Bài Tụng Bồ Tát Long Thụ Khuyến Giới Vương

Long Thọ Bồ Tát Khuyến Giới Vương Tụng

Đường Nghĩa Tịnh dịch

Bản Việt dịch của Thích Như Điển

***

Lời khuyên nầy do Bồ Tát Long Thọ dùng thơ kệ để diễn tả gởi cho các vị vua ở Nam Ấn Độ là thân hữu. Thơ nầy đầu tiên do người ở xứ Thần Châu dịch; nhưng đa phần chẳng theo lời hay ý đẹp ấy và chẳng rõ tường. Vì để định lại bản văn nầy và làm chỗ lưu thông đây đó; nên Ngài Sa Môn Nghĩa Tịnh khi sang đến miền Đông Ấn Độ ở nước Trầm Ma Lập Đệ đã dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán.

Hữu tình vô trí bị che tâm

Do đây vì thương mà khai mở

Đại Đức Long Thọ vì quốc vương

Gởi thơ cho kia khuyên tu học

Đây chính là lời khuyên và người đời sau thuật lại bằng thơ với đại ý như vầy.

Đức đủ, ta nói như thế nầy

Vì sanh phước báu mà thuật lại

Chơn thiện nên nay có thể nghe

Khuyên nầy nên gọi Thánh thơ vậy

Tùy theo gỗ ấy mà tạc tượng

Bởi những người trí hay cúng dường

Làm cho thơ nầy chẳng xảo diệu

Nương chánh pháp nói chớ khinh thường

Vua tuy trước giải như thế dạy

Liền nghe Phật nói tăng lòng tin

Giống như bụi tường ánh trăng chiếu

Há chẳng rõ ràng thật thù diệu

Phật Pháp cùng tăng chúng

Thí, giới cùng với trời

Thập thiện các nghiệp đạo

Thân, ngữ, ý thường gần

Xa rời nơi rượu chè

Lại cuộc sống thanh tịnh

Rõ tiền, gốc chẳng chắc

Như pháp cúng Tỳ Kheo

Tham tặc và tái sanh

Đời sau làm bạn bè

Các đức nương giới ở

Như đất sinh tất cả

Chớ héo, sầu, đau, sợ

Phật nói nên thường làm

Thí, giới, nhẫn, dũng, định

Huệ chẳng thể xưng cùng

Đây nên rõ để tu

Qua khỏi biển, thành Phật

Nếu hiếu dưỡng cha mẹ

Nhà nầy có Phạm Vương

Hiện thấy, gọi tên lành

Đời sau sanh cõi Trời

Sát, đạo, dâm, vọng ngữ

Tham ăn, ái, chỗ cao

Dứt rượu, ca hát, vũ

Đeo hoa và xức dầu

Nếu nam nữ thực hiện

Tám chi Thánh Đạo nầy

Dục giới cõi Lục Dục

Sẽ sanh Trường Tịnh Thiên

Dua nịnh, cuồng tham, lười

Mạn, dâm, sân cùng nhóm

Đa văn lúc trẻ kiêu

Thấy như là oán tặc

Nói vô sanh do siêng

Có chết, nhơn buông lung

Siêng hành pháp lành ấy

Ấy có thể giữ gìn

Trước phải lìa phóng dật

Sau nếu lại siêng tu

Giống như mây lành che

Sương tốt thấy trăng sáng

Tôn Đà La, Nan Đà

Làm đủ lý Ma La

Đạt Hàm Kỵ Mộ Ca

Bỏ ác đều thành thiện

Tiến nhanh, không cùng nhẫn

Chớ cho giận mạnh thêm

Rốt rồi chẳng trở lại

Phật chứng phải trừ sân

Người khác chỉ ngu ta

Mạ nhục đạt của ta

Nhớ giận mang oán tranh

Xả hận ngủ yên giấc

Trí nơi nước, đất, đá

Tâm người cuối giống kia

Khởi phiền não hơn trước

Kẻ yêu pháp như sau

Phật nói ba loại lời

Người đẹp, thật, hư ngôn

Giống như mật hoa phẩn

Bỏ sau để làm trước

Trước sáng sau cũng sáng

Trước tối sau cũng tối

Hoặc trước sáng sau tối

Hoặc trước tối sau sáng

Như thế bốn loại người

Vua nên nương thứ nhất

Tự thân sanh thuần thục

Lại thuần thục như sanh

Lại có thục như thục

Hoặc lại sanh như sanh

Trong quả Ám Một La

Có sai biệt như vậy

Người cũng giống bốn kia

Khó hiểu vua nên biết

