1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 – DL 1999

 Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi

 Việt Dịch:  Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

TẬP 3

***

12. PHÁP HỘI BỒ TÁT TẠNG THỨ MƯỜI HAI

01. Phẩm Khai Hoá Trưởng Giả Thứ Nhất

(Hán bộ trọn quyển 35)

 Như vậy, tôi nghe một lúc đức Bạc Gìa Phạm an cư tạI thành Thất La Phiệt,quá ba tháng tự tứ xong, làm y phục rồi, Ngài cùng chúng đại Tỳ Kheo ngàn hai trăm năm mươi người du hóa các nước.

 Đức Bạc Gìa Phạm ấy thành tựu danh xưng quảng đại vi diệu.Ngài xuất hiện thế gian được hàng Trời, Người ca tụng công đức là đấng Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Viên mãn,Thiện Thệ, Thế Gian giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật.

 Đức Bạc Gìa Phạm ấy ở sâu nơi tự chứng đầy đủ thần thông oai đức che chói tất cả thế gian chư Thiên, Ma Vương, Phạm Vương, A Tu La v.v…Ngài thường vì thế gian mà nói pháp vi diệu. Lời khai thị của Ngài trước sau giữa đều lành, văn nghĩa khéo hay thuần nhứt, viên mãn phạm hạnh thanh bạch.

 Bấy giờ bốn bộ chúng, hàng Quốc Vương, các quan, các nhà ngoại giao đạo, Sa Môn,Bà La Bộ v.v… đều mang vô lượng thứ y phục,thực phẩm, mền nệm,thuốc men các thứ cúng dường đẹp tốt hơn hết dâng lên đức Như Lai.

 Đức Thế Tôn được đạI chúng vây quanh cúng dường cung kính tôn trọng ca ngợI du hành lần lần đến nước Ma Kiệt Đà thành Vương Xá rồi ở lại núi Linh Thứu.

 Trong thành Vương Xá có Trưởng Giả tên là Hiền Thủ.Trưởng Gỉa ấy đã từng thân cận chư Phật quá khứ trồng các căn lành phước đức rất lớn,dòng lớn giàu lớn, sản nghiệp của báu đều đầy đủ.

 Trưởng Gỉa Hiền Thủ nghe đại Sa Môn dòng họ Thích chứng Vô thượng Bồ đề cùng đại chúng đến tạI nước nầy.

 Đức Phật Thế Tôn ấy xuất hiện thế gian có danh xưng rất lớn, đủ mườI hiệu,thành tựu thần thông trí huệ nói pháp vi diệu,nhẫn đến viên mãn phạm hạnh thanh bạch.

 Trưởng Giả Hiền Thủ nghĩ rằng: nay tôi nên đến núi Linh Thứu để được phụng kiến đức Như Lai. Nếu tôi được thấy đức Phật tất sẽ được lợi lành.

 Suy nghĩ xong, Trưởng Giả Hiền Thủ cùng năm trăm Trưởng Giả ra khỏi thành Vương Xá hướng đến núi Linh Thứu.

 BuổI sáng hôm ấy, đức Thế Tôn mặc y tăng già lê mang bát cùng chúng Tỳ Kheo thị tùng rời núi Linh Thứu hướng đến thành Vương Xá. Đức Phật đi trước đạI chúng.Oai nghi của Ngài nghiêm chỉnh bước đi an tường. Vì giáo hóa chúng sanh mà Ngài hiện thân khất thực.

 Lúc đức Phật sắp vào thành, Ngài dừng lạI giữa đường, Trưởng Giả Hiền Thủ và năm trăm Trưởng Giả từ xa trông thấy đức Phật oai nghiêm siêu việt, thân màu hoàng kim mà ai cũng thích nhìn, đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu,các căn tịch định,thần thái đạm bạc, như đại long tượng,nhiếp hộ các căn thanh tịnh không náo loạn như ao suốI đứng trong, chân Ngài bước trên hoa sen hồng trăm ngàn ức cánh do bảy báu hiệp thành, được vô số Thiên, Nhơn, Dạ Xoa cúng dường, mưa hoa trời lớn rải trên đức Như Lai. Hoa trờI ấy như dòng thác đổ tràn đầy mặt đất.

 Chư Trưởng Gỉa khen chưa từng có,dùng lòng thanh tịnh đến chỗ đức Phật đảnh lễ chưn Phật rồI đứng qua một bên mà bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Thiệt chưa từng có. Thần lực của đức Như Lai chói che cả chư Tiên, chư Tiên cùng Ma Vương, Phạm Vương. Oai đức của Như Lai đủ cả danh xưng to lớn. Vầng viên quang màu đẹp lấp cả đại chúng.Thân tướng Như Lai dường tóa núi vàng lớn, dung mạo đoan nghiêm không ai sánh bằng. Thế Tôn thành tựu tất cả những pháp hi kỳ. Tôi suy gẫm đức Thế Tôn oai đức như vậy quan sát những tướng gì mà vứt bỏ gia nghiệp để chứng ngộ đạI Bồ đề”.

 Liền đó Trưởng Giả Hiền Thủ ở trước đức Phật nói kệ rằng:

 “Xưa tôi từng nghe đức Thế Tôn

 Cát tường sắc đẹp danh xưng lớn

 Nay thấy oai quang hơn chỗ nghe

 Như tượng chơn kim đủ mọI đức

 Thân sắc Như Lai dường núi vàng

 Cao rộng nghiêm tịnh nhìn không chán

 Chúng Tỳ Kheo oai đức trang nghiêm

 Dường như trăng tròn giữa sao trờI

 Đảnh tướng Như Lai không ai thấy

 Cao bày rực rỡ hơn Tu Di

 Búi tóc tròn đầy tuần tự xoắn

 Đảnh tướng bằng nghiêm như lọng trời

 Tóc biếc mềm mướt xoay bên hữu

 Như ngọc thanh bửu của Thiên Đế

 Sạch chói hơn lông cổ chim công

 Nay tôi chiêm ngưỡng không biết chán

 Diện mạo đoan nghiêm trán bằng phẳng

 Mày sáng sạch như vành cung trời

 Lông trắng chặng mày chói rực rỡ

 Ánh sáng chiếu suốt như vầng trăng

 Mắt trong diệu hiền rất đẹp lạ

 Người thấy đều sanh lòng mến thích

 Nay tôi chiêm ngưỡng chẳng tạm rời

 Đảnh lễ mắt Phật thế gian nương

 Sống mũi cao bằng dài và thẳng

 Lần rộng tròn trịa như thỏi vàng

 Môi đỏ bóng sáng rất thanh tịnh

 Như trái tần bà ngọc ma ni

 Răng đẹp sạch trắng thêm sáng bóng

 Đồng màu sữa và ngó sen non

 Răng kín bằng phẳng rất sạch sáng

 Do điều thuận đạI định cảm nên

 Răng trong răng ngoài chưn sâu chắc

 Trên dưới khít khao đều tề chỉnh

 Răng nanh sáng trắng hơn tất cả

 Như nhạn vương ở giữa đàn nhạn

 Tướng lưỡi của Phật rất rộng dài

 Che mặt mỏng sạch như hoa sen

 Như màu đồng đỏ châu ma ni

 Lóng lánh như gương mặt trời mọc

 Vành tai của Phật rất đoan nghiêm

 Cõi trời cõi người chẳng nghe thấy

 Dòng giống Cồ Đàm hàm toan nghê

 Vô úy dường như sư tử chúa

 Tôi ngắm tướng yết hầu của Phật

 Hay nhỉ chất cam lộ thế gian

 Trong sạch sáng suốt không vết nhơ

 Đủ đạI lực chẳng nghĩ bàn

 Trước cổ ngang rộng dài và thẳng

 Ở giữa đều không có lằn nhăn

 Tôn quý trong ngườI trờI trong trờI

 Thường ăn chất vị đệ nhứt vị

 Đầu vai tròn trịa đều đầy bằng

 Ngực hông hùng mạnh oai dung thạnh

 Tướng của Thế Tôn đờI chưa nghe

 Như trên núi cao mặt trờI sáng

 Tay chưn hai vai và sau gáy

 Bảy chỗ sáng sạch đều đầy bằng

 Cánh tay tròn dài như vòi voi

 Bàn tay thòng xuống rờ đụng gối

 Thân mình rộng dầy như thú vương

 Viên mãn như cây ni câu luật

 Sức na la diên hiệp thành thân

 Đủ trọn đại lực và nhẫn lực

 Lông trên thân Phật đều hướng lên

 Cứ mỗi lỗ lông mọc một lông

 Bụi khói chẳng đóng như hoa sen

 Xoắn về bên hữu mà mịn nhuyễn

 Tôi xưa nghe truyền tướng ẩn kín

 Âm tạng sâu như chúa ngựa trời

 Vế đùi tròn trịa lần lần thon

 Tướng ấy dường như chúa nai trời

 Chưn dầy nổi vun gót tròn dài

 Bàn tay màn mỏng như nhạn chúa

 Bằng đầy vót dài hai mươi ngón

 Móng màu xích đồng như hoa sen

 Hai chưn tướng vành xe ngàn căm

 Sáng sạch vi diệu đủ trang nghiêm

 Như Lai dạo bước nơi thế gian

 Hai mắt cá chưn chẳng chạm nhau

 Cách đất bốn ngón đi trên không

 Những bông sen đỏ theo chưn hiện

 Đoái nhìn an tường bước tượng vương

 Tiến lên đoan túc như Thiên Vương

 ĐạI Thánh oai nghiêm vô sở úy

 Giữa chúng vượt hơn sư tử vương

 Sắc đẹp chói lấp Tỳ Sa Môn

 Oai quang hơn trăm ngàn mặt trờI

 Thiên Vương Phạm Vương còn không bằng

 Có ai hơn được đức Như Lai

 Đi đứng thuyết pháp độ chúng sanh

 Thiên Tiên Long Thần đều cung kính

 Hoặc trổI nhạc trờI rảI hoa trờI

 Lăng xăng ngập tràn đầy hư không

 Nay thấy Thế Tôn đạI thần thông

 Nên tôi trộm sanh lòng nghi hoặc

 Trước kia do thấy công đức gì

 Mà Phật xuất gia chứng vô thượng?”.

