trở lại.
Lại như kinh nói: Tì kheo các ông sinh, già và chết theo từng sát na từng sát na, đó gọi chết từng sát na. Chết bất thình lình, là thuốc độc, lửa, dao gậy v.v… tự mình làm hoặc người khác làm, do đó mạng căn bị dứt, gọi là chết thình lình. Chết do nhân hết, là cảm nghiệp sống lâu diệt hết không còn sót. Đó là cái chết đúng thật, chỉ La hán mới có mà thôi, giống như ngọn đèn hết dầu, đó là chết do nhân hết.
Thế nào là tướng chết, sự chết, duyên chết?
Đáp: Mạng căn đoạn dứt là tướng chết, lìa bỏ đường gốc là sự chết, sinh là duyên chết.
Thế nào là chết khổ?
Đáp: Sợ hãi khổ cho nên người này khi lâm chung bị Tử kim cương phá hoại phải qua phương khác sắp lìa bạn thân. Khi hơi ấm ngã ái hộ thân nguội lạnh băng hoại, vĩnh viễn xa lìa sở tác lại sinh sợ hãi thêm, cho nên nói chết khổ.
Lại nữa vì lửa nóng thiêu đốt nên nếu người từng trải làm điều ác không ưa làm điều thiện, khi mạng gần chung do phá giới nên thấy tướng sẽ sinh đường ác hiện lên, khởi tâm lo âu sầu não, như Kinh Tử Pháp nói, cho nên gọi là chết khổ.
Lại nữa khổ vì những gian nan khi ở trong thai thường chịu nhiều nỗi khổ, hoặc do sự ăn uống của mẹ không phù hợp, hoặc làm lụng mệt nhọc, hoặc bị người bức ép tuy chịu nhiều khổ lớn mà không mất mạng. Nếu chết khổ đến đoạt mất cái khổ trước thì mạng căn liền diệt. Khi xuất thai cũng vậy, tuy chịu nhiều khổ lớn nhưng cũng không mất mạng. Nếu chết khổ đến đoạt mất sinh khổ này thì mạng căn liền diệt.
Lại nữa khi thời trai trẻ thụ dụng 6 trần không biết chán đủ, cùng những người thân yêu chung sống chẳng bao lâu, do tuổi trẻ có sức lực không bệnh tiền bạc dồi dào thường say sưa ngạo mạn. Những lúc như vậy mà chết thì cái khổ ấy không gì sánh bằng. Nếu người quá tuổi trai trẻ, của cải giàu có đời sống không thiếu thứ gì, nếu bị vua phạt tội nặng, hoặc bị bệnh nguy khốn liền nghĩ rằng nay ta phải chết. Trong lòng đã quyết như vậy, mắt ứa đầy lệ nóng, cổ họng nghẹn ngào, mắt nhìn không rời người thân, thần chết lôi đi còn khổ nào hơn. Cái chết đã đến như núi lớn dồn lại, dùng đủ 4 phương tiện cũng không ngăn được. Như sức oán lớn không thể đè bẹp, ăn nuốt tất cả như miệng ngựa, lửa mạnh thiêu đốt tất cả như ngày tận thế. Tất cả chúng sinh không ai có thể vượt qua, như nước biển động không thể vào bờ, như mưa đá kim cương phá nát núi 5 ấm, như gió mạnh cuồng phong nhổ trốc cây cối, như Già lâu la nuốt chững rồng 5 ấm, như quỷ rình sự sơ hở của người, như giặc thù lớn thường cướp của giết người, như người bị tội nặng tâm không yên ổn, như vua ác phạt nặng không tha, như thời tiết xuân chắc chắn phải có. Vì ý nghĩa đó nói chết là khổ.
Phóng túng chết, phá giới chết, sinh duyên chết, 3 cái chết này khác nhau thế nào?
Đáp: Tuệ mạng dứt nên gọi là người phóng túng chết. Giới thanh tịnh mạng bị phá hoại mất gọi là người phá giới chết. Mạng căn tuổi thọ dứt nên gọi là sinh duyên chết.
Lại nữa thoái đọa chính pháp gọi là phóng túng chết, mất tính Tì kheo gọi là phá giới chết, thoái tụ đồng phần gọi là sinh duyên chết.
Lại chết có giác không giác, chết có hối không hối, chết có phóng dật không phóng dật, chết có đắm trước không đắm trước, chết có điều phục không điều phục, chết có một phần ít điều phục, những tướng đó như thế nào?
Đáp: Phàm phu hành thiện, thánh và Bồ tát chính khởi ức niệm xả thọ mạng gọi là chết có giác, trái lại là chết không giác. Người phá giới chết gọi là chết có hối. Người giữ giới chết gọi là chết không hối. Do say sưa 5 dục, không cung kính tu hành các học xứ pháp luật gọi là chết phóng dật, trái lại là chết không phóng dật. Đối với cha mẹ vợ con khởi tâm ái trước mà chết gọi là chết có đắm trước, trái lại là chết không đắm trước. A la hán v.v… trong 6 hằng trụ, điều phục 6 căn, xả bỏ mạng căn gọi là chết điều phục. Phàm phu làm ác, tán tâm ngạo mạn chết, gọi là chết không điều phục. Hữu học Thánh nhân xả bỏ thọ mạng gọi là chết có điều phục một phần ít.
Năm ấm mỗi niệm mỗi niệm tự diệt, người khác hại v.v… làm sao được?
Đáp: Các ấm thật diệt trong mỗi niệm hằng liên tục, chính vì dựa vào sự liên tục đó mà người khác hại được. Giống như do tính liên tục đó mà nói đèn tắt.
Lại nữa các căn không còn năng lực vào việc gì, ví như cái bình vỡ.
Lại nữa thọ mạng căn hư hoại cho nên có người nói rằng thọ mạng căn chẳng phải sát na sát na diệt. Bởi vì sao? Nếu niệm niệm diệt thì thọ mạng cũng không. Vậy chết đúng thời, chết không đúng thời, chết do người khác hại v.v… đều bất thành, 3 thứ bệnh cũng không thành. Cho nên mạng căn chẳng phải niệm niệm diệt.
Sao gọi là oán ghét gặp gỡ?
Đáp: Oán ghét, thân yêu là bất định. Nếu trần là bị ghét, oán là tụ hội, cũng là bị ghét như người đối với đồ ăn của heo.
Ngoại đạo nói: Nếu vậy khổ đế không thành vì bất định?
Đáp: Không vì oán thân, trần bất định cho nên oán ghét gặp gỡ sinh khổ bất định như cảnh giới bất định. Sinh thiện thì định. Ác cũng như vậy, oán ghét gặp gỡ khổ cũng như vậy.
Lại nữa ác nghiệp đời trước tương tự quả tụ tập gọi là oán ghét gặp gỡ đặt tên là khổ.
Lại nữa oán ghét gặp gỡ khổ, là ước theo khổ thụ và tư lương mà nói. Bởi vì sao? Tất cả chúng sinh yêu thì vui ghét thì khổ cho nên gặp gỡ này gọi là oán ghét gặp gỡ.
Lại nữa bạn ác cùng tụ hội thì nhiều lỗi lầm nên gọi là oán ghét gặp gỡ khổ. Như kệ có nói:
Cùng bạn ác tụ hội,
Chẳng tụ nhiều lỗi lầm,
Là công đức rất lớn.
Lìa: không lo không hối.
Cùng bạn lành tụ hội,
Ta nghĩ khó phán quyết,
Khi chia lìa là khổ,
Tụ hội là vô giá.
Lại nữa người tu tịnh giới quán sát lỗi nhỏ sợ phạm thụ ác giới. Sự oán ghét này sinh hối nhiệt nên khởi ác giác quán. Là người tu hành, oán ghét có thể làm khô diệt thiện pháp nên phiền não đốt cháy. Là Thánh nhân, oán có thể làm nghịch tâm tĩnh lặng. Cho nên trong đây nói pháp ác nghiệp tương ưng với quả phiền não, đó gọi là oán ghét gặp gỡ.
Thế nào là tướng của oán ghét gặp gỡ? Thế nào là sự oán ghét gặp gỡ? Thế nào là duyên của oán ghét gặp gỡ?
Đáp: Sở ái tụ là tướng. Tâm lo âu là sự. Nghiệp phiền não là duyên.
Thế nào là oán ghét gặp gỡ khổ?
Đáp: Bức não là thể, nên xóm láng diềng xấu là nhân khổ, như thú vật gặp chó sói. Bức hại thân tâm như thuốc độc, như giáo nhọn đâm tại thể, vì duyên giận dữ như gặp kẻ oán cũ do không an, như truyện vua Vô Ưu.
Lại nữa tương ưng với nhiều phẩm loại khổ nặng có thể làm hại tự thân, như truyện đời trước của A nan. Chẳng phải ái tương ưng, nhiều đời cầu dục, nhân duyên cầu dục sinh các thứ khổ, như kệ nói ái khổ người cầu.
Lại nữa do bạn ác nên sinh sợ hãi lớn, như nai gặp thợ săn, như người ngồi nằm áo trời phủ, giường báu nướng đỏ, kim sắt chích vào thân, thân tâm rúng động vô cùng khốn khổ. Cho nên gọi là oán ghét gặp gỡ khổ.
Nếu những loại oán ghét tụ hội thì mãi không lìa nhau, nghĩa này là thấu đáo?
Đáp: Nhất thời cảnh giới, tính dụng liên tục, cùng liên quan biết các pháp hằng cùng tụ hội. Oán ghét gặp gỡ khác với ý nghĩa này nên khó, không thành được.
Lại nữa khổ thụ gọi là oán ghét. Thụ này không lìa tâm, nghĩa như vậy là thuận?
Đáp: Như trong kinh nói, như gồm có nhiều thứ nghĩa của tụ hội, như trì tán kệ nói:
Một phần, đủ phần tâm,
Đạo dụng loại tương ưng,
Loại xứ và tự tính,
Kinh nói là pháp nhiếp.
Như gồm có nhiều thứ tụ hội cũng như vậy. Nghĩa là một cảnh không tương ly, tương đối, tương trước v.v… cho nên đây khó trái thuận đều được.
Thế nào là thân yêu chia lìa?
Đáp: Là thân yêu trần, hoặc gọi chúng sinh, hoặc gọi phi chúng sinh, chia lìa chúng gọi là thân yêu chia lìa.
Lại nữa thời trai trẻ không bệnh tật, tuổi thọ, hình sắc, sự giàu sang, tự do tự tại, bạn thân… chia lìa nhau cũng gọi là ái biệt ly.
Lại nữa quả báo thiện nghiệp gồm thâu trong 6 nhập xúc là thoái mất gọi là ái biệt ly, như thoái thiên đạo.
Lại nữa lạc thụ phá hoại gọi là ái biệt ly. Bởi vì sao? Lạc thụ này là chỗ ái trước. Do ái trước này đối với sắc v.v… các cảnh cũng sinh ái trước, là bạn của lạc thụ, nghĩa là tưởng hành thức v.v… cũng ái trước. Nếu luận thật nghĩa thì chỉ có lạc thụ hoại mới gọi là ái biệt ly.
Thế nào là tướng của thân yêu chia lìa? Thế nào là sự thân yêu chia lìa? Thế nào là duyên thân yêu chia lìa?
Đáp: Lìa ái loại là tướng, tâm lo sầu là sự, gặp thất bại là duyên.
Thế nào là thân yêu chia lìa khổ?
Đáp: Do ái biệt ly là các chúng sinh bị sự lo buồn nung đốt bên trong, giống như cây rỗng ruột bị lửa rừng đốt cháy. Như kinh nói: Nếu trời thoái đọa cái khổ ái biệt ly còn gay gắt hơn ở địa ngục, như chuyện đời trước của Mục liên.
Lại nữa nếu chúng sinh nghi nghe thấy nghĩ nhớ thân ái biệt ly sinh lo buồn cho nên gọi là ái biệt ly khổ.
Lại nữa do cha mẹ vợ con những người thân thuộc yêu thương biệt ly nên khổ đau bức bách như mất của, áo não không còn biết gì, như mắc phải quỷ điên cuồng nói nhảm kêu khóc ngất xỉu run rẩy, như người sắp chết, như mất ngôi vua, như không ý thức, không tri giác, si loạn lầm lì, như thuyền bè vỡ chìm trong biển lo buồn. Cho nên gọi là ái biệt ly khổ.
Cái già tụ hội tức oán ghét gặp gỡ. Tuổi trẻ v.v… lìa bỏ tức tức thân ái lìa.
Lại nói oán gặp yêu lìa, chẳng phải là nói lặp sao?
Đáp: Cái già tụ lại, tuổi trẻ giã từ, 2 khổ này La hán cũng có, chỉ không có oán ghét gặp mà thôi. Như kệ nói:
Nếu tất cả hằng không,
Oán ghét và thân ái,
Không lo, không đắm nhiễm,
Là người được Niết-bàn.
Vì ý nghĩa này nên là không nói trùng lặp.
Lại nữa do già bệnh khổ không phân biệt chung với La hán, như bài kệ trước nói: Già xấu ngươi đáng ghét v.v… Oán ghét gặp gỡ khổ và ái biệt ly do phân biệt khởi đều là khổ thuộc về tâm, người chưa lìa dục thì có khổ này.
Lại nữa do già bệnh gọi là khổ ở bên trong, oán gặp yêu lìa là khổ từ bên ngoài, cho nên không phải nói trùng lặp.
Tìm cầu không được là sao?
Đáp: Xa lìa khổ với không gặp khổ thì được vui thích. Với thứ không rời nhau, tìm cầu thứ này không được gọi là cầu không được khổ.
Lại nữa trong cuộc sống, các khổ già bệnh chết cầu cho không gặp mà không thể được, đó là pháp chắc chắn trong cuộc sống cho nên gọi là cầu không được khổ.
Lại nữa cầu cho oán ghét không gặp, thân yêu không chia lìa mà không thể được nên gọi là cầu không được khổ.
Ngoài bốn khổ này ở trước, 2 khổ đã hiển hiện, cần gì nói trùng lặp?
Đáp: Chẳng phải những gì không yêu thích tụ họp gọi là oán ghét gặp, những gì yêu thích chia lìa gọi là ái biệt ly. Nay cầu không gặp kẻ oán, cầu không lìa người thân. Ngược lại 2 thứ trước gọi đó là khổ cho nên không phải nói trùng lặp.
Lại nữa đã được chưa bỏ, với các trần chán ghét tụ hội gọi là oán ghét gặp gỡ. Đã được chưa bỏ, với các trần yêu thích không được tụ hội gọi là ái biệt ly. Chưa được chưa bỏ, là các trần yêu thích cầu mà không được, gọi là cầu không được khổ. Do 3 đời an lập cho nên không phải nói trùng lặp.
Thế nào là tướng cầu không được? Thế nào là sự cầu không được? Thế nào là duyên cầu không được?
Đáp: Cầu không được, thì trái nghịch ý muốn là tướng, lo âu khao khát là sự, hiện không có công dụng do đời trước không làm thiện là duyên.
Thế nào là cầu không được khổ? Là giống như cái bình Như ý đã bị vỡ, không cầu được ngôi vua v.v…
Lại nữa vì nhân duyên khổ nên cầu dục 5 trần này do không được mà bị lửa dục đốt cháy, như Thuật ba già v.v… đốt cháy thành tro, nên gọi là cầu không được khổ.
Lại nữa trong 3 thời có thể sinh khổ nên cầu lợi này cho mình không được, nay không được, đã không được, do đó sinh khổ lo buồn, cho nên gọi là cầu không được khổ.
Mạng trần tức khổ, đến được cũng khổ, vậy cầu không được sao lại khổ?
Đáp: Vì là bất định cho nên cái được vị tất đều là khổ. Bởi vì sao? Nếu được tín căn không gọi là khổ.
Lại nữa vì là y chỉ của chán lo nên cầu không được thì có thể sinh, cầu thì tâm chán ghét lo sầu được lợi 5 trần thì không như vậy vì là lạc tưởng.
Lại nữa như thân trai trẻ thì sau là già, cho nên nói là khổ. Như vậy được lợi 5 trần, sau là bại gọi là khổ. Như thủ ấm là khổ, y chỉ nói là khổ. Được lợi 5 trần nói là khổ, nghĩa cũng như vậy.
Vì nhân duyên gì cầu mà không được?
Đáp: Vì không đủ nhân duyên. Ví như hạt giống nếu không có duyên thì không nảy mầm. Do đời trước keo kiệt tật đố tà kiến sân giận nên làm hư hoại mất nhân đại gia, nay cầu không được, như chuyện đời trước của Tì kheo Uất đa la v.v…
Do ác pháp nên không thể cầu được lìa khổ thụ vui, ví như chúng sinh ở địa ngục A tì. Cầu không được nói chung có 3 nhân: 1. Không có thiện nghiệp đời trước. 2. Tự không công dụng. 3. Người khác không kính yêu.
Sao lượcnói 5 ấm là khổ?
Đáp: Vì bao gồm khổ ban đầu giữa và sau. Sinh là khổ ban đầu. Chết là khổ sau. Già, lo buồn v.v… là khổ giữa.
Lại nữa vì bao gồm khổ hữu gián, nghĩa là khổ có xen hở như già bệnh chết v.v… Khổ vô gián là khổ liên miên hằng tùy theo tất cả hữu phần.
Lại nữa vì bao gồm mỗi mỗi tự tướng vô biên các khổ, cho nên nói 5 thủ ấm gọi là tướng chung của khổ. Bởi vì sao? Vì các loại khổ nhiều vô biên, giả sử Như Lai rộng nói tướng khổ trong vô lượng kiếp cũng không hết.
Lại nữa sinh v.v… các khổ như lửa, 5 thủ ấm như củi, như Kinh Thiêu Nhiên nói.
Lại nữa 5 thủ ấm là ruộng sinh các khổ. Bởi vì sao? Thủ ấm sinh khổ gọi là sinh thủ ấm. Biến đổi khổ gọi là lão thủ ấm. Bức não khổ gọi là bệnh thủ ấm. Phá hoại khổ gọi là tử thủ ấm. Phi ái tụ khổ gọi là oán tắng hội thủ ấm. Thân ly tán khổ gọi là ái biệt ly thủ ấm. Những gì cần không được toại ý gọi là cầu không được.
Sơ lược nghĩa đó như thế nào?
Đáp: Có 3 loại: một là nhiều, hai là khác, ba là một chỗ. Nghĩa là chủng loại phân tán 3 đời không đồng nhau thâu nhiếp vào một chỗ cho nên gọi là lược.
Lại nữa nói sơ lược có 2 thứ. Một là sơ lược về nghĩa, tức dùng một nghĩa gồm thâu nhiều nghĩa. Ví như nói chân bảo. Hai là sơ lược về tên gọi, câu, kệ có sơ lược thể thâu nhiếp các nghĩa, như nói đồ chân bảo. Cũng như vậy, khổ có nhiều nghĩa nhiều tên gọi, chỉ dùng một nghĩa một tên gọi để bao gồm đều gọi tất cả là lược.