Chớ thấy phòng người nữ

Phải thấy như là mẹ

Chị em tưởng theo tuổi

Khởi tham, nghĩ bất tịnh

Như nghe con khó sống

Phòng giữ tâm lo toan

Chim, thuốc mạnh, sợ lửa

Không cho dục lạc xâm

Do dục tạo chẳng lợi

Giống như quả Khiêm Bát

Phật nói kia nên trừ

Sanh tử ngục trói buộc

Ngông cuồng thường giao động

Hay rơi vào lục thức

Liền nên quét oán đi

Đây chính là can đảm

Hơi hôi chín lỗ đều chứa dơ

Thân làm khó đủ, nơi da trói

Nên xem thiếu nữ ngoài trang sức

Bẻ gãy hình hài xấu tệ hơn

Trùng rỉa đầy đau đớn

Cầu yên, rốt lửa đốt

Đúng là chẳng do buông

Dục nhiễm cũng như vậy

Vì trí nên hơn lý

Tác ý xem những việc

Tuy vui, đức nên luyện

Pháp vô dư dễ gần

Nếu người đều tìm quen

Yểu điệu và đa văn

Vô trí phá giới luật

Người nầy đầy đủ gì

Nếu người không tìm quen

Đẹp xấu đều rõ nghe

Có trí giữ tịnh giới

Người đều mong cúng dường

Lợi, chẳng lợi khổ vui

Xưng, chẳng xưng hủy báng

Rõ thế tục tám pháp

Tâm nhỏ lìa cảnh dối

Tái sanh cõi Trời xin

Cha mẹ cùng vợ con

Chớ do vui tạo tội

Ngục quả, kia chẳng rõ

Nếu làm những nghiệp ác

Chẳng như dao gần hại

Đợi đến lúc lâm chung

Quả ác nghiệp phủ lên

Tín, giới, thí, nghe rõ

Tàm quý và chánh huệ

Thất tài, Mâu Ni nói

Tất cả vật thành không

Rộng khắp vui theo nơi cảnh tạp

Nương vào bạn ác cùng gần gũi

Uống rượu phi thời làm sáu việc

Kiếp nầy gọi tên, phải nên bỏ

Cầu tài, thiểu dục cầu

Người, Trời, Thầy cao quý

Gọi là tu muốn ít

Tuy tham mà người giàu

Nếu người rộng cầu những việc nầy

Rốt bị bày sẵn khổ thêm ra

Kẻ trí nếu chẳng tu thiểu dục

Thọ khổ rồi như những đầu rắn

Bẩm tánh giận hờn như kẻ sát

Giỡn nhẹ với chồng như gặp mạnh

Sai sử đồ vật tất làm dụ

Hãy nên vứt bỏ ba loại người

Thuận theo chị em, thương như mẹ

Tùy tùng như bạn bè thân quen

Như thế bốn loại phải nên cúng

Phải nên rõ biết, đây nhà Trời

Ăn uống như thuốc men

Rõ số tránh tham sân

Chẳng vì mập, kiêu căng

Chỉ muốn giữ thân nầy

Cần thân qua khỏi ngày

Nơi đầu, giữa, cuối đêm

Ngủ mộng như còn thấy

Chớ làm mạng không còn

Từ bi, hỷ, chánh xả

Tập tập phải thường luyện

Thượng lưu tuy chưa vào

Nhưng sanh Phạm Thế Thiên

Xả tạp, dục, khổ tìm hỷ lạc

Tùy nghiệp sẽ sanh nơi bốn cõi

Đại Phạm Quang Âm và Biến Tịnh

Quảng Quả Thiên sanh và giống kia

Nếu hay tu đối trị

Đức thắng thương chúng sanh

Năm việc nầy là lành

Chẳng làm là đại ác

Mưa muối chua ít nước

Há hồng thủy nơi ao

Dù làm tội nghiệp nhỏ

Lành lớn phải rõ biết

Sân si tạo việc ác

Ngủ say muốn, tham, nghi

Như giỡn giặc ngũ cái

Thường cùng các việc lành

Có năm tối thắng pháp

Tín, tấn, niệm, định, huệ

Nơi ấy siêng tu tập

Hay giúp các căn mạnh

Bệnh khổ, tử, ái biệt

Tất cả do nghiệp mình

Hãy đến mà siêng tu

Với ấy quên kiêu căng

Nếu sợ, trời giải thoát

Vậy nên tu chánh kiến

Bảo cho người làm lành

Tà kiến cùng quả ác

Vô lạc, thường, vô ngã

Bất tịnh với kẻ trí

Vọng niệm, bốn điên đảo

Nạn khổ ở nơi thân

Nói sắc, chẳng phải ta

Ngã chẳng có nơi sắc

Sắc ngã chẳng liền có