 Bấy giờ đức Thế Tôn bảo Trưởng Giả Hiền Thủ: ” Nầy Trưởng Giả! Ta xem thấy tất cả chúng sanh ở thế gian bị mườI sự khổ bức bách:

 Một là sanh khổ.Hai lá lão khổ.Ba là bịnh khổ.Bốn là tử khổ.Năm là sầu khổ.Sáu là oán hận.Bảy là khổ thọ.Tám là ưu thọ.Chín là thống não.MườI là khổ lớn sanh tử lưu chuyển.

 Nầy Trưởng Giả! Ta thấy mườI sự khổ ấy bức bách chúng sanh.Ta vì được Vô thượng Bồ đề để xuất ly sự khổ ấy,nên ta dùng lòng tịnh tín bỏ cung dòng thích thẳng đến đạo vô thượng”.

 Muốn tuyên lạI nghĩa ấy, đức Thế Tôn nói kệ rằng:

 ” Ta thấy các phàm phu

 Bị nhốt ngục lưu chuyển

 Thường bị sanh lão bịnh

 Các khổ làm bức bách

 Sầu lo và oán hận

 Những chết chóc kéo dắt

 Vì trừ khổ lao ngục

 Nên ta thích xuất ly.

 Lại nầy Trưởng Giả! Ta thấy tất cả chúng sanh ở thế gian bị mười thứ não hại ghét ganh lẫn nhau.Những gì là mười?

 Một là đã từng ở nơi thân mình làm điều chẳng lợi ích nên sanh lòng não hại.

 Hai là hiện nay ở nơi thân mình làm điều chẳng lợi ích nên sanh lòng não hại.

 Ba là sẽ ở nơi thân mình làm điều chẳng lợi ích nên sanh lòng não hại.

 Bốn là đã từng ở nơi sở ái của mình làm điều chẳng lợi ích nên sanh lòng não hại.

 Năm là hiện nay ở nơi sở ái của mình làm điều chẳng lợi ích nên sanh lòng não hại.

 Sáu là sẽ ở nơi sở ái của mình làm điều chẳng lợi ích nên sanh lòng não hại.

 Bảy là đã từng ở nơi mình chẳng ưa mến mà làm điều lợi ích nên sanh lòng não hại.

 Tám là hiện nay ở nơi mình chẳng ưa mến mà làm điều lợi ích nên sanh lòng não hại.

 Chín là sẽ ở nơi mình chẳng ưa mến mà làm điều lợi ích nên sanh lòng não hại.

 Mười là ở những nơi lỗi lầm mà làm điều chẳng lợi ích nên sanh lòng não hại.

 Nầy Trưởng Giả! Ta thấy mườI điều não hạI ấy làm não hạI tất cả chúng sanh thế gian.Ta vì được Vô thượng Bồ đề để xuất ly sự não hạI ấy nên dùng lòng tin thanh tịnh rờI bỏ cung họ Thích hướng đến đạo vô thượng”.

 Đức Thế tôn muốn tuyên lạI nghĩa ấy nên nói kệ rằng:

 “Chúng sanh ganh ghét nhau

 Đều do mườI não sanh

 Nơi mình và mình ưa

 Ba đờI đều não hạI

 Hoặc nơi mình chẳng ưa

 LạI làm những lợI ích

 Oán chét do đây sanh

 Ba đờI đều não hạI

 Thứ mườI nơi lỗI làm

 Sanh trưởng khổ oán ghét

 Ta thấy những lỗI ấy

 Chán sợ nên xuất gia.

 LạI nầy Trưởng Giả! Ta thấy tất cả chúng sanh ở thế gian vào trong mườI thứ rừng rậm ác kiến.Do chấp dị kiến mà chẳng tự ra khỏi.

 Những gì là mườI?

 Một là rừng rậm ác kiến về ngã kiến.

 Hai là rừng rậm ác kiến về hữu tình kiến.

 Ba là rừng rậm ác kiến về thọ mạng kiến.

 Bốn là rừng rậm ác kiến về sát thủ thú kiến

 Năm là rừng rậm ác kiến về đoạn kiến

 Sáu là rừng rậm ác kiến về thường kiến.

 Bảy là rừng rậm ác kiến về vô tác kiến.

 Tám là rừng rậm ác kiến về vô nhơn kiến.

 Chín là rừng rậm ác kiến về bất bình đẳng nhơn kiến

 Mười là rừng rậm ác kiến về tà kiến.

 Nầy Trưởng Giả! Ta thấy chúng sanh vào trong mườI thứ rừng rậm ác kiến không tự ra được.Ta vì được Vô thượng Bồ đề để dứt hẳn những ác kiến ấy nên dùng lòng tin thanh tịnh rờI bỏ cung họ Thích hướng đến đạo vô thượng”.

 Đức Thế Tôn muốn tuyên lạI nghiã ấy mà nói kệ rằng:

 “Tất cả kẻ phàm phu

 Vào rừng rậm ác kiến

 Ngã kiến,hựu tình kiến

 Đoạn kiến vớI thường kiến

 Chấp vô tác kiến thảy

 Vì an lập chánh kiến

 Nên ta đi xuất gia.

 Lại nầy Trưởng Giả! Ta thấy tất cả chúng sanh ở thế gian từ vô số kiếp gây tạo đủ trăm ngàn na do tha câu chi tội lỗi,thường bị mười thứ tên độc lớn bắn trúng.Những gì là mười?

 Một là tên độc ái luyến

 Hai là tên độc vô minh.

 Ba là tên độc dục nhiễm.

 Bốn là tên độc tham lam.

 Năm là tên độc lỗi lầm.

 Sáu là tên độc ngu si.

 Bảy là tên độc kiêu mạn.

 Tám là tên độc kiến chấp.

 Chín là tên độc có.

 Mười là tên độc không có.

 Nầy Trưởng Giả! Vì ta thấy chúng sanh bị mườI thứ tên độc ấy bắn trúng nên ta cầu Vô thượng Bồ đề để dứt hẳn những tên độc ấy.Do đó mà ta dùng lòng tịnh tín rờI bỏ cung dòng Thích hướng đến đạo vô thượng.

 Đức Thế Tôn muốn nói lạI nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

 ” Quá câu chi đại kiếp

 Chúng sanh bị tên ái

 Tên vô minh làm mù

 Từ tốI vào trong tốI

 Tên dục thường bắn trúng

 Nhiễm trước gọI tên tham

 Tên lỗI lầm muộn loạn

 Mang mũi tên ngu si

 Cống cao phát tên mạn

 Trái cãi sanh kiến chấp

 Do tên có không có

 Sa vào có và không

 Các phàm phu ngu si

 Mũi nhọn do miệng họ

 Cùng nhau sanh tranh luận

 Đây thiệt đây chẳng thiệt

 Vì nhổ những tên độc

 Như Lai hiện thế gian

 Cứu ngườI trúng tên độc

 Xuất gia thành thánh đạo.

 LạI nầy Trưởng Giả! Ta thấy tất cả chúng sanh ở thế gian do mườI thứ ái luyến kiến lập căn bổn.Những gì là mườI?

 Đó là do ái nên cầu,do cầu nên được,do được nên có ngã sở, do ngã sở nên nắm chặt,do nắm chặt nên tham dục,do tham dục nên say đắm,do say đắm nên bỏn sẻn,do bỏn sẻn nên thâu góp,do thâu góp nên gìn giữ,do gìn giữ nên cầm khí giớI cãi kiện chê bai sanh ra nhiều sự khổ.LạI do nơi đây mà phát ra lờI nói ly biệt nuôi lớn những sự ác bất thiện.

 Nầy Trưởng Giả! Ta thấy chúng sanh do mườI thứ ái nhiễm kiến lập căn bổn nên cầu Vô thượng Bồ đề để được pháp không căn bổn không sở y.Do đó ta dùng lòng tin thanh tịnh rờI bỏ cung dòng Thích hướng đến đạo vô thượng”.