Hỏi: Các ấm tướng như thế nào? Thế nào là nghĩa của ấm? Các ấm đồng một hành tướng, sao không lập một ấm? Thế nào là 2 thứ ấmvà thủấm?
Đáp: Các câu hỏi ấy trong Phẩm Tư trạch, luận về 5 ấm đã phân biệt rộng.
Hỏi: Sao nói thủ ấm gọi là khổ mà không nói thẳng là ấm khổ?
Đáp: Vì muốn phân biệt đế có 4 tướng nên nói thủ ấm là khổ. Nếu nói thẳng ấm là khổ thì không thành 2 đế. Bởi vì sao? Vì nói rõ ấm, giới, định v.v… 5 ấm đều thành khổ đế.
Hỏi: Thủ ấmcó nghĩa gì?
Đáp: Ái dục là nghĩa của thủ. Ấm này có khả năng sinh thủ. Vì thủ sinh rồi cùng thủ tương ưng, thủ theo đuổi cho nên mới có thủ, vì vậy gọi là thủ ấm.
Hỏi: Tùy theo quán 1 khổ là thông suốt khổ đế, cần gì rộng phân biệt tướng các khổ ư?
Đáp: Người tu hành phải quán rộng rãi các khổ, sinh tâm chán lìa. Sinh tâm chán lìa rồi mới có thể quán thông cái khổ, được vào chính quán. Vì công dụng này nên phải nói rộng.
Lại nữa vì phân biệt các khổ sinh, già v.v… nên sinh trí tư trạch. Được trí này rồi quán 1 nghĩa khổ quyết không có trí phân biệt, do đó được sinh trí này. Lấy bình đẳng làm cảnh không nhọc sức dụng công tự nhiên lưu xuất không có giác quán gọi là trí thứ tám, dựa vào pháp cảnh sinh, ví như con voi báu.
Hỏi: Như trong kinh nói gọi là vui, tức y chỉ vui, sao lại nói thủ ấm là khổ?
Đáp: Như kệ nói:
Chấp đối trị nên vui,
Dục điên đảo nên vui.
Kinh nói là khổ nên
Chính kiến là không vui.
Nghĩa này như luận 5 ấm có nói rộng. Trong khổ nhẹ và đối trị khổ khởi tưởng vui mà thật ra chỉ là khổ.
Hỏi: Vì sao kinh này lược nói trong khi các kinh khác biện luận rộng sắc là khổ?
Đáp: Vì đối với người có tuệ đa văn nên lược nói thủ ấm là khổ. Nếu với người không có văn tuệ thì nói rộng sắc thủ v.v… là khổ. Cũng như vậy, vì người thấy ánh sáng và chưa thấy ánh sáng mà nói rộng hay sơ lược.
Hỏi: Sao nói thủ ấmlà khổ?
Đáp: Vì khổ thịnh bức bách. Như người sống trong lâu đài 7 báu, trang hoàng 5 trần khả ái làm đẹp lòng vô cùng hoan lạc, thì một mũi kim nhỏ chích liền sinh khổ thụ như vị mặn chua mà quên những hoan lạc trước.
Lại nữa khổ rất nhiều, như già, bệnh, chết, thương yêu chia lìa, oán ghét gặp gỡ, cầu mà không được, lo buồn khổ não, tìm giữ cái gì đã mất khổ, bức não khổ v.v… rất nhiều trong thủ ấm mà vui thì ít, dối giả như nước giếng hoang.
Hỏi: Lược nói 8 khổ, nghĩa ấy như thế nào?
Đáp: Các khổ nương tựa cho nên sinh là khổ. Có thể làm biến đổi hư hoại cho nên già là khổ. Có thể bức bách khốn khổ thân cho nên bệnh là khổ. Có thể diệt mất các căn cho nên chết là khổ. Chẳng phải yêu thương cùng tụ hội cho nên oán ghét gặp nhau là khổ. Thương yêu xa nhau cho nên ái biệt ly là khổ. Hy vọng không toại nguyện cho nên cầu không được là khổ. Vì các tướng khổ ấy cho nên thủ ấm là khổ, ví như trường bắn.
Lại nữa hữu, là chân thật khổ, hữu tức là sinh. Sinh là pháp gì? Nghĩa là danh và sắc. Sắc thì bị già bệnh chết làm hại. Danh thì bị ái biệt ly, oán ghét gặp, cầu không được làm hại. Thủ uẩn thì bị các khổ làm hại.
Lại nữa già bệnh chết là thân khổ vì không phân biệt. Ái biệt ly v.v… 3 thứ là tâm khổ vì do tâm phân biệt khởi. Sinh và thủ ấm là thân tâm 2 khổ.
Lại nữa do sinh nên nói hành khổ, do chết nên nói hoại khổ. Ngoài ra 5 câu gọi là khổ khổ. Ba khổ này lấy thủ ấm làm nhân.
Lại nữa thủ ấm hữu khởi gọi là sinh, vì xuất sinh nơi 6 đường. Thân biến đổi chín muồi là già, vì tiều tụy héo hon. Trong thân không bình đẳng và tăng trưởng là bệnh, vì khiến trái nghịch nhau. Mạng sống kết thúc, ấm hoại diệt là chết, vì lìa đường cũ. Chẳng phải thân yêu mà thụ nhân tụ hội là oán ghét gặp gỡ vì tương ưng với sự trái ý. Yêu thương mà thụ nhân xa nhau là ái biệt ly, vì không cùng chung với yêu thương. Không toại điều mong muốn là cầu không được, vì như nguyện ước không thành. Là thửa ruộng chính gieo trồng tất cả khổ nên gọi thủ ấm là khổ, vì các khổ tự nảy sinh không phải dụng công.
Xong Phẩm Phân biệt khổ đế của Pháp sư Bà tẩu bạt ma.
Phẩm 4:Tư duy về tập đế
Đã nói xong khổ đế. Thế nào là tuần tự nói về tập đế? Tập là nghĩa gì? Vì sao tự hỏi và đáp? Khát ái này là gì? Tướng của khát ái là gì? Sự là gì, duyên là gì?
Khát ái này là nói thắng nghĩa, sao khát ái tức là tập? Đây nói thế là tự đủ, nói khát ái rồi cần gì lại nói có thể cảm hậu hữu? Có thể cảm hậu hữu, nghĩa ấy là thế nào? Có thể cảm hậu hữu quyết định tướng hỷ dục tùy theo chỗ chỗ ái trước. Sao tạo ra nhiều thứ nói hỷ dục? Nghĩa gì tùy nghĩa? Sao nói trùng lặp chỗ chỗ ái trước? Sao có các hoặc riêng có thể tạo ra tướng của tập? Sao chỉ nói khát ái là tập? Vì nhân duyên gì riêng nói khát ái là tập mà không nói các nghiệp? Nếu tham ái v.v… cũng là nghiệp phiền não tập, sao chỉ nói khổ tập? Vô minh duyên, quán vị duyên, 3 thụ duyên khác nhau thế nào? Đã nói 4 đại xúc danh sắc đều làm nhân các ấm, lại nói khát ái là nhân, 2 thuyết này không mâu thuẫn sao? Khát ái, vô minh, ngã mạn, nghiệp thực đều là nhân khổ, những thứ này tướng khác nhau thế nào? Ý dục và dục nghĩa như thế nào? Rừng dây leo v.v… là tên khác của tham, nghĩa đó như thế nào?
Ông hỏi: Nói khổ đế rồi, sao tuần tự nói về tập?
Đáp: Đã quyết tâm tin quả, chưa biết tin nhân. Để khiến biết tin nhân nên tiếp theo nói tập là làm rõ khổ đế tùy thuộc vào nhân duyên.
Lại nữa vì người thụ hóa mê 12 duyên sinh cho nên nói khổ đế dựa vào nhân duyên sinh.
Lại nữa khổ đế giống như cơ quan, vì tùy thuộc nhân duyên, tự tính gầy yếu và không có ngã tứớng.
Lại nữa thế gian tham ái trói buộc kiềm tỏa không thể xuất ly ngục tù sinh tử nên làm rõ thế nào là bị trói buộc và cái gì có thể ràng buộc.
Lại nữa có các chúng sinh chấp như thế này: Khổ đế này không có bắt đầu không có kết thúc, khó có thể trừ diệt. Do chấp đó nên không tu chính cần. Cho nên Phật nói khổ tuy vô thủy, do nhân duyên sinh nên có thể trừ diệt. Ví như hạt giống, cho nên phải tu chính cần.
Ông hỏi: Tập là nghĩa gì?
Đáp: Bình đẳng tụ sinh gọi là tập. Lìa 3 nghĩa này thì không thành nhân.
Lại nữa khiến khởi gốc hữu suối nguồn có thể thành có thể hiện ngăn nhân duyên là nghĩa của tập.
Ông hỏi:Vì sao tự hỏi và đáp?
Đáp: Vì có các đệ tử không hiểu rõ sợ sệt, định tâm hộ 3 việc này nên Phật tự hỏi đáp để phá nạn tà nhân lập rõ chính nhân. Có các chấp khác nhau về Phạm vương Tự Tại và trời, người, thời, tính, 4 đại, không, lân hư v.v… cho là chính nhân. Để phá tà chấp muốn làm rõ chính nhân cho nên Phật tự hỏi đáp.
Lại nữa trong 12 duyên sinh v.v…, các kinh đã nói nhiều thứ tập. Có các đệ tử chưa biết kinh này định dùng pháp gì làm khổ tập, cho nên Phật tự hỏi đáp vì muốn khiến được trí lực quyết định.
Lại nữa vì trí che khuất, thụ hóa không thông suốt nghĩa sơ lược trong giáo pháp nên để làm cho khai giác mà Phật tự hỏi đáp.
Lại nữa vì thắng trí thụ hóa giác quán nhiều nên không chấp trì thì khiến cho trí kiên cố nên Phật tự hỏi đáp.
Lại nữa vì đệ tử có trí phân biệt khiến được hiểu rõ ràng, giống như thắp đèn nên Phật tự hỏi đáp.
Ông hỏi: Khát ái là gì? Thế nào là tướng, là sự, là duyên của khát ái?
Đáp: Là chúng sinh hằng quán công đức pháp hữu vi, tâm hằng nương tựa vào các hành trang tư lương hữu dụng không chán đủ, nên gọi là ái trước một cách khao khát, như người uống nước mặn, như người ở giữa nắng trời mùa hạ thiêu đốt bị khát nước bức bách đi quanh tìm nước đến uống nước biển mặn, dù uống cạn nước biển cơn khát này cũng không hết. Cũng như vậy, phàm phu ở thế gian thường vì ái dục, thứ hành trang sinh tử thiêu đốt trong tâm, tà vọng phân biệt khiến sinh khao khát nóng nảy, cứ một mực chuyên tìm cầu khoái lạc 5 dục. Mắt tai thân thức và tâm nghĩ nhớ ôm giữ vật thụ dụng, dù đã được hay chưa được hằng không chán đủ, cho nên nói pháp này gọi tên là khát ái.
Lại nữa không biết chán đủ gọi là khát ái. Như lửa thì cỏ, củi, bơ, dầu là vật có thể đốt cháy. Đối với các vật đó lửa chẳng biết chán đủ là gì.. Phàm phu thế gian tham ái đốt tâm, 5 trần thượng diệu của nhân thiên, mỗi niệm mỗi niệm thụ dụng không biết chán đủ, như Đỉnh sinh vương.
Lại nữa khát ái thì loại, kiến, tính khác nhau nên mỗi thứ có 2 loại là loại khác và kiến khác.
Loại khác là trong thủ ấm khởi ngã chấp, ngã ái, đó gọi là loại tham duyên bên trong. Đối với chẳng phải thủ loại khởi chấp ngã sở là ái chấp hành trang tư lương, đó là loại tham duyên bên ngoài.
Kiến khác, là y do có kiến nguyện có thắng sinh, đó là y nơi có ái. Không có kiến nguyện muốn đoạn dứt ngã, gọi là không có ái.
Tính khác, là tham ái điên đảo khởi che khuất là sự, giống như mây che, nên gọi là thượng tâm. Tham ái tùy miên đuổi theo là sự, giống như dẫm phải độc gọi là ly tâm ái.
Lại nữa khát ái do dựa vào duyên nghiệp khác biệt nên mỗi mỗi có 3 thứ là nhân khác, nương tựa khác, duyên khác.
Nhân khác, là nguyện muốn trần chưa từng được, ái này là tìm cầu nhân khổ. Đối với trần đã được, tâm sinh tham đắm, ái này gọi là gìn giữ nhân khổ. Đối với trần đã mất, tâm sinh áo não, ái này gọi là lo buồn bên trong làm chín muồi nhân khổ.
Chỗ nương khác, là chỗ nương chúng sinh, chỗ nương xứ sở, chỗ nương thụ cụ. Chúng sinh, là muốn được ấm vị lai cầu muốn sinh, nên gọi là nương chúng sinh. Ái xứ sở, là thích đường 3 hữu thường cầu nơi đây, gọi là nương xứ sở ái. Muốn thanh, xúc, sắc, vị, hương các cảnh giới trần tốt, muốn cầu thụ dụng, gọi là nương thụ cụ ái.
Duyên khác, là tham ái có thể tạo nghiệp phiền não duyên khổ và duyên 3 đây khởi nghiệp khác. Nghĩa là bình đẳng, bất bình đẳng, và liên tục khát ái. Bình đẳng ái là y vào đạo lý tìm cầu thụ dụng, gọi là bình đẳng ái. Ngược lại đây gọi là bất bình đẳng ái. Liên tục ái là tùy miên tham ái. Từ vô thủy đuổi theo nhau gọi là liên tục ái.
Lại nữa khát ái thủ, đạo đối trị, tư lương khác biệt cho nên đều có 4 loại.
Thủ khác, là ở trong cõi Dục dục hỷ mê muội khát ái tham đắm gọi là dục thủ. Trong ngã ngôn kiến giới v.v… khát ái đắm trước cũng vậy.
Đạo đối trị khác, là 4 Thánh tính đối trị.
Tư lương khác, là ăn, mặc, đồ nằm, thuốc thang.
Lại nữa khát ái y vào 3 thụ khác biệt nên có 5 thứ. Trong lạc thụ sinh 2 thứ ái, là tụ tập ái và không lìa nhau ái. Trong khổ thụ cũng sinh 2 thứ, là không tụ hội ái và lìa nhau ái. Trong xả thụ khởi vô minh ái.
Lại nữa do sự khác nhau nên lìa có 5 thứ. Nghĩa là chưa được cầu được lấy nguyện làm sự. Hai là sinh nguyện lạc rồi tìm cầu làm sự. Ba là cầu tìm được rồi, tăng trưởng làm sự. Bốn là tăng trưởng rồi giữ gìn là sự. Nám là đã giữ gìn rồi sau hoại mất lo buồn làm sự.
Lại nữa khát ái y 5 ấm nên 5, y 6 căn nên 6. Y 6 căn đều có 3 thụ nên thành 18.
Lại nữa dựa vào kết và lìa kết nên 36. Như vậy tất cả là rễ tùy miên của cây tham ái, ngã ái, tư lương, thụ là thân cây, tham ái 3 cõi là chiều cao của cây, 6 ái tụ là nhánh, ái hành là lá sum sê, 108 ái là hoa, sinh v.v… là ác quả. Khát ái như thế là nhân của khổ tập, là nhân của khổ sinh, gọi là khát ái. Trong đây phải biết tướng của khát ái là tâm vui mừng là tướng. Sự là không chán đủ v.v… 11 thứ là sự. Duyên là, quán công đức hữu vi là duyên.
Ông hỏi: Khát ái này là nói thắng nghĩa, sao khát ái tức là tập? Câu nóinày là tự đủ?
Đáp: Khát ái có nhiều thứ. Nếu có thể cảm đời sau mới là định tập, ngoài ra thì không thủ. Nếu không như vậy thì nghe chính pháp v.v… cũng phải là tập.
Lại nữa khát ái này có thể cảm hữu vị lai. Nếu không thể cảm thì không phải sở thủ.
Lại nữa khát ái này nếu đi theo cùng hỷ dục thì gọi là tập. Nếu không như vậy thì không phải sở thủ.
Lại nữa dục giản trừ tương tự pháp tập đế nên nói là khát ái.
Lại nữa giữ là làm rõ chứng lượng. Như hiện đời khổ do khát ái sinh chứng lượng sở đắc. Phải biết bỏ khổ sinh không lìa khát ái, như có nói trong Kinh Trưởng Giả Úc già.
Ông hỏi: Đã nói khát ái rồi cần gì phải nói khả năng cảm hậu hữu?
Đáp: Khát ái, câu nói này chưa xong nên nói có thể cảm hậu hữu là làm rõ định chắc là khát ái. Nếu chỉ nói khát ái là tập thì A-la hán khát ái thủy v.v… cũng phải là tập. Nếu có khát ái có thể làm diệt khát ái y chỉ cũng phải thành tập.
Ông hỏi: Có thể cảm hậu hữu, nghĩa ấy như thế nào?
Đáp: Có thể khiến thức ấm v.v… đắm trước hậu hữu. Bởi vì sao? Ngã và ngã sở là chỗ chấp. Như vậy ngã ái có thể khiến thức v.v… chấp trước chỗ này như bụi bám áo ướt, hạt giống bám dính ruộng ướt.
Lại nữa có thể sinh hữu đời vị lai, như mẹ sinh con.
Lại nữa có thể làm sinh thực cho vị lai, như thức thực, xúc thực.
Lại nữa có thể dẫn có thể ái, cho nên nói có thể cảm hậu hữu.
Lại có các sư kỳ cựu xưa kia giải thích lời Phật nói khát ái có 4 nhân duyên có thể cảm hậu hữu:
1. Có thể khiến duyên nhau, như kinh nói: Tùy miên tham ái chưa nhổ bỏ hết thì khổ hằng sinh, hằng nối tiếp như ao rồng.
2. Có thể thâu nhiếp các đạo, như kinh nói: Tì kheo nếu đối với sắc v.v… các cảnh giới khởi tham dục ái trưỡc thì thức theo đó nương tựa trụ nơi sắc. Thụ tưởng hành thức cũng như vậy.
3. Có thể kết có thể nối, như kinh nói: Có thể kết, có thể may khâu, không bỏ cảnh cho nên khiến đời vị lai 3 hữu được sinh.