Rõ biết bốn uẩn không

Chẳng sanh từ thời tiết

Chẳng tự nhiên bản tánh

Chẳng không nhơn, tự tại

Gặp nhau, nghiệp ái sanh

Giới cấm, thấy thân kiến

Và Tỳ Thức Kiết Sai

Nên rõ ba loại kết

Sẽ cột cửa của giới

Giải thoát sau nương đây

Chẳng do kia thành bạn

Khuyên tu nghe giới định

Tứ chơn đế liền sanh

Tăng thượng giới, tâm huệ

Do học hay thường tu

Trăm năm mươi giới hơn

Hoặc trở về ba nhiếp

Ở nơi thân trụ, niệm

Do đường lành thường tu

Như ở chánh niệm nầy

Các pháp đều diệt hết

Thọ mệnh nhiều tai ách

Như gió thổi bọt nước

Nếu được hơi thở dừng

Nằm ngồi thực là khó

Cuối cùng giống như than

Dơ nhớp khó giữ lâu

Quán thân, phi thật pháp

Hoại diệt rồi phân ly

Đại địa giống biển lớn

Bảy mặt trời thiêu đốt

Hà huống thân nhỏ nầy

Chẳng phải thành tro sao

Như thế vô thường lại chẳng lâu

Chẳng về, chẳng cứu, chẳng phòng nhà

Sanh tử cõi người liền xa lánh

Giống thật cây chuối chẳng khác gì

Rùa biển đầu vào gỗ

Một lần thật khó gặp

Bỏ kia thành thân người

Việc ác, quả trở lại

Mâm vàng chẳng đựng dơ

Dối ấy là si lớn

Nếu sanh người làm tội

Rốt rồi, trẻ giải đãi

Sanh vào nơi bạn lành

Lại phát tâm chánh nguyện

Thân trước vì phước nghiệp

Tứ đại xoay vòng quanh

Phật nói gần bạn lành

Toàn Phạm hạnh nên quán

Kẻ lành nương vào Phật

Đa phần chứng viên tịch

Tà kiến sanh quỷ, súc

Nê Lê, pháp chẳng nghe

Biên địa chết bỏ thây

Sanh vào tánh si ám

Hoặc sanh Trường Thọ Thiên

Trừ tám việc không đâu

An nhàn liền có được

Điều ấy sẽ được sanh

Ái biệt, già, bệnh, chết

Vui ấy nơi chốn khổ

Kẻ trí nên sanh chán

Nói ít nhiều nên nghe

Mẹ hoặc đổi thành vợ

Cha hoặc chuyển thành con

Oan gia thành bạn bè

Trôi nổi chẳng quy định

Mỗi người uống sữa mẹ

Hơn cả nước bốn biển

Chuyển thọ sanh thân khác

Liền uống nhiều nơi kia

Quá khứ mỗi mỗi sanh thân cốt

Thay đổi tích chứa núi Diệu Cao

Đất đai tròn như hạt minh châu

Mỗi mỗi hình thể há tận hết

Phạm Chủ Thế đều cúng

Nghiệp lực cuối nơi đất

Trở thành Vua Chuyển Luân

Hết thân hóa nô bộc

Ba mươi ba cõi trời kỹ nữ vui

Ba phần thọ rồi đọa Nê Lê

Rời đau, kế độc qua nhiều khổ

Cọ thân đau cốt, bị cùm chân

Thọ vui như Diệu Cao

Địa ngục theo đầy đủ

Chuyển thọ khổ thiêu nướng

Trải qua ngục phẩn tiểu

Vui vẻ ở sau vườn

Thiên nữ theo vui chơi

Đọa lạc nơi rừng kiếm

Cắt tay, chân, tai, mũi

Hoặc vào ao hồ Mạn Đà Diệu

Thiên nữ hoa vàng cài đẹp đẽ

Xả thân liền thọ khổ Nê Lê

Đốt cháy khó bề chạy thoát nóng

Nơi trời thọ pháp lạc

Trừ tham Đại Phạm Vương

Liền đọa nơi A Tỳ

Như đốt cỏ cháy lan

Hoặc sanh mặt trời, trăng

Thân sáng khắp bốn châu

Mỗi sáng lại đen tối

Dở tay thấy không lý

Ba loại đèn sáng phước

Sau chết sẽ giữ lại

Gặp phải đủ loại tối

Trời trăng không chiếu tới

Có mạng trói dây nóng

Kêu la chẳng ngừng nghỉ

Dối ấy, khổ trói buộc

Thiêu những người làm ác

Hoặc khổ nơi Ma Bố

Hoặc chặt nhỏ như bột

Hoặc dùng búa bửa củi

Giống như chẻ từng miếng

Lửa mạnh bằng thiêu đốt

Bắt uống nước đồng sôi