 Đức Thế Tôn muốn tuyên lạI nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

 “Ái nhiệm nuốt chúng sanh

 Theo tìm những dục lạc

 Được lợI sanh ngã sở

 Do đây mà nắm chặt

 Tôi phảI được phảI làm

 Dục tham càng thêm lớn

 Những say đắm bỏn sẻn

 NốI nhau mà phát sanh

 Quá tham lam bỏn sẻn

 Nên chứa thâu càng nhiều

 Do chứa nên giữ gìn

 Sanh nhiều lỗI không hở

 NgườI ngu vì giữ gìn

 Khí giớI tàn hạI nhau

 Gieo những nghiệp bất thiện

 Do đây sanh quả khổ

 Thấy nhơn duyên ái rồI

 Các khổ chẳng còn sanh

 Trí giác không căn trụ

 Hơn hết trong trí giác.

 LạI nầy Trưởng Giả! Ta thấy tất cả chúng sanh ở thế gian do mườI thứ tánh ác tà mà kiến lập tà định.Những gì là mườI?

 Một là tà kiến.Hai là tà tư duy.Ba là tà ngữ.Bốn là tà nghiệp.Năm là tà mạng.Sáu là tà tinh tiến.Bảy là tà niệm.Tám là tà định. Chín là tà giải thoát.MườI là tà giảI thoát tri kiến.

 Nầy Trường Già! Ta thấy chúng sanh do mườI thứ tà tánh ấy kiến lập tà định,ta muốn chứng Vô thượng Bồ đề để xuất ly các tà tánh như vậy nên dùng lòng tin thanh tịnh rờI bỏ cung dòng Thích mà hướng đến đạo vô thượng”.

 Đức Thế Tôn muốn tuyên lạI nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

 “Chúng sanh hoài tà kiến

 Tà tư duy cảnh giớI

 Tuyên nói những tà ngữ

 Và làm những tà nghiệp

 Tà mạng tà tinh tiến

 Tà niệm và tà định

 Thành tựu tà giảI thoát

 Và đến tà tri kiến

 Tà tánh quyết định tụ

 Chỗ nương của kẻ ngu

 Vì khiến trụ chánh kiến

 Hướng đến đạo vô thượng.

 LạI nầy Trưởng Giả! Ta thấy tất cả chúng sanh ở thế gian do mườI thứ nghiệp đạo bất thiện mà hay kiến lập ở nơi tà đạo phần nhiều phảI đọa vào ác thú.Những gì là mườI?

 Một là giết chết.Hai là chẳng cho mà lấy. Ba là tà dâm. Bốn là vọng ngữ.Năm là lời ly gián. Sáu là thô ngữ.Bảy là ỷ ngữ. Tám là tham lam.Chín là giận thù.Mười là tà kiến.

 Nầy Trưởng Giả! Ta thấy chúng sanh do mườI thứ nghiệp bất thiện ấy nương theo tà kiến mà xu hướng,phần đông phảI sa vào ác đạo.Ta vì muốn chứng Vô thượng Bồ đề siêu xuất tất cả các tà đạo nên dùng lòng tịnh tín rờI bỏ cung dòng Thích hướng đến đạo vô thượng”.

 Đức Thế Tôn muốn tuyên lạI nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

 “Nào hạI mạng chúng sanh

 Cướp trộm của cảI ngườI

 Làm hạnh tà dâm dục

 Mau đọa vào địa ngục

 Thô ngữ,ly gián ngữ

 Vọng ngữ trái tịch tịnh

 Những phàm phu ỷ ngữ

 Bị ngu si ràng buộc

 Tham lam tài sản ngườI

 Thường sanh lòng giận thù

 KhởI các thứ tà kiến

 NgườI ấy đến ác đạo

 Ba nghiệp do thân khởI

 Bốn nghiệp từ miệng sanh

 Ý hay thành ba nghiệp

 Nên gọI là ác hạnh

 Làm những ác nghiệp rồi

 Dắt đến trong ác đạo

 Nay ta hiện thế gian

 Tế độ khiến ra khỏi.

 LạI nầy Trưởng Giả! Ta thấy tất cả chúng sanh thế gian do mườI pháp nhiễm ô mà ở tạI phiền não,sa vào trong phiền não.Những gì là mườI?

 Một là xan cầu nhiễm ô.

 Hai là ác giới cấu nhiễm ô.

 Ba là sân cấu nhiễm ô.

 Bốn là giải đãi cấu nhiễm ô.

 Năm là tán loạn cấu nhiễm ô.

 Sáu là ác huệ cấu nhiễm ô.

 Bảy là bất tuân chánh giáo cấu nhiễm ô.

 Tám là tà nghi cấu nhiễm ô.

 Chín là bất tín giải cấu nhiễm ô.

 Mười là bất cung kính cấu nhiễm ô.

 Nầy Trưởng Giả! Ta thấy chúng sanh bị mườI thứ cấu nhiễm ấy làm nhiễm ô,ta vì chứng Vô thượng Bồ đề được pháp vô nhiễm vô thượng nên dùng lòng tin thanh tịnh rờI bỏ cung dòng Thích hướng đến đạo vô thượng”.

 Đức Thế Tôn muốn tuyên lạI nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

 “Phần đông các chúng sanh

 Bị mườI thứ ô nhiễm

 Thích hữu vi phiền não

 Chẳng hề biết chán lìa

 Xan cấu là ô nhiễm

 Tất cả phàm phu dại

 Phạm giới chẳng tịch tịnh

 Chẳng tập tu chánh định

 Sân cấu trái nhẫn nhục

 Lòng họ chẳng chuyên trụ

 Người tá trí ngu độn

 Chẳng tuân theo lờI dạy

 Của cha mẹ sư trưởng

 Chúng sanh bị lướI nghi

 Chẳng cầu trí chiếu thế

 Chê bai pháp thâm diệu

 Của đức Phật dạy truyền

 Mặc lấy áo vô minh

 Khinh tiện nơi thánh uẩn

 Thấy được ô nhiễm ấy

 Có ai thích hữu vi

 PhảI siêng cầu tịch diệt

 Vô vi không ô nhiễm.

 LạI nầy Trưởng Giả! Ta thấy tất cả chúng sanh ở thế gian bị mườI thứ triền phược nó trói buộc.Những gì là mườI?

 Một là lưới xan tật trói buộc.

 Hai là màn vô minh che lòa.

 Ba là phiền não làm mê say sa vào hố ngu si.

 Bốn là dòng nước lũ ái dục đẩy trôi chìm đắm.

 Năm là bị tên độc tà kiến bắn trúng.

 Sáu là khói đặc giận thù xông lấp.

 Bảy là ngọn lửa tham dục đốt cháy.

 Tám là thuốc độc lỗi lầm làm mê loạn.

 Chín là những gai độc ngũ cái làm trở ngại.

 Mười là thường ở trong dòng nước sanh tử trong đồng hoang đói khát,lười mỏi đối với chánh cần.

 Nầy Trưởng Giả! Ta thấy chúng sanh bị mườI thứ triền phược ấy trói buộc nên ta cầu Vô thượng Bồ đề để chứng pháp không triền phược.Ta dùng lòng tin thanh tịnh rờI bỏ cung dòng Thích hướng đến đạo vô thượng”.

 Đức Thế Tôn muốn tuyên lạI nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

 “TuổI già nuốt trẻ mạnh

 TuổI già mất tươi đẹp

 TuổI già tổn niệm huệ

 Trọn bị thần chết nuốt

 Bịnh xô ngã thế lực

 Cướp đoạt tâm dũng mãnh

 Làm hư cả căn thân

 Yếu đuốI không nơi dựa

 Chết như quỷ La Sát

 Độc hại rất đáng sợ

 Thường ở mãi thế gian

 Uống cạn mạng chúng sanh

 Ta đã chán thế gian

 Già bịnh chết bức bách

 Nên cầu pháp xuất gia

 An lành không già chết

 ĐờI bị ba thứ lửa

 Ta thấy không ai cứu

 Rưới mưa pháp cam lộ

 Tắt mất ba lửa độc

 Thấy những kẻ lạc đường

 Mù loà sanh manh thảy

 Vì muốn làm mắt sáng

 Dẫn đường nên xuất gia

 Chúng sanh nuôi lòng nghi

 Uẩn cái nó che lấp

 Vì trừ hối não ấy

 Nên xuất gia thuyết pháp

 Kẻ ngu chống trái nhau

 Rình rập hạI lẫn nhau

 Vì hoà giảI oán ghét

 Giúp đờI nên xuất gia

 VớI cha mẹ sư trưởng

 Chống khinh không cung kính

 Vì dẹp tràng kiêu mạn

 Nên ta đi xuất gia

 Thấy tham lam hại đời

 Do tiền của hạI nhau

 Vì được bảy thánh tài

 Dứt trừ những pháp tham

 Hoặc đến nỗI hạI nhau

 LợI mình trọn vô ích

 Thấy vậy ta xả thân

 Cầu rờI ngục tam giớI

 Xưa chưa biết tam giớI

 Sự lợI ích chơn thiệt

 Vì mở sự lợI thiệt

 Nên ta đi xuất gia

 Thấy người đến địa ngục

 Nghiệp nhơn ác quá nhiều

 Chịu vô biên khổ não

 Vì cứu mà xuất gia

 Thấy các loài muôn thú

 Thường giết hại lẫn nhau

 Muốn làm chỗ nó nương

 Thương chúng mà xuất gia

 Thấy các loài ngạ quỷ

 Rất khổ vì đói khát

 Vì chứng đạI Bồ đề

 Thí cam lộ bất tử

 Loài ngườI khổ vì cầu

 Chư Thiên khổ vì chết

 Thấy khổ khắp ba cõi

 Vì cứu mà xuất gia

 Ta thấy ngườI tham dục

 RờI xa lòng tàm quý

 Hiếp bức cả thân thuộc

 Hoang dâm hơn heo chó

 LạI thấy những kẻ ngu

 Bị gái đẹp nuốt chửng

 Phóng dật gây tộI ác

 Vì bỏ nên xuất gia

 Thấy chúng sanh kiếp trược

 Ma khiến tộI ác sai

 Ta muốn điều phục họ

 Xuất gia thánh chánh giác

 TạI gia là gốc tộI

 Xuất gia đến Bồ đề

 Nên bỏ cả quốc thành

 Để hết hẳn sanh tử ».