4. Có thể khiến thụ sinh, như kinh nói: Đối với 4 thứ ăn này nếu có ái dục thì danh sắc liền sinh. Ông hỏi: Có thể cảm hậu hữu, quyết định tướng hỷ dục, tùy xứ xứ ái trước, sao tạo ra nhiều thuyết như vậy? Đáp: Ba câu này đều là tên khác của khát ái. Ví như tay người gọi là Át tất đa cũng gọi Kha la, cũng gọi Ba nê.
Lại nữa cảnh giới quả bạn khác, cho nên nhiều nói năng thí, quả vị lai nên nói thí vị lai, quả nên nói cảm hậu hữu, ý dục là bạn nên nói ý dục đi theo nhau, chấp thủ các thứ cảnh nên nói xứ xứ ái trước.
Lại nữa có pháp chỉ cảm hậu hữu mà không cùng đi theo với hỷ dục như tham ái tùy miên. Có pháp chỉ cùng đi theo với hỷ dục mà không thể sinh hữu, như không theo cảnh giới tham. Cho nên phải nói đủ nhiều tên.
Ông hỏi: Hỷ dục nghĩa thế nào?
Đáp: Hỷ là đối với hành trang tư lương tâm sinh an lạc, gọi là hỷ lạc. Trong đó sinh dục gọi là hỷ dục. Ví như sắc dục.
Lại nữa hỷ chủng loại dục gọi là hỷ dục, ví như bảo bình.
Lại nữa cái lạc này có nhiễm gọi là hỷ, tâm đắm trước gọi là dục. Hợp 2 thứ này gọi là hỷ dục, ví như danh sắc.
Lại nữa hỷ và dục sinh khởi cho nhau nên gọi là hỷ dục, như quả yêm la v.v…
Ông hỏi: Tương tùy là nghĩa thế nào?
Đáp: Có nghĩa chung gọi là tùy. Tùy miên này làm bạn với thượng tâm có thể sinh hậu hữu.
Lại nữa cùng đi với ái bên ngoài cho nên nói ái bên trong đi chung với hỷ, ví như ái thủ.
Lại nữa tùy, là nghĩa đắc địa.
Lại nữa Phân biệt bộ nói: Tương tùy có 4 thứ: 1. Cảnh giới tương tùy. 2. Tương ưng tương tùy. 3. Xen tạp tương tùy. 4. Duyên khởi tương tùy.
Cảnh giới tương tùy, là như kinh nói: Nếu người khởi giác quán, phân biệt với sắc tương tùy. Tương ưng tương tùy, là như kinh nói: Tâm này tương tùy với từ. Xen tạp tương tùy, là như kinh nói: Người này tu tập tín căn tương tùy với từ.
Lại nữa có kinh nói: Nhiễm trước ghét giận tương tùy, tư duy tương tùy, duyên khởi tương tùy. Như kinh nói: Tu tập chính kiến tương tùy với không phóng dật. Luận này nói rõ hỷ dục tức là xen tạp tương tùy.
Ông hỏi: Sao nói trùng lặp xứ xứ ái trước?
Đáp: Trong 3 hữu, ái trước có rất nhiều các cảnh giới khác nhau. Trong các cảnh giới, có nhiều nơi ái trước sinh. Trong các nơi ái trước sinh có nhiều loại chúng sinh quy tụ. Trong các chúng sinh quy tụ ái trước nhiều các căn.
Trong các căn, ái trước nhiều thứ các trần. Trong các trần ái trước nhiều thứ các nghiệp.
Lại nữa tâm như con khỉ nhảy nhót trong các cảnh bất định, hằng thích thủ trần, đuổi theo khát ái các hữu và hữu tư lương, do đó theo giữ ái trước các nơi.
Lại nữa quán trước cầu xứ hành bất định cho nên như bò ăn trộm lúa.
Lại nữa bỏ thủ các trần khác cũng không lìa dục, ví như mẹ của 5 người tù, cho nên nói xứ xứ ái trước.
Ông hỏi: Có các hoặc khác có thể tạo ra tướng của tập, sao chỉ nói khát ái là tập?
Đáp: Vì vượt trội hơn cả. Nếu vua khát ái đi đến chỗ nào thì tất cả các hoặc đều quy tụ.
Lại nữa do khát ái bao gồm nên nếu khát ái không khiến các hoặc nếm vị thì các hoặc sẽ diệt. Nếu các hoặc không khởi, tham ái cũng không khởi. Bởi vì sao? Vì y vô phân biệt.
Lại nữa giả sử không có các hoặc khác, chỉ có tham ái, sinh tử cũng khởi, như tay bốc cát ướt.
Lại nữa vì khó phân biệt nên do khát ái này cũng vào thiện pháp. Chỉ quán khẩu nên như nội oan gia.
Lại nữa đến cửa không vào cho nên như A na hàm đến cửa Niết bàn, do tham ái nên không được vào thành người thượng lưu.
Hỏi: Vô minh cũng vượt trội vì sao không lập?
Đáp: Không phải vậy. Người mù vô minh do khát ái nên sa xuống hầm khổ của ấm, ví như con voi mù. Muốn cầu hậu sinh nên thụ báo vị lai không do vô minh, ví như người mù bẩm sinh đi vào các cửa. Vì ý nghĩa này nên nói khát ái là tập.
Ông hỏi: Vì lý do gì chỉ nói độc một khát ái là tập, mà không nói các nghiệp?
Đáp: Vì phiền não thắng hơn. Bởi vì sao? Tham ái v.v… là thật sinh nhân. Nghiệp không như vậy. Làm sao biết? Nghiệp tuy còn đủ mà vì tham ái hết cho nên các A la hán không có hậu sinh nữa. Từ trước đã nói có chân tập và tự tập. Tham ái v.v… có thể làm nhân của hữu cho nên là thật tập đế. Nghiệp là nhân của dẫn hữu cho nên nói là tướng tự tập.
Lại nữa tham v.v… do đạo diệt. Nghiệp thì không như vậy. Bởi vì sao? Chư Phật cứu cánh tu đạo rồi, còn nghe có tàn nghiệp.
Lại nữa nghiệp không đọa vào cảnh giới nên không gọi là chân tập.
Ông hỏi: Nếu tham ái v.v… cũng là nghiệp phiền não tập, sao chỉ nói là khổ tập?
Đáp: Có nghĩa như vậy. Trong đây vì lập 4 đế nên nói là khổ tập. Bởi vì sao? Vì trong Thánh đế đó là nhân lựa chọn chân thật, cho nên nói khát ái v.v… là khổ đế tập.
Lại nữa khát ái hữu và sinh ấm là tập, đó là khát ái đối trong đời hiện tại với sinh v.v… các duyên chung lại tạo thành phiền não nghiệp tập, không như khát ái độc một mình là khổ tập. Cho nên chỉ nói khát ái là khổ đế tập.
Lại nữa định lấy tùy miên khát ái làm khổ đế tập. Để làm rõ nghĩa này, Phật nói kệ rằng:
Như cây chưa nhổ gốc,
Tuy chặt vẫn còn sống.
Tùy miên ái chưa trừ,
Thể khổ hằng tiếp nối.
Khát ái duyên bên trong gọi là duyên ái khởi thủ. Khát áin duyên bên ngoài gọi là duyên thủ khởi tìm cầu nghiệp.
Ông hỏi: Vô minh duyên quán vị, duyên 3 thụ, duyên nghiệp ái, nghĩa khác nhau thế nào?
Đáp: Kinh nói vô minh là ái. Duyên ái này làm duyên khởi phiền não. Kinh nói quán vị thấy cảnh khởi, thường là cảnh tà, nhân đó khởi ái, ái đó là nghiệp duyên khởi. Kinh nói do tham ái nên được 3 thứ thụ. Ái này là thụ duyên khởi.
Lại nữa tất cả phiền não vô minh là duyên. Tham ái này duyên vô minh khởi nên nói duyên vô minh ái. Tất cả các kiến là các nghiệp duyên. Duyên các kiến này khởi tham ái. Ái này gọi là nghiệp duyên ái. Tất cả các khổ, 3 thụ là thể. Duyên đây khởi ái gọi là khổ duyên ái.
Lại nữa không tin hiểu là nhân gọi là duyên vô minh ái. Quán pháp hữu vi là lạc thường, tà trí làm nhân gọi là duyên quán vị ái. Các loại khác làm nhân gọi là duyên thụ ái. Ái này làm duyên khởi, và cõi có 3 do cảnh giới có 6.
Ông hỏi: Đã nói 4 đại xúc gọi là sắc, là nhân các ấm, lại nói khát ái làm nhân. Hai thuyết này không mâu thuẫn nhau sao?
Đáp: Để làm rõ nhân hữu nên nói khát ái là hữu rồi. Để làm rõ nhân đẳng phần nên nói 4 đại. Để làm rõ nhiều thứ nhân nên nói với xúc thì xúc không phải một nên thụ có 3. Để làm vững chắc nhân của tín nên nói danh sắc. Như Kinh Đại Duyên Sinh nói: A nan! Nếu biết không thác thai mẹ thì Ca la la được kết thật chăng? Thưa Thế Tôn! Không được. A nan! Nếu không Ca la la, thức này có thể thác thai chăng? Thưa Thế Tôn! Không thể. Do đó 2 pháp gìn giữ lẫn nhau nên được trụ vững.
Lại nữa nhân thời vô thủy gọi là nhân một kỳ khát ái. Nghĩa là nhân sát na của 4 đại. Là đủ 2 nhân của xúc và danh sắc. Là nhân đời trước và nhân của công dụng hiện tại.
Lại nữa nhân đời trước của 5 ấm, nghĩa là khát ái trong khi thụ sinh, 4 đại là là nhân đầu tiên, như Ca la la là nhân của Át phù đà v.v… Nhân cùng đều khởi gọi là xúc. Nhân trước tiên và đều khởi là sắc.
Ông hỏi: Khát ái, vô minh, ngã mạn, nghiệp, ăn, đều là nhân khổ. Tướng khác nhau của những thứ này thế nào?
Đáp: Khát ái là nhân không khác biệt. Nghiệp là nhân khác biệt. Ăn là duy trì dẫn dắt nhân khổ. Vô minh và ngã mạn làm nhân cho tất cả.
Lại nữa khát ái có thể làm nhân cho hữu. Nghiệp là nhân của đạo. Ăn là nhân bình đẳng. Vô minh và ngã mạn làm nhân lẫn nhau.
Lại nữa khát ái là nhân chân chính của khổ, là căn bản của khổ, cho nên ngoài ra các nhân khác chỉ là hành trang tư lương vì gom góp bổ trợ cho tham ái.
Ông hỏi: Hỷ dục và dục dục nghĩa như thế nào?
Đáp: Trần đến rồi nên tâm sinh hoan hỷ. Do hỷ sinh ái nên gọi là hỷ dục. Cầu chưa được trần gọi là dục. Nhân đây sinh ái gọi là dục dục.
Ông hỏi: Rừng dây leo v.v… là biệt danh của tham, nghĩa đó như thế nào?
Đáp: Dục trần là cảnh giới có thể nhiễm tâm cho nên nói dục nhiễm, tham trước, 4 định và quả là danh sắc dục. Tham trước, Tam ma bạt đề và quả là hữu dục. Có thể chướng ngại hạnh Niết bàn gọi là đâm chích. Có thể thiêu đốt trong tâm gọi là lửa dục. Có thể làm nhiễm bẩn tâm gọi là dục trần. Có thể làm tâm ô uế gọi là dục cấu. Có thể trói buộc tâm gọi là sợi dây dục. Không suy nghĩ tính toán nên gọi là dục trói buộc. Khiến si mê nên gọi là dục mê muội. Tâm chìm gọi là dục đắm trước. Đi theo các hữu nên gọi là theo dòng. Thường mong ước nên gọi là không chán. Được không no đủ nên gọi là tham. Chướng ngại sự xuất ly nên gọi là che lấp. Có thể chứa giấu nên gọi là phiền não. Khiến không lìa các hữu nên gọi là kết. Không tư duy đúng đắn bị xúc não nên gọi là dùi khoét. Có thể bó cột trói ràng nên gọi là dây mây. Càng tăng thêm hơn lên gọi là đại. Dục khắp giáp cả các cõi các đạo rừng rú căn trần thắng lạc nên gọi là biến khắp. Đắm trước các thứ trần, khởi các thứ đắm trước nên gọi là ái trước. Đối với hành trang tư lương của sinh tử chưa được, được thì tâm sinh vui mừng nên gọi là hỷ dục không chán. Tích tụ các lợi dưỡng của dục trần gọi là khát ái. Những phương tiện luân hồi như vậy tống đi hay kéo vào đều không lìa sinh tử nê gọi là dục tướng. Dạo chơi trong nước phiền não kết ái làm dây, gọi là lưới dục. Từ thứợng lưu đến hạ lưu chảy vào biển sinh tử gọi là dòng sông ái. Ví như bị khát bức bách vào trong biển trần, do đó không no đủ nên gọi là khát, như biển cả nuốt các dòng sông, như lửa đốt củi v.v… Những mê hoặc này không bao giờ đầy nên nói không ngừng nghỉ. Có thể liên kết không gián đoạn trước sau sinh tử, cho nên gọi là khâu vá. Khát ái này còn là còn khiến sinh tử tiếp nối không dứt. Hoặc do tự mình hoặc do người khác mà phải chịu sinh tử trong 6 đường. Cho nên trong bao nhiêu mê hoặc đều gọi là tập, đầy đủ như trong Phẩm Đại hữu có nói rộng. Phẩm này giải thích 11 thứ tham ái cần phải biết. Đó là: 1. Danh. 2. Nghĩa. 3. Thể. 4. Dụng. 5. Nhân. 6. Đối trị. 7. Tịnh. 8. Bất tịnh. 9. Sinh lần lượt. 10. Đặt câu hỏi. 11. Tìm nghĩa.
Nếu người tu hành biết khởi quán này, tự mình thực hành, dạy người thức hành thì không mê muội đạo lý cho nên nói nghĩa này.
Xong Phẩm Tư duy về tập đế.
QUYỂN 3
Phẩm 5: Phân biệt diệt đế
Vì sao kinh nói khổ diệt? Nhân gì khởi? Pháp gì diệt? Tướng gì, sự gì, duyên gì? Tên diệt có nghĩa gì? Vô dư diệt, lìa diệt dứt xả bỏ. Bảy nghĩa này có gì khác nhau? Sao hết vô dư gọi là diệt đế mà không nói niệm niệm diệt? Nếu khát ái diệt gọi là diệt đế thì vô dư Niết bàn chẳng phải diệt đế? Khát ái hết phải gọi là tập diệt, sao nói là khổ diệt? Nếu do khát ái hết nên khổ diệt thì người không khát ái phải không có khổ, thế mà hiện thấy có khổ, lẽ đó thế nào? Trong 10 kết hoặc chỉ nói khát ái diệt là diệt đế, thì làm sao an lập được 4 quả? Trong 12 duyên sinh nói diệt có 12 thứ, sao chỉ nói khát ái hết là diệt? Kệ trì tán nói:
Tiết nào và nghĩa trước,
Bảy nghĩa với niệm diệt,
Giới địa diệt La hán,
Mười kết mười hai diệt.
Ông hỏi: Vì sao kinh nói khổ diệt? Nhân gì khởi?
Đáp: Do pháp đó sinh nên pháp đó có, pháp đó diệt nên pháp đó không có, ví như ngọn đèn.
Lại nữa đã nói khổ đế khát ái là nhân, nay nói do khát ái hết nên rõ khổ diệt. Ví như bệnh duyên diệt nên tật bệnh không khởi.
Lại nữa khát ái này lưu biến khắp 3 hữu, thời vô thủy khởi dục đối trị hữu, cho nên A la hán không có khát ái diệt. Để phá tà chấp này của ngoại đạo nên nói khổ diệt.
Ông hỏi: Pháp gì diệt? Tướng gì, sự gì, duyên gì?
Đáp: Diệt có nhiều thứ: 1. Trung gian diệt. 2. Niệm niệm diệt. 3. Mâu thuẫn nhau diệt. 4. Không sinh diệt v.v… Trung gian diệt, là như thí, giới, định, Tam ma bạt đề có thể diệt 3 hữu. Do đó thí v.v… tùy được miễn lìa pháp sở đối trị, nghĩa là tham, sân v.v… tạm thời không khởi gọi là trung gian diệt. Niệm niệm diệt, là tất cả hữu vi tàn tạ tùy theo từng sát na, gọi là niệm niệm diệt. Mâu thuẫn nhau diệt, là mâu thuẫn với pháp hữu vi này là do tính của nó trái nghịch nhau liên tục diệt nên gọi là mâu thuẫn diệt. Ba pháp này gọi là tương tự diệt. Không sinh diệt, là nhân của hữu diệt hết nên 5 ấm phải sinh không sinh lại được. Đay gọi là chân thật diệt.
Lại các sư khác nói nhân và nhân của hữu khát ái hậu hữu không sinh, gọi là diệt.
Lại nữa cùng với khát cùng trừ nghiệp ái phiền não, khổ không sinh gọi là diệt.
Lại nữa là dụng chân thật, trải vô sở hữu lìa hữu lìa vô, Bát-niết bàn này gọi là diệt đế, như Cù đàm truyện nói.
Lại nữa diệt có 2 thứ: 1. Phi trạch diệt. 2. Trạch diệt. Phi trạch diệt, là các pháp hữu vi tự tính phá hoại gọi là phi trạch diệt, như đá rơi trên không. Trạch diệt, là do lửa trí nên đốt cháy củi mê lầm gọi là trạch diệt. Như do lửa mà củi hết.
Lại nữa diệt có 3 thứ: 1. Chưa có diệt. 2. Phục lìa diệt. 3. Vĩnh viễn lìa diệt. Nếu hoặc nghiệp chưa sinh, chưa được duyên gọi là chưa có diệt. Nếu hoặc nghiệp đã sinh đã được duyên, nhưng do thế xuất thế đạo hiện nên không khởi gọi là phục lìa diệt. Nếu hoặc đã phục lìa diệt, do diệt vô dư nên vị lai quyết định không sinh, đó gọi là vĩnh viễn lìa diệt, như kinh nói. Dục chưa sinh, muốn vị lai vĩnh viễn không sinh trở lại cũng biết diệt này.
Lại Phân biệt thuyết bộ nói diệt có 3 thứ: 1. Niệm niệm diệt. 2. Tương vi diệt. 3. Vô dư diệt. Ví như đèn tắt.
Lại các sư khác nói diệt có 4 thứ: 1. Tự tính diệt. 2. Không sinh diệt. 3. Trung gian diệt. 4. Vĩnh ly diệt. Không do nhân diệt gọi là tự tính diệt. Như kệ nói:
Các hành đều vô thường,
Sinh diệt đó là pháp.
Nếu có sinh rồi diệt,
Tịch diệt này là vui.