Trên thân dao kiếm chặt

Nơi thân giường sắt đốt

Hoặc lúc giơ cao tay

Lưỡi sắt mạnh như chó

Chim thứu rỉa móng chân

Cắn xẻ cả ruột gan

Ruồi nhặng và các trùng

Số nầy hơn ngàn ức

Chúng hay cắn xé thân

Gấp rơi đều xả thịt

Nếu người đều tạo các nghiệp xấu

Nghe khổ thân, thịt, trăm ngàn lần

Như vậy đau xót biết dường bao

Khi hết Nê Lê gặp lửa mạnh

Phải quán tận biến, nghe mà niệm

Đọc tụng kinh luận thường tìm cầu

Nê Lê nghe thôi cũng kinh hoàng

Làm sao dối trá khỏi đốt được

Ở nơi vui ấy ai đủ nhất

Ái tận chẳng sanh vui hơn nữa

Nơi những khổ ấy ai bậc nhất

Vô gián Nê Lê, khổ hại thân

Người đời tụng mỗi ngày

Chặt cắt ba trăm lần

Địa ngục nầy khổ ít

Từng lông đều thấu đến

Nơi nầy thọ cực khổ

Qua trăm thu Cu Ti

Như ác đây hết rồi

Mệnh bỏ, chẳng có lý

Như thế các quả ác

Trồng do thân, ngữ, tâm

Nên khuyên từ lực giúp

Bụi nhỏ ác, chớ phạm

Hoặc vào chốn Bàng Sanh

Giết, cột khổ người thân

Xa rời nơi tịch thiện

Liền bị đau đớn kia

Hoặc bị giết, trói khổ

Giống như đuôi, sừng, da

Bị xâu, cột treo lên

Ngồi, nắm, cầm cỡi lên

Thọ nỗi khổ như quỷ

Chẳng dứt khổ thường đến

Đói khát và lạnh nóng

Khốn, sợ, khổ hằng xâm

Miệng nhỏ như lỗ kim

Bụng to như quả núi

Đói khổ hôi như phẩn

Được ít yên không nổi

Hình như cây khô héo

Da ấy tạo y phục

Miệng lửa đêm đêm đốt

Bướm bay cũng muốn ăn

Huyết tanh cùng bất tịnh

Phước ít chẳng đầy đủ

Làm cho miệng khổ sở

Lại phải ăn đồ nóng

Trăng chiếu lại nóng thêm

Trời làm thân lạnh lại

Muốn trái, nhưng không cây

Nước sông cũng cạn tuốt

Như thế thọ các khổ

Qua vạn năm ngàn năm

Lâu dài đánh thân nầy

Đều do khổ căn ấy

Nếu sanh vào ngạ quỷ

Gặp dối một vị khổ

Chẳng có ai yêu thương

Phật nói do keo kiệt

Sanh Trời tuy thọ vui

Phước hết khổ khó lường

Chung quy gặp đọa lạc

Chớ vui phải nên rõ

Ngán ngồi nơi chỗ cao

Ánh sáng nơi thân mất

Mồ hôi chảy thân, nách

Trên đầu hoa héo đi

Như thế năm tướng hiện

Cõi Thiên, chết không nghi

Nếu sanh lại làm người

Hay sanh loạn, đa nghi

Nếu từ cõi Trời đọa

Lành ấy hết đi rồi

Đọa vào cõi Bàng Sanh

Nê Lê, theo đó ở

Bản tánh A Tu La

Làm cho toàn giác huệ

Giận trời sanh khổ tâm

Vui dần nơi thấy lý

Như thế phiêu lưu nơi sanh tử

Trời, người, súc và A Tu La

Hạ tiện nghiệp sanh những khổ ấy

Quỷ thú, cùng vào Nại Lạc Già

Buông bỏ vào lửa đốt trên đầu

Cháy sạch y phục quấn đầy mình

Khổ nầy không tả hết thảy được

Chẳng sanh, trụ tại nơi Niết Bàn

Phải cầu giới đức cùng định tuệ

Tịch tịnh điều nhu lìa cấu uế

Niết Bàn vô tận, vô lão tử

Tứ đại, nhựt nguyệt tất đều tiêu

Niệm, trạch pháp siêng năng

Định, huệ, hỷ, khinh an

Bảy Bồ Đề phần nầy

Hay đến được Niết Bàn

Vô huệ, định, phi hữu

Quyết định, huệ liền yếu

Nếu đây làm cả hai

Có biển, như dấu trâu

Mười bốn bất hý pháp

Ngày gần chỗ nói năng

Nơi đây chớ nên nghĩ

Chớ nên làm giác mất

Từ vô trí khởi nghiệp

Do nghiệp lại sanh thức

Thức duyên nơi danh sắc

Danh sắc sanh lục xứ

Lục xứ duyên vào xúc

Xúc duyên sanh nơi thọ