 Năm trăm Trưởng Giả nghe lời đức Phật dạy chưa từng có,mới biết đức Như Lai là bực chơn giác.Các Trưởng Giả liền ở trứơc đức Phật khác miệng đồng lời nói kệ rằng:

 « Chúng tôi kinh sợ già chết bức

 Xin Phật tuyên dạy hết khổ ấy

 Phật khỏi tam giới đến thanh tịnh

 Tánh thanh tịnh rời hẳn tam giới

 Xin cứu chúng sanh thoát tam giới

 Và người tại gia bị nhốt giam

 Thế Tôn ly nhiễm giải thoát nhứt

 Rời xa trần cấu lòng thanh tịnh

 Điều ngự lớn trong pháp điều ngự

 Xin mở cửa cam lộ vi diệu

 Đủ tướng diệu sắc đại trượng phu

 Trời người thế gian không ai sánh

 Đấng tối thắng không ai sánh bằng

 Xin nói pháp mầu cứu muôn loại

 Dứt hẳn ba độc hết tội lỗi

 Huệ nhãn sạch trong tiêu màn lòa

 Sạch bụi lìa tối mở lưới si

 Xin đức Thế tôn tuyên diệu pháp

 Chúng sanh quá khổ không chỗ dựa

 Đắm ao tam giới không ai cứu

 Mau vớt lên bờ cao an ổn

 Sông to kiêu mạn nước xoáy si

 Bịnh tật kiện tụng sóng gào to

 Chúng sanh trôi chìm không ai vớt

 Xin Phật từ bi cứu thoát hiểm

 Ngàn ức mặt trờI chói núi vàng

 Thân phật chói sáng hơn sáng ấy

 Xin dùng phạm âm thanh thắng diệu

 Tuyên bố pháp đoan nghiêm tốI thượng

 Tự tánh các pháp vốn thanh tịnh

 Thể tướng rỗng suốt như minh châu

 Không có tác giả không thọ giả

 Biến chánh giác chẳng từ ngoài được

 Tự nhiên đầy đủ lực vô úy

 Hiển hiện vô biên hạnh tịnh diệu

 Trí giảI vô biên như hư không

 Xin đấng Pháp Vương tuyên pháp diệu”.

 Bấy giờ đức Thế Tôn nghĩ rằng năm trăm Trưởng Giả nầy căn lành đã thành thục có thể lãnh thọ diệu pháp.Nay ta nên nói pháp cho họ phát tâm xuất gia dứt trừ phiền não được trí huệ vô lậu.

 Nghị xong, đức Phật liền bay lên ngồI kiết già trên hư không.

 Các Trưởng Giả thấy Phật hiện thần biến khen chưa từng có,càng kính trọng tín ngưỡng Phật hơn.

 Đức Thế Tôn bảo các Trưởng Giả rằng: ” Các ông lắng nghe! Trong đờI có mườI sự khổ bức bách. Đó là asnh khổ,lão khổ,bịnh khổ,tử khổ, sầu khổ, oán khổ, khổ thọ, ưu thọ và thống não sanh tử. MườI sự khổ bức bách như vậy làm khổ chúng sanh.Nay các ông có muốn giảI thoát chăng?

 LạI nầy các Trưởng Giả! Trong đờI có mườI thứ não hại. Đó là với thân của mình từng làm sự chẳng lợI ích,nay làm sự chẳng lợI ích,sẽ làm sự chẳng lợI ích, sẽ làm sự chẳng lợI ích; vớI chỗ ta từng yêu thích làm sự chẳng lợI ích,vớI chỗ ta hiện nay yêu thích làm sự chẳng lợI ích, vớI chỗ ta sẽ yêu thích làm sự chẳng lợI ích; vớI chỗ ta từng chẳng ưa làm sự lợI ích, vớI chỗ ta hiện chẳng ưa làm sự lợI ích, vớI chỗ ta sẽ chẳng ưa làm sự lợI ích, và ở nơi tất cả lỗI chẳng lợI ích sanh lòng não hại.MườI sự não hạI ấy các ông có muốn giảI thoát chăng?

 LạI nầy các Trưởng Giả! Trong đờI có mườI thứ rừng rậm dị kiến ác kiến. Đó là ngã kiến, chúng sanh kiến, thọ mạng kiến, sát thủ thú kiến, đoạn kiến,thường kiến, vô tác dụng kiến,vô nhơn kiến,bất bình đẳng kiến và tà kiến.MườI rừng rậm ác kiến ấy các ông có muốn giảI thoát chăng?

 LạI nầy các Trưởng Giả! Trong đờI bị mườI thứ tên độc lớn bắn trúng. Đó là ái độc, vô minh độc, dục độc, tham độc, quá thất độc, ngu si độc, mạn độc, kiến độc,hữu độc và vô độc.MườI thứ tên độc ấy các ông có muốn giảI thoát chăng?

 LạI nầy các Trưởng Giả! Trong đờI có mườI thứ pháp ái căn bổn. Đó là do vì ái nên tìm cầu, do vì cầu nên được, do vì được nên có ngã sở hữu, do vì sở hữu nên nắm chặt,do vì nắm chặt nên tham dục,do vì tham dục nên say đắm,do vì say đắm nên bỏn sẻn, do vì bỏn sẻn nên góp chứa, do vì góp chứa nên gìn giữ, do vì gìn giữ nên dùng những khí giớI tranh chấp kiện tụng chê bai huỷ báng chia rẽ, những pháp ác bất thiện khổ não nhơn đây mà phát khởi.MườI thứ pháp ái căn bổn như vậy nay các ông có muốn giảI thoát chăng?

 LạI nầy các Trưởng Giả! Trong đờI có mườI thứ tà tánh. Đó là tà kiến,tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp,tà mạng,tà tinh tiến, tà niệm, tà định, tà giải thoát, tà giải thoát tri kiến. Mười thứ tà tánh như vậy nay các ông có muốn giải thoát chăng?

 Lại nầy các Trưởng Giả! Trong đời có mười nghiệp đạo bất thiện. Đó là hại mạng, chẳng cho mà lấy, tà dâm,vọng ngữ, ly gián ngữ, thô ác ngữ, ỷ ngữ, tham dục, giận thù và tà kiến. MườI nghiệp đạo bất thiện như vậy nay các ông có muốn giảI thoát không?

 LạI nầy các Trượng Giả! Trong đờI có mườI thứ pháp cấu uế nhiễm ô. Đó là bỏn sẻn cấu uế, phá giớI cấu uế, giận hờn cấu uế, giảI đãi cấu uế, tán loạn cấu uế, ác kiến cấu uế, chẳng tuân lờI dạy cấu uế, nghi hoặc cấu uế, bất tín cấu uế và chẳng cung kính cấu uế.MườI thứ cấu uế nhiễm ô như vậy nay các ông có muốn giảI thoát không?

 LạI nầy các Trưởng Giả! Trơng đờI có mườI sự sanh tử lưu chuển đạI bố úy. Đó là trói buộc trong lưới bỏn sẻn ganh ghét,che lòa trong màn vô minh, sa vào hố sâu ngu si, trôi chìm dòng nước lũ ái dục, trúng tên tà kiến,khói phẫn hận xông lấp,lửa mạnh tham dục đốt cháy, độc dược lỗI lầm làm mê,gai độc ngũ cái ngăn trở và chạy quanh trong đồng hoang đói kém.MườI sự sanh tử lưu chuyển đạI bố úy như vậy nay các ông có muốn giảI thoát chăng?”.

 Năm trăm Trưởng Giả đồng thanh nhứt tâm bạch rằng: ” Bạch đức Thế Tôn! Nay chúng tôi muốn được giãi thoát mườI sự khổ bức bách như là sanh già v.v…nhẫn đến sự bức bách đi quanh trong đồng hoang đói kém chúng tôi đều muốn được giảI thoát tất cả”.