Lại kinh nói: Nếu pháp có sinh thì pháp đó ắt phải diệt mà không do dụng công, như vật nhẹ nặng tự nhiên nổi chìm, gọi là tự tính diệt. Do nhân không có nên quả không sinh, gọi là không sinh diệt. Như kinh nói: Do vô minh diệt nên 3 hành không khởi, như gieo giống trong 7 lưu. Do làm hỏng quả thì không sinh, gọi là không sinh diệt. Do định lực, gọi là trung gian diệt. Như kinh nói: Phục lìa thượng tâm hoặc, gọi là hữu thời tâm giải thoát. Chín thứ tuần tự diệt, như Tì kheo Nan đề kha duyên sự làm chứng gọi là trung gian diệt. Do 8 Thánh đạo diệt gọi là vĩnh viễn lìa diệt. Như kinh nói: Nếu người tu tưởng vô thường có thể diệt tất cả kết và tùy miên hoặc. Vì minh sinh cho nên vô minh vĩnh diệt, gọi là vĩnh ly diệt. Giống như đồ vật úp và cây đuốc bị cháy. Luận này chính là nói về vĩnh ly diệt.
Tướng gì, sự gì, duyên gì, là vô sở hữu là tướng của diệt, tâm không đốt nóng là sự, thông suốt thật tế là duyên. Đại đức nói tịch tĩnh là tướng. Tâm an dừng trụ là sự. Tột giải thoát tri kiến là duyên.
Ông hỏi: Tên diệt là nghĩa thế nào?
Đáp: Diệt này tên là Ni lô đà. Ni là vô, lô đà là ngăn chướng. Các pháp khát ái v.v… có thể chướng, trong đây vĩnh viễn không có nên gọi là Ni lô đà. Pháp trái nghịch nhau sinh khởi nên dòng khát ái vĩnh viễn không sinh trở lại. Như nung nóng đồ đất nặn sinh ra màu đỏ nên màu xanh gốc của nó vĩnh viễn không sinh trở lại.
Ông hỏi: Vô dư diệt ly diệt xả đoạn khí, 7 nghĩa này có gì khác nhau?
Đáp: Đều là tên khác của Niết bàn. Bảy tên này là y vào khí cụ mà nói. Như Niết bàn có 66 tên khác nhau.
Lại nữa thượng tâm và tùy miên đều hết, như cây nhổ gốc gọi là vô dư diệt. Lần lượt diệt hết, như ví dụ cái cán búa nên gọi là diệt. Xưa chỗ bị trói buộc, nay nhờ đạo lực không còn trói buộc. Như người giàu sang không còn bần hèn, đó gọi là lìa. Khác hơn xưa thoái, như Thánh nhân lìa hết ác nên gọi là diệt. Lại như nghĩa trước gọi Ni lô đà gọi là diệt. Nếu pháp với hoặc lìa nhau, ví như bỏ một vật gì gọi là xả, hiện đời với vị lai vĩnh viễn không tiếp nối, ví như nội căn, đó gọi là đoạn diệt không lấy trở lại như đồ đựng nước úp lại gọi là vất bỏ.
Lại nữa tất cả phẩm loại khát ái đều sạch hết nên gọi là vô dư. Hoại dần dần là gọi diệt. Do quán quá khứ không khởi tâm đắm trước, gọi là đi xa. Đoạn hết kết, duyên khởi cũng không, nên gọi là diệt. Giải thoát phiền não, đó là xả. Trí duyên và hoặc ban đầu vĩnh viễn diệt, đó gọi là dứt. Trước thủ ngã chấp, nay thì xả nên gọi là vất bỏ.
Ông hỏi: Sao gọi tận vô dư là diệt đế mà không nói niệm niệm diệt?
Đáp: Do vô dư diệt nên khổ vị lai không sinh trở lại chứ không do niệm niệm diệt nên nói vô dư là khổ diệt. Không nói niệm niệm diệt v.v… Nếu quán tướng vô dư diệt vắng lặng v.v… có thể diệt các hoặc. Niệm niệm diệt thì không như vậy.
Lại nữa tùy thuộc theo đạo cho nên hơn các pháp khác, nên chân thật thiện, nên không cùng được, nên phiền não không thể phá hoại, nên không nói sai, nên an tâm duyên. Cho nên nói vô dư gọi là khổ diệt mà không nói niệm niệm diệt.
Ông hỏi: Nếu khát ái diệt gọi là diệt đế thì vô dư Niết bàn chẳng phải diệt đế sao?
Đáp: Các luận sư khác nói vì là quả của Phạm hạnh thanh tịnh nên phiền não diệt gọi là diệt đế. Tất cả giả danh diệt là vô dư Niết bàn. Luận này nói cảnh giới vô dư Niết bàn là chân diệt đế. Bởi vì sao? Vì được diệt này nên tu tịnh Phạm hạnh. Như trong Kinh Phú lâu na Thất Xa Thí nói: Các A la hán hết các hoặc vô dư mà còn chưa khỏi các khổ trói buộc bách hại như già bệnh chết nóng lạnh đói khát. Cho nên cảnh giới Niết bàn vô dư là chân diệt đế. Chân diệt đế này do nhân hết mà được, cho nên nói khát ái hết là chân diệt đế. Ưu ba cập đa Đạo Lý Túc Luận nói: Vì có thể khiến đến cảnh giới Niết bàn vô dư cho nên tham ái hết được gọi là diệt đế. Tuy nhiên 2 cảnh giới Niết bàn hữu dư và vô dư đều gọi là diệt đế. Bởi vì sao? Nhân diệt gọi là hữu dư. Quả diệt gọi là vô dư. Do nhân diệt nên có diệt nhân, như đèn hết thì ánh sáng hết. Cho nên 2 diệt đều gọi là diệt đế.
Ông hỏi: Khát ái hết thì phải gọi là tập diệt, sao nói là khổ diệt?
Đáp: Lửa khổ lấy khát ái làm củi. Nếu không khát ái thì củi khổ lửa khổ liền diệt, như củi hết thì lửa tắt.
Lại nữa khổ đế do ái thực được trụ. Do ái thực dứt nên khổ đế liền hết, cho nên nói khổ diệt.
Lại nữa các sư kỳ cựu nói: Không vì lìa khổ quá khứ và hiện tại mà tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn. Bởi vì sao? Tự tính quá khứ đã diệt với hiện tại quyết phải lìa nhau. Vị lai có khổ vì khiến không sinh mà tịnh tu Phạm hạnh nơi Thế Tôn. Khổ này không sinh vì do hết khát ái. Nói chung là khổ đời sau hết mà nói ái đoạn thì khổ diệt.
Ông hỏi: Nếu do khát ái hết cho nên khổ diệt thì người không khát ái tức không có khổ, mà hiện thấy có khổ. Lẽ ấy như thế nào?
Đáp: Vì cái khổ của lo buồn hối hận nóng nảy đã tĩnh lặng, như Kinh Thủ Trưởng Giả nói.
Lại nữa vì vĩnh viễn lìa tâm bệnh, như đã nhổ mũi nhọn đâm vào tim.
Lại nữa muốn cầu dứt khổ, như giàu đủ 6 trần do khát ái diệt. Các A la hán vĩnh viễn lìa tâm khổ nên không trái lý.
Lại nữa chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại khổ gọi là khổ đế, cũng chẳng phải Thánh đạo phá trừ. Bởi vì sao? Quá khứ đã hết, vị lai chưa có, với hiện đời chắc chắn phải lìa nhau cho nên chỉ do thông suốt thật tế nên khát ái diệt hết. Do lìa khát ái nên để khổ đời sau không sinh mà tu 8 Thánh đạo. Vì ý nghĩa này nói A la hán không có khổ, như thí dụ bệnh khát.
Ông hỏi: Trong 10 kết hoặc chỉ nói khát ái diệt là diệt đế thì làm sao thành lập 4 quả được?
Đáp: Tham ái có 4 thứ. Quả Tu đà hoàn đạo v.v… phá, do đây diệt cho nên các kết khác cùng khởi nhất thời đều hết, gọi là diệt đế. Cho nên an lập 4 quả là không mất lý lẽ.
Lại nữa đồng một tướng một vị cho nên nếu nói khát ái hết là nói tất cả kết hết. Như nói 8 Thánh đạo tức nói tất cả đạo phẩm bởi vì đồng tướng cọng thành một sự.
Lại nữa có các hoặc khác cũng có thể lập tướng của tập đế mà khát ái chính có thể tiếp nối sinh đời vị lai, có thể khiến có hậu hữu. Vì ý nghĩa này nói riêng khát ái gọi là tập đế. Như vậy tất cả hoặc hết đều nhập vào tướng của diệt đế. Có điều là hữu nhân diệt hết là khát ái diệt, gọi là diệt đế.
Ông hỏi: Trong 12 duyên sinh nói diệt có 12 thứ, sao chỉ nói khát ái hết là diệt?
Đáp: Như câu hỏi trước, câu hỏi này tự khiển trừ.
Lại nữa như đạo đoạn, ái tận, dục diệt, Niết bàn, 5 danh nghĩa này, 1 có thể hiển thị cho nhau. Cho nên do nói khát ái hết tức nói 12 đạo đoạn.
Lại nữa khát ái hết là diệt chung, 12 đạo diệt là diệt riêng biệt.
Hỏi: Tên riêng của Niết bàn có 66 câu, nghĩa đó như thế nào?
Đáp: Vô vi v.v… tất cả câu, tướng mạo, tán thán, nhân lập, đối trị, vi phản v.v… cần phải giải thích rộng. Nhân đâu như vậy? Niết bàn là không sinh, không lớn lên, không diệt, không phải do duyên tạo thành, trái ngược với hữu vi nên nói là vô vi.
1. Cao khỏi 3 cõi, lìa mọi thứ thấp không gì sánh bằng, nên nói vô hạ, tức không dưới một thứ gì.
2. Hằng lìa các dòng, không sinh trong các dòng, không dấu vết các dòng, nên nói vô lưu, tức không có các dòng.
3. Phi hư vọng, phi điên đảo, phi tương vi, nên nói là chân đế.
4. Không nghi các cõi độc xà, bố úy, cùng tận 3 hữu, bỏ chỗ dụng công, vượt biển sinh tử, nên nói là bờ kia.
5. Cùng tột trí hiểu biết, nên nói thính tế.
6. Như hoa Ưu đàm thế gian ít gặp, nên nói là khó thấy.
7. Không già, không phá vỡ, nên nói là không hoại.
8. Không động, vốn có, nên nói hằng tồn tại, không tranh giành.
9. Đối trị trừ pháp thể không kém nên nói không mất.
10. Quá cảnh giới của mắt, không pháp nào sánh bằng, nên nói không ví.
11. Không có tham ái các kiến mạn chấp nên không hý luận.
-. Lửa hoặc diệt hết nên nói tĩnh lặng.
-. Quá cảnh giới của tử vương nên nói cam lồ.
14. Là cùng cực mỹ vị tĩnh lặng khả ái nên nói cực diệu.
-. Tĩnh lặng không khổ nên nói là ngừng.
-. Chân thật thiện pháp nên nói là an.
-. Không có khao khát thiêu đốt nên nói ái hết.
-. 18. Làm cho người khác ngạc nhiên thán phục gọi là hi hữu.
-. 19. Ở trong sinh tử chưa đến được cái đức này cho nên nói chưa từng được.
-. 20. Già v.v… các điều không may không thể làm hại, nên nói không sai trái.
-. 21. Trong không thiếu, ngoài không xấu ác chướng ngại, nên nói là không tai nạn.
-. 22. Không có sinh khổ của hậu hữu, cứu cánh an vui, nên nói là Niết bàn.
23. Khác tướng hữu vô nên nói là khó tư duy.
24. Vui tương ưng với lìa lỗi lầm của sinh nên nói không sinh.
-. Bốn ma không đến nên nói không dấu tích.
-. Không do nhân thành nên nói chẳng phải tạo tác.
-. Chẳng phải nơi tâm bi đi đến nên nói không lo âu.
-. Một khi được rồi là không thoái lui nên gọi là trụ.
-. 29. Không có một pháp nào tương tự nên gọi là không sánh bằng.
-. Vĩnh viễn lìa thủ dục nên nói là không cầu.
-. Không có biên giới trước sau nên nói vô biên.
-. Khó có thể thông đạt nên nói là vi tế.
-. Không có gì bức hại được nên nói là không tổn.
-. Không có hoặc nhiễm bám dính nên nói là lìa dục.
-. Không các lỗi làm nên nói là tịnh.
-. Trói buộc đều dứt nên gọi là giải thoát.
-. Lìa y chỉ nên nói là phi trụ.
-. Không có 2 pháp nên nói là phi đối.
-. Vô đẳng đẳng nên nói là đẳng.
-. Nơi chìm các nhập nên nói là vô hại.
-. Người ngoài không được nên nói rất sâu.
42. Lìa chính giáo của Phật không thể hiểu biết nên nói là khó hiểu.
43. Quán công đức này khiến đến bỉ ngạn nên nói có thể độ.
44. Định thượng của thượng pháp nên nói là vô thượng.
45. Gom tìm biển pháp được pháp chân thật, là bậc Thượng nhân được nên nói là hơn.
46. Vạn hạnh đạt được vô giá tối thượng nên nói là quả Thánh.
-. Nhân lìa khủng bố nên nói là vô úy.
-. Thánh ái kiên cố nên nói bất xả.
-. Phàm Thánh đều có như nhau nên nói là biến mãn.
-. Công đức khó lường nên nói vô lượng.
-. Không thuộc 6 đường cho nên nói vô số.
-. Thể cực kỳ kiên cố nên nói không phá vỡ.
53. Các pháp không có pháp nào đứng đầu nên nói là tôn.
1. Có thể khen vô cùng sạch sẽ nên nói phải tán thán.
2. Các Thánh trú ngụ nên nói là nhà.
3. Có thể cứu các khổ nên nói quy y.
4. Lặng im sự chiến đấu nên nói không tranh giành.
5. Vốn có chẳng phải do tạo tác nên nói không giả.
6. Lìa dục, sân, si nên nói không nhơ.
7. Trừ tối vô minh nên nói là đèn.
8. Vắng lặng các thụ nên nói là vui.
9. Khỏi sắc v.v… trụy lạc nên nói là không đọa.
10. Bốn dòng không chìm nên nói là châu.
11. Tán tâm không chứng nên nói là không động.
12. Trừ sạch 10 tướng nên nói là vô sở hữu.
66. Không có chỗ nương dựa nên nói là không bám dính.
Kinh bộ hỏi: Pháp gì gọi là tư trạch diệt?
Đáp: Kết lìa gọi là tư trạch diệt..
Hỏi: Kết lìa pháp gì?
Đáp: Là tư trạch diệt.
Nếu vậy 2 pháp này giải thích cho nhau, hoàn toàn không thể làm rõ thể tướng của 2 pháp. Cho nên phải dùng phương tiện khác nói thể tướng của chúng. Chứng trí vô phân biệt của Thánh nhân biết. Như vậy thể tướng này có thể nói là khá khác với các vật khác, hoặc nói là kết lìa, hoặc nói là tư trạch diệt.
Các sư Kinh bộ nói tất cả pháp vô vi chẳng phải là vật có. Bởi vì sao? Không như sắc thụ có, ở nơi vật khác vật gì chỉ lấy sự không chạm xúc gọi là hư không. Như kinh nói trong tối không ngăn ngại không che gọi là hư không. Do sức của Bát nhã với tùy miên hoặc hiện tại thể tính trái nhau, ngoài ra sau không sinh, gọi là tư trạch diệt. Lìa trạch diệt này, nhân duyên không đủ thì những pháp khác không sinh được, đó gọi là phi tư trạch diệt. Ví như trong một kỳ, giữ chừng chết đột ngột quả còn lại không tiếp tục.
Các sư bộ khác nói: Tùy miên phiền não sau không sinh được là sức của tư trạch, cho nên gọi là tư trạch diệt. Do duyên không đủ khổ sau không sinh, trong đó không có sức của tư trạch cho nên nói phi tư trạch diệt.
Luận nói: Nghĩa đó không đúng. Vì nếu lìa tư trạch thì diệt này không thành, cho nên biết thuộc tư trạch diệt.
Lại các bộ nói: Nếu pháp đã sinh, sinh sau tự diệt, vì tự tính diệt cho nên gọi là phi tư trạch diệt. Nếu như vậy chấp là phi tư trạch diệt thì phải là vô thường. Bởi vì sao? Vì khi pháp chưa hoại thì chưa có diệt.
Hỏi: Nếu vậy tư trạch diệt cũng phải là vô thường. Bởi vì sao? Vì tư trạch ở trước sau được diệt.
Đáp: Diệt này không lấy tư trạch làm trước. Bởi vì sao? Pháp chưa sinh không sinh. Ở sau tư trạch không có nghĩa này. Sở dĩ vì sao? Khi chưa tư trạch pháp chưa sinh không sinh bản lai đã có, pháp ấy phải sinh. Chính sau khi tư trạch không được sinh jà do sức tư trạch. Hoặc này xưa nay chưa có sinh chướng, nay đoạn dứt sinh sức tư trạch.
Ngoại nói: Nếu chắc chắn lấy không sinh làm Niết bàn, thì làm sao giải thích chung Kinh Quốc Thí? Kinh nói: Tu tập nhiều hạnh tín v.v… 5 căn có thể diệt. Quá khứ hiện tại vị lai khổ diệt, gọi là Niết bàn không sinh chỉ thuộc vị lai chẳng phải hiện tại quá khứ?
Đáp: Có kinh như đây nghĩa không như văn. Bởi vì sao? Có thể duyên 3 đời, khổ hoặc diệt cho nên nói khổ diệt. Như các kinh khác nói: Các ông nên xả sắc ái dục này. Do ái dục diệt, sắc ấm các ông tức diệt lìa, cho đến thức ấm cũng vậy. Chính vì nghĩa này nên diệt khổ 3 đời cũng nghĩa như vậy.
Ngoại nói: Nếu nói khổ diệt, nghĩa đó cũng được vậy. Lại Kinh Quốc Thí nói: Tu tập 5 căn có thể diệt hoặc đời quá khứ hiện tại vị lai thì sao không mâu thuẫn với kinh này?
Đáp: Giải thích như trước. Lại có giải thích khác là hoặc quá khứ thâu nhiếp trong đời trước, hoặc hiện tại thâu nhiếp trong đời này. Hoặc của 2 đời này, trong liên tục đã thành chủng tử có thể sinh mầm hoặc vị lai. Do chủng tử này diệt cho nên nói hoặc 3 đời diệt. Như quả báo hết, nói là nghiệp nhân hết. Khổ và hoặc vị lai này do không có chủng tử nên vĩnh viễn không sinh lại, cho nên trong kinh nói hoặc 3 đời diệt. Nếu không như vậy thì quá khứ hiện tại có gì mà diệt? Bởi vì sao? Với pháp đã diệt và pháp sẽ diệt thực thi công dụng gì?