Thọ liền duyên vào ái

Do ái mà sanh thủ

Thủ ấy lại duyên hữu

Hữu ấy lại sanh duyên

Sanh duyên nơi lão tử

Ưu bịnh cầu chẳng được

Luân hồi đại khổ uẩn

Dối ấy nên đoạn trừ

Như đây sanh, khổ diệt

Những khổ ấy không thiếu

Tối thắng nói dạy dỗ

Thâm diệu duyên khởi lên

Như nhờ chánh kiến nầy

Liền thấy Vô Thượng Tôn

Chánh kiến, mệnh, chánh niệm

Chánh định, ngữ, nghiệp, tư

Đây là Bát Thánh Đạo

Vì tịch tu giữ gìn

Chẳng do tập ái khởi

Làm cho thân, khổ sanh

Trừ dối, chứng giải thoát

Bát Thánh Đạo nên làm

Tức đây nghiệp Du Già

Bốn loại nhơn Thánh Đế

Duy ở chỗ nghiêm sức

Trí che phiền não thấm

Chẳng từ không xứ đọa

Như lúa từ đất sinh

Trước chứng pháp là người

Đều phàm phu phiền não

Sao riêng tường thuật nhiều

Trừ não lược nói qua

Sự do tình ý ấy

Thánh nói tâm là gốc

Như trên phân biệt pháp

Tỳ Kheo khó rõ hết

Tùy theo tu một việc

Chớ để sanh Hư Thiên

Các thiện đều tùy hỷ

Diệu hạnh ba tự tu

Hồi hướng vì thành Phật

Phước tụ cứ thế dùng

Sau sanh thọ vô lượng

Rộng độ chỗ Trời người

Giống như Quán Tự Tại

Thật khó và oán thân

Sanh, lão, bệnh, tử tâm độc trừ

Nước Phật thác sanh làm Thế Phụ

Thọ mệnh số lượng, đều khó biết

Đồng với Đại Giác Phật Di Đà

Khai hiển giới luật và xả huệ

Thiên địa hư không, tên phủ khắp

Đại địa người ở và Thiên chúng

Chớ để yêu đẹp, nữ ái thương

Phiền não trói chặt chúng hữu tình

Tuyệt lưu sanh tử, chứng chánh giác

Siêu độ thế gian, thường có tên

Do được Vô Sanh, lìa trần cấu.

A Ly Giả, Na Già, Yết Thụ Na, Bồ Đề Tát Đỏa, Tô Kiết Lý, Mật, Li Khư Chung. A Ly Giả Chính là Thánh. Na Già ấy là rồng, là voi. Yết Thụ Na dịch là mạnh, Bồ Đề Tát Đỏa nghĩa là Giác Hữu Tình. Tô Kiết Lý tức là thân mật. Ly khu tức là sách nầy. Phía trước gọi Ngài Long Thọ hóa ra vậy.

    Xem thêm:

  • Kinh Hải Long Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Vạn Phật Thánh Thành dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Nhập Định Bất Định Ấn - Kinh Tạng
  • Kinh Mục Kiền Liên Hỏi Năm Trăm Tội Khinh Trọng Trong Giới Luật - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 14 – Khuyến Khích Tu Tập - Kinh Tạng
  • Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên - Kinh Tạng
  • Tịnh Từ Yếu Ngữ - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 3 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Dạy Tu Tập Mười Nghiệp Lành - Kinh Tạng
  • Giải Thích Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật - Kinh Tạng
  • Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 1 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập Hiền Hộ Bồ Tát – Thích Minh Lễ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Bách Dụ – Thích Nữ Viên Thắng dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 6 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập - Kinh Tạng
  • Bồ Tát Giới Bổn Tiên Yếu - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 5 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • A Di Đà Thông Tán Sớ - Kinh Tạng