 Đừc Phật phán dạy: ” Nầy các Trưởng Giả! Các ông nghe kỹ.Nay ta sẽ nói chánh pháp yếu.

 Nấy các Trưởng Giả! Nhãn chẳng cầu giảI thoát, vì nhãn không tác không dụng, nhãn chẳng suy nghĩ được chẳng hay biết được.Vì thế nên nhãn chẳng phảI là ta, các ông phảI thọ trì như vậy.Cho đến nhĩ tỷ thiệt thân và ý đều chẳng cầu giảI thoát, vì nhĩ đến ý không tác không dụng, chẳng suy nghĩ được chẳng hay biết được.Vì thế nên nhĩ đến ý cũng chẳng phảI là ta, các ông phảI thọ trì như vậy.

 LạI nầy các Trưởng Giả! Sắc chẳng cầu giảI thoát,vì sắc không tác không dụng, không suy nghĩ được không hay biết được.Vì thế nên sắc chẳng phài là ta, các ông phảI thọ trì như vậy. Như sắc, năm trần thanh hương vị xúc và pháp cũng đều chẳng cầu giảI thoát vì đều không tác không dụng,không suy nghĩ được không hay biết được, đều chẳng phảI là ta, các ông phảI thọ trì như vậy.

 LạI nầy các Trưởng Giả! Sắc uẩn chẳng cầu giảI thoát, vì sắc uẩn không tác không dụng không suy nghĩ được không hay biết được, chẳng phảI là ta,các ông phảI thọ trì như vậy.Bốn uẩn thọ tưởng hành và thức cũng đều chẳng cấu giảI thoát, vì không tác không dụng không suy nghĩ được không hay biết được chẳng phảI là ta, các ông phảI thọ trì như vậy.

 LạI nầy các Trưởng Giả! Địa đạI chẳng cầu giảI thoát,vì không tác không dụng không suy nghĩ được không hay biết được không phảI là ta,các ông phảI thọ trì như vậy.Thủy đạI, hoả đạI, phong đạI,không đạI vì thức đạI cũng đều chẳng cần giảI thoát,vì đều không tác không dụng, không suy nghĩ được không hay biết được chẳng phảI là ta, các ông phảI thọ trì như vậy.

 LạI nầy các Trưởng Giả! Các pháp đều chẳng thiệt, do phân biệt mà sanh khởI, nó nương theo các duyên không có năng lực,nó chuyển đổI theo các duyên.Nếu có các duyên thì giả lập các pháp, nếu không các duyên thì không các pháp giả.

 Nầy các Trưởng Giả! Tất cả các pháp chỉ là giả đặt ra để ra.Trong ấy không có gì sanh gì lão gì tử gì tận gì khởI cả. Chỉ có tịch diệt thanh tịnh dứt hẳn các loài sanh tử đáng dùng để quy y. Các ông phảI biết như vậy.

 Nầy các Trưởng Giả! Tất cả các pháp đều chẳng thiệt,do phân biệt mà sanh khởI,y cứ theo các duyên,nó yếu kém không năng lực theo các duyên mà chuyển đổi. Nếu có các duyên thì giả lập các pháp.Nếu không các duyên thì không pháp giả.

 Nầy các Trưởng Giả! Tất cả các pháp chỉ là giả lập,trong ấy đều không có gì sanh gì laõ gì tử gì tận gì khởI. Chỉ có tịch diệt thanh tịnh dứt hẳn các loài sanh tử, đáng dùng để quy y.

 Nầy các Trưởng Giả! Nếu có phân biệt chẳng thiệt thì có tác ý giả lập bất chánh.Nếu không phân biệt chẳng thiệt thì không tác ý giả lập bất chánh.Nếu có tác ý bất chánh thì có vô minh giả lập.Nếu không tác ý bất chánh thì không vô minh giả lập.Nếu có vô minh thì có hành giả lập.Nếu không vô minh thì không các hành giả lập: Nếu có các hành thì có thức giả lập.Nếu không các hành thì không thức giả lập.Nếu có thức giả lập thì có danh sắc giả lập.Nếu không thức thì không danh sắc giả lập.Nếu có danh sắc thì có sáu nhập giả lập.Nếu không danh sắc thì không sáu nhập giả lập.Nếu có sáu nhập thì có xúc giả lập.Nếu không sáu nhập thì không xúc giả lập.Nếu có xúc thì có thọ giả lập.Nếu không xúc thì không thọ giả lập.Nếu có thọ thì có ái giả lập.nếu không thọ thì không ái giả lập.Nếu có ái thì có thủ giả lập.Nếu không ái thì không thủ giả lập.Nếu có thủ thì có hữu giả lập.Nếu không thủ thì không hưũ giả lập. Nếu có hữu thì có sanh giả lập.Nếu không hữu thì không sanh giả lập.Nếu có sanh thì có laõ tử giả lập. Nếu không sanh thì không laõ tử giả lập.

 Nầy các Trưởng Giả! Thế nào là laõ? Đó là tình thức tối suy, đấu bạc tóc rụng,da dùn mặt nhăn, thọ mạng tổn giảm,các căn suy kém, hàng động bất tiện, đó gọi là già.

 Thế nào là tử? Đó là diệt mất đổi dời các uẩn tan rã hư hoại bỏ chúng đồng phận, đó gọi là chết.

 Laõ ấy tử ấy là hiệp lại gọi là laõ tử.

 Nầy các Trưởng Giả! Nếusanh mà có thìcó giả lão tử.Nếu sanh mà không thì không giả lão tử.

 Thế nào là sanh? Đó là sanh ấy đồng sanh khởi các uẩn xuất hiện và có các căn xứ hội hiệp chúng đồng phận, đó gọi là sanh.

 Nầy các trưởng Giả! nếu hữu mà có thì có giả sanh.Nếu hữu mà không thì không giả sanh.

 Thế nào là hữu? Đó là dục hữu sắc hữu và vô sắc hữu, phước nghiệp phi phước nghiệp và bất đồng nghiệp, đó gọi là hữu.

 Nấy các Trưởng Giả! Nếu thủ mà có thì có giả hữu.Nếu thủ mà không thì không giả hữu.

 Thế nào là thủ? Đó là dục thủ kiến thủ giới cấm thủ và ngã thủ, đó gọi là thủ.

 Nầy các Trưởng Giả! Nếu ái mà có thì có giả thủ.Nếu ái mà không thì không giả thủ.

 Thế nào là ái? Đó là sắc ái thanh ái hương ái vị ái xúc ái vá pháp ái, đó gọi là ái.

 Nầy các Trưởng Giả! Nếu thọ mà có thì có giả ái.Nếu thọ mà không thì không giả ái.

 Thế nào là thọ? Đó là nhãn xúc sanh ra thọ, nhĩ xúc tỷ xúc thiệt xúc thân xúc ý xúc sanh ra thọ, đó gọi là thọ.

 Nầy các Trưởng Giả! Nếu xúc mà có thì có giả thọ.Nếu xúc mà không thì không giả thọ.

 Thế nào là xúc? Đó là nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc, đó gọi là xúc.

 Nầy các Trưởng Giả! Nếu sáu nhập mà có thì có giả xúc.Nếu sáu nhập mà không thì không giả xúc.

 Thế nào là sáu nhập? Đó là nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập và ý nhập, đó là sáu nhập, cũng gọi là sáu xứ, là sáu căn.

 Nầy các Trưởng Giả! Nếu danh sắc mà có thì có giả sáu nhập. Nếu danh sắc mà không thì không giả sáu nhập.

 Thế nào là danh sắc? Đó là thọ tưởng tư xúc tác ý bốn đại chủng và sắc sở tạo của bốn đại chủng tạo ra, đó là danh sắc.

 Nầy các Trưởng Giả! Nếu thức mà không thì không giả danh sắc.

 Thế nào là thức? Đó là nhãn thức nhĩ thức tỷ thức thiệt thức thân thức và ý thức, đó gọi là thức.

 Nầy các Trường Giả! Nếu hành mà có thì có giả thức.Nếu hành mà không thì không giả thức.

 Thế nào là hành? Đó là sắc tư thanh tư hương tư vị tư xúc tư và pháp tư, đó gọi là hành.

 Nầy các trưởng Giả! Nếu vô minh mà có thì có hiả hành.Nếu vô minh mà không thì không giả hành.

 Thế nào là vô minh? Đó là tiền tế không biết,hậu tế không biết, tiến tế hậu tế không biết,nội không biết,ngoại không biết,nội ngoại không biết,khổ không biết, tập không biết, diệt không biết, đạo không biết, duyên không biết,duyên khởi không biết, với pháp duyên sanh hoặc đen hoặc trắng, có duyên khôngduyên, có quang ảnh không quan ảnh, có tội không tội, đáng thân cận không đáng thân cận, không biết không thấy không nhìn rõ không thấu hiểu, đó gọi là vô minh.

 Nầy các Trưởng Giả! Tác ý bất chánh nếu mà có thì có giả lập vô minh. Nếu tác ý bất chánh mà không thì không giả lập vô minh.