Ngoại nói: Kinh Thượng Thắng nói: Trong tất cả pháp hữu vi vô vi, nhân của pháp lìa dục này là không có. Vì sao cái không có này lại hơn những cái không có khác?
Đáp: Tôi không nói vô vi quyết định là không có, như tôi đã nói ở trước, như vậy cho nên có. Như người đời nói âm thanh có trước không, âm thasnh có sau không. Không phải do nói có này mà khiến không vật thành ra có. Phải biết nghĩa của vô vi này cũng vậy. Tuy đồng là không mà có. Cái không, có thể ca ngợi là hơn những cái khác. Không, như tất cả tai họa rốt ráo không sinh. Cái không này là hơn tất cả những gì có thể khen ngợi, là cái mà người thụ giáo hóa khởi tâm nguyện cầu. Cho nên Phật ca ngợi.
Ngoại nói: Nếu vô chỉ là vô pháp thì diệt này tức thành Thánh đế? Bởi vì sao? Vì vô sở hữu.
Đáp: Nếu vậy, đế có nghĩa gì?
Ngoại nói: Không điên đảo là nghĩa của đế?
Đáp: Cả 2 pháp này Thánh nhân quán sát đều là khổ không điên đảo. Như tướng khổ tướng không như không tướng. Chính vì nghĩa đó nên nào có trái Thánh đế?
Ngoại nói: Vì sao không vật là đế thứ 3?
Đáp: Việc thành lập Thánh đế như trước đã nói. Dựa vào thứ 2, tiếp theo sau nói là thứ 3.
Ngoại nói: Nếu không, chỉ là không pháp trí duyên, thì hư không cùng với Niết bàn là không có cảnh giới?
Đáp: Tôi không nói nhất thiết trí lấy pháp có làm cảnh. Nếu duyên có, là không phải đời quá khứ vị lai, thì có vật là cảnh. Nếu duyên các pháp khác thì pháp không làm cảnh.
Ngoại nói: Nếu ông nói không, là có vật, vậy là có cái gì?
Đáp: Nếu tôi chấp nhận cái không, là có vật thì sao?
Ngoại nói: Nếu ông chấp nhận thì nghĩa của tôi được bảo thủ.
Đáp: Chư thiên nên bảo thủ. Nếu chấp nhận có thể bảo thủ thì cái chấp của ông không thật. Bởi vì sao? Cái không này là pháp không giống như sắc thụ, tính của nó có thể chứng minh, không như con mắt v.v… là sự có thể thấy. Vật này là diệt, làm sao có thể tách riêng cái không là với cái có, không liên quan nhau? Bởi vì sao? Vì chẳng là nhân quả của nhau. Chỉ trái ngược khát ái đó là đạo lý. Như nói cái hoặc này vốn không, gọi là vô vi.
Ngoại nói: Nếu lập vô vi là có thì do cái hoặc này đi đến có thể dứt được, cho nên có thể nói cái diệt này là cái hoặc này diệt. Nếu nói vô vi là vô pháp thì vô vi này do gì có thể chắc đến được?
Đáp: Do đối trị khởi mà được liên tục. Với hoặc sinh sau hoàn toàn mâu thuẫn cho nên nói đến được hiện pháp Niết bàn.
Lại các Kinh A hàm nói: Chỉ lấy vô pháp gọi là Niết bàn. Kinh nói: Khổ này diệt vô dư, xả bỏ cùng tận và lìa dục, khổ không đến tiếp nối không sinh, đó là tĩnh lặng, là vi diệu.
Thế nào là xả? Là tất cả những gì thủ lấy và khát ái đều hết và Bát niết bàn.
Ngoại nói: Vì sao không chấp nhận trong đó có những vật khác không sinh và nói cái không sinh này là Niết bàn?
Đáp: Tôi thấy cái chấp này chẳng có gì đặc sắc. Ông bảo rằng trong đó các vật khác không sinh đó là có, cho nên các vật khác không sinh hay là do được cho nên các vật khác không sinh? Nếu là có, cho nên các vật khác không sinh thì Niết bàn hằng có 3 hữu phải vĩnh viễn không sinh. Nếu do được cho nên các vật khác không sinh thì các A la hán chứng được, lúc bấy giờ ấm liền phải diệt.
Nếu theo ông chấp thì có lỗi này. Cho nên biết chỉ vô sở hữu gọi là Niết bàn. Như kệ nói ví dụ là chính đạo lý. Kệ nói:
Ví như sáng đèn diệt,
Tâm giải thoát cũng vậy.
Như ánh sáng đèn tắt chẳng phải là có vật. Tâm Phật giải thoát cũng như vậy.
Xong Phẩm Phân biệt diệt đế.
QUYỂN 4
Phẩm 6: Phân biệt đạo đế
Kinh nói đạo đế. Vì sao? Do đâu khởi? Nếu đạo có thể diệt khát ái thì không nên nói đi đến hết khổ. Nếu không như vậy thì lời nói này là mâu thuẫn. Nếu đều diệt tập khổ thì sao trong kinh không nói đủ? Nếu đạo có thể làm hết khổ, người tu đạo phải không có phẩm khổ? Nếu không như vậy thì không nên nói đi đến hết khổ. Nếu pháp hữu vi không có đi đến trong vô vi thì sao nói là nghĩa chính hành đi đến hết khổ? Nói chính hành là 8 Thánh đạo, là quyết nói sao dùng tên là Thánh, có nghĩa gì? Vì sao chỉ nói đạo là Thánh mà không nói các trợ đạo khác? Nếu đạo khác phần phải nói tướng của chúng. Nếu nói đạo chỉ là phần thì toàn phần với phần không có khác biệt. Đạo là nghĩa gì? Vì sao kinh này nói về toàn phần mà các kinh khác không toàn phần. Nếu đạo là hữu vi thì sao Phật nói vốn xưa đã có? Nếu là vô vi sao nói là hữu vi? Nếu đạo là một thì khi một người tu, bao nhiêu người khác phải chứng đắc, ví như áo v.v… Nếu không như vậy thì không nên nói do một đạo này. Nếu các Thánh nhân đồng chứng đắc một đạo thì sao trí tuệ không đồng? Nếu trí tuệ không đồng sao giải thoát lại bình đẳng? Nếu đạo chẳng phải tâm thì những vật vô tình v.v… cũng phải có đạo. Nếu tâm chẳng phải tâm thì pháp tu sẽ không đủ. Nếu là tâm pháp thì các pháp trái ngược nhau làm sao cùng hiện hữu trong một tâm? Nếu đạo đến trừ hoặc thì pháp trái nghịch nhau đều hiện hữu trong một tâm. Nếu không đến thì với các liên tục khác vì sao không trừ? Nếu phần đều khởi thì có nhiều tác ý. Nếu tuần tự theo thứ lớp khởi thì chỉ có một phần. Vì sao chỉ lập 8 phần không tăng không giảm? Vì sao không lấy dục v.v… các pháp khác? Vì sao 1 pháp làm 3 thứ nói trung đạo có thể diệt phúc ác hành đến hết khổ, sao nói chính kiến làm đầu?
Sao nói trước hành chính kiến là có nghĩa gì? Kiến đã không thành thục năng kiến. Chính kiến với chính kiến trong 10 thiện, 2 pháp khác nhau thế nào? Nếu do chính kiến nhất thời thấy đế thì phải có nhiều cảnh. Nếu không vậy thì chẳng phải niệm niệm diệt. Nếu chính kiến đã rõ các đế thì các phần khác còn dùng làm gì? Chính giác nghĩa là gì? Thế nào là 3 pháp thành 1? Nếu dựa vào 2 định chứng đắc hết các lưu thì chính giác không đủ, đạo phần có khuyết, nghĩa này cần phải cứu xét? Chính là nói nghĩa gì? Nếu có nói năng thì đạo tu không định. Bởi vì sao? Phật nói định bị âm thanh tác động. Nếu không, không thành đạo phần.
Chính nghiệp là gì? Tất cả phần đều là chính nghiệp, sao nói 1 gọi là chính nghiệp? Nếu lìa gọi là chính nghiệp thì lìa là chẳng phải tạo tác làm sao thành nghiệp? Lìa nghiệp đánh đập v.v… sao không nói là đạo phần? Chính nghiệp chính mạng với chính nghiệp chính mạng của 10 thiện, 2 cái khác nhau thế nào?
Chính mạng nghĩa gì? Nếu chính mạng gồm trong thân khẩu nghiệp thì sao lại lập riêng?
Chính tinh tiến là gì? Tướng, dụng, duyên, nghĩa như thế nào? Nếu chỉ diệt ác là thiện thì không có 2 tinh tiến. Nếu chẳng phải thiện thì diệt đế là chẳng phải thiện. Nếu nhất tâm tu chính cần là đầy đủ thì không có 4 chính cần. Nếu tuần tự thứ lớp tu thì trợ đạo tu không đủ.
Chính niệm là gì? Tướng, dụng, duyên, nghĩa như thế nào? Các pháp hữu vi sát na không dừng trụ làm sao thành niệm? Bởi vì sao? Vì thấy khác nghĩ nhớ khác không phải nghĩa này. Nếu tất cả các pháp đều là niệm xứ, niệm căn tức là niệm xứ thì nghĩa không phù hợp. Nếu niệm tự không thể giữ một pháp thì sao kinh nói có niệm một khi giữ có khi có thể nhớ có khi không nhớ?
Tam ma đề là gì? Tướng, dụng, duyên, nghĩa như thế nào? Chính định nếu là định thì người Tu đà hoàn phải không dục sân. Nếu không vậy tức trái đạo lý.
Ông hỏi: Kinh nói đạo đế. Vì sao nói vậy? Do nhân gì khởi?
Đáp: Câu hỏi này không vì mở trí cho người mà nói. Bởi vì sao? Vì do nghe tên là đã rõ nghĩa rồi. Từ Đại bi khởi biện biệt đạo Niết bàn, hiển lộ nghĩa ẩn giấu, muốn rộng nói ngôn chứng vì đệ tử phân biệt trí nên Phật tự hỏi. Bởi vì sao? Do trước hỏi sau giải thích có nhiều lợi ích, rộng biện biệt duyên khởi như trước đã nói.
Lại nữa đệ tử thụ hóa hỏi các ngoại đạo nhiều thứ đạo mà chưa quyết chắc đạo đó là chính hay tà. Để trừ các tâm vô minh nghi hoặc điên đảo, nên Phật tự hỏi tự đáp.
Đạo là gì? Là 8 Thánh đạo dắt dẫn người không biết đường đi đúng đường.
Ông hỏi: Nếu đạo có thể diệt khát ái thì không nên nói đi đến hết khổ. Nếu không vậy là nói mâu thuẫn?
Đáp: Thánh nhân từ sơ phát tâm tu hành là vì muốn trừ diệt khổ. Vì đây mà khai mở con đường cho nên nói đi đến hết khổ. Khổ này hết là do nhân diệt mà thành, cho nên trừ nhân. Ví như sư tử.
Lại nữa chư Phật quán tất cả chúng sinh đọa trong khổ nạn, phát tâm tu đạo vì trừ khổ cho người, đó là công dụng của tu hành như Kinh Quốc Thí nói.
Lại các kinh khác nói: Khổ hết là công dụng của xuất gia tu hành Phạm hạnh, như Kinh Thất Xa Thí.
Lại nữa Như Lai ra đời vì 3 việc. Khiến người hết khổ là thứ nhất, cho nên nói đi đến hết khổ.
Lại nữa tất cả hữu vi vô thường nên khổ. Lìa pháp hữu vi nên nói khổ hết. Như Kinh Phiệt Dụ nói: Pháp còn xả bỏ huống chi phi pháp.
Lại nữa do 8 Thánh đạo có thể trừ thủ ấm, cho nên nói chung 2 diệt không mâu thuẫn.
Ông hỏi: Nếu đều diệt tập khổ, sao trong kinh không nói đầy đủ?
Đáp: Là khát ái diệt do khổ hết được hiển lộ.
Lại nữa nhân hết chẳng phải là chính dụng, bởi khổ hết mới là chính.
Lại nữa Thánh đạo có thể diệt hữu vì cùng với thủ ấm, cho nên nói khổ hết thông với khát ái diệt.
Ông hỏi: Nếu đạo có thể hết khổ thì người tu đạo phải không có khổ phẩm. Nếu không như vậy thì không nên nói đi đến hết khổ?
Đáp: Dựa vào nhân duyên hết nên nói khổ hết. Như nói lửa tắt gọi là than hết, cũng như gốc rễ diệt nói là cây chết.
Lại nữa Thánh đạo có thể diệt khổ của tà phân biệt mà không trừ khổ của nghiệp báo đời trước và khổ của cõi đất. Ví như hơi thở ra, Chiên đà la và Ưu ba tư na v.v…
Lại nữa Thánh đạo đối với hữu dư Niết bàn có thể diệt tâm khổ, đối với vô dư Niết bàn có thể diệt thân khổ.
Lại nữa Thánh đạo có thể diệt hậu hữu ấm khổ, có điều là hành nghiệp đã tạo đời trước còn theo đuổi chưa dứt, như bánh xe quay như mũi tên bắn.
Ông hỏi: Nếu pháp hữu vi không có đi đến trong vô vi, sao nói là đi đến hết khổ?
Đáp: Niết bàn không đi, đạo cũng không đi. Tuy đều không đi nhưng do quy hướng Niết bàn khiến được Niết bàn, cho nên nói đi đến hết khổ, ví như quốc lộ.
Lại nữa đó là phương tiện nói. Như nói các dòng chảy đi, nước chảy đi hết. Dòng nước và nước hết mà không có đi, nhưng người đời nói có đi. Đi đến hết khổ cũng như vậy.
Ông hỏi: Chính hành là nghĩa thế nào?
Đáp: Do đây hiểu biết thật nghĩa cho nên nói là chính hành. Lại vì tiến tới là đi. Như nói con đường đi đến mọi nơi. Lại có thể đi đến nơi an ổn, nên nói là chính hành.
Lại nữa chính nghĩa là không trái. Hành nghĩa là quy hướng. Do đây không trái với sự quy hướng Niết bàn nên gọi là chính hành.
Ông hỏi: Chính hành là 8 Thánh đạo. Nói quyết đoán như thế đểlàmgì?
Đáp: Là để ngược lại các đường khác, là thành lập con đường mọi nơi đi đến, là làm rõ không đi dến các nơi khác.
Lại nữa có thể tận cùng tất cả đường khổ, có thể ngăn chận tất cả nghiệp báo phiền não thiêu đốt, có thể trừ cho mình cho người nỗi sợ ác mạ lỵ, phạt nặng đường ác và sự chết v.v…, có thể trừ xương chất đống như núi Tì phú la, có thể làm khô nguồn huyết lệ. Vì công dụng như thế cho
nên nói quả quyết.
Ông hỏi: Thánh là nghĩa thế nào?
Đáp: Do thể vô lưu, chúng sinh nhất vị giải thoát, dựa vào tính liên tục này được gọi là Thánh nhân. Ví như thiện pháp, như trong kinh nói là Thánh chính kiến.
Lại nữa Thánh nhân thực hành nên gọi là Thánh. Ví như đường vua đi.
Lại nữa, do Thánh nhân nói nên gọi là Thánh. Ví như con đường thầy đi.
Lại nữa vì Thánh chúng phụng sự nên gọi là Thánh. Ví như đường bò đi.
Lại nữa khiến đến cựcThánh nên gọi là Thánh. Ví như quốc lộ. Như kinh nói Thánh chính giải thoát.
Ông hỏi: Vì sao chỉ có đạo được gọi là Thánh mà không nói các trợ đạo khác?
Đáp: Vì đồng một tướng đều gọi là Thánh. Ví như tính lửa.
Lại nữa vì đồng một mùi vị giải thoát. Ví như nước biển đồng một vị mặn.
Lại nữa 8 đạo là trên hết cả, có thể bao gồm các trợ đạo khác, như Kinh Tượng Tích Thí nói.
Ông hỏi: Nếu đạo khác phần thì phải nói tướng của nó. Nếu nói đạo chỉ là phần thì toàn phần với một phần không sai khác?
Đáp: Là tướng sai khác của toàn phần với một phần cũng có thể thấy có thể nói. Ví như 5 phần Tam muội, cũng như 5 phần Tì kheo trụ 5 phần xứ, đạo cũng như vậy với phần có khác, phần đó bình đẳng mà nói gọi là đạo. Bởi vì sao? Là 8 phần này nếu đến địa vị bình đẳng có thể trừ phiền não, còn nếu hoặc chìm hoặc nổi thì không trừ hoặc. Giống như điều chỉnh dây đàn.
Lại nữa phần này viên mãn gọi là đạo, vì có thể làm xong việc, ví như cái xe. Tuy nhiên nếu nghĩa chân thật trong phần nói toàn phần, ví như 5 phần âm nhạc và 5 phần định thì đạo cũng như vậy.
Nay sẽ luận về chỉ có phần là đạo. Chỉ có phần là đạo do 6 nghĩa chứng thành:
1. Nói là đạo. Kinh nói 5 căn là đạo, con đường đi đến Niết bàn. Năm căn này tức là đạo phần. Cho nên biết chỉ có phần là đạo.
2. Vì kinh nói 3 thân bao gồm đạo. Ba thân chỉ là phần.
3. Do diệt. Kinh nói chính kiến hành nơi diệt ly, đạo không diệt.
4. Do trừ. Kinh nói nếu tu tập chính kiến có thể trừ dục v.v… nếu lìa đạo thì không thể trừ.
5. Do xuất ly. Kinh nói chính kiến v.v… các phần có thể lìa khỏi đây. Nếu chẳng phải là đạo không thể xuất ly.
6. Do thanh tịnh đạo. Kinh nói: Bát nhã là đạo, vì được thanh tịnh. Bát nhã tức chính kiến. Cho nên biết phần là đạo.
Ông hỏi: Đạo là nghĩa thế nào?
Đáp: Đạo nghĩa là tìm cầu. Bởi vì sao? Vì do đó có thể được nghĩa chân thật. Cũng lấy nghĩa là đi. Cũng lấy nghĩa là đi, nghĩa là như thế gian nói nói con đừong này đi đến nước Xá vệ v.v… Đạo cũng như vậy là con đường đi đến Niết bàn.
Lại nữa lý chân thật nghĩa môn, phương tiện hành sinh v.v… đều là nghĩa của đạo.
Ông hỏi: Vì sao kinh này nói toàn phần, các kinh khác không đủ?
Đáp: Pháp Tạng Luận nói có 2 thứ giả danh: một là tự tại giả danh, hai là y tha giả danh. Nói tên tự thể các phần là tự tại giả danh, như chính kiến v.v… các đạo phần.