 Thế nào là tác ý bất chánh? Đó là quan niệm rằng ở quá khứ,ta dòng gì chỗ nào loài nào? Đến vị lai, ta dòng gì chỗ nào loài nào. Lại đối với nội sanh thân sanh nhiều nghi hoặc: Thế nào gọi là ta, ta là ai, là có hay là không, là hư hay là thiệt, là dòng gì, là chỗ nào, là loài nào, xưa ta chỗ nào đến ở chỗ nọ? Phát khởi những tác ý bất chánh như vậy.

 Từ trong sáu kiến giải tùy sanh ra một kiến giải nào rồi chấp là có ngã, chấp là không ngã,hoặc y nơi ngã mà cho là ngã, hoặc chẳng y nơi ngã mà cho là ngã.Lại hư vọng phát khởi kiến chấp như vầy: ngã tức thế gian hoặc do duyên phát khởi là thường là hằng chẳng chuyển chẳng biến còn hoài mãi mãi. Đó gọi là tác ý bất chánh.

 Nầy các Trưởng Giả! Nếu có phân biệt chẳng thiệt thì có giả lập tác ý bất chánh. Phân biệt chẳng thiệt nếu không thì không giả lập tác ý bất chánh.

 Thế nào gọi là phân biệt chẳng thiệt? Đó là ngã, hữu tình chúng sanh, thọ mạng giả, trượng phu, sát thủ, sanh giả, ý sanh, nhơn, tác giả, thọ giả, đó gọi là chẳng thiệt.Mà lại có phàm phu không học hiểu hư vọng phát khởi phân biệt là ngã,là nhơn, là hữu tình, là mạng giả, phân biệt là trượng phu, là sát thủ, là sanh giả, là ý sanh, là tác giả,là thọ giả, đó là phân biệt chẳng thiệt.

 Nầy các Trưởng Giả! Nếu phân biệt chẳng thiệt ấy mà có thì có giả lập tác ý bất chánh. Nếu phân biệt chẳng thiệt mà không thì không giả lập tác ý bất chánh.

 Nầy Trưởng Giả! Nếu tác ý bất chánh mà có thì có giả lập vô minh.Nếu tác ý bất chánh mà không thì không giả lập vô minh.

 Nếu vô minh mà có thì có giả lập các hành.Nếu vô minh mà không thì không giả lập các hành.

 Nếu các hành mà có thì có giả lập thức.Nếu các hành mà không thì không giả lập thức.

 Như vậy nhẫn đến nếu sanh mà có thì có giả lập lão tử.Nếu sanh mà không thì không giả lão tử”.

 Đức Phật phán dạy: ” Nầy các Trưởng Giả! Nay các ông phảI biết tất cả các pháp đều do phân biệt chẳng thiệt phát khởI, đều y theo các duyên, nó yếu kém vô lực theo các duyên mà chuyển. Nếu có các duyên thì có giả pháp, nếu không các duyên thì không giả pháp.

 Nầy các Trưởng Giả! Tất cả các pháp chỉ là giả lập, trong ấy đều không có gi sanh gì lão gì tử gì tận và không có gì phát khởI, chỉ có tịch diệt thanh tịnh dứt hẳn các loài sanh tử đáng được quy y.

 Nầy các Trưởng Giả! Ví như ao nước lớn, các loài tôm cá y nơi sức gì để ở?”.

 Các Trưởng Giả thưa: ” Bạch đức Thế Tôn! Các tôm cá ấy y nơi sức nước để ở”.

 Đức Phật phán: “Đúng như vậy.Nầy các Trưởng Giả! Nước ấy có nghĩ rằng tôi có sức lực chăng?”.

 Các Trưởng Giả thua: ” Bạch đức Thế Tôn! Nước ấy vô lực vô năng, nào có suy nghĩ gì”.

 Đức Phật phán: “Đúng như vậy.Nầy các Trưởng Giả! Các pháp do phân biệt chẳng thiệt phát khởI cũng như vậy,chỉ là giả đặt bày, nó không lực không năng theo các duyên mà chuyển.Có các duyên thì có giả pháp. Hông các duyên thì không giả pháp.

 Nầy các Trưởng Giả! Các pháp chỉ là giả lập.Trong ấy đều không có gì sanh gì lão gì tử gì tận gì khởi. Chỉ có tịch diệt thanh tịnh dứt hẳn các loài sanh tử đáng được quy y.Vì thế nên các ông phảI chánh quan sát các duyên như vậy chẳng phảI là chỗ an ổ khó bảo trì được, rồI rất sợ sệt đào tẩu lánh xa nó.

 Các ông lạI phảI quan sát đó là pháp gì, do sợ pháp gì mà chạy đến đây? Lúc các ông chánh quán như vậy thì không pháp để được, không sợ không bỏ.TạI sao? Tất cả các pháp đều là bất khả đắc, vì tất cả thứ cầu mong đều bất khả đắc; tất cả pháp không ngã vì rờI lìa trần cấu; các pháp không chúng sanh vì xa rờI ngã; các pháp không thọ mạng vì ra khỏI sanh già bịnh sầu lo khổ não bức bách; các pháp không sát thủ thú vì ba đờI dứt đoạn; các pháp không danh tự vì tất cả ngôn âm không thể nói, các pháp vô trước vì không sở duyên; các pháp tịch tịnh vì là tướng tịch diệt; các pháp phổ biến vì là tánh hư không; các pháp tánh không vì không địnhthuộc; các pháp vô động vì không sở y; các pháp y cứ nơi thiệt tế an trụ nơi thiện trụ vì tương ưng vớI vô động; các pháp chẳng thể khai xiển vì rờI lià tướng sóng tràn; các pháp chẳng thể hiển thị vì không tướng không hình không có quang ảnh rờI lìa các hành; các pháp chẳng phảI sở hữu của ngã vì rờI ngã sở, các pháp chẳng thể phân biệt vì rờI tâm ý thức; các pháp không ái tàng vì siêu quá nhãn thức nhẫn đến nhĩ tỷ thiệt thân và ý thức; các pháp chẳng thể cất dờI vì rờI sanh trụ hoạI; các pháp không tác dụng vì rờI tâm ý thức; các pháp thuộc nơi duyên vì tánh yếu kém.

 Nầy các Trưởng giả! Ta nói về nhãn ấy, là pháp, do bốn đạI chủng tạo ra, nó là pháp vô thường vô trụ vô hằng chẳng bền chắc yếu kém mau hư khó, bảo tín được,là chỗ hợp của các sự khổ não nhiều bịnh nhiều tai hại.Nhãn ấy đã như vậy, các ông chớ nên y chỉ nó.VớI nhĩ tỷ thiệt thân và ý cũng như vậy, các ông chớ nên y chỉ nó. Các ông phảI quán sát như vậy.

 LạI nầy các Trưởng Giả! Nhãn như đống bọt nước chẳng rờ nắm được; nhãn như bóng nước nổI chẳng dừng lâu; nhãn như dương diệm do nghiệp cảm ái sanh; nhãn như cây chuốI tánh chất chẳng bền; nhãn như ảo thuật từ điên đảo phát khởI; nhãn như cảnh mộng chỉ hư vọng thấy; nhãn như vang hệ thuộc các duyên; nhãn như bóng sáng do ánh sáng nghiệp ảnh hiện; nhãn như mây nổI tụ họp tán loạn; nhãn như chớp nháng sát na bèn dứt; nhãn không có chủ như đất; nhãn không có ngã như nước; nhãn chẳng phảI hữu tình như lửa, nhãn chẳng phảI thọ mạng như gió; nhãn chẳng phảI sát thủ thú như hư không; nhãn chẳng thiệt y cứ nơi các đạI chủng; nhãn là rỗng không rờI ngã và ngã sở; nhãn là vô tri như cỏ cây đâ&t đá; nhãn không tác giả do gió cơ quan chuyển vận; nhãn ấy hư giả là đống mục nhơ; nhãn ấy dốI trá là pháp tan rã bể hư dứt mất; nhãn như gò giếng thường bị sự già suy bức ngặt; nhãn không ở yên trọn về nơi mòn dứt.

 Nầy các Trưởng Giả! Nhãn có nhiều lỗI, các ông phảI quan sát như vậy, nhẫn đến ý và tất cả các pháp cũng phảI quan sát như vậy.

 LạI nầy các Trưởng Giả! Tất cả các pháp chỉ có vộng dục.Kẻ ngu vì chẳng biết là vọng dục nên họ lầm gọI là nhãn,lầm gọI là nhĩ, nhẫn đến lầm gọI là ý.

 Nầy các Trưởng Giả! Chỉ có vọng dục thôi, mà kẻ ngu vì chẳng biết là vọng dục, nên họ lầm gọI là sắc, là thanh, là hương vị xúc pháp.

 Nầy các rưởng Giả! Chỉ có vọng dục thôi, mà kẻ ngu vì chẳng biết là vọng dục, nên họ lầm gọI là sắc uẩn, là thọ uẩn, là tưởng hành thức uẩn.

 Nầy các Trưởng Giả! Chỉ có vọng dục thôi,mà kẻ ngu vì chẳng biết là vọng dục, nên họ lầm gọI là địa đạI chủng,là thuỷ hỏa phong không thức đạI chủng.