Y tha giả danh là như niệm v.v… các môn và các phần trợ đạo. Bởi vì sao? Vì tu đạo phẩm này chẳng phải tản tu.
Lại nữa, vì thắng bức cho nên trong niệm xứ v.v… tùy một pháp thắng bức, trong niệm xứ v.v… tùy một pháp thắng hơn các pháp đồng một tên. Ví như các vị mặn chua v.v…, có các vị tùy theo vị trội hơn mà có tên. Lại như các cõi tùy một trội hơn nên các cái khác theo đó được tên.
Lại nữa trong cõi Dục nói đạo toàn phần, cõi Sắc, Vô sắc hoặc 5 hoặc 4. Vì diệt tự thể 4 đối trị cho nên ngoài ra hoặc tăng giảm tùy cõi và địa vị. Vì nghĩa đó nên có đủ và không đủ.
Ông hỏi: Nếu đạo là hữu vi, vì sao Phật nói là đạo cổ xưa? Nếu là vô visao lại nóilà pháphữu vi?
Đáp: Đây là do xưa nói đạo là hữu vi. Bởi vì sao? Pháp hữu vi có mới có cũ. Ví như thóc lúa v.v… Nếu là vô vi thì không nên nói lời này. Ví như hư không với Niết bàn. Như nói thân là nghiệp xưa, chẳng phải vô vi. Như nói giống Thánh và pháp các sư, cho nên do đó nói đạo chẳng phải vô vi. Nay luận nói đạo là hữu vi.
Làm sao biết? Vì do phân biệt rộng, như Kinh Đế Tương Ưng và đáp Đạt ma trần na hỏi. Do tứớng hữu vi cho nên kinh nói: Căn cứ nơi chính tư duy, nếu đạo chưa sinh được sinh, đã sinh được tăng trưởng, vì có sinh trưởng cho nên biết là hữu vi, vì do xả bỏ. Như kinh nói: Pháp còn nên bỏ huống chi phi pháp. Diệt là vô vi thì không thể bỏ, vì duyên bên trong khởi. Như kinh nói: Đạo này y vào bên trong khởi. Đây quy y khó được. Nếu là vô vi không y vào bên trong khởi vì do tên nghiệp. Như kinh nói: Đạo này không phải nghiệp đen trắng có thể diệt các nghiệp. Nếu là nghiệp thì chẳng phải pháp vô vi, do có ăn cho nên như kinh nói: Bảy Bồ đề phần lấy ăn làm nhân.
Nếu là vô vi thì không cần nhân ăn. Vì nghĩa này nên đạo là hữu vi.
Ông hỏi: Nếu đạo là một, thì khi một người tu các người khác phải chứng đắc, ví như cái áo v.v… Nếu không vậy thì không nên nói do một đạo này?
Đáp: Nhiều đạo, chẳng phải một. Bởi vì sao? Vì quả không đồng. Vì đạo khác nên quả có khác. Như con đường khác nên chỗ đi khác.
Lại nữa thể khác nên đạo khác. Nghĩa là kiến đạo, tu đạo v.v…, cũng như 4 khổ, vui, chậm, mau.
Lại nữa căn khác nên đạo khác. Nghĩa là 9 bậc học, 9 vô học, Bích chi phật, Phật, do căn sai khác nên có khác. Căn cứ vào chủng tính nên nói do 1 đạo. Như người đời nói 1 thóc lúa. Như kinh nói: Ba đời chư Phật nếu quán nếu nói là 4 đế này mà khổ v.v… 3 đế thể thật không thường. Do 1 đạo nói thì cũng như vậy.
Ông hỏi: Nếu các Thánh nhân đồng được 1 đạo thì sao trí tuệ không đồng? Mà nếu trí tuệ không đồng thì sao giải thoát bình đẳng?
Đáp: Quán tất cả, tất cả thứ cảnh giới được thành chính giác. Cho nên nói Phật đạo không đồng với nhị thừa. Như kinh nói: Giải thoát 5 ấm với giải thoát không khác. Như các thứ lửa đều đốt củi cháy hết không khác. Do lửa không đồng nhau nên sức nóng và ánh sáng có khác. Cũng như vậy, trí tuệ sai khác nhưng công dụng diệt hoặc giải thoát là đồng nhau. Định trí oai đức và ân của Phật do dạo sai khác khó có thể tư duy suy lường như Kinh Đại Luân nói.
Ông hỏi: Nếu đạo chẳng phải tâm pháp thì các vật vô tình cũng phải có đạo? Nếu tâm chẳng phải tâm pháp thì tu hành không đủ. Nếu là tâm pháp thì các pháp trái nhau làmsao 1 tâmđều có?
Đáp: Tâm là sinh tử phần, là thế gian pháp. Đạo là xuất thế pháp. Hai thứ không tương ưng, như pháp và phi pháp, cho nên nói đạo chẳng phải tâm pháp. Dựa vào cảnh gọi là tâm, tìm cầu có thể gọi là đạo. Hai thứ nếu là 1 thể thì tự tính tự biết khỏi bị lỗi này, nên nói đạo chẳng phải tâm pháp. Ví như thọ mạng và định vô tưởng vô tâm v.v… tuy chẳng phải tâm pháp mà trong các ví dụ là vô đạo cũng như vậy. Đạo tuy có hữu tâm, phi tâm, thấu suốt thì đều có, cho nên không gì không tu đủ.
Lại nữa tu có 3 loại. Nghĩa là giữ gìn, tu tập và nghiên cứu, cho nên không gì không đầy đủ. Nhưng đạo cũng có thể nói là tâm pháp. Bởi vì sao? Vì cùng với chính tư duy cùng sinh diệt, ví như nhất tâm. Như kinh nói: Dùng tâm làm tăng thượng cho nên được nhất tâm, gọi là tâm định, tức là đạo phần. Đồng một xuất ly, đồng thành một việc, cho nên cùng chung một tâm mà chẳng trái nhau.
Ông hỏi: Nếu đạo đến trừ hoặc thì pháp trái nhau đều có trong một tâm. Nếu không đến thì đối với sự liên tục của người khác sao không trừ?
Đáp: Đạo không đến hoặc, mà có thể trừ hoặc. Như đạo không đến phá giới mà có thể trừ tự phá giới, nhưng không trừ phá giới của người khác. Về trừ hoặc, cũng vậy, đối với tự tha liên tục tuy đều không đến, mà chỉ trừ tự hoặc không thể trừ hoặc cho người khác.
Phân biệt bộ nói: Chẳng phải đến, chẳng phải không đến, bấy giờ trừ hoặc vì lấy không sinh làm diệt ví như chữa bệnh, khổ thụ đã đến thuốc thang không thể chữa được. Bởi vì sao? Vì không thể chuyển đổi khổ làm vui. Khổ thụ chưa đến thuốc thang cũng không chữa. Bởi vì sao? Vì vô sở hữu. Nếu vậy cái gì chữa trị? Chỉ tạo nghịch duyên khiến cái khổ chưa sinh vĩnh viễn không được khởi. Đạo có thể trừ hoặc cũng như vậy.
Ông hỏi: Nếu các phần đều khởi thì có nhiều tác ý. Nếu lần lượt khởi thì chỉ có 1 phần?
Đáp: Do thành 1 việc cho nên cùng khởi được. Vì duyên cảnh riêng biệt cho nên không có nhiều ý xen tạp cùng khởi. Do công năng cho nên có thể thấy sai khác, ví như dục.
Ông hỏi: Vì sao chỉ lập 8 phần không thêm không giảm?
Đáp: Câu hỏi này không bao giờ cùng tận, cho nên không đáp.
Lại nữa đối trị 8 tà phần cho nên nói 8 phần.
Lại nữa vì bao gồm 3 thân.
Lại nữa vì đối trị 3 thích, 3 kết, 3 hỏa, 3 độc nên nói 8 phần.
Lại nữa trong Tạng Luận nói có thể thành tựu tâm 8 công đức nên nói 8 phần. Do được chính kiến nên tâm thanh tịnh. Do được chính giác nên tâm sáng sạch. Do được chính ngôn nên tâm bình thản. Do được chính nghiệp nên tâm không hối. Do được chính mạng nên tâm linh hoạt nhuần nhuyễn. Do được chính tinh tiến nên tâm thuận theo giáo pháp. Do được chính niệm nên tâm an trụ. Do được chính định nên tâm không động.
Ông hỏi: Vì sao không lấy dục v.v… các pháp khác?
Đáp: Chỉ lấy thắng pháp hoặc lấy công dụng mạnh mẽ, hoặc lấy năng lực gánh vác trách nhiệm nặng, hoặc đều gồm hết chính ngôn, chính nghiệp, chính mạng là vì tín gồm cả 3 của Tu-đà hoàn phần, nên đủ 4 trí tín của Tu đà hoàn. Dục tức là tín này.
Lại nữa tín này cũng gồm trong chính kiến. Người Tu đà-hoàn được trí tín nên hỷ, ỷ, xả gồm trong chính định. Cho nên 8 phần bao gồm hết các phần.
Ông hỏi: Vì sao 1 pháp làm ra 3 thuyết, hoặc nói trung đạo có thể diệt phúc ác đi đến hết khổ?
Đáp: Vì do 3 việc vượt trội. Ví như mặt trời có thể phá tối tăm gọi là sáng, có thể phân biệt ngày đêm gọi là ngày, có thể phân biệt sát na nên gọi là thời. Thánh đạo này cũng vậy, có thể lìa nhị biên nên gọi là trung đạo, có thể trừ 2 nghiệp đen trắng nên gọi là diệt phúc ác, nhổ bỏ thân tâm khổ nên nói đi đến hết khổ, hoặc trừ đạo 3 đời cho nên nói đi đến hết khổ.
Ông hỏi: Vì sao nói chính kiến trước tiên?
Đáp: Vì là pháp đứng đầu cho nên ví như vua. Như kinh nói: Trong tất cả pháp hữu vi, Bát nhã là vượt trội hơn hết.
Lại nữa có thể làm công đức vượt trội cho nên nếu trí tuệ thắng hơn thì các công đức đều thắng hơn. Như Xá lợi phất do chính kiến cho nên không quán các mặt khác. Như trưởng giả Thủ la do chính kiến nên tâm khó động. Như vua A du ca do chính kiến này mà những gì khác không thể lôi kéo. Như trưởng già Chất đa la có thể nhổ bỏ gốc tai họa. Như kinh nói: Do minh khởi lên nên vô minh diệt hết. Cho nên chính kiến là đứng đầu.
Ông hỏi: Vì sao nói đi trước?
Đáp: Do được chính kiến, các phần khác được xuất thế, được vô lưu, được bất cộng. Hoặc nói do sức chính kiến, dư phần được tên giải thoát đạo. Như kinh nói: Tì kheo là người chính kiến, vì thân khẩu ý nghiệp được quả vượt trội tốt đẹp khả ái. Như kinh nói rộng cho nên lấy chính kiến là đi trước.
Ông hỏi: Chính kiến có nghĩa gì?
Đáp: Nghĩa là chứng chiếu không điên đảo là kiến, tự y chỉ chủng loại chân thật, không điên đảo chứng chiếu.
Lại nữa chân như chính quán gọi là kiến. Như thật quán Thánh đế nên gọi là chính kiến.
Lại nữa chính nghĩa là có thể ngợi khen, kiến có nghĩa là quang minh. Sáng suốt đáng ngợi khen nên gọi là chính kiến. Như kinh nói: Trong các sáng suốt, sáng suốt này vượt trội hơn cả gọi là chính kiến.
Lại nữa thắng đức cảnh trí hành gọi là chính kiến. Bởi vì sao? Là chính định vị này gọi là chính kiến, như Kinh Chủng Tử Thí nói.
Lại nữa Lý Túc Luận nói: Do cảnh chính nên trí chính chứ không do trí chính nên cảnh chính. Vì tương ưng tướng hữu vi hữu lưu nên tất cả chỉ có khổ. Biết đây một cách chắc chắn, đó là chính kiến, như Phật vì Đại Ca chiên diên nói.
Lại Tạng Luận nói: Đối trị vô trí, nghi trí, đảo trí có thể vượt qua các khổ. Chân thật trí này gọi là chính kiến.
Ông hỏi: Kiến đã không, ai là người năng kiến?
Đáp: Các duyên tụ tập chung thành kiến này, không một vật nào riêng khác là kiến giả, ví như hoa quả. Lại như kệ nói:
Có kiến, không năng kiến,
Pháp gì là kiến giả?
Theo duyên hòa hợp sinh,
Kiến sắc là hư ngụy.
Khi pháp họp là kiến,
Khi tan không năng kiến.
Chỉ nhân duyên tạo thành,
Như lệ nhân không rõ.
Pháp từ duyên sinh, không thể nói thuộc về một cái gì. Như Phật vì phá Cầu na nói: Ta không nói thức là năng thức. Bởi vì sao? Đây gọi là toàn phần giả danh tạo tác.
Ông hỏi: Chính kiến với chính kiến của Thập thiện khác nhau thế nào?
Đáp: Tục trí tại Thập thiện. Chân trí tại Bát chính. Có thể cảm đời sau lấy khổ làm quả, quán nghiệp làm cảnh, chính kiến như vậy là nơi pháp Thập thiện. Có thể diệt tam hữu, Niết bàn làm quả, duyên đế làm cảnh, chính kiến như vậy là nơi Bát Thánh đạo.
Ông hỏi: Nếu do chính kiến nhất thời kiến đế thì phải có nhiều cảnh. Nếu không vậy thì chẳng phải niệm niệm diệt?
Đáp: Nhất thời có thể thành 4 việc, cho nên nói là nhất thời, không vì cảnh khác. Lý Túc Luận nói: Người tu quán hành dùng Thánh trí tuệ thông suốt lỗ chân lông có thể dứt các hoặc.
Lại các kinh khác nói nếu quán chung 3 thụ, các việc đã xong không còn làm lại. Do thông tướng pháp đế vô ngã tướng, cho nên nhất thời thông quán 4 đế. Như lần lượt quán trung, duyên vô thường khổ vô ngã nhất thời thông khổ đế.
Ông hỏi: Nếu chính kiến đã rõ các đế thì các phần khác dùng làm gì?
Đáp: Tất cả các phần có thể diệt tự đối trị, mỗi mỗi đều hữu dụng, như nhổ xuống dưới.
Lại nữa tất cả các phần, ở trong việc của mình đều vì thượng thủ cộng thành một việc. Ví như các phần của cái xe và cái xe. Các phần của cái xe đều có việc của mình, chung lại thành việc chuyên chở. Đạo phần và đạo cũng như vậy.
Ông hỏi: Chính giác là nghĩa thế nào?
Đáp: Pháp chưa từng có, ngày nay như sinh, gọi là chính giác.
Lại nữa pháp bình đẳng này do tưởng hành duyên khởi.
Lại nữa quả của cảnh giới thể tướng cùng phù hợp nhau nên gọi chính giác.
Lại nữa như kiến, tùy, trạch không bỏ gọi là chính giác.
Lại nữa khéo nghe pháp bình đẳng, ví như định phần.
Lại nữa duyên Niết bàn làm cảnh, như định Vô tưởng, cho nên 3 thành 1.
Ông hỏi: Nếu dựa vào 2 định chứng được lưu hết, chính giác không đủ, đạo phần có thiếu. Nghĩa này cần phải cứu xét?
Đáp: Nếu dựa vào 2 định tu 8 chính đạo, chỉ không có giác quán phần của sơ định, chứ không phải không có giác trong đạo phần. Ví như sơ định và Tam ma đề không có giác quán.
Lại nữa do sự thành, cho nên nói có chính giác, không phải do nơi thể, cho nên như có giác 5 căn.
Lại nữa có thể nhổ bỏ đối trị nên nói có chính giác, ví như chính ngôn.
Ông hỏi: Chính ngôn là nghĩa thế nào?
Đáp: Thụ vĩnh viễn thề không phá bỏ gọi là chính ngôn, như truyện Cù sư la.
Lại nữa ngôn ngữ này thanh tịnh do trừ cấu uế của nguyện thủ.
Lại nữa vĩnh viễn khéo thực hành pháp sở đắc, như vậy gọi là chính ngôn. Có 2 thứ giới chính ngôn: Một là không cho biết, như kinh nói: Người này lìa vọng ngữ v.v… Hai là cho biết, như kinh nói: Người này thời ngữ, thật ngữ v.v…
Ông hỏi: Nếu có nói năng thì tu không có định. Bởi vì sao? Như Phật nói định thì âm thanh là sự châm chích. Mà nếu không âm thanh thì không thành đạo phần?
Đáp: Vì đạo phần nên chẳng phải châm chích. Ví như chính giác phần, hỷ giác phần v.v…
Lại nữa âm thanh châm chích là bất định. Như trông thấy người nữ. Kinh nói: Thường trông thấy người nữ, đó là sự châm chích đối với người tu Phạm hạnh. Nhưng chẳng là châm chích đối với A la hán, vì A la hán đã trừ hết mọi châm chích.
Lại kinh nói: Đại Tượng nói ở trong định đi đứng v.v… cũng đều tĩnh lặng. Nếu quán hành nhân chính tư thuyết pháp, tức là tâm có định, chứ không phải do có nói năng nên không có định.
Các sư Kinh bộ nói: Chỉ lìa 4 lối nói tức là chính ngôn. Như thế gian nói đã lìa như chính tác, như nói con ngựa này chạy hay, người này khéo giác ngộ.
Ông hỏi: Chính nghiệp là nghĩa thế nào?
Đáp: Kinh nói lìa nghiệp ác của thân gọi là chính nghiệp.
Lại kinh nói thân nghiệp này không ngược dòng, không xuôi dòng, không ban cho, tự tại không lấy, có thể sinh tịch tĩnh. Đó là chính nghiệp.
Lại nữa do quán lỗi lầm, xa lìa sát sinh, không tạo tác, không hành động, ngăn cản, không ưa thích. Đó là chính nghiệp.
Ông hỏi: Tất cả phần đều là chính nghiệp, sao nói 1 phần là chính nghiệp?
Đáp: Nếu lìa tên này, tên khác không rõ. Như pháp giới, pháp nhập v.v… vì không phải sở duyên của nhãn thức cho nên không khiến người biết là chính nghiệp. Vì đó là chỗ y chỉ của tất cả các nghiệp., ví như nền móng của nghiệp.
Ông hỏi: Nếu nói lìa tạo tác là chính nghiệp thì lìa tức chẳng phải tạo tác, làm sao có thể thành nghiệp được?
Đáp: Không tạo tác nên khởi ác nghiệp thì giữ gìn hộ thiện, phải biết đó là nghiệp. Như kinh nói: Ta nói tạo tác, ta nói không tạo tác.
Lại nữa có thể trừ 2 nghiệp đen trắng nên nói không tạo tác. Có thể làm đối trị nghiệp nên nói là tạo tác.
Lại nữa chính nghiệp cũng gọi là chính nghiệp trừ. Do tên này nên nghĩa tạo tác không tạo tác mới thành tên. Ví như do mắt nói thấy, cũng do mắt nói không thấy.
Nếu không tạo tác làm sao biết có nghiệp này?
Đáp: Có nhiều nhân duyên có thể biết nghiệp này. Do kinh nói sắc có 3 thứ là có thấy có ngăn ngại, hai là không thấy có ngăn ngại, ba là không thấy không ngăn ngại.
Lại nói có vô lưu sắc.
Lại nói do 7 phúc đức lợi.
Lại nói do dạy người khác cũng có 10 nghiệp đạo.
Lại nói Tì kheo có pháp chẳng bao gồm 11 nhập, nghĩa là không thấy không ngăn ngại không nói là không sắc.
Lại nữa nếu không có nghiệp đây thì 8 phần Thánh đạo không đầy đủ. Bởi vì sao? Vì chính khi nhập quán không hành 3 nghiệp.
Hỏi: Nghĩa đó không đúng. Bởi vì sao? Vì ở trong phương tiện đã tu 3 nghiệp. Như kinh nói người này thấy như vậy, biết như vậy là chính kiến, được tu viên mãn và chính giác tinh tiến chính niệm chính định. Lúc trước chính ngôn chính nghiệp chính mạng trước đã thanh tịnh?
Đáp: Dựa theo thế gian đạo giới lìa dục nên nói câu này.
Lại nữa Ba la đề mộc xoa giới cũng không nên có. Bởi vì sao? Có lúc đương thụ, sau ở tâm khác không nên nói là Tì kheo, Tì-kheo ni.
Lại kinh nói nghiệp này gọi là bờ đê vì có khả năng ngăn chận sự phá giới. Nếu không, không thể ngăn chận cái ác.
Các sư Kinh bộ nói chứng này đặc biệt rất nhiều, rất hi hữu, nghĩa không như vậy. Bởi vì sao? Ông nói: Do nói 3 sắc nên biết có vô tác, nghĩa đó không đúng. Các sư quán hạnh như Mục liên, A ni lâu đà v.v… nói có sắc trong cảnh định là do định lực có được. Sắc này chẳng phải cảnh giới của nhãn căn cho nên nói không thấy, không ngăn chận chỗ nào, nên nói không ngăn ngại.
Nếu ông nói như vậy sao gọi là sắc? Đây với vô tác như nhau, cho nên trở lại hỏi nghĩa của ông.
Ông nói: Do nói vô lưu sắc mà biết có vô tác. Nghĩa đó không đúng. Sắc này cũng là định lực sinh. Do định vô lưu nên sắc cũng vô lưu.
Lại các sư giải thích sắc A la hán cũng là vô lưu, chẳng phải lưu y chỉ.
Nạn vấn rằng: Nghĩa đó không đúng. Như kinh nói: Cái gì là pháp hữu lưu? Nghĩa là tất cả nhãn tất cả sắc v.v… Sắc này chẳng phải đối trị lưu nên nói là hữu lưu. Nếu vậy sắc này hoặc hữu lưu hoặc vô lưu?
Đáp: Nếu vậy thìcó gì?
Nạn vấn rằng: Vì các tướng xen tạp nhau?
Đáp: Như tướng hữu lưu tướng vô lưu chẳng hay có tướng gì xen tạp?
Lại nữa nếu sắc nhập hoàn toàn là hữu lưu thì sao trong kinh chỉ lựa chọn nói riêng mà không nói chung? Kinh nói hữu lưu sắc là có thủ tâm kiên cố, che lấp sở y cho nên gọi là hữu lưu sắc.
Ông nói: Do 7 phúc đức lợi cho nên biết có vô tác. Nghĩa này không đúng. Các sư Kinh bộ nói: Như ông thụ dụng vật bố thí của thí chủ, do công đức của người thụ bị lợi ích, cho nên tuy thí chủ có tâm khác, do tác ý bố thí trước huân tu liên tục lần lượt chuyển mạnh hơn. Do sức mạnh hơn này nên có thể sinh tùy theo báo nhiều ít thời vị lai. Dựa theo sự liên tục này nói công đức của thí chủ sinh trưởng. Nếu ông nói do sự liên tục kia hơn hay thua và tùy dụng , nếu có tâm khác thì sự liên tục chuyển thành mạnh hơn thì làm sao thành được? Nghĩa này không đúng. Bởi vì sao? Vì đồng với vô tác cho nên ông chấp vô tác. Do kia liên tục hơn thua và tùy dụng. Do kia liên tục thì làm sao thành được?
Hỏi: Không tăng trưởng phúc đức, trong chủng loại không giáo luyện làm sao hằng sinh?
Đáp: Do thường tập, tác ý duyên giới định, cho đến theo đuổi tăng trưởng trong giấc ngủ.
Hỏi: Nếu vậy nghĩa trong Kinh Úc gìa Trưởng Giả là thế nào? Kinh nói: Nếu Tì kheo trì giới hành thiện, thụ dụng y thực của thí chủ v.v… đã tu định Vô lượng tâm, thân chứng định này vào ở trong rừng. Do thụ dụng này phúc đức thiện lạc của thí chủ tăng lưu vô lượng, cần phải tin biết trong đây có tác ý gì? Cho nên biết liên tục chuyển thành hơn là đạo lý đúng đắn.
Ông nói: Nếu không có tạo tác, không có giáo luyện, như người dạy người khác tác nghiệp, nghiệp đạo làm sao thành được?
Các sư Kinh bộ cũng nói như vậy. Do sự giáo luyện này nên người khác hoặc lìa hoặc thụ cái khổ sát hại v.v… Cho nên có thể giáo luyện thì đối với sự liên tục vi tế mà thiện ác tăng mạnh hơn. Do sự chuyển mạnh hơn này có thể sinh tùy theo báo nhiều ít thời vị lai. Nếu người tự tác khi tùy sự thành thì liên tục chuyển mạnh hơn, gọi là nghiệp đạo. Nghĩa đó phải biết. Quả mượn tên của nhân cho nên quả của thân khẩu sự này mượn danh nghĩa của thân khẩu cũng như vậy. Như ý thân khẩu không giáo luyện, có Đại đức nói dựa vào thủ ấm của chúng sinh, do 3 thời tác ý bị tội sát sinh, nghĩa là sẽ vì ta sát, chính sát, sát rồi. Cách giải thích này cũng không đúng. Tuy có 3 ý, nghiệp đạo chưa chắc được thành. Bởi vì sao? Vì chưa đoạn mạng căn của mẹ v.v… người khởi 3 ý không có nghịch tội. Nếu người tự hại mạng người khác, do 3 ý này là đáng bị tội.
Nạn vấn: Bằng nhau là không thể thấy. Tại sao ganh ghét phỉ báng không có giáo luyện mà tin thụ liên tục chuyển mạnh hơn?
Đáp: Không có ganh ghét này, chỉ do tâm vận thân mà thành nghiệp đạo. Nếu bảo hành giả có pháp khác tâm khác, ta không hài lòng, đó là do tâm gia hành nên việc ấy thành. Việc này thành nên liên tục chuyển thắng. Nghĩa đó có thể được. Bởi vì sao? Vì do tâm liên tục mà quả được thành.
Ông nói: Pháp nhập Phật không nói vô sắc thì biết có sự không giáo luyện, nghĩa này đã giải đáp, như cảnh giới sắc trong định.
Ông nói: Nếu không nghiệp này thì 8 đạo không thành cho nên biết có sự không giáo luyện, nghĩa này cần làm rõ bằng hữu, ông nên vì nói người nhập đế quán chính ngôn chính nghiệp chính mạng làm sao được có? Người này nơi quán là có ngôn thuyết tác nghiệp, cầu tìm 4 việc cho nên có 3 này có đúng không?
Đáp: Không phải vậy. Cái gì khi ở nơi quán được 3 thứ không giáo luyện này? Do đây được nên nếu sau khi xuất quán không ở trong tà ngôn v.v… chỉ trụ trong chính ngôn v.v… Cho nên trong nhân giả được tên quả. Cho nên nói không giáo luyện gọi là chính ngôn v.v… Luận chủ đáp trong đó sao không chấp như thế? Nếu chính trong quán lìa nơi không giáo luyện được nơi ý như vậy, được y chỉ như vậy, do được đây cho nên sau khi xuất quán không ở trong tà ngôn, chỉ trụ chính ngôn v.v… Cho nên trong nhân giả được tên quả. Cho nên nói liên tục chuyển thắng gọi là chính ngôn. Vì ý nghĩa này đạo có 8 phần.
Lại Thượng tọa bộ nói chỉ không làm ác gọi là 3 phần. Bởi vì sao? Do pháp Thánh đạo lực quyết định không làm, y chỉ vô lưu đạo nên gọi là vô lưu, vị tất nhất thiết xứ bị số pháp đều chân thật có như 8 thế pháp là được, không được, danh, vô danh, khen, chê, vui, khổ, trong đó không được có pháp khác.
Lại các sư khác nói Ba la đề mộc xoa giới là 3 đạo phần. Dựa theo phương pháp trước tác tín thụ ý. Do tác ý này có thể phòng ngừa thân khẩu ngăn chận việc làm ác, gọi là Ba la đề mộc xoa giới. Nếu ông nói người ở nơi tâm khác thì không có giữ gìn. Nghĩa này không đúng, vì do thường tập cho nên duyên phạm giới đến, tác ý liền đến. Nói tác ý này gọi là bờ đê. Bởi vì sao? Do nhớ trước thề không làm ác, vì có tác dụng này nên phải thụ giới.
Lại nữa nếu như ông lập có sự không giáo luyện riêng có thể ngăn chận phá giới thì không nên có chuyện mất niệm phạm giới, không cần phải biện luận rộng, là vậy hay không phải vậy quyết định phải biết.
Trong 8 chính đạo, giới có 3 phần vì là nền tảng của đạo, ví như đất đai, vì đi trước nên ví như vua, có thể vượt qua rừng rậm gai góc cho nên ví như chân, có mùi hương khả ái nên như lá đàn hưong trên trời, thanh tịnh truyền truyền có thể đến Niết-bàn ví như 7 xe.
Lại các sư khác nói dẫn kinh làm chứng là vì đạo quả này, vì nhân duyên cung kính lợi dưỡng, vì chẳng phải bảo vệ đối trị, vì khiến biết sở đắc cho nên biết có giới này.
Lại các sư khác nói vì sao sự không giáo luyện là sắc mà không phải thân thụ?
Đáp: Không giáo luyện thuộc thân khẩu nghiệp, là gồm trong sắc. Thân thụ thì tương ưng với tâm là gồm trong danh.
Lại nữa không giáo luyện là thân nghiệp nên thuộc thân. Thụ là tâm pháp nên thuộc tâm.
Lại nữa không giáo luyện cũng giới, cũng sắc, gồm trong sắc ấm. Thân thụ tâm pháp gồm trong thụ ấm. Nay luận về pháp tâm này là chỗ dựa của nghiệp cho nên do thân khẩu thành tựu giả được tên đó. Pháp này và thụ có gì khác?
Đáp: Thụ ấm bao gồm, pháp này thông khắp các ấm. Bởi vì sao? Vì dựa vào sự liên tục.
Ông hỏi: Lìa sự đánh đập v.v… sao không nói là đạo phần?
Đáp: Thánh nhân hữu học vì chưa tịch tĩnh cho nên ví như chế tội, vì không biến khắp nên như phi Phạm hạnh, vì bất định nên như Bố sơ đà phần, vì tư lương nên ví như thí v.v… Nay luận làm rõ phân minh 8 giới, trong đây nói là 3 Thánh đạo phần.
Ông hỏi: Chính nghiệp chính mạng với chính nghiệp chính mạng của 10 thiện khác nhau thế nào?
Đáp: Có thể hoại trừ và không thể hoại trừ. Từ xuất thế chính kiến khởi, vô lưu cam lộ là quả. Từ thế chính kiến khởi, hữu lưu thủ ấm là quả. Hay sinh phúc đức gọi là nghiệp đạo. Hay lìa phúc đức gọi là đạo phần.
Ông hỏi: Chính mạng là nghĩa thế nào?
Đáp: Chính mạng có 2 thứ. Một là người tại gia lỉa 5 thứ buôn bán. Hai là người xuất gia xuất ly 5 thứ tà mạng.
Lại nữa dựa theo đạo lý tìm cầu thụ dụng y thực v.v… 4 duyên.
Lại nữa biết đủ, không mất giống Thánh và giữ gìn thân khẩu.
Lại nữa trước nhân trí tuệ xa lìa thân tâm tà kiến gọi là chính mạng.
Ông hỏi: Chính mạng nếu gồm trong thân khẩu nghiệp sao còn lập riêng?
Đáp: Gồm chung cả hai. Do nghĩa khác nên lập riêng là điều có thể biết được. Ví như các ấm đều gồm trong hành. Do nghĩa khác nên lập riêng 4 ấm.
Lại nữa thể có hai nên ví như thân quán. Kinh nói nơi thân quán thân trụ.
Lại nữa chính mạng khác 2 phần trước, ví như hoặc số.
Ông hỏi: Sao gọi là tinh tiến?
Đáp: Hành ở nơi nơi tùy theo địa sai khác, để được các thứ thiện pháp, sách tiến thân tâm không bỏ gánh nặng.
Lại nữa để diệt ác pháp chứng thiện pháp, thường hành dũng mãnh gọi là tinh tiến.
Lại nữa tu hành nơi đây cố gắng thân tâm không điên đảo gọi là tinh tiến.
Ông hỏi: Tướng gì, dụng gì, duyên gì, nghĩa gì?
Đáp: Sách tiến thân tâm là tướng. Không thoái đọa là dụng. Khởi loại tinh tiến là duyên.
Trong Tạng Luận nói: Tinh tiến thì dũng mãnh là tướng. Không chìm đắm là dụng. Bốn chính cần là duyên. Thắng lợi hành là nghĩa. Nếu người biếng nhác thì hành không thắng lợi.
Lại nữa vì sức khó thắng nên nếu người có tinh tiến thì chiến đấu với phiền não có sức mạnh khó thắng. Nếu người biếng nhác thì không có chuyện này.
Lại nữa hành này có thể tản phá trừ bỏ là nghĩa của tinh tiến.
Ông hỏi: Nếu diệt ác là thiện thì không có 2 tinh tiến. Nếu chẳng phải là thiện thì diệt đế là phi thiện?
Đáp: Diệt ác thì chỉ là không có vật, thiện thì không phải vậy, cho nên tinh tiến có hai.
Lại nữa diệt ác gọi là chân thật thiện. Ngoải ra tức 3 thiện. Bởi vì sao? Vì có 4 thiện. Lìa sự phá giới thối tha là diệt ác. Giới hương phát khởi gọi là sinh thiện. Ví như cái nóng lặng rồi khác với cái lạnh phát sinh.
Ông hỏi: Nếu nhất tâm tu chính cần tức là đầy đủ, thì không có 4 chính cần. Nếu lần lượt tu thì trợ đạo tu không đủ?
Đáp: Nhất tâm tu được 4 chính cần. Ví như nhất tâm quán chung 4 đế. Bởi vì sao? Vì do tu đây nên các ác chưa sinh không sinh được, các ác đã sinh không trụ được, thiện pháp chưa sinh được sinh, đã sinh được trụ vững. Cho nên tinh tiến do thể nên là một mà do dụng nên là bốn.
Lại Phân biệt bộ nói: Nếu người trì giới quán hành, để trừ định đối trị tu 4 chính cần, cái ác đã sinh có thể chướng định, do tinh tiến nên diệt, phá giới chưa sinh sau không sinh được, định chưa sinh được sinh, tịnh giới đã có được trụ vững. Vì ý nghĩa này nên tinh tiến chỉ một sự mà dụng có bốn.
Lại nữa có thuyết nói 4 chính cần lần lượt khởi ví như được định. Bởi vì sao? Có chính cần chỉ có thể phá thượng tâm hoặc, có chính cần khác có thể nhổ bỏ tùy miên hoặc. Lại có chính cần có thể sinh căn chưa sinh. Lại có chính cần có thể khiến đã sinh bền vững. Cho nên tu đạo phẩm chẳng phải là tản tu vì có chính cần.
Ông hỏi: Chính niệm là gì?
Đáp: Không quên mất cảnh sở tri trước gọi là chính niệm, giống như thục thủ tướng. Như kinh nói: Tâm giác tâm hệ v.v… gọi là niệm.
Ông hỏi: Tướng thế nào, dụng thế nào, duyên thế nào, nghĩa thế nào?
Đáp: Cảnh giới sau nhớ lại là tướng. Tâm cảnh không lìa là dụng. Sáu niệm là duyên. Tự nhớ lại khiến nhớ lại là nghĩa của niệm. Ví như Bồ đề tự giác khiến giác.
Lại nữa Tạng Luận nói: Tâm lắng sạch là tướng không quên mất , nếu mất thì hiện trở lại.
Lại nữa năng thủ cảnh giới là trí y chỉ cho nên gọi là niệm.
Lại nữa niệm có 4 thứ: 1. Tùy chấp danh cú vị. 2. Có thể tùy nghĩa sở chấp. 3. Có thể tùy nghĩa sở tư. 4. Có thể tùy thông đạt nghĩa sở tư. Nay luận nói chính là làm rõ cái thứ tư.
Ông hỏi: Các pháp hữu vi sát na không trụ, niệm làm sao thành? Bởi vì sao? Vì người khác thấy người khác, nhớ không có nghĩa này?
Đáp: Nếu người biết có niệm khác thì không thành. Như ông Trương thấy mà ông Vương nhớ. Nếu trí liên tục niệm khác cũng không thành. Như thấy con bò thì không nhớ con ngựa v.v… Nếu trí 1 niệm cũng không thành, vì không có trí sau. Cho nên trái lại 3 nghĩa này thì gọi là niệm.
Lại giải thích nếu không tương quan thì người khác thấy người khác không được nhớ. Như người này thấy, người kia không nhớ. Nếu nhân duyên có tương quan thì người khác thấy, người khác được nhớ. Ví như trẻ con, thiếu niên, trai tráng, già yếu trí niệm được theo nhau sinh.
Lại nữa ví như hạt giống, vì không liên quan nhau nên giống lúa mì không nảy mầm lúa gạo. Nếu nhân quả liên quan nhau mà có khác là hạt giống lúa gạo này mầm cộng nhánh lá được theo nhau sinh. Nếu 1 niệm cũng không thành là vì nhân quả không thành lập. Như hạt giống luôn luôn 1 mầm thì không sinh. Do tương quan không khác, không một, nên niệm được thành.
Ông hỏi: Nếu tất cả các pháp đều là niệm xứ, mà niệm căn tức là niệm xứ thì nghĩa không phù hợp?