 Nầy các Trưởng Giả! Chỉ có vọng dục thôi, mà kẻ ngu vì chẳng biết là vọng dục, nên họ lầm gọI là hữu vi,là vô vi.Nhẫn đến cả các pjhap cũng như vậy.

 Nầy các Trưởng Giả! Nay các ông phảI bỏ vọng dục mà hướng đến vô dục. VớI vợ con nhà cửa của cảI,các ông phảI biết rõ là hư vọng chẳng nên chấp trước.Và chẳng chấp trước nên dùng lòng tịnh tín rờI bỏ gia pháp đến nơi phi gia thì sẽ được vô dục.

 Nầy các Trưởng Giả! Những gì gọI là xuất gia vô dục? Đó là an trụ nơi giớI biệt giảI thoát nhiếp trì đầy đủ oai nghi đi đứng, rất sợ phạm tộI nhỏ, thọ học luật nghi thành tựu giớI uẩn.

 Nầy các Trưởng Giả! Nếu các ông phụng trì giớI được rồI thì đốI vớI sáu căn sáu cảnh năm uẩn và sáu đạI chủng biết rõ là hư giả đều chẳng chấp trước.Vì chẳng chấp trước nên gọI là pháp xuầt gia vô dục.

 Nầy các Trưởng Giả! Nếu chẳng chấo trước nơi nhãn nhẫn đến thức đạI chủng thì chẳng bảo hộ.Chẳng bảo hộ những gì? Đó là nhãn chẳng bảo hộ nhẫn đền thức đạI chủng chẳng bảo hộ.Vì chẳng bảo hộ nên không phiền não.Nếu không phiền não thì gọI là nhẹ nhàng.

 Gì là nhẹ nhàng? Đó là không sở kiến. Nếu không sở kiến thì chẳng y cứ nơi vật mà phát khởi lòng sân hại. Do không sân hạI thì không tự hại,chẳng nghĩ hại người, chẳng nghĩ hại cả mình và người.Vì không hại nên bèn chứng nhập nơi vô dư đại Niết Bàn.

 Nầy các Trưởng Giả! Các ông phải biết ai chứng nhập nơi Niết Bàn?

 Nầy các Trưởng Giả! Nhãn chẳng nhập Niết Bàn.Nhĩ tỷ thiệt thân và ý chẳng nhập Niết Bàn.Nhưng nhơn nơi nhãn nhơn nơi nhĩ tỷ thiệt thân và ý phát khởi vọng chấp: hoặc chấp là ngã, hoặc chấp là ngã sở.Nếu xa rời hẳn tức là Niết Bàn.

 Xa rời những gì mà là Niết Bàn?

 Nếu xa rời tham tức là Niết Bàn. Nếu xa rờI sân tức là Niết Bàn.Nếu xa rờI si tức là Niết Bàn. Nếu rờI xa vô trí tức là Niết Bàn.

 LạI nầy các Trưởng Giả! Quá khứ vô trí chẳng thể xa rờI được, vị lai vô trí chẳng thể xa rờI được, hiện tạI vô trí chẳng thể xa rờI được.Nhưng cần phảI nhơn nơi xa rờI vô trí mà chánh trí phát khởi.

 Nầy các Trưởng Giả! Những gì là trí? Đó là tận trí. Những gì là tận trí? Quá khứ chẳng phảI tận trí, vị lai chẳng phảI tận trí, hiện tạI chẳng phảI tận trí, nhưng nhơn nơi xa rờI vô trí mà tận trí ấy pháp sanh.Trí ấy chẳng xa rờI trí.Nhơn vì xa rờI nhãn vô trí mà trí ấy phát sanh.

 LạI nầy các Trưởng Giả! Nhãn chẳng phảI là ngã sở.Nếu đã chẳng phảI ngã sở, thì chẳng nắm lấy.Nếu chẳng nắm lấy tức là tốI thượng.Nếu là tốI thượng tức là giảI thoát.Chỗ nào giảI thoát? Ở chỗ ngã chấp mà được giảI thoát, ở chỗ chúng sanh chấp, ở chỗ thọ mạng chấp, ở chỗ sát thủ chấp, ở chổ đoạn thường chấp, ở chỗ tất cả chấp, nhẫn đến ở chỗ phân biệt chấp mà được giảI thoát.

 Hành giả nếu có thể ở nơi chấp mà được giải thoát thì chẳng phân biệt.Nếu chẳng phân biệt thì chẳng phải phân biệt chẳng phải chẳng phân biệt.

 Những gì là chẳng phân biệt?

 Đó là chẳng phân biệt ngã và ngã sở.

 Lúc bấy giờ hành giả ở nơi tất cả pháp đều ly tán mmà chẳng chứa để, bỏ mà chẳng lấy.Vì xả nên tịch diệt giải thóat trừ khiển tối thắng giải thoát rời các hệ phược.

 Ở những chỗ nào gọi là trừ khiển?

 Ở chỗ tất cả khổ mà được trừ khiển.

 Các ông nếu cầu xuất ly thì chớ ở nơi một pháp nào mà sanh lòng nắm lấy cả.Tại sao? Vì nếu có nắm lấy thì có bố úy,nếu không nắm lấy thì không bố úy.

 Lại nầy các Trưởng Giả! Nhãn chẳng phải tịch diệt, nhĩ tỷ thiệt thân và ý chẳng phải tịch diệt,sắc thanh v.v…chẳng phải tịch diệt, nhẫn đến thức đại chủng chẳng phải tịch diệt.Nhưng nhơn nơi nhãn v.v…phát khởi chấp trước; hoặc chấp làm ngã,hoặc chấp làm ngã sở. Nếu xa rời chấp ấy tức là tịch diệt.

 Xa rời những gì mà được tịch diệt?

 Đó là xa rời tham mà được tịch diệt,xa rời sân mà được tịch diệt, xa rời si mà được tịch diệt, xa rời si xa rời vô trí mà được tịch diệt.

 Lại nầy các Trưởng Giả! Quá khứ vô trí chẳng thể xa rời được, vị lai vô trí chẳng thể xa rời được, hiện tại vô trí chẳng thể xa rời được.Nhưng xa rời vô trí mà được trí phát sanh.

 Nầy các Trưởng Giả! Gì là trí? Đó là tận trí.Gì là tận trí? Quá khứ chẳng phải tận trí, vị lai chẳng phải tận trí, hiện tại chẳng phải tận trí.Nhưng, nầy các Trưởng Giả! Do vì rời vô trí ấy mà được phát sanh.Trí ấy chẳng rời xa trí.Nhơn vì xa rời nhãn vô trí chẳng rời xa trí.Nhơn vì xa rời nhãn vô trí nhẫn đến thức đại vô trí ấy được phát sanh.Nhãn v.v… nhẫn đến thức đại ấy chẳng phải là ngã sở.Nếu chẳng phải ngã sở thì chẳng phải nắm lấy.Nếu chẳng phải nắm lấy tức là tối thượng.Nếu là tối thượng tức là giaỉ thoát.Chỗ nào giải thoát? Ở chỗ ngã chấp mà được giải thoát. Ở chỗ hữu tình chấp, ở chỗ thọ mạng chấp v.v… nhẫn đến ở chỗ tất cả phân biệt chấp mà được giải thoát.

 Hành giả nếu có thể ở nơi chấp được giải thoát thì chẳng phân biệt.Nếu chẳng phân biệt thì chẳng phải phân biệt chẳng phải chẳng phân biệt.

 Những gì là chẳng phân biệt? Đó là chẳng phân biệt ngã và ngã sở.

 Lúc bấy giờ hành giả ly tán chẳng chứa để bỏ mà chẳng lấy.Vì bỏ nên tịch diệt giải thoát trừ khiển tối thắng giải thoát rời các hệ phược.

 Ở chỗ nào trừ khiển? Ở chỗ tất cả khỏ mà được trừ khiển.

 Các ông nếu cầu xuất ly chờ ở nơi một pháp nào mà sanh lòng nắm lấy cả.Tại sao? Vì nếu có nắm lấy thì có bố úy,nếu không thủ trước thì không nắm lấy ».

 Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy nên nói kệ rằng:

 « Nắm lấy sanh bố úy

 Do đây vào ác đạo

 Thấy có bố úy nầy

 Trí giả chẳng nên lấy

 Các ông tu thánh đạo

 Cần phải khéo quan sát

 Thấy như vậy thì được

 Khác đây thì chẳng được

 Tất cả chỗ đều không

 Hư động chẳng chơn thiệt

 Tham dốI gạt thế gian

 Nơi ấy chớ sanh loạn

 Ta đã biết pháp không

 Rõ các pháp chẳng bền

 Lăng yên được an lành

 Chứng diệu lạc vô động

 Nếu biết rõ các pháp

 Đều rỗng không như vậy

 Thì giảI thoát các khổ

 Và dứt hết tranh luận

 Muốn ái thọ tất cả

 Thì sanh các tai hoạnh

 Vì ái thọ chấp thủ

 Chấp thủ sanh các hữu

 Do hữu mà có sanh

 Vì sanh xa tịch diệt

 Có đủ lão bịnh tử

 Các khổ lớn như vậy

 Không dục nên không thủ

 Không thủ nên không hữu

 Không hữu nên không sanh

 Lão bịnh tử cũng không

 Tu tập đồ sanh sống

 Đều vứt bỏ tất cả

 Và bỏ vợ con yêu

 Giữ oai nghi Tỳ Kheo

 Chớ tham thân và của

 Lành thay nhớ tri túc

 Chớ như Chiên Đà La

 Tham sân tâm hạ tiện

 Chớ cậy mình trì giới

 Khinh hủy ngườI phạm giới

 Ỷ giới lấn người khác

 Đây là thiệt phá giới

 Ví như nai bị bắt

 Hoặc trói hoặc bị giết

 Người mắc lưới kiêu mạn

 Bị trói giết cũng vậy

 Mạn làm hư tâm lành

 Lại tổn tự tha thiện

 Nên chớ khinh phá giới

 Huống người gìn phạm hạnh

 Phải học bực đại tiên

 Thường ở chỗ không nhàn

 Chớ tiếc luyến thân mạng

 Hướng tịch tịnh giả thoát

 Phải xa rời luận bổn

 Của Thuận Thế, Ni Kiền

 Nên mến pháp thậm thâm

 Tương ưng với chơn không

 Mười hai xứ trong ngoài

 Tôi nói tâm làm gốc

 Kia lạI do nghiệp sanh

 Nghiệp do tư tưởng có

 Nhãn sắc đều làm duyên

 Mà sanh khởi nơi thức

 Thiếu duyên thì chẳng sanh

 Ví như lửa do củI

 Các pháp sanh như vậy

 Hoà hiệp sanh lẫn nhau

 Không tác giả thọ giả

 Hiện tác dụng như huyễn

 Tất cả pháp trong ngoài

 Ta đã biết là không

 Kẻ ngu điên đảo chấp

 Cho là ngã ngã sở

 Trong nhãn không hữu tình

 Các xứ ngoài cũng không

 Chẳng ngã chẳng thọ mạng

 Các pháp đều như vậy

 Nhãn chẳng nghĩ giảI thoát

 Nhĩ tỷ thiệt cũng vậy

 Thân ý không tác giả

 Quán các pháp cũng vậy

 Ví như trong biển lớn

 Sóng dậy thành đống bọt

 NgườI sáng suốt thấy rõ

 Biết đống bọt chẳng bền

 Thể chất của năm uẩn

 NgườI trí biết chẳng bền

 Nên giảI thoát sanh tử

 Sầu ưu tai hoạnh khổ

 Xuất gia trong Phật pháp

 Biết các pháp như huyễn

 Chẳng hư thọ tín thí

 Thì gọI cúng dường Phật”.

 Năm trăm Trưởng Giả nghe pháp ấy xong,liền xa trần cấu, ở trong các pháp được pháp nhãn thanh tịnh; như y phục sạch sẽ không màu để vào màu nhuộm thì màu ăn màu, các Trưởng Giả ấy mau được pháp nhãn thanh tịnh cũng vậy.

 Đức Thế Tôn lạI bảo các Trưởng Giả: ” Nầy các Trưởng Giả! Ta nói nhãn ấy,tánh nó là khổ mà lạI cháy phừng.Những gì cháy phừng? Đó là lửa tham lửa sân lửa si cháy phừng,lửa sanh già bịnh chết sầu lo khổ sở cháy phừng.

 Nầy các Trưởng Giả! Như nhãn,vớI nhĩ tỷ thiệt thân và ý, ta nói cũng vậy.

 Nầy các Trưởng Giả! Ta nói sắc ấy,tánh nó là khổ mà lại cháy phừng.Những gì cháy phừng? Đó là lửa tham lửa sân lửa si cháy phừng,lửa sanh già bịnh chết rầu lo khổ sở cháy phừng.Thanh hương vị xúc pháp cũng vậy.Sắc uẩn đến thức uẩn cũng vậy. Địa đạI chủng đến thức đạI chủng, ta nói tánh nó là khổ mà lạI cháy phừng.Những gì cháy phừng? Đó là lửa tham lửa sân lửa si cháy phừng,lửa sanh già bịnh chết rầu lo khổ sở cháy phừng.

 Vì thế nên, nấy các Trưởng Giả! Nay ta chẳng chấp nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, các ông cũng phải học theo như vậy.Nay ta chẳng chấp sắc thanh hương vị xúc pháp, các ông cũng phải học theo như vậy.Nay ta chẳng chấp sắc uẩn thọ tưởng hành thức uẩn,các ông cũng phải học theo như vậy.Nay ta chẳng chấp địa đại thủy hoả phong không thức đại, đời nầy đời sau, các ông cũng phải học theo như vậy.

 Nầy các Trưởng Giả! Ở nơi nhãn tỷ thiệt thân ý,nếu các ông chẳng chấp trước thì chẳng y cứ nhãn mà an trụ,chẳng y cứ nhĩ tỷ thiệt thân ý mà an trụ.Lúc các ông chẳng y cứ nơi sắc thanh hương vị xúc pháp thì các ông chẳng y cứ nơi tất cả pháp mà an trụ. Lúc các ông chẳng y cứ nơi sắc uẩn nhẫn đến thức uẩn,thì các ông chẳng an trụ nơi sắc uẩn nhẫn đến thức uẩn.Lúc các ông chẳng y cứ nơi địa đại chủng nhẫn đến thức đại chủng thì các ông chẳng an trụ nơi địa đại chủng nhẫn đến thức đại chủng.Các ông chẳng y cứ nơi đời này đời sau và tất cả thế gian để an trụ, lúc các ông chẳng lấy tất cả pháp như vậy thì các ông chẳng y cứ tất cả pháp để an trụ. Nếu các ông có thể chẳng y cứ tất cả pháp để an trụ, thì gọi là chẳng phải sẽ có chẳng phải chẳng sẽ có.Các ông nếu rõ biết chẳng phải sẽ có chẳng phải chẳng sẽ có ấy,ta gọi các ông giải thoát những khổ sanh lão bịnh tử”.

 Đức Thế Tôn muốn tuyên nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

 “Sanh tử cháy phừng mạnh

 Đốt cháy các thế gian

 Bị khổ không cứu được

 Hư mất nơi tháh đạo

 Chư Như Lai chiếu thế

 Lâu mớI hiện một lần

 Không sát na xa rờI

 PhảI khởI tinh tiến chắc

 Tu tập các chánh hạnh

 Huệ quán phải xét biết

 Như huệ quán sẹ được

 Khác đây thì chẳng được

 Nếu tu tập nơi đây

 Phải biết tất cả không

 Thấu rõ pháp không rồi

 Tâm không, Bồ đề không

 Tham sân cùng vớI si

 Ba thứ lửa độc ấy

 Đốt người ngu thế gian

 Ngủ mãi chẳng hay biết

 Sanh lão bịnh và tử

 Sầu ưu các tai khổ

 Biết thế gian khổ rồi

 Chớ an trụ các pháp”.

 Năm trăm Trưởng Giả thưa: ” Bạch đức Thế Tôn! Nay chúng tôi muốn ở chỗ đức Phật xuất gia thọ giớI cụ túc tu hạnh thanh tịnh chẳng biết có được đức Thế Tôn thương xót hứa cho chăng?”.

 Đức Phật phán: ” Lành thay! Tỳ Kheo lạI đây”.

 Liền được gọI là xuất gia đủ các giớI rồI thành pháp Tỳ Kheo.

 Đức Thế Tôn muốn tuyên lạI nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

 “Chấp thọ ca sa rồi

 Râu tóc tự nhiên rụng

 Tất cả đều cầm bát

 Liền đó thành La Hán

 Biết được La Hán rồi

 Ở trước chúng Tỳ Kheo

 Và đối hàng chư Thiên

 Thế Tôn tự tuyên nói

 Thuở xưa giúp ích đời

 Rộng làm sự bố thí

 Tùy thọ sanh chốn nào

 Thường được nhiều an vui

 Nay họ được gặp Phật

 LạI có lòng tịnh tín

 Do lòng họ thanh tịnh

 Nên Phật nói diệu pháp

 Nghe pháp được La Hán

 Lià hẳn nơi ngã kiến

 Chứng pháp không hiện tiền

 Giải thoát nơi sanh tử ».

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Bảo Tích tập 1 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 2 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích (trọn bộ 9 tập) – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 7 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 5 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 8 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 6 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 9 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 4 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 3 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Dược Sư – HT Thích Trí Quảng soạn - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 1 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Ngũ Thiên Ngũ Bách Phật Danh Thần Chú Trừ Chướng Diệt Tội - Kinh Tạng
  • Kinh Lão Nữ Nhân (Kinh Bà Lão Nghèo) – Thích Tâm Nhãn dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Vu Lan – HT Thích Trí Quảng soạn - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 4 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Vợ Trưởng Giả Pháp Chí - Kinh Tạng
  • Kinh Tăng Nhất A-Hàm Tập 2 – HT Thích Thanh Từ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Trí Quang dịch - Kinh Tạng