Đáp: Nay luận nói rõ niệm căn tức 4 niệm xứ, có điều là không lấy cảnh giới phân biệt căn. Ví như trí căn trí lượng.
Lại nữa có 3 thứ niệm xứ: Một là tự tính niệm xứ chỉ sinh ức niệm, ví như vua. Hai là tạp niệm xứ, như pháp có thể trợ giúp niệm cũng gọi là niệm, như vua tôi phụ tá cũng được gọi là của vua. Ba là cảnh giới niệm xứ, do niệm duyên đây khởi cũng được gọi là niệm, như nơi ở của vua. Cho nên niệm căn tức là niệm xứ, nghĩa không trái nhau.
Ông hỏi: Nếu niệm chỉ riêng một mình không thể thủ giữ 1 pháp thì sao kinh nói có niệm nhất thủ?
Đáp: Niệm là tăng thượng duyên thứ nhất trong các thủ hộ, cho nên nói nhất thủ. Ví như vua là thắng hơn. Như kinh nói: Tất cả các pháp, niệm là duyên tăng thượng, là thủ hộ.
Lại nữa 1 niệm có thể hộ tất cả hành, cho nên nói là nhất thủ. Như kinh nói niệm này hành nhất thiết xứ.
Lại nữa tất cả niệm có thể thủ giữ 6 căn như người giữ cửa.
Lại nữa niệm này có thể duyên nhất tâm. Như tay người nắm lấy miệng ống âm dương.
Lại nữa có thể giữ 1 tướng liên tục nên gọi là nhất thủ. Như giữ gìn bảo hộ một đứa con.
Lại nữa 6 căn bị trói buộc, trong 1 niệm trụ không tản trụ tự cảnh, như 6 chúng sinh cùng trói nơi 1 cây cột. Cho nên kinh nói có niệm nhất thủ.
Ông hỏi: Vì sao có khi có thể nhớ có khi không nhớ?
Đáp: Có 3 nhân duyên có thể sinh niệm: 1. Thường tập. Do thường xuyên tập thân khẩu ý, như thấy trong mộng. 2. Tướng. Do tướng thuận nghịch, nhớ cảnh giống và không giống. 3. Trong trẻo. Do tâm lắng sạch, niệm liền được khởi. như đồ đựng nước sạch thấy được hình bóng của gương mặt. Nếu trái lại 3 đây thì không nhớ được.
Lại khi gần chết với lúc mới sinh bị nhiều khổ bức bách quên mất bản niệm nên không nhớ đời trước.
Lại nữa có 6 nhân duyên có thể sinh niệm.
Như kệ nói:
Thuận nghịch và thường tập,
Hội tụ cùng một nơi,
Định lực và nhân lực,
Sáu đây là niệm nhân.
Thuận là như thấy kia tương tự đứa trẻ liền nhớ con mình. Nghịch là do chạm xúc cái nóng mà nhớ cái lạnh xưa kia. Thường tập là như việc làm xuyên suốt tự nhiên nhớ. Hội tụ một nơi là như người trông thấy cây xoài mà nhớ vị chua của trái xoài. Định lực là như người được 3 minh nhớ việc đời trước. Nhân lực là như Thánh nhân và đại hạnh thiện nhân nhớ đời quá khứ.
Ông hỏi: Thế nào là Tam ma đề?
Đáp: Kinh nói tâm định trụ tĩnh là Tam ma đề.
Lại A tì đạt ma Tạng nói có thể nhiếp giữ pháp không tán loạn là Tam ma đề.
Lại nữa tâm liên tục, gió dữ phiền não không thể lay động, như ngọn đèn trong nhà kín.
Lại nữa có 2 thứ Tam ma đề là thế gian và xuất thế gian. Thế gian là có thể sinh quả báo thế gian, cách ly với giác phần, có thể phục thượng tâm hoặc. Xuẩt thế gian là có thể khiến vượt lìa thế gian, tương ưng với giác phần, có thể nhổ bỏ tùy miên hoặc. Nay luận này nói là xuất thế định.
Ông hỏi: Tướng như thế nào, dụng như thế nào, duyên như thế nào, nghĩa như thế nào?
Đáp: Tâm định trụ là tướng. Phục đối trị là dụng. Y nơi tâm học là duyên.
Lại nữa Tạng Luận nói: Nhất tâm là tướng. Không tán loạn là dụng. Bốn định là duyên. An tâm khiến ngay thẳng là nghĩa. Như người thợ bắn tên điều chỉnh mũi tên. Thế gian nói là mũi tên Tam ma đề. Đây nói là điều chỉnh thẳng mũi tên. Cũng vậy, điểu chỉnh thẳng tâm liên tục gọi là Tam ma đề. Như kệ nói:
Tâm nhảy vọt tán động,
Khó giữ cũng khó ngăn.
Người trí điều chỉnh thẳng,
Như điều chỉnh mũi tên.
Lại nữa có thể an tâm bình đẳng, ví như đánh xe khiến đi đường bằng phẳng tránh đường hiểm quanh co. Người tu quán hạnh cũng như vậy có thể đặt tâm nơi an ổn bình đẳng có thể ngăn các ác bất bình đẳng nên gọi là Tam ma đề.
Lại nữa tiêu trừ 5 thứ bệnh ngăn che, như người không có bệnh, gọi là Tam ma đề.
Ông hỏi: Nếu chính định là định thì người Tu đà hoàn phải không có dục sân. Nếu không vậy thì trái đạo lý?
Đáp: Sở đối trị định tại do đắc quả cho nên nghiệm ra là đắc định, ví như 5 căn.
Lại nữa vì chuyên tâm hướng định, ví như con ong tuy trói buộc chỗ ô uế nhưng tâm thích hoa sen, cho nên thường ở nơi có hoa. Thánh nhân cũng vậy, tuy ở dục trần tâm thích vắng lặng, cho nên biết thường tại định.
Lại nữa như người Tu đà hoàn tuy vô minh còn mà minh không mất.
Lại nữa như Phật Bà già bà tuy có giác quán không xuất tán tâm, vì thường tại định. Người Tu đà hoàn định cũng như vậy cho nên không trái đạo lý.
Hỏi: Tám phần Thánh đạo tuần tự như thế nào?
Đáp: Do có thể y vào lý quán Thánh đế nên trước lập chính kiến. Đối với pháp sở quán chấp thị không bỏ. Tiếp đến lập chính giác. Từ đó tiếp theo lập chính ngôn, chính nghiệp, chính mạng. Nơi pháp sở quán là ly, là đắc. Tiếp theo lập tinh tiến. Đối với sở ly được vĩnh viễn không quên mất. Tiếp lập chính niệm, do niệm không mất. Đối với cảnh sở kiến tâm không tán động. Tiếp lập chính định.
Lại nữa nếu 8 pháp cùng khởi thì không thứ lớp, mà thứ lớp nói chẳng không có đạo lý. Nếu người muốn khởi Niết bàn phải trước cầu chính kiến. Như người muốn đi ắt phải có mắt. Như chỗ kiến lý chấp thị lựa chọn. Tiếp lập chính giác. Như chỗ lựa chọn nói tiếp lập chính ngôn. Bởi vì sao? Nếu có ngôn ngữ, vì y nơi giác quán nên như nói mà làm. Tiếp lập chính nghiệp. Hai đây thanh tịnh. Tiếp lập chính mạng, người này trụ giới. Nếu khởi cần sách tiếp lập tinh tiến. Vì có tinh tiến thì niệm không mất, tiếp lập chính niệm. Do có niệm nên tâm không tán loạn, tiếp lập chính định.
Lại nữa A tì đạt ma Tạng nói: Hành này lấy trí tuệ làm căn bản. Bởi vì sao? Bốn đế cảnh sâu, chẳng phải trí không thể hiểu rõ, cho nên trước lập chính kiến tâm xúc cảnh này. Tiếp lập chính giác. Do 2 phần này, trong 4 đế đối tự khiến biết. Tiếp lập chính ngôn. Do 2 phần trước như nói phát khởi hành. Tiếp lập chính nghiệp. Do 2 phần trước, miệng nói thân làm, thụ dụng 4 đế. Tiép lập chính mạng. Thân tâm cần sách là tiến đế lý. Tiếp lập tinh tiến. Do tinh tiến này đối với cảnh 4 đế tâm dụng trong sạch. Tiếp lập chính niệm. Do chính niệm này, đối với cảnh 4 đế tâm và các pháp vĩnh viễn không tán động. Tiếp lập chính định. Lại nữa do chính kiến nên người quán hạnh này không sa vào trong tăng thượng mạn, có thể như thật phân biệt tự sở đắc. Do chính giác phát khởi chính ngôn, tự sở đắc này có thể truyền đến người khác. Do chính ngôn này có thể lập, có thể phá, có thể quyết, khiến người khác tin có trí tuệ. Do có chính nghiệp nên thà bỏ mạng sống không phạm phi pháp. Cho nên khiến người khác tin có giới Thánh yêu thích. Y pháp như lượng cầu dùng 4 duyên. Do chính mạng khiến người khác tin có Thánh chủng tri túc.
Lại nữa do chính kiến chính giác và nhân chính ngôn có thể rống tiếng rống sư tử. Do chính nghiệp chính mạng có thể làm rõ nghĩa đã nói. Do chính tinh tiến chưa được khiến được, chưa diệt khiến diệt. Do có chính niệm khi chìm, khởi, bình thường, không quên 3 tướng, cho nên định không chướng ngại. Do có chính định diệt trừ định chướng, có thể dẫn 6 thông các đức cho nên sau đều giải thoát.
Lại nữa A tì đạt ma Tạng nói: Do chính kiến nên nói tín căn, tín lực và dục. Bởi vì sao? Vì do có trí tuệ nên tín dục thành. Do tinh tiến nên có thể thâu nhiếp chính cần và tinh tiến căn lực giác phần. Do chính định nên nhiếp tâm như ý túc và định căn, định lực, hỷ, ỷ, xả định giác phần v.v… Vì ý nghĩa đó nên phải biết 37 phẩm là thâu nhiếp trong 8 đạo.
Lại nữa chính kiến và chính niệm là Tì bà xá na phần. Do đây diệt vô minh cho nên tuệ giải thoát là quả. Các đạo phần khác thuộc Xa ma tha phần. Do đây lìa dục nên tâm giải thoát là quả. Cho nên lược nói đạo có 2 phần: một là Tì bà xá na, hai là Xa ma-tha.
Lại nữa Tạng Luận nói: Chính ngôn, chính nghiệp, chính mạng 3 thứ là nhóm giới. Do có giới này nhổ bỏ gốc rễ sân ác. Chính giác, chính tinh tiến, chính định 3 thứ là nhóm định. Do đây nhổ bỏ gốc ác tham dục. Chính kiến, chính niệm 2 thứ là nhóm tuệ. Do đây nhổ bỏ gốc ác vô minh. Vì ý nghĩa này mà đạo có 3 phần.
Lại nữa đạo có 4: 1. Phương tiện đạo. Là do đây vô ngại đạo sinh. Vô ngại đạo trước đều gọi là phương tiện. 2. Vô ngại đạo. Là chính vì có thể trừ chướng ngại đối trị, vì hoặc không ngăn ngại nên gọi là vô ngại. 3. Giải thoát đạo. Là giải thoát vô ngại đạo phá trừ các hoặc mới khởi gọi là giải thoát. 4. Thắng đạo. Là từ giải thoát đạo, còn lại các đạo sau đều gọi là thắng đạo.
Hỏi: Bốn thứ đây sao gọi là đạo?
Đáp: Do đây tiến đến Niết bàn nên gọi là đạo.
Nếu vậy giải thoát và thắng sao gọi là đạo?
Đáp: Vì chủng loại của đạo, vì chuyển thắng khiến trước đến sau có thể đến vô dư Niết bàn nên gọi là đạo.
Lại nữa có 4 thứ đạo: 1. Khổ đạo trí chậm. 2. Khổ đạo trí nhanh. 3. Lạc đạo trí chậm. 4. Lạc đạo trí nhanh. Lạc đạo, nghĩa là vì y chỉ 4 định đầy đủ các phần, vì định tuệ bình đẳng, vì hành vô công dụng. Vì ý nghĩa đó nên gọi là lạc đạo. Lìa đây đều gọi là khổ đạo, nghĩa là y chỉ vị lai định, trung gian định, 3 không định v.v… Vì không đầy đủ các phần, định tuệ không đồng đẳng, hành có công dụng. Vị lai định là có tuệ mà ít định. Ba không là có định mà ít tuệ. Trung gian định là các phần không đầy đủ. Nên định tuệ đều ít. Vì ý nghĩa đó nên gọi là khổ đạo. Hai đạo này nếu người có tín căn gọi là hành chậm. Nếu người có trí căn được gọi là hành nhanh. Tám phần Thánh đao này, về định và về căn nên có 4 hành.
Lại nữa Thánh đạo, hoặc cũng nói là 37 trợ giác.
Pháp gì gọi là giác? Tận trí, vô sinh trí gọi là giác. Do 3 loại người thành 3 phẩm giác. Nghĩa là Thanh Văn Bồ đề, Bích-chi Bồ đề và Vô thượng Bồ đề. Vì có thể diệt vô minh khiến không còn tàn dư cho nên là việc mình đã làm xong không còn làm nữa. Vì như thật giác nên gọi là giác.
Trợ, là 37 pháp đi theo trợ giúp cho tận trí, vô sinh trí nên gọi là trợ. Do tên gọi nên nói 37 chứ không do nơi thể. Nay luận này nói thể chỉ có 10 là tín, tinh tiến, niệm, định, tuệ, hỷ, khinh an, xả, giới và giác.
Các sư A tì đạt ma nói thể có 11, tức khai giới là 2 đó là thân và khẩu.
Lại có sư A tì đạt ma nói thể có 13, đó là đủ dục và tâm. Các pháp sở đắc đều là trợ giác. Có điều là 10 thứ đây thắng hơn nên đặc biệt nêu lên.
Nói 37 là 4 niệm xứ, 4 chính cần, 4 như ý túc, 5 căn, 5 lực, 8 Thánh đạo và 7 giác phần.
Hỏi: Bảy khoa trợ giác này an lập ở đâu?
Đáp: Có tất cả 4 vị là: 1. Sơ phát hành vị. 2. Thông đạt vị. 3. Kiến vị. 4. Tu vị.
Hỏi: Thứ lớp như thế nào?
Đáp: Người tu quán đã trụ nơi giới đã có thể hiểu rõ tội lỗi sinh tử và công đức Niết bàn. Lìa quán 4 đế sẽ không có phương tiện nào khác có thể hiểu biết tội lỗi và công đức này. Vì gồm nhiều cảnh tán loạn tâm nên khiến trụ một chỗ. Vì sinh đối trị đè bẹp 4 điên đảo nên khiến tâm như lý nhập quán 4 đế. Vì vậy cho nên trước quán 4 niệm xứ.
Do đã quán 4 niệm xứ rồi các pháp khác có thể thủ xả. Vì thủ thiện xả ác cho nên tiếp tu hành chính cần được thành.
Do quán chính cần, các hoặc chướng đã sạch, trợ pháp đã lập, tâm tùy ý trụ cho nên tiếp lập 4 như ý túc.
Do định lực này, đối với cảnh không nghi, tâm có tăng thượng.
Do sức tin này nên đối với sự biếng trễ tâm có tăng thượng.
Do sức tinh tiến này mà được thiện tâm, có sự trợ giúp không chướng ngại, đối với cảnh không quên tâm có tăng thượng.
Do sức niệm này gồm tại một cảnh, trong cảnh không tán loạn tâm có tăng thượng.
Do sức định này như thật quán cảnh tâm có tăng thượng.
Do ngay nơi thể tăng thượng nên tiếp lập 5 căn. Năm căn này tăng trưởng đến tối thượng thượng phẩm nên các hoặc dưới không thể phá, các pháp thế gian khác không thể thắng, tâm vô lưu lần lượt duyên nên không thoái lui Thánh vị.
Vì ý nghĩa này tiếp lập 5 lực đã thấy kia đây được mất, đã được con đường chân chính, đã được quyết tâm, đã được nhãn, đã được túc.
Do 5 lực nên được xuất thế hành, cho nên tiếp lập 8 Thánh đạo.
Do 8 Thánh đạo phá kiến đế hoặc rồi, được gần tận trí, vô sinh trí cho nên chuyển đạo này gọi là 7 giác phần. Cho nên lần lượt lập 37.
Bốn niệm xứ quán là sơ phát hành vị, tức giải thoát phần.
Bốn chính cần là nhẫn vị.
Bốn như ý túc là danh vị.
Năm căn là tướng vị.
Năm lực là đệ nhất pháp vị.
Cả 4 trên gọi là quyết liễu vị.
Tám Thánh đạo là kiến vị.
Bảy giác phần là tu vị.
Tận trí, vô sinh trí là cứu cánh vị.
Vì là quả không phải nhân cho nên không lập là đạo.
Lại nữa đạo này hoặc cũng nói là Phạm luân. Phạm luân là bánh xe Phạm do Phật Thế Tôn và đệ tử chuyển. Cho nên Thánh đạo này có 6 nghĩa vì đó như bánh xe:
1. Đi nhanh chóng. Nghĩa là hoặc 1 tâm, hoặc 12 tâm, hoặc 15 tâm, đi khắp 4 đế trong 3 cõi nên gọi là nhanh chóng.
2. Bỏ đây đến kia. Nghĩa là bỏ thế gian đến xuất thế gian.
3. Đi lên xuống. Nghĩa là hoặc ở pháp nhẫn, hoặc ở loại nhẫn v.v…
4. Từ đây đến kia. Nghĩa là từ thầy liên tục hiểu đến đệ tử liên tục hiểu.
5. Tương tự trục căm vành bánh xe. Giới có 3 phần là trục xe. Chính kiến, chính giác, chính tinh tiến, chính niệm là căm xe. Chính định là vành bánh xe.
6. Như Thánh luân vương. Chưa hàng phục thì có thể làm cho hàng phục. đã hàng phục rồi thì có thể bảo bộ. Do vô ngại đạo có thể làm hàng phục, giải thoát đạo có thể giữ gìn. Vì ý nghĩa này nên gọi là Phạm luân.
Lại nữa 8 Thánh này chính kiến có 5 phần, giới có 6 thứ là 3 nghiệp giáo vô giáo, tinh tiến có 9 phần, chính niệm có 8 phần, chính định cũng 8 phần. Thánh đạo này nếu nói rộng thì có 37 phần. Nếu nói trung bình thì có 8 phần. Nếu nói sơ lược thì hoặc 3 phần hoặc 2 phần.
Kệ nói:
Nếu ai cầu Niết bàn,
Diệt, ngừng và lìa thoát,
Phải thường hành tinh tiến,
Nghe, nghĩ, tu 4 đế.